[Năm 2022] Đề thi thử môn Ngữ Văn THPT Quốc gia có lời giải (30 đề)
Đề thi thử Ngữ Văn các trường năm 2021 Đề 32
-
10843 lượt thi
-
6 câu hỏi
-
120 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
I. ĐỌC HIỂU
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
HỎI
“Tôi hỏi đất: Đất sống với đất như thế nào?
- Chúng tôi tôn cao nhau
Tôi hỏi nước: Nước sống với nước như thế nào?
- Chúng tôi làm đầy nhau.
Tôi hỏi cỏ. Cỏ sống với cỏ như thế nào?
- Chúng tôi đan vào nhau
Làm nên những chân trời.
Tôi hỏi người:
- Người sống với người như thế nào?
Tôi hỏi người:
- Người sống với người như thế nào?
Tôi hỏi người:
- Người sống với người như thế nào?
(Hữu Thỉnh, Trích Thư mùa đông, NXB Hội Nhà văn, 1994)
Câu 1: (NB) Xác định thể thơ cho bài thơ trên?
Câu 1
Phương pháp: Vận dụng những kiến thức về các thể thơ đã học.
Cách giải:
Thể thơ: Tự do
Câu 2:
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
HỎI
“Tôi hỏi đất: Đất sống với đất như thế nào?
- Chúng tôi tôn cao nhau
Tôi hỏi nước: Nước sống với nước như thế nào?
- Chúng tôi làm đầy nhau.
Tôi hỏi cỏ. Cỏ sống với cỏ như thế nào?
- Chúng tôi đan vào nhau
Làm nên những chân trời.
Tôi hỏi người:
- Người sống với người như thế nào?
Tôi hỏi người:
- Người sống với người như thế nào?
Tôi hỏi người:
- Người sống với người như thế nào?
(Hữu Thỉnh, Trích Thư mùa đông, NXB Hội Nhà văn, 1994)
Câu 2: (TH) Các từ ngữ "tôn cao", "làm đầy", "đan vào", "làm nên" cùng có chung nét nghĩa gì?
Câu 2
Phương pháp: Phân tích, lý giải.
Cách giải:
Các từ ngữ "tôn cao", "làm đầy", "đan vào", "làm nên" đều nằm trong câu trả lời của những sự vật mà tác giả đặt câu hỏi. Các từ ngữ trên đều biểu hiện sự hỗ trợ, đoàn kết của những sự vật cùng loại với nhau để cùng nhau tồn tại.
Câu 3:
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
HỎI
“Tôi hỏi đất: Đất sống với đất như thế nào?
- Chúng tôi tôn cao nhau
Tôi hỏi nước: Nước sống với nước như thế nào?
- Chúng tôi làm đầy nhau.
Tôi hỏi cỏ. Cỏ sống với cỏ như thế nào?
- Chúng tôi đan vào nhau
Làm nên những chân trời.
Tôi hỏi người:
- Người sống với người như thế nào?
Tôi hỏi người:
- Người sống với người như thế nào?
Tôi hỏi người:
- Người sống với người như thế nào?
(Hữu Thỉnh, Trích Thư mùa đông, NXB Hội Nhà văn, 1994)
Câu 3: (TH) Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được tác giả sử dụng ở sáu dòng thơ cuối bài.
Câu 3
Phương pháp: Vận dụng kiến thức về biện pháp tu từ.
Cách giải:
- Biện pháp tu từ: Điệp ngữ
- Tác dụng:
+Nhấn mạnh nhấn mạnh suy nghĩ và cảm xúc của tác giả khi nhắc đến cách sống của con người với con người.
+ Nâng cao khả năng biểu cảm, gợi hình cho lời văn.
Câu 4:
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
HỎI
“Tôi hỏi đất: Đất sống với đất như thế nào?
- Chúng tôi tôn cao nhau
Tôi hỏi nước: Nước sống với nước như thế nào?
- Chúng tôi làm đầy nhau.
Tôi hỏi cỏ. Cỏ sống với cỏ như thế nào?
- Chúng tôi đan vào nhau
Làm nên những chân trời.
Tôi hỏi người:
- Người sống với người như thế nào?
Tôi hỏi người:
- Người sống với người như thế nào?
Tôi hỏi người:
- Người sống với người như thế nào?
(Hữu Thỉnh, Trích Thư mùa đông, NXB Hội Nhà văn, 1994)
Câu 4: (VD) Khi nhân vật trữ tình hỏi đất, nước, cỏ đều nhận đư ợc câu trả lời,còn khi hỏi người lại không nhận được câu trả lời. Nếu được hỏi: “Người sống với người như thế nào?", anh/chị sẽ trả lời như thế nào?
Câu 4
Phương pháp: Phân tích, lý giải, tổng hợp.
Cách giải:
Học sinh có thể trình bày theo quan điểm của mình, cần giải thích lý do hợp lý.
Gợi ý:
Người sống với người là một câu hỏi khó trả lời. Con người chúng ta cũng có sự nâng đỡ, hỗ trợ và đoàn kết như những sự vật mà tác giả đạt câu hỏi. Tuy nhiên con người cũng có không ít khi tồn tại sự đố kị từ đó dẫn đến việc làm tổn thương đến nhau.
Câu 5:
LÀM VĂN
Câu 1:
Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về lối sống con người được gửi gắm qua bài thơ Hỏi của Nguyễn Hữu Thỉnh?
Câu 1
Phương pháp:
- Tìm hiểu đề, xác định rõ vấn đề cần nghị luận: Suy nghĩ về lối sống con người được gửi gắm qua bài thơ Hỏi của Nguyễn Hữu Thỉnh.
- Phân tích, lí giải, tổng hợp.
Cách giải:
* Yêu cầu:
- Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn.
- Xác định đúng vấn đề cần nghị luận.
1. Giới thiệu vấn đề
2. Giải thích:
- Nêu khái quát nội dung của bài thơ Hỏi
- Giải thích những từ ngữ mang ý nghĩa thông điệp.
+ "tôn cao", "làm đầy": Sự hỗ trợ nhau trong cuộc sống.
+ “đan vào”: Sự đoàn kết trong cuộc sống.
-> Lối sống con người được gửi gắm thông qua bài thơ: Trong cuộc sống muốn tồn tại được con người cần phải sống có cộng đồng, cùng nhau đoàn kết, tương trợ giúp đỡ nhau tiến xa hơn.
3. Bàn luận
- Sống có cộng đồng, đoàn kết tạo nên sức mạnh lớn khó có thể hủy hoại nổi.
- Sống luôn có sự tương trợ lẫn nhau tạo nên một mối quan hệ bền vững gắn bó, kéo con người lại gần với nhau hơn.
- Sống trong một tập thể, một xã hội có sự đoàn kết, tương trợ lẫn nhau tạo điều kiện cho mỗi cá nhân tự phát triển những thế mạnh của mình thông qua quá trình học hỏi, trau dồi kiến thức lẫn nhau.
- Tập thể, xã hội có sự đoàn kết, tương trợ tích cực sẽ tiến xa hơn, tạo nên những giá trị bền vững hơn.
- Mở rộng vấn đề:
+ Trong đời sống chúng ta vẫn có không ít những cá nhân, tập thể có lối sống ích kỉ chỉ biết đến bản thân mình. Tệ hại hơn còn tồn tại những người luôn mang trong mình những sự đó kị hơn thua dẫn đến những hành động trái với lương tâm đạo đức, gây hại cho không chỉ chính bản thân họ mà còn cho xã hội.
+ Trái với đoàn kết, nhiều người lại sống dựa vào cái mác đoàn kết mà dựa dẫm vào người khác không tự mình làm tốt công việc của mình.
- Bài học:
+ Rèn luyện tinh thần đoàn kết bằng cách hòa nhập với tập thể cộng đồng.
+ Đề cao tình thần tương trợ lẫn nhau trong công việc.
+ Cần phân biệt tường tận rõ ràng giữa đoàn kết và ỷ nại.
Câu 6:
Câu 2:
Cảm nhận của anh/ chị về tâm trạng và hành động của nhân vật Tràng trong đoạn trích sau:
“Sáng hôm sau, mặt trời lên bằng con sào, Tràng mới trở dậy Trong người em đi lưng lơ như người vừa ở trong giấc mơ đi ra. Việc hắn có vợ đến hôm nay hắn vẫn còn ngỡ ngàng như không phải. Hắn chắp hai tay sau lưng, lững thững bước ra sân. Ánh nắng buổi sáng mùa hè sáng lóa xói vào hai con mắt còn cay xè của hắn. Hắn chớp chớp liên hồi mấy cái, và bỗng vừa chợt nhận ra, xung quanh mình có cái gì vừa thay đổi mới mẻ, khác lạ. Nhà cửa, sân vườn, hôm nay đều được quét tước, thu dọn sạch sẽ gọn gàng. Mấy chiếc quần áo rách như tổ đỉa vẫn vắt khươm mươi niên ở một góc nhà đã thấy đem ra sân hong. Hai cái ang nước vẫn để khô cong ở dưới gốc ổi đã kín nước đầy ăm ắp. Đống rác mùn tung bành ngay lối đi đã hót sạch.
Ngoài vườn người mẹ đang lúi húi giẫy những bãi cỏ mọc nham nhở. Vợ hẳn quét lại cái sân, tiếng chổi từng nhát kêu sàn sạt trên mặt đất. Cảnh tượng thật đơn giản, bình thường nhưng đối với hắn lại rất thấm thía cảm động. Bỗng nhiên hắn thấy hắn thương yêu gắn bó với cái nhà của hắn lạ lùng. Hẳn đã có một gia đình. Hắn sẽ cùng vợ sinh con đẻ cái ở đấy. Cái nhà như cái tổ ấm che mưa che nắng. Một nguồn vui sướng, phấn chấn đột ngột tràn ngập trong lòng. Bây giờ hẳn mới thấy hắn nên người, hắn thấy hắn có bổn phận phải lo lắng cho vợ con sau này. Hắn xăm xăm chạy ra giữa sân, hắn cũng muốn làm một việc gì để dự phần tu sửa lại căn nhà. ".
(Trích Vợ nhặt - Kim Lân, Ngữ văn 12, tập hai, trang 30, NXB Giáo dục, 2009)
Câu 2
Phương pháp:
- Xác định rõ vấn đề cần nghị luận: Cảm nhận về tâm trạng và hành động của nhân vật Tràng trong đoạn trích.
- Biểu cảm, bình luận, phân tích, tổng hợp.
Cách giải:
- Mở bài
- Giới thiệu một số nét tiêu biểu về tác giả Kim Lân: Cuộc đời, con người và phong cách nghệ thuật đặc trưng của nhà thơ.
- Nêu khái quát chung về tác phẩm “Vợ nhặt”: Hoàn cảnh sáng tác, vị trí, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật.
- Khái quát nội dung của đoạn trích Diễn biến tâm lý của nhân vật Tràng trong buổi sáng hôm sau khi có vợ.
- Thân bài
- Vị trí đoạn trích:
- Đoạn trích nằm ở phần cuối của tác phẩm.
- Đó là khi Tràng đã có vợ, trong buổi sáng hôm sau tỉnh dậy tâm trạng của anh có sự thay đổi lạ thường đánh dấu bước ngoặt trong cuộc đời anh không chỉ về cuộc sống mà còn về nhận thức trong tâm hồn.
- Phân tích đoạn trích.
- Trong buổi sáng hôm sau, anh Tràng đã có những cảm xúc mới mẻ cùng những cảm nhận lần đầu có.
- Tràng nhận ra mọi thứ xung quanh cũng đổi khác “có cái gì vừa thay đổi mới lạ”.
- Nhìn cảnh mẹ và vợ đang lúi húi dọn dẹp Tràng, hình ảnh bình dị nhưng lại khiến cho Tràng xúc động,
- Tràng thấy cuộc sống của mình thau đổi hẳn:
+ Những suy nghĩ của hắn cũng trở nên trưởng thành, chín chắn hơn.
+ Tràng cảm thấy mình phải có trách nhiệm với vợ con, với gia đình nhỏ của mình “Bỗng nhiên ắn thấy hắn thương yêu gắn bó với cái nhà của hắn lạ lùng.
+ Một nguồn vui sướng, phấn chấn đột ngột tràn ngập trong lòng”.
- Ý nghĩa trong sự thay đổi của nhân vật Tràng
- Sự thay đổi của nhân vật Tràng trong buổi sáng hôm sau vợ về nhà đã tiếp nối mạch diễn biến của câu chuyện.
- Thể hiện sự trân trọng của nhà văn Kim Lân đối với nhân vật của mình cũng là sự trân trọng sâu sắc với những người dân nghèo khổ nhưng có khát khao sống mạnh mẽ.
- Kết bài:
- Khái quát lại diễn biến tâm lý của nhân vật Tràng sau khi có vợ.
- Phong cách nghệ thuật đặc biệt là biệt tài phân tích tâm lý nhân vật của Kim Lân.