[Năm 2022] Đề thi thử môn Ngữ Văn THPT Quốc gia có lời giải (30 đề)
Đề thi thử Ngữ Văn các trường năm 2021 Đề 41
-
10849 lượt thi
-
6 câu hỏi
-
120 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
ĐỌC HIỂU
Đọc đoạn trích:
“Dịch bệnh Covid-19 có lẽ là “mảnh đất màu mỡ” để tin giả bùng phát với quy mô chưa từng thấy trên thế giới và ở Việt Nam: từ những người vô tình hay hữu ý tung tin về việc phát hiện ca nhiễm bệnh ở chỗ này chỗ kia; từ những status vô cùng ngớ ngẩn nhưng vẫn thu hút khá đông lượt chia sẻ như chính phủ phun thuốc lên trời để chống dịch hoặc phải ăn 6 - 12 quả trứng luộc để phòng virus; cho đến những thông tin gây hoang mang và hoảng loạn cho xã hội {…}.
Có thể nói, chìa khóa của cuộc chiến chống tin giả thực sự nằm trong tay những người sử dụng Internet và mạng xã hội. Ngắt kết nối Internet hay đóng cửa mạng xã hội để giảm nguy cơ phát tán fake news là điều không thể xảy ra và đi ngược lại với xu hướng phát triển cũng như nhu cầu tiếp cận thông tin của con người, nhưng người dùng hoàn toàn có thể quyết định không chia sẻ, thậm chí không đọc những thông tin từ những nguồn không tin cậy. Oái oăm là chúng ta thường tự nhận mình là những người dùng thông thái, nhưng khi bị ngập lụt trong “đại dịch thông tin” - thuật ngữ mới mà Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) sử dụng để nói về tình trạng dư thừa thông tin bao gồm cả thông tin tốt lẫn thông tin giả mạo - thì chẳng ai dám chắc là họ miễn nhiễm và không dính bẫy fake news.”
(Trích: “Tin giả và trách nhiệm của báo chí” – Lê Quốc Minh – Tạp chí Tuyên giáo ngày 30/07/2020)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1: (NB) Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản?
Câu 1
Phương pháp: Vận dụng kiến thức về các phương thức biểu đạt.
Cách giải:
Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận.
Câu 2:
Đọc đoạn trích:
“Dịch bệnh Covid-19 có lẽ là “mảnh đất màu mỡ” để tin giả bùng phát với quy mô chưa từng thấy trên thế giới và ở Việt Nam: từ những người vô tình hay hữu ý tung tin về việc phát hiện ca nhiễm bệnh ở chỗ này chỗ kia; từ những status vô cùng ngớ ngẩn nhưng vẫn thu hút khá đông lượt chia sẻ như chính phủ phun thuốc lên trời để chống dịch hoặc phải ăn 6 - 12 quả trứng luộc để phòng virus; cho đến những thông tin gây hoang mang và hoảng loạn cho xã hội {…}.
Có thể nói, chìa khóa của cuộc chiến chống tin giả thực sự nằm trong tay những người sử dụng Internet và mạng xã hội. Ngắt kết nối Internet hay đóng cửa mạng xã hội để giảm nguy cơ phát tán fake news là điều không thể xảy ra và đi ngược lại với xu hướng phát triển cũng như nhu cầu tiếp cận thông tin của con người, nhưng người dùng hoàn toàn có thể quyết định không chia sẻ, thậm chí không đọc những thông tin từ những nguồn không tin cậy. Oái oăm là chúng ta thường tự nhận mình là những người dùng thông thái, nhưng khi bị ngập lụt trong “đại dịch thông tin” - thuật ngữ mới mà Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) sử dụng để nói về tình trạng dư thừa thông tin bao gồm cả thông tin tốt lẫn thông tin giả mạo - thì chẳng ai dám chắc là họ miễn nhiễm và không dính bẫy fake news.”
(Trích: “Tin giả và trách nhiệm của báo chí” – Lê Quốc Minh – Tạp chí Tuyên giáo ngày 30/07/2020)
Câu 2: (TH) Trong văn bản, tác giả dùng từ “fake news” để chỉ điều gì?
Câu 2
Phương pháp: Đọc tìm ý.
Cách giải:
Trong văn bản, tác giả dùng từ “fake news” để chỉ tin giả.
Câu 3:
Đọc đoạn trích:
“Dịch bệnh Covid-19 có lẽ là “mảnh đất màu mỡ” để tin giả bùng phát với quy mô chưa từng thấy trên thế giới và ở Việt Nam: từ những người vô tình hay hữu ý tung tin về việc phát hiện ca nhiễm bệnh ở chỗ này chỗ kia; từ những status vô cùng ngớ ngẩn nhưng vẫn thu hút khá đông lượt chia sẻ như chính phủ phun thuốc lên trời để chống dịch hoặc phải ăn 6 - 12 quả trứng luộc để phòng virus; cho đến những thông tin gây hoang mang và hoảng loạn cho xã hội {…}.
Có thể nói, chìa khóa của cuộc chiến chống tin giả thực sự nằm trong tay những người sử dụng Internet và mạng xã hội. Ngắt kết nối Internet hay đóng cửa mạng xã hội để giảm nguy cơ phát tán fake news là điều không thể xảy ra và đi ngược lại với xu hướng phát triển cũng như nhu cầu tiếp cận thông tin của con người, nhưng người dùng hoàn toàn có thể quyết định không chia sẻ, thậm chí không đọc những thông tin từ những nguồn không tin cậy. Oái oăm là chúng ta thường tự nhận mình là những người dùng thông thái, nhưng khi bị ngập lụt trong “đại dịch thông tin” - thuật ngữ mới mà Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) sử dụng để nói về tình trạng dư thừa thông tin bao gồm cả thông tin tốt lẫn thông tin giả mạo - thì chẳng ai dám chắc là họ miễn nhiễm và không dính bẫy fake news.”
(Trích: “Tin giả và trách nhiệm của báo chí” – Lê Quốc Minh – Tạp chí Tuyên giáo ngày 30/07/2020)
Câu 3: (TH) Vì sao tác giả cho rằng “chìa khóa của cuộc chiến chống tin giả thực sự nằm trong tay những người sử dụng Internet và mạng xã hội”?
Câu 3
Phương pháp: Đọc tìm ý.
Cách giải:
Tác giả cho rằng “chìa khóa của cuộc chiến chống tin giả thực sự nằm trong tay những người sử dụng Internet và mạng xã hội” vì chúng ta không thể ngắt Internet hay đóng mạng xã hội để ngăn tin giả mà phụ thuộc vào người dùng. Để chống tin giả, người dùng có thể không chia sẻ, không đọc các thông tin từ các nguồn không đáng tin cậy hay không có nguồn rõ ràng để ngăn chặn tin giả phát tán và lây lan trong cộng đồng gây ảnh hưởng xấu đến bản thân cũng như mọi người xung quanh.
Câu 4:
Đọc đoạn trích:
“Dịch bệnh Covid-19 có lẽ là “mảnh đất màu mỡ” để tin giả bùng phát với quy mô chưa từng thấy trên thế giới và ở Việt Nam: từ những người vô tình hay hữu ý tung tin về việc phát hiện ca nhiễm bệnh ở chỗ này chỗ kia; từ những status vô cùng ngớ ngẩn nhưng vẫn thu hút khá đông lượt chia sẻ như chính phủ phun thuốc lên trời để chống dịch hoặc phải ăn 6 - 12 quả trứng luộc để phòng virus; cho đến những thông tin gây hoang mang và hoảng loạn cho xã hội {…}.
Có thể nói, chìa khóa của cuộc chiến chống tin giả thực sự nằm trong tay những người sử dụng Internet và mạng xã hội. Ngắt kết nối Internet hay đóng cửa mạng xã hội để giảm nguy cơ phát tán fake news là điều không thể xảy ra và đi ngược lại với xu hướng phát triển cũng như nhu cầu tiếp cận thông tin của con người, nhưng người dùng hoàn toàn có thể quyết định không chia sẻ, thậm chí không đọc những thông tin từ những nguồn không tin cậy. Oái oăm là chúng ta thường tự nhận mình là những người dùng thông thái, nhưng khi bị ngập lụt trong “đại dịch thông tin” - thuật ngữ mới mà Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) sử dụng để nói về tình trạng dư thừa thông tin bao gồm cả thông tin tốt lẫn thông tin giả mạo - thì chẳng ai dám chắc là họ miễn nhiễm và không dính bẫy fake news.”
(Trích: “Tin giả và trách nhiệm của báo chí” – Lê Quốc Minh – Tạp chí Tuyên giáo ngày 30/07/2020)
Câu 4: (VD) Theo anh/chị, chúng ta cần phải làm gì để “không dính bẫy fake news”?
Câu 4
Phương pháp: Phân tích, lý giải, tổng hợp.
Cách giải:
Để “không dính bẫy fake news” chúng ta cần tỉnh táo khi tiếp nhận các thông tin trên mạng xã hội, thận trọng khi chia sẻ các thông tin đến cộng đồng. Mỗi người tự có ý thức thanh lọc lượng thông tin mà bản thân tiếp thu, chỉ tin tưởng các bài viết có dẫn nguồn cụ thể và xác thực để chung tay vào công cuộc xóa bỏ tin giả. Khi thấy các thông tin giả mạo gây nguy hại đến cộng đồng, chúng ta có thể báo lên cơ quan có thẩm quyền để kịp thời ngăn chặn và cảnh báo tới mọi người.
Câu 5:
LÀM VĂN
Câu 1: (VDC)
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, Anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của bản thân về hậu quả của vấn nạn tin giả trong đời sống hiện nay.
Câu 1
Phương pháp:
- Tìm hiểu đề, xác định rõ vấn đề cần nghị luận: hậu quả của vấn nạn tin giả.
- Phân tích, lí giải, tổng hợp.
Cách giải:
* Yêu cầu:
- Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn.
- Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
- Giải thích: Tin giả là tin sai sự thật, không có nguồn gốc rõ ràng nhằm gây hoang mang dư luận, ảnh hưởng xấu đến đời sống tinh thần lẫn vật chất của cộng đồng.
2.Phân tích, chứng minh:
- Thực trạng:
+ Ngày càng nhiều các thông tin thất thiệt được lan truyền rộng rãi trên mạng xã hội
+ Tin tức giả về sự nguy hiểm của dịch bệnh Covid – 19, số người chết trong dịch bệnh
+ Tin giả về hiện trạng tại các vùng dịch
+ Đưa tin sai về cách thức chống dịch: phun thuốc, ăn trứng,…
- Nguyên nhân:
+ Do tính háo danh
+ Câu like, câu view để bán hàng
+ Ngộ nhận, thiếu tỉnh táo khi tiếp nhận các luồng thông tin
+ Thiếu trách nhiệm
- Hậu quả:
+ Gây tâm lý hoang mang, sợ hãi
+ Tiềm ẩn nguy cơ mất ổn định an ninh trật tự chính trị xã hội
+ Ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế
- Giải pháp:
+ Mỗi người tự mình thanh lọc thông tin trên mạng xã hội để không dính bẫy kẻ xấu
+ Cộng đồng cùng chung tay bài trừ tin giả
+ Đưa ra chế tài xử phạt nghiêm minh
+ Tỉnh táo, trách nhiệm khi tiếp nhận thông tin và chia sẻ tới cộng đồng
- Bài học:
- Chủ động ngăn ngừa và xóa bỏ tin tức giả mạo, bình tĩnh sáng suốt trong tiếp nhận và xử lý thông tin - Cùng chung tay với cộng đồng bài trừ tin giả
Câu 6:
Câu 2: (VDC)
Con sóng dưới lòng sâu
Con sóng trên mặt nước
Ôi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được
Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức
Dẫu xuôi về phương bắc
Dẫu ngược về phương nam
Nơi nào em cũng nghĩ
Hướng về anh - một phương
Ở ngoài kia đại dương
Trăm nghìn con sóng đó
Con nào chẳng tới bờ
Dù muôn vời cách trở
(Trích Sóng – Xuân Quỳnh, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục, tr.155,156)
Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ khi yêu trong đoạn thơ trên. Từ đó nhận xét quan niệm rất mới mẻ và hiện đại của Xuân Quỳnh về tình yêu.
Câu 2
Phương pháp:
- Xác định rõ vấn đề cần nghị luận: vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ khi yêu, quan niệm rất mới mẻ và hiện đại của Xuân Quỳnh về tình yêu.
- Biểu cảm, bình luận, phân tích, tổng hợp.
Cách giải:
- Mở bài
- Giới thiệu một số nét tiêu biểu về tác giả Xuân Quỳnh: Cuộc đời, con người và phong cách nghệ thuật đặc trưng của nhà thơ.
- Nêu khái quát chung về tác phẩm “Sóng”: hoàn cảnh sáng tác, vị trí, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật. - Khái quát vị trí, nội dung của ba khổ thơ.
- Thân bài
- Vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ khi yêu
- Nỗi nhớ nhung da diết trong tình yêu
-Trong khổ 5 tập trung vào nỗi nhớ trong tình yêu của chính tác giả. Sóng dù “dưới lòng sâu” hay con sóng “trên mặt nước” đều có chung một nỗi nhớ đó là “nhớ bờ”.
-Sóng hiện thân con gái khi yêu vô cùng mãnh liệt, nhớ nhung người yêu tựa như những con sóng liên tiếp đang xô vào bờ.
-Người con gái phải yêu thương, nhớ nhung nhiều lắm mới thể hiện cảm xúc “Ôi con sóng nhớ bờ”.
-Nỗi nhớ đó thường trực cả ngày lẫn đêm, xâm chiếm tâm trí người con gái đến cả khi chìm vào giấc mơ.
=> Khổ thơ 5 chỉ tập trung vào nỗi nhớ da diết, mãnh liệt của người con gái khi yêu.
- Khổ thơ nói về sự thủy chung trong tình yêu
- Con sóng dù có xuôi về phương Bắc hay phương Nam cách xa, trắc trở về địa lý nhưng có điểm chung đều hướng vào bờ.
- Hình ảnh sóng vỗ vào bờ tựa như người con gái vượt qua nhiều khó khăn, trắc trở để hướng đến tình yêu, một lòng thủy chung sắc son.
- Thủy chung là đức tính quý báu của người con gái Việt Nam và nhà thơ Xuân Quỳnh nguyện một lòng chung thủy suốt đời.
- Chính sự thủy chung sẽ giúp người con gái vượt qua nhiều khó khăn, thử thách để đến với tình yêu đích thực.
- Tình yêu sẽ chiến thắng mọi thử thách của cuộc sóng
- Khổ 7 như một lời khẳng định tình yêu đích thực có thể vượt qua mọi khó khăn, rào cản.
∙ Đại dương mênh mông có biết bao con sóng nhưng chúng đều sẽ hướng vào bờ.
∙ Sức mạnh, niềm tin của tình yêu sẽ giúp con người hạnh phúc.
∙ Tác giả ca ngợi tình yêu đẹp và sức mạnh vượt qua mọi thử thách.
∙ Con người sẽ hạnh phúc trong tình yêu như những con sóng ngoài đại dương chắc chắn sẽ vào bờ.
=> Lời thơ Xuân Quỳnh đã nói hộ nỗi lòng của bao người đang yêu và được yêu, đặc biệt là những người trẻ tuổi giàu khát vọng và niềm tin vào tình yêu.
- Nhận xét quan niệm rất mới mẻ và hiện đại của Xuân Quỳnh về tình yêu
* Giải thích:
- Quan niệm mới mẻ, hiện đại là quan niệm ngày nay, quan niệm của những người có đời sống văn hóa, tinh thần không bị ràng buộc bới ý thức hệ tư tưởng phong kiến.
- Về tình yêu, sự mới mẻ, hiện đại thể hiện ở: chủ động bày tỏ những khát khao yêu đương mãnh liệt, khát vọng mạnh mẽ táo bạo về những rung động rạo rực cảm xúc trong lòng, tin vào sức mạnh của tình yêu.
* Nhận xét:
- Đó là một tình yêu với nhiều cung bậc phong phú, đa dạng: dữ dội, ồn ào, dịu êm, lặng lẽ.
- Đó là sự mạnh bạo, chủ động bày tỏ những khát khao yêu đương mãnh liệt và rung động rạo rực trong lòng mình. So sánh: không còn sự thụ động, chờ đợi tình yêu mà chủ động, khao khát kiếm tìm một tình yêu mãnh liệt.
- Người con gái dám sống hết mình cho tình yêu, hòa nhập tình yêu cá nhân vào tình yêu rộng lớn của cuộc đời.
=> Đoạn thơ thể hiện những vẻ đẹp , những khía cạnh khác nhau trong tâm hồn người phụ nữ khi yêu, thể hiện rõ những quan niệm mang tính mới mẻ, hiện đại, thậm chí táo bạo, chân thực, mãnh liệt, nồng nàn, đắm say của Xuân Quỳnh về tình yêu.
- Kết bài:
- Khẳng định lại vẻ đẹp của người phụ nữ trong tình yêu và quan niệm mới mẻ của Xuân Quỳnh. - Nêu cảm nhận của bản thân.