Thứ sáu, 22/11/2024
IMG-LOGO

Bộ đề thi môn Lịch sử THPT Quốc Gia năm 2022 có lời giải (Đề 12)

  • 7577 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 30 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Điểm nổi bật nhất trong phong trào cách mạng 1930 - 1931 là gì? 

Xem đáp án

Phương pháp: Phân tích các phương án.

Cách giải:

A chọn vì phong trào 1930 – 1931 là phong trào đầu tiên do Đảng lãnh đạo sau khi ra đời đầu tháng 2/1930 và phong trào này đã bước đầu hình thành liên minh công nông. 

B, D loại vì nội dung của hai phương án này chưa đầy đủ.

C loại vì lực lượng chính trị hùng hậu được giác ngộ và tập dượt trong phong trào 1936 – 1939.

Chọn A. 


Câu 2:

Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 8 có vai trò như thế nào đối với Cách mạng tháng Tám 1945? 

Xem đáp án

Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 109.

Cách giải: Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 8 đã hoàn chỉnh chuyển hướng chỉ đạo chiến lược của Đảng. 

Chọn D.


Câu 3:

Nội dung nào sau đây không phải là mục tiêu trong chiến lược “Cam kết và mở rộng" của Mĩ? 

Xem đáp án

Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 45.

Cách giải: Ngăn chặn, đẩy lùi tiến tới xóa bỏ chủ nghĩa xã hội trên thế giới không phải là mục tiêu trong chiến lược “Cam kết và mở rộng” của Mĩ.

Chọn B.


Câu 4:

Cách mạng tháng Tám 1945 đã góp phần vào chiến thắng chống phát xít của thế giới là vì

Xem đáp án

Phương pháp: Suy luận, loại trừ phương án.

Cách giải:

A loại vì Nhật đã đảo chính lật đổ Pháp từ 9/3/1945 – ta chống Nhật để giành độc lập chứ không phải chống Pháp, Nhật.

B loại vì việc lật đổ chế độ phong kiến không góp phần vào chiến thắng chống phát xít của thế giới.

C chọn vì Cách mạng tháng Tám 1945 đã đã lật đổ nền thống trị của phát xít Nhật ở Việt Nam.

D loại vì phải xét ta lật đổ kẻ thù là phát xít Nhật thì mới giải thích được đóng góp của Cách mạng tháng Tám.

Chọn C.


Câu 5:

Công lao to lớn nhất của Nguyễn Ái Quốc đối với dân tộc Việt Nam trong những năm 1919-1925 là 

Xem đáp án

Phương pháp: Phân tích các phương án.

Cách giải: 

A chọn vì việc tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc đã đặt cơ sở để giải quyết khủng hoảng về đường lối cứu nước.

B, C loại vì nội dung của các phương án này diễn ra năm 1930.

D loại vì Nguyễn Ái Quốc thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên năm 1925.

Chọn A.


Câu 6:

Cho các sự kiện 

  1. Chiến dịch Điện Biên Phủ kết thúc thắng lợi.
  2. Hội nghị Ban Chấp Hành Trung ương lần 8 được triệu tập.
  3. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời. 

Hãy sắp xếp các sự kiện đúng theo thứ tự thời gian

Xem đáp án

Phương pháp: Dựa vào thời gian diễn ra các sự kiện để sắp xếp.

Cách giải:

  1. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (1930).
  2. 2. Hội nghị Ban Chấp Hành Trung ương lần 8 được triệu tập (5/1941).
  3. Chiến dịch Điện Biên Phủ kết thúc thắng lợi (1954).

Chọn A.


Câu 7:

Yếu tố quyết định nhất dẫn đến sự thành công trong giai đoạn đầu của công cuộc đổi mới là 

Xem đáp án

Phương pháp: Phân tích các phương án.

Cách giải:

A, B, D loại vì ta thực hiện đổi mới toàn diện, đồng bộ, trong đó trọng tâm là đổi mới kinh tế.

C chọn vì Đảng đã xác định trong đường lối đổi mới thì trọng tâm là đổi mới kinh tế. Trong đó, chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường - kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng XHCN và đặt dưới sự lãnh đạo của nhà nước. 

Chọn C.


Câu 8:

Nước nào khởi đầu cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật lần thứ hai? 

Xem đáp án

Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 43..

Cách giải: Mĩ khởi đầu cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật lần thứ hai.

Chọn A.


Câu 9:

Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 8 (5/1941) xác định nhiệm vụ chủ yếu trước mắt của cách mạng là gì? 

Xem đáp án

Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 108.

Cách giải: Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 8 (5/1941) xác định nhiệm vụ chủ yếu trước mắt của cách mạng là giải phóng dân tộc.

Chọn D.


Câu 10:

Khởi nghĩa Yên Bái thất bại bởi nguyên nhân khách quan nào? 

Xem đáp án

Phương pháp: Suy luận, loại trừ phương án.

Cách giải:

A, B, C loại vì nội dung của các phương án này là nguyên nhân chủ quan.

D chọn vì nội dung của phương án này là nguyên nhân khách quan.

Chọn D.


Câu 11:

Nguyên nhân cơ bản nhất dẫn đến phong trào “Đồng khởi” 1959 – 1960 là 

Xem đáp án

Phương pháp:

Cách giải: 

A chọn vì nghị quyết Hội nghị lần thứ 15 của Đảng về đường lối cách mạng miền Nam đã soi sáng con đường đấu tranh cho nhân dân miền Nam và là nguyên nhân quyết định dẫn tới bùng nổ phong trào “Đồng khởi” (1959 – 1960) ở miền Nam.

B, C, D loại vì nội dung của phương án B là một nguyên nhân sâu xa dẫn đến phong trào “Đồng khởi” (1959 – 1960) ở miền Nam.

Chọn A.


Câu 12:

Khẩu hiệu đấu tranh trong giai đoạn 1936 - 1939 được Đảng xác định là 

Xem đáp án

Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 100.

Cách giải: Khẩu hiệu đấu tranh trong giai đoạn 1936 - 1939 được Đảng xác định là tự do, cơm áo, hòa bình.

Chọn C. 


Câu 13:

Những hoạt động nào của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên gắn bó mật thiết với vai trò của Nguyễn Ái Quốc? 

Xem đáp án

Phương pháp: Suy luận, loại trừ phương án.

Cách giải:

A chọn vì những hoạt động của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên gắn bó mật thiết với vai trò của Nguyễn Ái Quốc là mở lớp huấn luyện chính trị, đào tạo cán bộ cách mạng tại Quảng Châu (Trung Quốc), ra báo Thanh niên.

B, C, D loại vì nội dung của các phương án này là hoạt động của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên nhưng không gắn liền với hoạt động của Nguyễn Ái Quốc.

Chọn A.


Câu 14:

Lực lượng chính của cách mạng được xác định trong Luận cương chính trị (10/1930) là 

Xem đáp án

Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 95.

Cách giải: Lực lượng chính của cách mạng được xác định trong Luận cương chính trị (10/1930) là công nhân và nông dân.

Chọn C.


Câu 15:

Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, lực lượng to lớn của cách mạng Việt Nam là 

Xem đáp án

Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 78.

Cách giải: Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, lực lượng to lớn của cách mạng Việt Nam là nông dân. 

Chọn B.


Câu 16:

Khó khăn lớn nhất mà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phải đối mặt sau Cách mạng tháng Tám 1945 là gì? 

Xem đáp án

Phương pháp: Dựa vào tình hình nước ta sau thành công của Cách mạng tháng Tám để phân tích.

Cách giải: Khó khăn của nước ta sau Cách mạng tháng Tám 1945:

 - Ngoại xâm và nội phản: Đây là kẻ thù nguy hiểm nhất vì chúng đều âm mưu phá chính quyền, chống phá cách mạng nước ta, đối lập lợi ích với nhân dân ta. Trong đó, ngoại xâm là vấn đề nguy hiểm hơn rất nhiều so với nội phản, nếu không có đường lối, phương pháp đấu tranh đúng đắn, linh hoạt, ta sẽ mất đi thành quả của CM tháng 8/1945 và bị biến thành nước mất độc lập như thời kì trước. 

- Giặc đói, giặc dốt, khó khăn về tài chính: cũng là những khó khăn rất lớn của ta nhưng đây là những vấn đề khó khăn trong nước. Các vấn đề này không nguy hại như ngoại xâm và nội phản, Đảng và Chính phủ cùng nhân dân có thể giải quyết được. 

Chọn B.


Câu 17:

Thắng lợi nào buộc Mĩ phải kí Hiệp định Pari?

Xem đáp án

Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 186.

Cách giải: Trận “Điện Biên Phủ trên không” năm 1972 đã buộc Mĩ phải kí Hiệp định Pari.

Chọn D


Câu 18:

Một tác động tích cực của cách mạng khoa học - công nghệ là 

Xem đáp án

Phương pháp: Suy luận, loại trừ phương án.

Cách giải:

A, B, C loại vì nội dung của các phương án này là tác động tiêu cực của cách mạng khoa học - công nghệ.

D chọn vì cách mạng khoa học - công nghệ đã làm tăng năng suất lao động.

Chọn D.


Câu 19:

Sự kiện nào đánh dấu tổ chức ASEAN có sự chuyển biến “từ một liên minh chính trị thành một liên minh chính trị-kinh tế của khu vực Đông Nam Á”? 

Xem đáp án

Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 31, suy luận.

Cách giải: Kí kết Hiệp ước Bali (2/1976) đánh dấu tổ chức ASEAN có sự chuyển biến “từ một liên minh chính trị thành một liên minh chính trị-kinh tế của khu vực Đông Nam Á”.

Chọn B.


Câu 20:

Hội nghị lần Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (7/1936) chủ trưởng thành lập mặt trận nào? 

Xem đáp án

Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 109.

Cách giải: Hội nghị lần Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (7/1936) chủ trương thành lập Mặt trận thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương. 

Chọn C.


Câu 21:

Nội dung gây nhiều tranh cãi nhất giữa ba cường quốc Liên xô, Mỹ, Anh tại Hội nghị Ianta (2/1945) là 

Xem đáp án

Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 5, suy luận.

Cách giải: Khi Hội nghị Ianta diễn ra, vấn đề căng thẳng và gây ra nhiều tranh cãi nhất là việc phân chia khu vực chiếm đóng và phạm vi ảnh hưởng của các cường quốc thắng trận. (Vì Anh đứng về phía Mĩ nên ta chỉ xét Mĩ và Liên Xô). Trong đó: Mĩ là nước tư bản giàu mạnh nhất, nắm độc quyền vũ khí nguyên tử còn Liên Xô là nước có lực lượng quân sự hùng mạnh bậc nhất thế giới. Hai bên có thực lực ngang nhau và đều có đóng góp quan trọng trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít trong Chiến tranh thế giới thứ hai.

Chọn A.


Câu 22:

Bài học nào được rút ra từ phong trào dân chủ 1936 – 1939 còn nguyên giá trị trong thời đại ngày nay? 

Xem đáp án

Phương pháp: Phân tích các phương án.

Cách giải: 

A loại vì trong giai đoạn 1936 – 1939 ta không đấu tranh kinh tế và ngoại giao.

Bloại vì đây là bài học của Cách mạng tháng Tám.

C chọn vì Đảng đã tập hợp được quần chúng trong 1 mặt trận dân tộc thống nhất từ đó phát huy được sức mạnh đại đoàn kết dân tộc → bài học còn nguyên giá trị đối với thời đại ngày nay.

D loại vì tùy vào tình hình thực tế để Đảng đưa ra phương pháp tổ chức và lãnh đạo quần chúng thực hiện các đường lối, chủ trương cho phù hợp. Hiện nay, ngoài nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc ta còn phải xây dựng, phát triển đất nước nên dùng từ “đấu tranh” là chưa phù hợp với thực tiễn hiện nay.

Chọn C.


Câu 23:

Tổ chức nòng cốt của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên là 

Xem đáp án

Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 83.

Cách giải: Cộng sản đoàn là tổ chức nòng cốt của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.

Chọn C


Câu 24:

Thời cơ cho các nước Đông Nam Á nổi dậy giành chính quyền năm 1945 là 

Xem đáp án

Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 25.

Cách giải: Thời cơ cho các nước Đông Nam Á nổi dậy giành chính quyền năm 1945 là Nhật đầu hàng đồng minh (8/1945).

Chọn C.


Câu 25:

Sự kiện thể hiện sự biến đổi về chính trị của khu vực Đông Bắc Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai là 

Xem đáp án

Phương pháp: Suy luận, loại trừ phương án.

Cách giải:

A chọn vì sự kiện nước CHND Trung Hoa ra đời và sự chia cắt bán đảo Triều Tiên thành 2 nhà nước đối lập đã thể hiện sự biến đổi về chính trị của khu vực Đông Bắc Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

 Bloại vì nội dung phương án này không thể hiện sự biến đổi về chính trị của khu vực Đông Bắc Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai. 

C loại vì thiếu sự ra đời nước CHND Trung Hoa và sự thành lập nước Đại Hàn Dân quốc.

D loại vì cuộc nội chiến mang tính quân sự.

Chọn A.


Câu 26:

Một trong những quyết định quan trọng trong hội nghị Ianta (2/1945) là thành lập 

Xem đáp án

Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 5.

Cách giải: Một trong những quyết định quan trọng trong hội nghị Ianta (2/1945) là thành lập tổ chức Liên hợp quốc nhằm duy trì hòa bình, an ninh thế giới. 

Chọn B.


Câu 27:

Đầu 1950, việc các nước xã hội chủ nghĩa trên thế giới công nhận và thiết lập quan hệ ngoại giao với nước ta thể hiện 

Xem đáp án

Phương pháp: Suy luận, loại trừ phương án.

Cách giải:

A loại vì sau khi tuyên bố độc lập, Việt Nam sẵn sàng đặt quan hệ ngoại giao với tất cả các nước. 

B loại vì việc các nước XHCN đặt quan hệ ngoại giao với ta năm 1950 không cho thấy các nước khác (không theo chế độ XHCN) không muốn đặt quan hệ ngoại giao với Việt Nam. 

C loại vì đây là mong muốn của Việt Nam.

D chọn vì việc các nước xã hội chủ nghĩa trên thế giới công nhận và thiết lập quan hệ ngoại giao với nước ta thể hiện vị thế của nước ta được nâng cao trên trường quốc tế. 

Chọn D.


Câu 28:

Nước nào sau đây ở Đông Nam Á trở thành một trong bốn “con rồng kinh tế” châu Á nửa sau thế kỷ XX?

Xem đáp án

Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 29. 

Cách giải: Singapo ở Đông Nam Á trở thành một trong bốn “con rồng kinh tế” châu Á nửa sau thế kỷ XX.

Chọn B.


Câu 29:

Đứng trước tình trạng cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên con người cần dựa vào nhân tố nào? 

Xem đáp án

Phương pháp: Suy luận, loại trừ phương án.

Cách giải:

A chọn vì khi tài nguyên thiên nhiên cạn kiệt thì con người cần phải tìm ra, tạo ra nguồn năng lượng mới, vật liệu mới để thay thế.

B, C loại vì nếu không có nguyên, nhiên liệu thì máy tự động và công cụ sản xuất mới không hoạt động được.

D loại vì muốn có nguồn năng lượng tái tạo thì trước hết phải có tài nguyên thiên nhiên thì mới có thể tái tạo được. 

Chọn A.


Câu 30:

Nội dung nào dưới đây không được ghi trong Hiệp định Sơ bộ (6/3/1946)? 

Xem đáp án

Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 128.

Cách giải: Nhượng cho Pháp một số quyền lợi kinh tế, văn hoá ở Việt Nam không được ghi trong Hiệp định Sơ bộ (6/3/1946). 

Chọn B.


Câu 31:

Nước nào trở thành trung tâm kinh tế tài chính lớn nhất thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ hai? 

Xem đáp án

Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 42.

Cách giải: Mã trở thành trung tâm kinh tế tài chính lớn nhất thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

Chọn B.


Câu 32:

Mục đích của Đảng và Chính phủ khi kí Hiệp định Sơ bộ (6/3/1946), Tạm ước (14/9/1946) là gì? 

Xem đáp án

Phương pháp: Suy luận, loại trừ phương án.

Cách giải:

A loại vì kí kết Hiệp định Sơ bộ và Tạm ước không phải để tập trung vào kẻ thù chính mà lúc này Đảng và Chính phủ đang cố gắng để bảo vệ nền độc lập mới giành được không lâu và tránh 1 cuộc chiến tranh nổ ra.

B loại vì điều này chỉ đúng với việc ký kết Hiệp định Sơ bộ.

C chọn vì việc ký kết Hiệp định Sơ bộ và Tạm ước đã tạo thêm cho ta thời gian để xây dựng và củng cố lực lượng. 

D loại vì thực tế Pháp và Trung Hoa Dân quốc đã cấu kết với nhau bằng Hiệp ước Hoa – Pháp (28/2/1946).

Chọn C.


Câu 33:

Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai, thực dân Pháp đầu tư vốn nhiều nhất vào ngành nào? 

Xem đáp án

Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 76 – 77.

Cách giải: Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai, thực dân Pháp đầu tư vốn nhiều nhất vào ngành nông nghiệp.

Chọn B.


Câu 34:

Thắng lợi nào dưới đây đã đập tan hoàn toàn kế hoạch Nava của thực dân Pháp? 

Xem đáp án

Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 152. 

Cách giải: Chiế lịch sử Điện Biên Phủ 1954 đã đập tan hoàn toàn kế hoạch Nava của thực dân Pháp.

Chọn A.


Câu 35:

Vì sao Nghệ An - Hà Tĩnh là nơi phong trào cách mạng 1930-1931 phát triển mạnh nhất?

Xem đáp án

Phương pháp: Suy luận, loại trừ phương án.

Cách giải:

A loại vì chưa có căn cứ để khẳng định Nghệ An - Hà Tĩnh có đội ngũ cán bộ Đảng đông nhất trong cả nước.

B loại và trên toàn quốc có nhiều nơi có lực lượng công nhân đông đảo như Hải Phòng, Hà Nội,...

C loại vì việc thành lập chính quyền Xô viết là kết quả, là đỉnh cao của phong trào chứ không phải là nguyên nhân phát triển của phong trào.

D chọn vì Nghệ An và Hà Tĩnh là nơi có truyền thống anh dũng đấu tranh chống giặc ngoại xâm từ lâu đời.

Chọn D.


Câu 36:

Hạn chế lớn nhất đối với nền kinh tế của Nhật Bản đó là 

Xem đáp án

Phương pháp: Suy luận, loại trừ phương án.

Cách giải: Nội dung của cả 4 phương án đều là hạn chế của kinh tế Nhật Bản. Tuy nhiên, hạn chế lớn nhất đó là Nhật là nước nghèo tài nguyên thiên nhiên, điều này làm cho Nhật phải đi nhập khẩu tài nguyên thiên nhiên từ các nước khác. 

Chọn C.


Câu 37:

Việc làm quan trọng để ổn định hệ thống chính quyền và hệ thống chính trị sau đại thắng mùa Xuân 1975 là gì?

Xem đáp án

Phương pháp: Suy luận, loại trừ phương án. 

Cách giải:

- Xác định hệ thống chính quyền ở đây bao gồm: chính quyền cách mạng từ trung ương đến địa phương.

- Xét các phương án ta thấy:

A, B, C loại vì nếu không thành lập chính quyền mới thì không thể ổn định hệ thống chính quyền và hệ thống chính trị. 

D chọn vì để ổn định hệ thống chính quyền và hệ thống chính trị sau đại thắng mùa Xuân 1975 thì Đảng và Chính phủ đã thành lập chính quyền cách mạng và đoàn thể các cấp.

Chọn D.


Câu 38:

Kẻ thù chủ yếu của xã hội Việt Nam trong thời kì 1930-1931 là

Xem đáp án

Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 91, suy luận.

Cách giải:

A chọn vì kẻ thù chủ yếu của xã hội Việt Nam trong thời kì 1930-1931 là đế quốc và phong kiến.

B, D loại vì nội dung của các phương án này chỉ phản ánh được 1 phần về kẻ thù chủ yếu của xã hội Việt 

Nam. 

C loại vì tư sản không được xác định là kẻ thù của cách mạng trong giai đoạn 1930 – 1931.

Chọn A.


Câu 39:

Chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp đã làm cho kinh tế Việt Nam

Xem đáp án

Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 77 – 78.

Cách giải: Chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp đã làm cho kinh tế Việt Nam mất cân đối, lạc hậu, nghèo nàn.

 Chọn D.


Câu 40:

So với Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng, Luận cương chính trị (10/1930) có sự khác biệt về 

Xem đáp án

Phương pháp: Phân tích các phương án.

Cách giải:

A, C, D loại vì nội dung của các phương án này là điểm giống nhau giữa Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng và Luận cương chính trị (10/1930).

B chọn vì điểm khác nhau giữa Luận cương chính trị và Cương lĩnh chính trị là về xác định nhiệm vụ và lực lượng cách mạng:

- Nhiệm vụ: Cương lĩnh nêu cao vấn đề giải phóng dân tộc lên hàng đầu còn Luận cương lại nặng về đấu tranh giai cấp và cách mạng ruộng đất.

- Lực lượng: Luận cương xác định lực lượng cách mạng chỉ là công nhân và nông dân còn Cương lĩnh đã đánh giá đúng khả năng cách mạng của các giai cấp, tầng lớp trong xã hội Việt Nam khi xác định:

+ Lực lượng cách mạng là công nhân, nông dân, trí thức, tiểu tư sản; còn phú nông, trung tiểu địa chủ và tư sản thì lợi dụng hoặc trung lập. 

Chọn B. 


Bắt đầu thi ngay