IMG-LOGO

Bộ đề thi môn Lịch sử THPT Quốc Gia năm 2022 có lời giải (Đề 18)

  • 7795 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 30 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Theo quyết định của Hội nghị Ianta (2/1945), quân đội quốc gia nào sau đây được vào chiếm đóng miền Bắc bán đảo Triều Tiên?

Xem đáp án

Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 5.

Cách giải: Theo quyết định của Hội nghị Ianta (2/1945), quân đội Liên Xô được vào chiếm đóng miền Bắc bán đảo Triều Tiên. 

Chọn D.


Câu 2:

Nhân tố hàng đầu đảm bảo thắng lợi của cách mạng Việt Nam trong thế kỉ XX là 

Xem đáp án

Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 220, suy luận.

Cách giải: Nhân tố hàng đầu đảm bảo thắng lợi của cách mạng Việt Nam trong thế kỉ XX là sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng Cộng sản.

Chọn B.


Câu 3:

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, quốc gia đi đầu cuộc cách mạng xanh” trong nông nghiệp là 

Xem đáp án

Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 43. 

Cách giải: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, quốc gia đi đầu cuộc cách mạng xanh” trong nông nghiệp là Mĩ. 

Chọn A.


Câu 4:

Cuộc Tiến công chiến lược Đông - Xuân (1953 - 1954) của quân dân Việt Nam thắng lợi đã buộc Pháp phải bị động phân tán thành một trong những nơi tập trung binh lực là 

Xem đáp án

Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 147.

Cách giải: Cuộc Tiến công chiến lược Đông - Xuân (1953 - 1954) của quân dân Việt Nam thắng lợi đã buộc Pháp phải bị động phân tán thành một trong những nơi tập trung binh lực là Điện Biên Phủ.

Chọn C.


Câu 5:

Năm 1911, Nguyễn Ái Quốc ra đi tìm đường cứu nước trong bối cảnh 

Xem đáp án

Phương pháp: Suy luận, loại trừ phương án.

Cách giải:

A chọn vì với Hiệp ước Hác măng và Pa tơ nốt, Việt Nam đã chính thức trở thành thuộc địa của thực dân Pháp => Nguyễn Ái Quốc ra đi tìm đường cứu nước khi đất nước Việt Nam đã bị mất độc lập, chủ quyền.

B, C, D loại vì nội dung của các phương án này diễn ra sau khi Nguyễn Ái Quốc ra đi tìm đường cứu nước.

Chọn A. 


Câu 6:

“Ấp chiến lược” được coi là “xương sống” của chiến lược chiến tranh nào mà Mĩ thực hiện ở miền Nam Việt Nam?

Xem đáp án

Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 169. 

Cách giải: “Áp chiến lược” được coi là “xương sống của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” mà Mĩ thực hiện ở miền Nam Việt Nam.

Chọn C.


Câu 7:

Tháng 3/1921, Đảng Bonsevich Nga quyết định thực hiện Chính sách kinh tế mới (NEP) do V.I. Lê-nin đề xướng trong bối cảnh 

Xem đáp án

Phương pháp: SGK Lịch sử 11, trang 53.

Cách giải: Tháng 3/1921, Đảng Bonsevich Nga quyết định thực hiện Chính sách kinh tế mới (NEP) do V.I. Lê-nin đề xướng trong bối cảnh nền kinh tế quốc dân bị tàn phá nghiêm trọng. 

Chọn D.


Câu 8:

Trong cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945) ở Việt Nam, tỉnh nào sau đây giành được chính quyền sớm nhất? 

Xem đáp án

Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 116.

Cách giải: Trong cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945) ở Việt Nam, tỉnh Hải Dương giành được chính quyền sớm nhất.

Chọn B.


Câu 9:

Ý nào sau đây là biểu hiện quá trình nhất thể hóa trong khuôn khổ khu vực của Liên minh châu Âu (EU)? 

Xem đáp án

Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 52, suy luận.

Cách giải: Sử dụng đồng tiền chung châu Âu (EURO) là biểu hiện quá trình nhất thể hóa trong khuôn khổ khu vực của Liên minh châu Âu (EU).

Chọn C.


Câu 10:

Phong trào dân chủ 1936 - 1939 ở Việt Nam bùng nổ trong bối cảnh 

Xem đáp án

Phương pháp: Suy luận, loại trừ phương án.

Cách giải:

Bloại vì năm 1941 Nguyễn Ái Quốc mới về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng.

C loại vì Chiến tranh thế giới thứ hai lan rộng khắp thế giới từ cuối năm 1940 – đầu năm 1941.

 D loại vì năm 1940 Nhật mới tiến vào Đông Dương.

Chọn A


Câu 11:

Chiến dịch Việt Bắc thu - đông (năm 1947) của quân dân Việt Nam diễn ra trong bối cảnh 

Xem đáp án

Phương pháp: Suy luận, loại trừ phương án.

Cách giải:

A loại vì Pháp và Trung Hoa dân quốc cấu kết với nhau nhằm chống phá lực lượng cách mạng bằng Hiệp ước Hoa – Pháp (28/2/1946).

B loại vì Mĩ từng bước can thiệp sâu và “dính líu” trực tiếp và cuộc chiến tranh Đông Dương từ 1949 với kế hoạch Rove. 

C chọn vì đến năm 1950 ta mới được các nước trong phe XHCN lần lượt công nhận và đặt quan hệ ngoại giao.

D loại vì sau chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947) của quân dân Việt Nam thì kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp bị phá sản hoàn toàn. 

Chọn C.


Câu 12:

Trong thời kì khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 - 1933), kinh tế Việt Nam bước vào thời kì suy thoái, khủng hoảng bắt đầu từ 

Xem đáp án

Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 90.

Cách giải: Trong thời kì khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 - 1933), kinh tế Việt Nam bước vào thời kì suy thoái, khủng hoảng bắt đầu từ nông nghiệp.

Chọn A


Câu 13:

Trong cuộc đấu tranh bảo vệ biên giới Tây Nam (1975 - 1978), nhân dân Việt Nam đã 

Xem đáp án

Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 206 – 207.

Cách giải: Trong cuộc đấu tranh bảo vệ biên giới Tây Nam (1975 - 1978), nhân dân Việt Nam đã chống lại tập đoàn “Khơme đỏ” ở Campuchia. 

Chọn D.


Câu 14:

Đường lối đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam (từ tháng 12-1986) có nội dung nào sau đây? 

Xem đáp án

Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 209. 

Cách giải: Đường lối đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam (từ tháng 12-1986) có nội dung mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại. 

Chọn D.


Câu 15:

Nội dung nào sau đây là sự sáng tạo của Nguyễn Ái Quốc trong Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (đầu năm 1930)? 

Xem đáp án

Phương pháp: Phân tích các phương án.

Cách giải:

A, C, D loại vì nội dung của các phương án này không phải là sự sáng tạo của Nguyễn Ái Quốc. Sự sáng tạo nằm ở việc Nguyễn Ái Quốc đặt tên Đảng.

B chọn vì ở mỗi nước Đông Dương có 1 thực tế lịch sử riêng (mâu thuẫn dân tộc, mâu thuẫn giai cấp, ... ) nên cần thành lập ở mỗi nước này một Đảng riêng để lãnh đạo đấu tranh cho phù hợp. Ở Việt Nam, Nguyễn Ái Quốc đã sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Điều này thể hiện Nguyễn Ái Quốc đã có tầm nhìn vượt thời đại và có sự sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lê nin trên cơ sở hoàn cảnh thực tế của Việt Nam. Sau này thực tế lịch sử chứng minh tư tưởng của Nguyễn Ái Quốc khi thành lập 1 Đảng riêng ở mỗi nước Đông Dương để lãnh đạo đấu tranh là hoàn toàn đúng đắn và sáng tạo.

Chọn B.


Câu 16:

Quyết định của Hội nghị lần thứ 15 (1/1959) và Hội nghị lần thứ 21/7/1973) của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam đã để lại bài học kinh nghiệm gì cho Đảng trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam? 

Xem đáp án

Phương pháp: Phân tích các phương án.

Cách giải: 

A loại vì

- Trong giai đoạn 1954 - 1975, ta tiến hành kháng chiến chống Mĩ và tay sai –> như vậy chỉ có 1 thế lực ngoại xâm, việc dùng từ “các thế lực ngoại xâm” như phương án A là chưa phù hợp.

 - Hiện nay, tình hình thế giới luôn luôn diễn biến phức tạp và có sự thay đổi khó lường nên nội dung phương án A không phải là bài học kinh nghiệm Đảng trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam giai đoạn hiện nay. 

B loại vì trong hai hội nghị không có nội dung nào nêu về đoàn kết quốc tế.

D loại vì trong giai đoạn 1959 – 1975 ta không tiến hành tổng khởi nghĩa.

Chọn C.


Câu 17:

Nhận định nào sau đây là đúng về Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (5/1941)? 

Xem đáp án

Phương pháp: Phân tích các phương án.

Cách giải:

A chọn vì Nguyễn Ái Quốc đã đúng đắn, sáng tạo khi đưa vấn đề giải phóng dân tộc lên hàng đầu và chủ trương thực hiện vấn đề quyền dân tộc tự quyết.

B loại vì từ Hội nghị BCH TƯ tháng 11/1939, Đảng chủ trương chuyển hướng trong chỉ đạo đấu tranh khi đưa vấn đề giải phóng dân tộc lên hàng đầu và Hội nghị BCH TƯ Đảng tháng 8/1941 đã hoàn chỉnh chủ trường này. 

C loại vì chủ trương để cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đã được đề ra từ các hội nghị trước đó.

D loại vì hạn chế của Luận cương đã bước đầu được khắc phục từ Hội nghị BCH TƯ Đảng tháng 7/1936. 

Chọn A.


Câu 18:

Nhận xét nào sau đây không đúng về ba loại hình chiến lược chiến tranh mà Mĩ thực hiện ở miền Nam Việt Nam (1954 - 1975) là: “Chiến tranh đặc biệt”, “Chiến tranh cục bộ” và “Việt Nam hóa chiến tranh”? 

Xem đáp án

Phương pháp: Phân tích các phương án.

Cách giải:

A, B, D loại vì nội dung của các phương án này phản ánh đúng về ba loại hình chiến lược chiến tranh mà Mĩ thực hiện ở miền Nam Việt Nam (1954 - 1975) là: “Chiến tranh đặc biệt”, “Chiến tranh cục bộ” và “Việt Nam hóa chiến tranh”.

C chọn vì trong chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”, Mĩ không thực hiện “Mĩ hóa” cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.

Chọn C.


Câu 19:

Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam là một cương lĩnh giải phóng dân tộc sáng tạo vì 

Xem đáp án

Phương pháp: Suy luận, loại trừ phương án.

Cách giải:

A, C loại vì nội dung của hai phương án này cho thấy điểm đúng đắn của Cương lĩnh nhưng chưa cho thấy sự sáng tạo của Nguyễn Ái Quốc.

B chọn vì theo chủ nghĩa Mác – Lê nin thì nghiêng nhiều hơn về vấn đề đấu tranh giai cấp, giải phóng giai cấp. Khi xét vào thực tiễn lịch sử Việt Nam thì yêu cầu số 1 là giải phóng dân tộc –> điểm sáng tạo của Nguyễn Ái Quốc trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên thể hiện ở việc xác định đúng nhiệm vụ hàng đầu cho cách mạng Việt Nam là giải phóng dân tộc vì có giải phóng được dân tộc thì mới giải phóng được giai cấp. 

D loại vì Đảng ra đời đã giải quyết hoàn toàn cuộc khủng hoảng về giai cấp lãnh đạo.

Chọn B.


Câu 20:

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1975), thắng lợi nào của quân dân miền Nam đã mở đầu cho cao trào “Tìm Mĩ mà đánh, lùng ngụy mà diệt” trên khắp miền Nam? 

Xem đáp án

Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 175.

Cách giải: Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1975), chiến thắng Vạn Tường (1965) của quân dân miền Nam đã mở đầu cho cao trào “Tìm Mĩ mà đánh, lùng ngụy mà diệt” trên khắp miền Nam.

Chọn A.


Câu 21:

Sự kiện lịch sử thế giới nào sau đây có tác động trực tiếp đến Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 của Việt Nam? 

Xem đáp án

Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 115, suy luận.

Cách giải: Nhật hoàng tuyên bố đầu hàng Đồng minh là sự kiện có tác động trực tiếp đến Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 của Việt Nam. 

Chọn B.


Câu 22:

Âm mưu của đế quốc Mĩ trong việc thực hiện chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” là 

Xem đáp án

Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 180.

Cách giải: Âm mưu của đế quốc Mĩ trong việc thực hiện chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” là tiếp tục dùng người Việt đánh người Việt. 

Chọn D.


Câu 23:

Sự kiện nào sau đây đã tạo nên sự phân chia đối lập về kinh tế và và chính trị giữa các nước Tây Âu tư bản chủ nghĩa và Đông Âu xã hội chủ nghĩa? 

Xem đáp án

Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 59.

Cách giải: Việc thực hiện “Kế hoạch Mácsan” (6/1947) đã tạo nên sự phân chia đối lập về kinh tế và và chính trị giữa các nước Tây Âu tư bản chủ nghĩa và Đông Âu xã hội chủ nghĩa.

Chọn D.


Câu 24:

Sau sự tan rã của trật tự thế giới hai cực Ianta (1991), hình thức chủ yếu trong cuộc cạnh tranh giữa các cường quốc là 

Xem đáp án

Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 73 – 74.

Cách giải: Sau sự tan rã của trật tự thế giới hai cực Ianta (1991), hình thức chủ yếu trong cuộc cạnh tranh giữa các cường quốc là xây dựng sức mạnh tổng hợp của quốc gia.

Chọn A.


Câu 25:

Trong nửa sau thế kỉ XX, một trong những “con rồng” kinh tế châu Á là 

Xem đáp án

Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 20.

Cách giải: Trong nửa sau thế kỉ XX, một trong những “con rồng” kinh tế châu Á là Hàn Quốc.

Chọn D. 


Câu 26:

Trong giai đoạn 1960 – 1973 của thế kỉ XX, quốc gia đạt được sự phát triển “thần kì” về kinh tế là 

Xem đáp án

Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 54.

Cách giải: Trong giai đoạn 1960 – 1973 của thế kỉ XX, quốc gia đạt được sự phát triển “thần kì” về kinh tế là Nhật Bản.

Chọn B. 


Câu 27:

Tại Hà Nội năm 1976, Quốc hội khóa VI nước Việt Nam thống nhất học kì đầu tiên đã quyết định 

Xem đáp án

Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 202.

Cách giải: Tại Hà Nội năm 1976, Quốc hội khóa VI nước Việt Nam thống nhất họp kì đầu tiên đã quyết định chọn Hà Nội là thủ đô. 

Chọn A.


Câu 28:

Có ý kiến cho rằng: Hiệp định Giơnevơ (1954) về Đông Dương đã chia Việt Nam thành hai quốc gia với đường biên giới vĩ tuyến 17. Đây là một nhận định 

Xem đáp án

Phương pháp: Phân tích các phương án. 

Cách giải:

A, C, D loại vì sau Hiệp định Giơnevơ, Việt Nam tạm thời bị chia cắt thành 2 miền với hai chế độ chính trị khác nhau chứ không phải bị chia thành 2 quốc gia. 

Chọn B.


Câu 29:

Ý nào sau đây không phải là điểm giống nhau giữa Cách mạng tháng Tám năm 1945) Việt Nam và Cách mạng tháng Mười (năm 191 1917) Nga? 

Xem đáp án

Phương pháp: Phân tích các phương án.

Cách giải:

 A, B, C loại vì nội dung của các phương án này là điểm giống nhau giữa Cách mạng tháng Tám năm 1945) ở Việt Nam và Cách mạng tháng Mười (năm 191 1917) Nga

D chọn vì Cách mạng tháng Tám chưa xóa bỏ được giai cấp bóc lột.

Chọn D.


Câu 30:

Cuộc khởi nghĩa nào sau đây không nằm trong phong trào Cần Vương cuối thế kỉ XIX Việt Nam? 

Xem đáp án

Phương pháp: SGK Lịch sử 11, trang 128 – 133.

Cách giải: Cuộc khởi nghĩa Yên Thế (1884 - 1913) không nằm trong phong trào Cần Vương cuối thế kỉ XIX ở Việt Nam.

Chọn B.


Câu 31:

Thắng lợi nào sau đây của quân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1975) đã kết thúc cục diện “vừa đánh vừa đàm”? 

Xem đáp án

Phương pháp: Phân tích các phương án.

Cách giải:

A loại vì sau Hiệp định Pari ta không đàm phán với Mĩ.

B, C loại và các sự kiện này diễn ra khi ta đang trong quá trình đàm phán với Mĩ.

Chọn D.


Câu 32:

Ý nào sau đây không phải nguyên nhân dẫn đến ngày 9/3/1945 Nhật đảo chính Pháp ở Đông Dương? 

Xem đáp án

Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 112, suy luận.

Cách giải: 

Nhật đã có đủ sức và thời cơ để độc chiếm Đông Dương không phải nguyên nhân dẫn đến ngày 9/3/1945 Nhật đảo chính Pháp ở Đông Dương.

Chọn C.


Câu 33:

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ hai của Đảng Cộng sản Đông Dương (1951) quyết định xuất bản tờ báo nào sau đây làm cơ quan ngôn luận của Trung ương Đảng? 

Xem đáp án

Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 140.

Cách giải: Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ hai của Đảng Cộng sản Đông Dương (1951) quyết định xuất bản tờ báo Nhân dân làm cơ quan ngôn luận của Trung ương Đảng.

Chọn A.


Câu 34:

Chiến dịch Việt Bắc thu - đông (1947) và Biên giới thu - đông (1950) của quân dân Việt Nam đều 

Xem đáp án

Phương pháp: Phân tích các phương án.

Cách giải:

A, B, D loại vì chỉ đúng với chiến dịch Biên giới.

C chọn vì cả hai chiến dịch đều thực hiện chiến tranh nhân dân, huy động sức mạnh của toàn dân.

Chọn C.


Câu 35:

Năm 1975, thắng lợi của nhân dân Môdămbích và Ănggola là kết quả của cuộc đấu tranh bền bỉ chống thực dân 

Xem đáp án

Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 36.

Cách giải: Năm 1975, thắng lợi của nhân dân Môdămbích và Ănggola là kết quả của cuộc đấu tranh bền bỉ chống thực dân Bồ Đào Nha. 

Chon B. 


Câu 36:

Nội dung nào sau đây không phải là tác động của cách mạng khoa học - công nghệ từ nửa sau thế kỉ XX?

Xem đáp án

Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 68, suy luận.

Cách giải: Chấm dứt sự vơi cạn của nguồn tài nguyên không phải là tác động của cách mạng khoa học - công nghệ từ nửa sau thế kỉ XX. 

Chọn C.


Câu 37:

Ngày 23/11/1946, Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cho lưu hành tiền Việt Nam trong cả nước là một trong những biện pháp để giải quyết 

Xem đáp án

Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 125.

Cách giải: Ngày 23/11/1946, Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cho lưu hành tiền Việt Nam trong cả nước là một trong những biện pháp để giải quyết khó khăn về tài chính.

Chọn A.


Câu 38:

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Liên Xô là quốc gia 

Xem đáp án

Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 11.

Cách giải: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Liên Xô là quốc gia chế tạo thành công bom nguyên tử.

Chọn C. 


Câu 39:

Tháng 3 năm 1975, Bộ Chính trị Trung ương Đảng Lao động Việt Nam quyết định chọn Tây Nguyên làm hướng tiến công chủ yếu với trận then chốt là 

Xem đáp án

Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 193.

Cách giải: Tháng 3 năm 1975, Bộ Chính trị Trung ương Đảng Lao động Việt Nam quyết định chọn Tây Nguyên làm  hướng tiến công chủ yếu với trận then chốt là Buôn Ma Thuột. 

Chọn B.


Câu 40:

Phong trào dân tộc dân chủ Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1925 có hoạt động nào sau đây? 

Xem đáp án

Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 80.

Cách giải: Phong trào dân tộc dân chủ Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1925 có hoạt động vận động người Việt Nam dùng hàng Việt Nam. 

Chọn D. 


Bắt đầu thi ngay