[Năm 2022] Đề thi thử môn Ngữ Văn THPT Quốc gia có lời giải (30 đề)
Đề thi thử Ngữ Văn các trường năm 2021 Đề 31
-
10845 lượt thi
-
6 câu hỏi
-
120 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
I. ĐỌC HIỂU
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
Xã hội và đời sống đã có nhiều thay đổi thì dù ít dù nhiều nếp nhà có biến đổi cũng là lẽ đương nhiên. Những, quan trọng nhất là hồn cốt của gia phong vẫn còn được giữ, có giá trị định hình, nuôi dưỡng nhân cách của mỗi thành viển, đặc biệt là con cái.
Nếp nhà là sự gắn bó giữa các thành viên, là những người trong gia đình phải biết yêu thương nhau, nhường nhịn nhau, nhưng đùm bọc không có nghĩa là chấp nhận những việc làm sai trái của những người trong gia đình mình. Bảo bọc nhau bằng cách là bảo ban giữ những điều tốt đẹp và để ứng xử với người trong gia đình, với người ngoài xã hội. Nếp nhà mà giữ không lối thì đừng nói chuyện giữ cho xã hội tốt đẹp được. Điều đáng nói, giữ nếp nhà là giữ những điều tốt đẹp, chứ không phải tự vun vén cho riêng gia đình mình.
….
Cho nên, gia đình là cái mốc đầu tiên, gia đình rồi mới tới làng xã, với lời với trường rộng lớn hơn là xã hội. Xã hội có tốt đẹp hay không thì phải xuất phát từ cái gốc quan trọng nhất là gia đình. Văn hóa gia đình mà không lo giữ thì xã hội cũng sẽ loạn.
(Dẫn theo Tuổi trẻ oline ngày 25/02/2018)
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích
Câu 1
Phương pháp: Vận dụng những phương thức biểu đạt đã học: Tự sự, nghị luận, biểu cảm, miêu tả, thuyết minh, hành chính công vụ.
Cách giải:
Phương thức biểu đạt: Nghị luận
Câu 2:
- ĐỌC HIỂU
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
Xã hội và đời sống đã có nhiều thay đổi thì dù ít dù nhiều nếp nhà có biến đổi cũng là lẽ đương nhiên. Những, quan trọng nhất là hồn cốt của gia phong vẫn còn được giữ, có giá trị định hình, nuôi dưỡng nhân cách của mỗi thành viển, đặc biệt là con cái.
Nếp nhà là sự gắn bó giữa các thành viên, là những người trong gia đình phải biết yêu thương nhau, nhường nhịn nhau, nhưng đùm bọc không có nghĩa là chấp nhận những việc làm sai trái của những người trong gia đình mình. Bảo bọc nhau bằng cách là bảo ban giữ những điều tốt đẹp và để ứng xử với người trong gia đình, với người ngoài xã hội. Nếp nhà mà giữ không lối thì đừng nói chuyện giữ cho xã hội tốt đẹp được. Điều đáng nói, giữ nếp nhà là giữ những điều tốt đẹp, chứ không phải tự vun vén cho riêng gia đình mình.
….
Cho nên, gia đình là cái mốc đầu tiên, gia đình rồi mới tới làng xã, với lời với trường rộng lớn hơn là xã hội. Xã hội có tốt đẹp hay không thì phải xuất phát từ cái gốc quan trọng nhất là gia đình. Văn hóa gia đình mà không lo giữ thì xã hội cũng sẽ loạn.
(Dẫn theo Tuổi trẻ oline ngày 25/02/2018)
Câu 2: (TH) Theo tác giả, nếp nhà là gì?
Câu 2
Phương pháp: Đọc, tìm ý.
Cách giải:
Theo tác giả, “nếp nhà” là sự gắn bó giữa các thành viên, là những người trong gia đình phải biết yêu thương nhau, nhường nhịn nhau, nhưng đùm bọc không có nghĩa là chấp nhận những việc làm sai trái của những người trong gia đình mình. Bảo bọc nhau bằng cách là bảo ban giữ những điều tốt đẹp và để ứng xử với người trong gia đình, với người ngoài xã hội.
Câu 3:
- ĐỌC HIỂU
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
Xã hội và đời sống đã có nhiều thay đổi thì dù ít dù nhiều nếp nhà có biến đổi cũng là lẽ đương nhiên. Những, quan trọng nhất là hồn cốt của gia phong vẫn còn được giữ, có giá trị định hình, nuôi dưỡng nhân cách của mỗi thành viển, đặc biệt là con cái.
Nếp nhà là sự gắn bó giữa các thành viên, là những người trong gia đình phải biết yêu thương nhau, nhường nhịn nhau, nhưng đùm bọc không có nghĩa là chấp nhận những việc làm sai trái của những người trong gia đình mình. Bảo bọc nhau bằng cách là bảo ban giữ những điều tốt đẹp và để ứng xử với người trong gia đình, với người ngoài xã hội. Nếp nhà mà giữ không lối thì đừng nói chuyện giữ cho xã hội tốt đẹp được. Điều đáng nói, giữ nếp nhà là giữ những điều tốt đẹp, chứ không phải tự vun vén cho riêng gia đình mình.
….
Cho nên, gia đình là cái mốc đầu tiên, gia đình rồi mới tới làng xã, với lời với trường rộng lớn hơn là xã hội. Xã hội có tốt đẹp hay không thì phải xuất phát từ cái gốc quan trọng nhất là gia đình. Văn hóa gia đình mà không lo giữ thì xã hội cũng sẽ loạn.
(Dẫn theo Tuổi trẻ oline ngày 25/02/2018)
ccc phải tự vun vén cho riêng gia đình mình như thế nào?
Câu 3
Phương pháp: Phân tích, lý giải, tổng hợp.
Cách giải:
“Giữ nếp nhà là giữ những điều tốt đẹp, chứ không phải tự vun vén cho riêng gia đình mình”. Có thể hiểu ý kiến như sau:
- Nếp nhà không chỉ là sự yêu thương, nhường nhịn, bảo ban những điều tốt đẹp của những người trong gia đình mà còn là cách ứng xử với xã hội.
- Nếp nhà hình thành nhân cách của con người, giữ được nếp nhà là giữ được nhân cách của con người. Từ nhân cách tốt đẹp ấy con người có thể đem ra ứng xử trong cuộc sống góp phần tạo nên văn minh cho xã hội.
- Vun vén riêng chỉ hành động mang tính ích kỉ chỉ biết thu nhặt những điều tốt đẹp nhất cho gia đình mình mà không chú tâm đến lợi ích của cộng đồng xã hội.
-> Giữ nếp nhà là giữ những điều tốt đẹp, chứ không phải hành động mang tính ích kỉ chỉ biết thu nhặt những điều tốt đẹp nhất cho gia đình mình mà không chú tâm đến lợi ích của cộng đồng xã hội.
Câu 4:
- ĐỌC HIỂU
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
Xã hội và đời sống đã có nhiều thay đổi thì dù ít dù nhiều nếp nhà có biến đổi cũng là lẽ đương nhiên. Những, quan trọng nhất là hồn cốt của gia phong vẫn còn được giữ, có giá trị định hình, nuôi dưỡng nhân cách của mỗi thành viển, đặc biệt là con cái.
Nếp nhà là sự gắn bó giữa các thành viên, là những người trong gia đình phải biết yêu thương nhau, nhường nhịn nhau, nhưng đùm bọc không có nghĩa là chấp nhận những việc làm sai trái của những người trong gia đình mình. Bảo bọc nhau bằng cách là bảo ban giữ những điều tốt đẹp và để ứng xử với người trong gia đình, với người ngoài xã hội. Nếp nhà mà giữ không lối thì đừng nói chuyện giữ cho xã hội tốt đẹp được. Điều đáng nói, giữ nếp nhà là giữ những điều tốt đẹp, chứ không phải tự vun vén cho riêng gia đình mình.
….
Cho nên, gia đình là cái mốc đầu tiên, gia đình rồi mới tới làng xã, với lời với trường rộng lớn hơn là xã hội. Xã hội có tốt đẹp hay không thì phải xuất phát từ cái gốc quan trọng nhất là gia đình. Văn hóa gia đình mà không lo giữ thì xã hội cũng sẽ loạn.
(Dẫn theo Tuổi trẻ oline ngày 25/02/2018)
Câu 4: (VD) Anh/Chị có đồng tình với quan điểm: Xã hội có tốt đẹp hay không thì phải xuất phát từ cái gốc quan trọng nhất là gia đình không? Vì sao?
Câu 4
Phương pháp: Phân tích, lý giải, tổng hợp.
Cách giải:
Học sinh có thể đưa ra ý kiến riêng, quan điểm riêng và lý giải.
Gợi ý:
- Đồng tình.
- Lý giải: Gia đình là tế bào của xã hội, giữ được văn hóa ứng xử trong gia đình thì xã hội mới trở nên tốt đẹp.
Câu 5:
LÀM VĂN
Câu 1:
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về cách gìn giữ văn hóa gia đình trong xã hội hiện đại.
Câu 1
Phương pháp:
- Tìm hiểu đề, xác định rõ vấn đề cần nghị luận: Cách gìn giữ văn hóa gia đình trong xã hội hiện đại - Phân tích, lí giải, tổng hợp.
Cách giải:
* Yêu cầu:
- Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn.
- Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
- Giới thiệu vấn đề
- Giải thích
- Văn hóa gia đình: Được hiểu là tất cả những yếu tố vật chất tinh thần đặc trưng cho một gia đình, được gia đình đó chấp nhận, sử dụng và gìn giữ nó theo thời gian. Nó có thể là nếp sống, nếp sinh hoạt, cách cư xử, nói năng,…
- Giữ gìn văn hóa của gia đình là một vấn đề đáng được quan tâm hiện nay.
- Bàn luận
- Thực trạng vấn đề giữ gìn văn hóa gia đình hiện nay:
+ Phần lớn các gia đình Việt vẫn giữ được truyền thống, văn hóa gia đình trong cách cư xử giữa người trong gia đình với nhau và với người ngoài gia đình.
+ Ở một số gia đình do chịu tác động từ sự phát triển mạnh của kinh tế thị trường, công nghệ thông tin, cuộc sống bận rộn mà văn hóa gia đình đang đứng trên bờ vực bị bỏ quên khi con cái với cha mẹ có khoảng cách rất lớn, lời ăn tiếng nói, cách nghĩ, cách sống thiên về đời sống thực dụng nhiều hơn.
- Ý nghĩa của việc giữ gìn văn hóa gia đình:
+ Tạo cho con người một nhân cách tốt đẹp, cách nghĩ, cách sống phù hợp, đúng đắn.
+ Tạo cho con người nề nếp góp phần vào một xã hội văn minh.
- Cách giữ gìn văn hóa gia đình:
+ Ngay từ nhỏ đã dạy trẻ những lời ăn tiếng nói, cách cư xử với người lớn tuổi không chỉ trong gia đình mà còn đối với những người ngoài gia đình.
+ Bản thân mỗi cha mẹ cần phải sống thật gương mẫu để con cái lấy đó àm tấm gương noi theo.
+ Thường xuyên quan tâm, rút gần lại khoảng cách giữa các thế hệ trong gia đình.
+ Chỉ ra những lỗi sai, không bao biện, che dấu những sai lầm.
- Mở rộng vấn đề và liên hệ bản thân.
- Tất cả các thành viên phải cùng nhau giữ gìn văn hóa nhưng không theo cách bắt ép, bạo lực.
- Giữ gìn văn hóa gia đình mình nhưng không được ngừng quá trình học hỏi tiếp thu, hội nhập với những nền văn hóa tiếng bộ khác.
Câu 6:
Câu 2:
Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp của hình tượng Sông Đà qua đoạn trích sau:
Tôi có bay tạt ngang qua Sông Đà mấy lần, và thấy đó cũng là thêm cho mình một góc độ nhìn một cách nhìn về con sông Tây Bắc hung bạo và trữ tình. Từ trên tàu bay mà nhìn xuống Sông Đà, không ai trong tàu bay nghĩ rằng cái dây thừng ngoằn ngoèo dưới chân mình kia lại chính là cái con sông hàng năm và đời đời kiếp kiếp làm mình làm mẩy với con người Tây Bắc và phản ứng giận dỗi vô tội vạ với người lái đò Sông Đà. Cũng không ai nghĩ rằng đó là con sống của câu đồng dao thần thoại Sơn Tinh Thuỷ Tinh "Núi cao sông hãy còn dài - Năm năm báo oán đời đời đánh ghen". Hình như khi mà ta đã quen đọc bản đồ sông núi, thì mỗi lúc ngồi tàu bay trên chiều cao mà nhìn xuống đất nước Tổ quốc bao la, càng thấy quen thuộc với từng nét sông tãi ra trên đại dương đá lở lở bóng mây dưới chân mình. Con Sông Đà tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mù khói núi Mèo đốt nương xuân. Tôi đã nhìn say sưa làn mây mùa xuân bay trên Sông Đà, tôi đã xuyên qua đám mây mùa thu mà nhìn xuống dòng nước Sông Đà. Mùa xuân dòng xanh ngọc bích, chứ nước Sông Đà không xanh màu xanh canh hến của Sông Gâm Sông Lô. Mùa thu nước Sông Đà lừ lừ chín đỏ như da mặt một người bầm đi vì rượu bữa, lừ lừ cái màu đỏ giận dữ ở một người bất mãn bực bội gì mỗi độ thu về. Chưa hề bao giờ tôi thấy công Sông Đà là đen như thực dân Pháp đã đè ngửa con sông ta ra đổ mực Tây vào mà gọi bằng một cái tên Tây láo lếu, rồi cứ thế mà phiết vào bản đồ lai chữ.
(Trích Người lái đò Sông Đà, Nguyễn Tuân, Ngữ văn 12, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2019, tr.190-191)
Câu 2
Phương pháp:
- Xác định rõ vấn đề cần nghị luận: Cảm nhận về vẻ đẹp của hình tượng Sông Đà qua đoạn trích
- Biểu cảm, bình luận, phân tích, tổng hợp.
Cách giải:
- Mở bài
- Giới thiệu một số nét tiêu biểu về tác giả Nguyễn Tuân: Cuộc đời, con người và phong cách nghệ thuật đặc trưng của nhà thơ.
- Nêu khái quát chung về tác phẩm “Người lái đò Sông Đà”: Hoàn cảnh sáng tác, vị trí, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật.
- Khái quát nội dung của đoạn trích của Nguyễn Tuân: Vẻ đẹp trữ tình của sông Đà
- Thân bài:
- Vị trí đoạn trích: Đoạn trích nằm ở phần sau khi về vẻ đẹp thứ hai của con sông Đà (vẻ đẹp trữ tình thơ mộng).
- Phân tích đoạn trích.
*) Góc nhìn từ trên cao (máy bay), Sông Đà mang vẻ đẹp của một mĩ nhân.
- Từ trên cao nhìn xuống, dòng chảy uốn lượn của con sông giống như “cái dây thừng ngoằn ngoèo dưới chân mình”, đặc biệt là giống như mái tóc của người thiếu nữ “con sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mù khói núi Mèo đốt nương xuân”.
- Dòng sông mang vẻ đẹp của một áng tóc trữ tình mềm mại, tha thướt và duyên dáng. Đây không phải là sự phát hiện mới mẻ, sáng tạo bởi lẽ vào khoảng thế kỷ XV nhà thơ Nguyễn Trãi miêu tả núi Dục Thúy đã viết. Cái hay của Nguyễn Tuân là vừa mới đây thôi Sông Đà còn làm mình, làm mẩy còn là thứ kẻ thù số một của con người vậy mà bây giờ chỉ trong chốc lát dòng sông vặn mình hết thác và sóng nước xèo xèo tan trong trí nhớ. Sông Đà lập tức khoác lên mình một dáng vẻ hoàn toàn mới trở thành một áng tóc trữ tình.
- Dòng Sông Đà như mái tóc đang ôm lấy thân hình trẻ trung, gợi cảm đầy sức sống của người thiếu nữ Tây Bắc. Vẻ đẹp của dòng sông hài hòa với núi rừng Tây Bắc, được núi rừng điểm tô thêm cho nhan sắc mĩ miều.
++ Hoa ban mang màu sắc tinh khiết, hoa gạo màu đỏ rực rỡ chói lọi bung nở điểm xuyết trên mái tóc trữ tình người thiếu nữ. Sự điểm xuyết ấy lại diễn ra giữa mùa xuân khi mọi vật sinh sôi, nảy nở cho thấy sức sống mãnh liệt.
++ Khói núi Mèo đốt nương Xuân cuồn cuộn. Tạo nên một tấm voan huyền ảo bao phủ lên cảnh vật ẩn dấu đi khuôn mặt xinh đẹp của dòng sông. Chính vì vậy vẻ đẹp bí ẩn ấy càng trở nên hấp dẫn.
*) Nhìn ngắm sông Đà từ nhiều thời gian khác nhau.
- Tác giả đã phát hiện ra những sắc màu tươi đẹp và đa dạng của dòng sông. Màu nước biến đổi theo mùa, mỗi mùa có vẻ đẹp riêng trong cách so sánh rất cụ thể:
+ Mùa xuân, nước Sông Đà xanh màu “xanh ngọc bích”, tươi sáng, trong trẻo, lấp lánh. Tác giả dừng lại giải thích rõ hơn màu xanh không phải xanh canh hến.
+ Mùa thu, nước Sông Đà lại “lừ lừ chín đỏ như da mặt một người bầm đi vì rượu bữa, lừ lừ cái màu đỏ giận dữ ở một người bất mãn bực bội gì mỗi độ thu về”.
+ Đặc biệt, nhà văn khẳng định chưa bao giờ con sông có màu đen như thực dân Pháp đã “đè ngửa con sông ta ra đổ mực Tây vào”, và gọi bằng cái tên lếu láo Sông Đen.
=> Thể hiện tình yêu, niềm tự hào trước vẻ đẹp của dòng sông của đất nước, quê hương, xứ sở.
- Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân
- Phong cách nghệ thuật được thể hiện qua góc nhìn đa chiều, tài hoa nghệ sĩ: Nguyễn Tuân đã dùng ngòi bút trăm màu để miêu tả hàng loạt những hình ảnh khác nhau vừa có tính trí tuệ vừa có tính tạo hình vượt xa những thủ pháp nhân hóa thông thường. Nếu như ở đoạn đầu Nguyễn Tuân sử dụng góc nhìn của một nghệ sĩ tài hoa diễn tả từng đoạn thác đá, từng cửa ải trận địa dữ dội của một sông Đà hung bạo thì tới đây dưới con mắt khám phá sự vật ở phương diện mĩ thuật, Nguyễn Tuân nhìn dòng sông Đà như một công trình nghệ thuật thiên tạo tuyệt vời. Sông Đà như một “áng tóc trữ tình tuôn dài mà đầu tóc, chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban, hoa gạo”. Nguyễn Tuân nhìn dòng sông Đà và truyền cho độc giả nhìn nó qua làn mây mùa xuân, ánh nắng mùa thu, chăm chú theo dõi những biến đổi sắc màu của nó khi thì “xanh màu ngọc bích”, khi thì “lừ lừ chín đỏ”. Không chỉ vậy, cách Nguyễn Tuân miêu tả sông Đà còn vô cùng phong phú khi ông cảm nhận sông Đà không chỉ dưới góc độ không gian mà còn cảm nhận dòng sông dưới góc độ của thời gian.
- Phong cách nghệ thuật được thể hiện qua vốn hiểu biết uyên bác của nhà văn: Hình ảnh lãng mạn, trữ tình của con sông Đà được Nguyễn Tuân tái hiện bằng cách kết hợp kiến thức hội hoạ và thơ ca.
- Phong cách nghệ thuật được thể hiện qua cách sử dụng ngôn từ độc đáo của tác giả: Nhà văn đã thể hiện tài năng điêu luyện của một người nghệ sĩ ngôn từ. Tác giả giống như một vị tướng tài ba chỉ huy đội quân Việt ngữ rất đông đảo. Ông đã xếp đặt đội quân Việt ngữ vào những vị trí phù hợp để chúng có thể phát huy tối đa khả năng của mình. Đoạn văn sử dụng nhiều hình ảnh so sánh, nhân hóa miêu tả, liên tưởng bất ngờ thú vị. Từ ngữ chọn lọc, độc đáo.
- Kết bài:
- Vẻ đẹp trữ tình của Sông Đà.
- Phong cách nghệ thuật độc đáo, tài hoa và uyên bác của nhà văn Nguyễn Tuân.