Bộ đề thi môn Lịch sử THPT Quốc Gia năm 2022 có lời giải (30 đề)
Bộ đề thi môn Lịch sử THPT Quốc Gia năm 2022 có lời giải (Đề 17)
-
7775 lượt thi
-
40 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Tỉnh cuối cùng được giải phóng trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 là
Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 196.
Cách giải: Tỉnh cuối cùng được giải phóng trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 là Châu Đốc.
Chọn A.
Câu 2:
Thắng lợi nào của quân dân Việt Nambuộc Mĩ phải bắt đầu ngồi vào bàn đàm phán ở Pari để bàn về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam?
Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 177.
Cách giải: Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân năm 1968 buộc Mĩ phải bắt đầu ngồi vào bàn đàm phán ở Pari để bàn về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam.
Chọn C.
Câu 3:
Nội dung nào không phải là biện pháp của Việt Nam đối với Trung Hoa Dân quốc và tay sai sau Cách mạng tháng Tám năm 1945?
Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 127.
Cách giải: Ta chỉ cung cấp một phần chứ không phải cung cấp toàn bộ lương thực, thực phẩm cho quân Trung Hoa Dân quốc và tay sai sau Cách mạng tháng Tám năm 1945.
Chọn D.
Câu 4:
Trong cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946 – 1954), chỉ thị “Phải phá tan cuộc tiến công mùa đông của giặc Pháp” của Đảng Cộng sản Đông Dương đem đến thắng lợi của chiến dịch nào?
Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 133 – 134.
Cách giải: Trong cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946 – 1954), chỉ thị “Phải phá tan cuộc tiến công mùa đông của giặc Pháp” của Đảng Cộng sản Đông Dương đem đến thắng lợi của chiến dịch Việt Bắc thu – đông năm 1947.
Chọn A.
Câu 5:
Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam có điểm gì khác so với Luận cương chính trị tháng 10- 1930 của Đảng Cộng sản Đông Dương?
Phương pháp: Phân tích các phương án.
Cách giải:
A, B, C loại vì nội dung của các phương án này là điểm giống nhau giữa Cương lĩnh và Luận cương.
D chọn vì Cương lĩnh đã đề cao vấn đề giải phóng dân tộc lên hàng đầu còn Luận cương lại nặng về đấu tranh giai cấp và cách mạng ruộng đất.
Chọn D.
Câu 6:
Xu thế chung của quan hệ quốc tế sau Chiến tranh lạnh?
Phương pháp: Suy luận, loại trừ phương án.
Cách giải:
A, C, D loại vì nội dung của các phương án này không phải là xu thế chung của quan hệ quốc tế sau Chiến tranh lạnh.
B chọn vì xu thế chung của quan hệ quốc tế sau Chiến tranh lạnh là hòa bình, hợp tác, phát triển.
Chọn B.
Câu 7:
Thành tựu quan trọng nào sau đây về kinh tế mà Liên Xô đạt được từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nửa đầu những năm 70 của thế kỉ XX?
Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 11, suy luận.
Cách giải:
A, B, C loại vì nội dung của các phương án này là thành tựu về khoa học – kĩ thuật.
D chọn và trở thành cường quốc công nghiệp đứng thứ hai thế giới là thành tựu về kinh tế mà Liên Xô đạt được từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nửa đầu những năm 70 của thế kỉ XX.
Chọn D.
Câu 8:
Từ những năm 90 của thế kỉ XX, “một chương mới mở ra trong lịch sử khu vực Đông Nam Á” vì lý do nào sau đây?
Phương pháp: Suy luận, loại trừ phương án.
Cách giải:
A chọn vì việc vấn đề Campuchia được giải quyết đã làm cho mối quan hệ giữa ASEAN và 3 nước Đông Dương được cải thiện. Đồng thời, tạo điều kiện để Việt Nam, Lào và Campuchia gia nhập ASEAN, phát triển ASEAN lên 10 nước thành viên.
B loại vì Hiến chương ASEAN được kí tháng 11/2007 nhằm xây dựng ASEAN thành một cộng đồng vững mạnh.
C, D loại vì nếu vấn đề Campuchia chưa được giải quyết thì mối quan hệ ASEAN và ba nước Đông Dương không được cải thiện và ASEAN không thể phát triển lên 10 nước thành viên.
Chọn A.
Câu 9:
Sau khi ra đời đã tiếp thu ngay được ảnh hưởng mạnh mẽ của phong trào cách mạng thế giới, nhất là Cách mạng tháng Mười Nga và chủ nghĩa Mác - Lênin. Đó là đặc điểm của giai cấp nào ở Việt Nam?
Phương pháp: Suy luận, loại trừ phương án.
Cách giải:
A chọn vì giai cấp công nhân Việt Nam ra đời trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất và sau khi ra đời đã tiếp thu ngay được ảnh hưởng mạnh mẽ của phong trào cách mạng thế giới, nhất là Cách mạng tháng Mười Nga và chủ nghĩa Mác - Lênin.
B loại vì tầng lớp tiểu tư sản ra đời trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất và không tiếp thu ngay được ảnh hưởng Cách mạng tháng Mười Nga và chủ nghĩa Mác – Lênin.
C loại vì đến cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp thì tư sản dân tộc mới trở thành giai cấp và ban đầu tư sản dân tộc không tiếp thu ngay được ảnh hưởng Cách mạng tháng Mười Nga và chủ nghĩa Mác - Lênin.
D loại vì nông dân là giai cấp cũ trong xã hội.
Chọn A.
Câu 10:
Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược ở Việt Nam (1858 -1884) thất bại là do nguyên nhân nào sau đây?
Phương pháp: Suy luận, loại trừ phương án.
Cách giải:
A loại vì nhân dân ta quyết tâm chống Pháp ngay từ khi thực dân Pháp mới nổ súng xâm lược nước ta. Kể cả khi triều đình đã quay lưng lại với cuộc kháng chiến của nhân dân ta thì nhân dân ta vẫn tiếp tục chống Pháp.
B loại vì nhân dân ta ngay từ đầu đã ủng hộ triều đình kháng chiến chống Pháp và nagy cả khi triều đình quay lưng lại với cuộc kháng chiến của nhân dân thì nhân dân ta vẫn tiếp tục kháng chiến chống Pháp.
C loại vì ban đầu triều đình vẫn kháng chiến chống Pháp.
D chọn vì do không có đường lối kháng chiến đúng đắn nên triều đình đã bỏ lỡ nhiều cơ hội đánh thắng Pháp hoàn toàn.
Chọn D.
Câu 11:
Từ ngày 6-1 đến ngày 7-2-1930, Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản của Việt nam đã họp ở đâu?
Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 87.
Cách giải: Từ ngày 6-1 đến ngày 7-2-1930, Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản của Việt nam đã họp ở Cửu Long - Hương Cảng (Trung Quốc).
Chọn C.
Câu 12:
Đối với Trung Quốc, sự ra đời nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (10/1949) có ý nghĩa như thế nào?
Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 21.
Cách giải: Đối với Trung Quốc, sự ra đời nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (10/1949) có ý nghĩa đưa Trung Quốc bước vào kỉ nguyên độc lập, tự do, tiến lên Chủ nghĩa xã hội.
Chọn D.
Câu 13:
Phong trào dân chủ 1936 - 1939 ở Đông Dương có ý nghĩa như thế nào?
Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 102, suy luận.
Cách giải: Phong trào dân chủ 1936 - 1939 ở Đông Dương có ý nghĩa là cuộc tập dượt lần thứ hai cho Cách mạng tháng Tám 1945.
Chọn C.
Câu 14:
Giữa những năm 40 của thế kỷ XX, Mĩ là nước khởi đầu cuộc cách mạng nào sau đây?
Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 43.
Cách giải: Giữa những năm 40 của thế kỷ XX, Mĩ là nước khởi đầu cuộc cách mạng khoa học - công nghệ.
Chọn A.
Câu 15:
Trận đánh nào sau đây mở đầu chiến dịch Biên giới thu – đông 1950?
Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 137.
Cách giải: Trận đánh Đông Khê mở đầu chiến dịch Biên giới thu – đông 1950.
Chọn B.
Câu 16:
Sau Chiến tranh thế giới thứ 2, Mĩ dựa trên cơ sở nào sau đây để đề ra “Chiến lược toàn cầu"?
Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 43 – 44, suy luận.
Cách giải: Sau Chiến tranh thế giới thứ 2, Mĩ dựa vào tiềm lực kinh tế, quân sự và khoa học kĩ thuật vượt trội để đề ra “Chiến lược toàn cầu”. Cụ thể:
- Kinh tế: Mĩ là nước tư bản giàu mạnh nhất thế giới.
- Quân sự: Mĩ là nước có lực lượng quân sự mạnh nhất thế giới tư bản, nắm độc quyền vũ khí nguyên tử.
- Khoa học kĩ thuật: Mĩ là nước khởi đầu cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật hiện đại và đạt nhiều thành tựu/.
Chọn C.
Câu 17:
Đặc điểm của phong trào yêu nước và cách mạng ở Việt Nam những năm đầu thế kỉ XX đến năm 1930 là gì?
Phương pháp: Phân tích các phương án.
Cách giải:
A, B, D loại vì trong giai đoạn 1919 – 1930, có sự tồn tại song song của hai khuynh hướng dân chủ tư sản và vô sản. Hai khuynh hướng này đấu tranh giành quyền lãnh đạo cách mạng.
Chọn C.
Câu 18:
Sự kiện nào sau đây đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của cách mạng miền Nam (1954 - 1975)?
Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 164, suy luận.
Cách giải: Phong trào “Đồng khởi” giành thắng lợi đã đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của cách mạng miền Nam (1954 - 1975). Cách mạng miền Nam chuyển từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công.
Chọn A.
Câu 19:
Nhận xét nào sau đây là đầy đủ về Nghị quyết lần thứ 15 (1/1959) của Trung ương Đảng Lao động Việt Nam?
Nhận xét nào sau đây là đầy đủ về Nghị quyết lần thứ 15 (1/1959) của Trung ương Đảng Lao động Việt Nam?
Phương pháp: Phân tích các phương án.
Cách giải:
A, B, C loại vì chưa phản ánh đầy đủ về Nghị quyết lần thứ 15 (1/1959) của Trung ương Đảng Lao động Việt Nam.
D chọn vì chỉ ra một cách toàn diện con đường tiến lên của cách mạng miền Nam, thể hiện đúng đắn độc lập, tự chủ và quyết đoán của Đảng là nhận xét phản ánh đầy đủ về Nghị quyết lần thứ 15 (1/1959) của Trung ương Đảng Lao động Việt Nam.
- Tính đúng đắn, độc lập, tự chủ và quyết đoán của Đảng: tình hình thực tế cách mạng miền Nam lúc bấy giờ cho thấy không thể tiếp tục đấu tranh hòa bình nữa.
+ Đảng quyết định để nhân dân miền Nam sử dụng bạo lực cách mạng đánh đổ Mĩ – Diệm.
- Tính toàn diện: Hội nghị xác định rõ phương hướng của cách mạng miền Nam là khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân bằng con đường đấu tranh chính trị là chủ yếu, kết hợp với đấu tranh vũ trang đánh đổ | ách thống trị của Mĩ – Diệm.
Chọn D.
Câu 20:
Nội dung nào sau đây không phải là nội dung của Hiệp định Pari năm 1973 về Việt Nam?
Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 187.
Cách giải: Các bên tham chiến thực hiện cuộc tập kết, chuyển quân, chuyển giao khu vực không phải là nội dung của Hiệp định Pari năm 1973 về Việt Nam.
Chọn A.
Câu 21:
Điểm mới của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Đông Dương 5/1941 so với Hội nghị tháng 11/1939 là gì?
Phương pháp: Phân tích các phương án.
Cách giải:
A, B, C loại vì nội dung của các phương án này là điểm giống nhau giữa Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Đông Dương 5/1941 và Hội nghị tháng 11/1939.
D chọn vì điểm mới của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Đông Dương 5/1941 so với Hội nghị tháng 11/1939 là quyết định giải quyết vấn đề dân tộc trong khuôn khổ từng nước ở Đông Dương với việc thành lập ở mỗi nước Đông Dương 1 mặt trận thống nhất riêng để lãnh đạo đấu tranh cho phù hợp với tình hình của từng nước.
Cụ thể: Ở Việt Nam thành lập Việt Nam độc lập đồng minh, ở Lào thành lập Ai Lao độc lập đồng minh, ở Campuchia thành lập Cao Miên độc lập đồng minh.
Chọn D.
Câu 22:
Nội dung nào sau đây phản ánh đúng nghệ thuật chỉ đạo khởi nghĩa giành chính quyền trong Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam?
Phương pháp: Phân tích các phương án.
Cách giải:
A chọn vì Cách mạng tháng Tám có sự kết hợp giữa đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang.
B, D loại vì trong Cách mạng tháng Tám không có tổng công kích và chiến tranh cách mạng.
C loại vì ngoài tiến công quân sự còn có đấu tranh chính trị của quần chúng.
Chọn A.
Câu 23:
Một trong những mục tiêu quan trọng của tổ chức ASEAN (1967) là gì?
Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 31.
Cách giải:
Một trong những mục tiêu quan trọng của tổ chức ASEAN (1967) là tăng cường hợp tác phát triển kinh tế và văn hóa.
Chọn D.
Câu 24:
Nội dung nào không phản ánh đúng những thuận lợi cơ bản của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sau Cách mạng tháng Tám năm 1945?
Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 122.
Cách giải:
Quốc tế Cộng sản chỉ đạo thống nhất cách mạng thế giới không phải là thuận lợi cơ bản của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sau Cách mạng tháng Tám năm 1945.
Chọn A.
Câu 25:
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai mưu đồ bao quát của Mỹ là gì?
Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 44.
Cách giải: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai mưu đồ bao quát của Mỹ là làm bá chủ thế giới.
Chọn A.
Câu 26:
Quyết định nào củaHội nghị Ianta (tháng 2/1945) đưa đến sự phân chia hai cực trong quan hệ quốc tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 5, suy luận.
Cách giải: Thỏa thuận việc đóng quân, phân chia phạm vi ảnh hưởng ở châu Âu và châu Á của Hội nghị Ianta (tháng 2/1945) đưa đến sự phân chia hai cực trong quan hệ quốc tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
Chọn D.
Câu 27:
Trong những năm 1975-1979, quân đội Việt Nam đã phối hợp với lực lượng cách mạng Campuchia thực hiện nhiệm vụ nào sau đây?
Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 206 – 207.
Cách giải: Trong những năm 1975-1979, quân đội Việt Nam đã phối hợp với lực lượng cách mạng Campuchia thực hiện nhiệm vụ xóa bỏ chế độ diệt chủng Pôn Pốt.
Chọn D.
Câu 28:
Nhận định của Nguyễn Ái Quốc: “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không còn con đường nào khác con đường cách mạng vô sản” là do ảnh hưởng của cuộc cách mạng nào sau đây?
Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 81, suy luận.
Cách giải: Nhận định của Nguyễn Ái Quốc: “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không còn con đường nào khác con đường cách mạng vô sản” là do ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười Nga. Người đánh giá đây là cuộc cách mạng “đến nơi” khi so sánh với cách mạng Pháp và cách mạng Mĩ.
Chọn C.
Câu 29:
Thắng lợi của nhân dân miền Nam Việt Nam trong cuộc chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961 – 1965) của Mĩ có ý nghĩa nào sau đây?
Phương pháp: Suy luận, loại trừ phương án.
Cách giải:
B loại vì sau chiến thắng Mậu Thân năm 1968 thì cuộc kháng chiến chống Mĩ của ta mới chuyển sang giai đoạn vừa đánh vừa đàm.
C loại vì nội dung phương án này là ý nghĩa của cuộc tiến công chiến lược năm 1972.
D loại vì nội dung phương án này là ý nghĩa của phong trào “Đồng khởi”.
Chọn A.
Câu 30:
Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Đông Dương (tháng 5/1941) đã chủ trương thành lập ở Việt Nam mặt trận nào sau đây?
Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 109.
Cách giải: Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Đông Dương (tháng 5/1941) đã chủ trương thành lập ở Việt Nam mặt trận Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh.
Chọn C.
Câu 31:
Điểm giống nhau về tình thế của Pháp khi tiến hành các kế hoạch: Kế hoạchRove, kế hoạchĐà Lát đơ Tátxinhi và kế hoạch Nava trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam (1946-1954)?
Phương pháp: Phân tích các phương án.
Cách giải:
A loại vì khi tiến hành kế hoạch Đà Lát đơ Tátxinhi thì Pháp đã mất quyền chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ và khi Pháp tiến hành kế hoạch Nava thì Pháp đã mất quyền chủ động trên chiến trường Đông Dương.
B, C loại vì khi tiến hành kế hoạch Rove thì Pháp chưa mất quyền chủ động trên chiến trường.
D chọn vì
- Pháp thất bại trong kế hoạch LEA=> chuyển sang tiến hành kế hoạch Rove.
- Pháp thất bại trong kế hoạch Rove –> chuyển sang tiến hành kế hoạch Đà Lát đơ Tátxinhi.
- Pháp thất bại trong Đờ Lát đơ Tátxinhi –> chuyển sang tiến hành kế hoạch Nava.
Chọn D.
Câu 32:
Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng hoàn cảnh lịch sử dẫn đến sự ra đời của tổ chức ASEAN?
Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 31, suy luận.
Cách giải: Mĩ muốn biến Đông Nam Á thành cái “sân sau” của mình không phản ánh đúng hoàn cảnh lịch sử dẫn đến sự ra đời của tổ chức ASEAN.
Chọn D.
Câu 33:
Một trong những điểm tương đồng của Cách mạng tháng Tám năm 1945 và hai cuộc kháng chiến chống ngoại xâm (1945-1975) ở Việt Nam là gì?
Phương pháp: Phân tích các phương án.
Cách giải:
A loại vì Cách mạng tháng Tám chưa có sự giúp đỡ từ các nước xã hội chủ nghĩa.
B chọn vì
- Trong Cách mạng tháng Tám có sự kết hợp giữa lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang, trong đó lực lượng chính trị đóng vai trò quyết định.
- Trong kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ có sự kết hợp giữa lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang, trong đó lực lượng vũ trang đóng vai trò quyết định. Riêng trong kháng chiến chống Mĩ có sự kết hợp giữa tiến công quân sự của lực lượng vũ trang và sự nổi dậy của quần chúng.
C loại vì chưa đúng với cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ.
D loại vì trong Cách mạng tháng Tám, lực lượng chính trị đóng vai trò quyết định.
Chọn B.
Câu 34:
Nhận xét nào sau đây là đúng về phong trào công nhân Việt Nam trong những năm 1928-1929?
Phương pháp: Phân tích các phương án.
Cách giải:
A, C, D loại vì khi Đảng ra đời thì mới đánh dấu:
- Giai cấp công nhân đã trưởng thành và đủ sức lãnh đạo cách mạng.
- Phong trào công nhân Việt Nam có tính thống nhất cao theo một đường lối chính trị đúng đắn.
- Phong trào công nhân Việt Nam ngày càng mạnh mẽ và có một tổ chức lãnh đạo thống nhất.
B chọn vì phong trào công nhân Việt Nam vốn là 1 bộ phận của phong trào yêu nước, có sự gắn bó, liên kết với phong trào yêu nước và trong giai đoạn 1928 – 1929 (sau phong trào “vô sản hóa”) phong trào công nhân Việt Nam đã trở thành nòng cốt của phong trào yêu nước.
Chọn B.
Câu 35:
Yếu tố nào ở Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đã tạo điều kiện để: "Chủ nghĩa xã hội chỉ còn phải làm cái việc làgieo hạt giống của công cuộc giải phóng nữa thôi"?
Phương pháp: Phân tích các phương án.
Cách giải:
A loại vì thiếu chuyển biến về kinh tế.
B loại và phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa và mầm mống của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa đã xuất hiện nước ta từ cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất.
C chọn vì chuyển biến về kinh tế và xã hội đã tạo tiền đề cho cuộc vận động giải phóng dân tộc theo xu hướng mới đầu thế kỉ XX.
D loại vì tư tưởng phong kiến đã lạc hậu không phải là điều kiện để Chủ nghĩa xã hội gieo hạt giống của công cuộc giải phóng.
Chọn C.
Câu 36:
Nội dung nào sau đây là ý nghĩa của cuộcTổng tuyển cử bầu Quốc hội trong cả nước (tháng 1/1946)?
Phương pháp: Suy luận, loại trừ phương án.
Cách giải:
A loại vì nội dung phương án này là chủ trương của Đảng khi đối phó với ngoại xâm và nội phản.
B loại vì thiện chí hòa bình của nhân dân Việt Nam đối với các nước Đồng minh không phải ở việc tiến hành Tổng tuyển cử bầu Quốc hội trong cả nước (tháng 1/1946).
C chọn vì chỉ khi thành lập được chính quyền cách mạng thông qua cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội trong cả nước (tháng 1/1946) thì ta mới có cơ sở pháp lí vững chắc cho nhà nước thực hiện chính sách đối nội, đối ngoại.
D loại vì đây là ý nghĩa của việc ký kết Hiệp định Sơ bộ.
Chọn C.
Câu 37:
Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng nguyên nhân dẫn đến sự thất bại của phong trào Cần Vương cuối thế kỷ XIX?
Phương pháp: Suy luận, loại trừ phương án.
Cách giải:
A, C, D loại vì nội dung của các phương án này là nguyên nhân dẫn đến sự thất bại của phong trào Cần vương cuối thế kỷ XIX.
B chọn vì phong trào Cần vương được sự ủng hộ của quần chúng nhân dân.
Chọn B.
Câu 38:
Nguyên nhân khách quan nào giúp các nước Tây Âu hoàn thành công cuộc khôi phục kinh tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
Phương pháp: SGK Lịch sử 12, trang 47, suy luận.
Cách giải: Sự viện trợ của Mĩ là nguyên nhân khách quan giúp các nước Tây Âu hoàn thành công cuộc khôi phục kinh tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
Chọn B.
Câu 39:
Lí do nào khẳng định Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam là cương lĩnh giải phóng dân tộc sáng tạo, đúng đắn?
Phương pháp: Suy luận, loại trừ phương án.
Cách giải:
A, B, C loại vì nội dung của các phương án này phản ánh điểm đúng đắn của Cương lĩnh nhưng chưa đầy đủ và chưa cho thấy tính sáng tạo của Cương lĩnh.
D chọn vì
- Tính đúng đắn: Cương lĩnh xác định nhiệm vụ của cách mạng khi nêu rõ tiến hành cách mạng tư sản dân quyền (đánh đổ đế quốc để giành độc lập) và thổ địa cách mạng (đánh đổ phong kiến, giành ruộng đất cho dân cày).
- Tính sáng tạo: chủ nghĩa Mác – Lê nin đề cao vấn đề giai cấp hơn vấn đề dân tộc còn Cương lĩnh thì có sự sáng tạo cho phù hợp với thực tế Việt Nam khi xác định vấn đề dân tộc là vấn đề hàng đầu, cần giải quyết trước.
Chọn D.
Câu 40:
Nguyễn Ái Quốc không đi theo con đường cách mạng mà các vị tiền bối Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, ...) đã chọn vì lý do nào?
Phương pháp: Suy luận, loại trừ phương án.
Cách giải:
A loại vì Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh là những đại diện tiêu biểu của các văn thân, sĩ phu tiến bộ đầu thế kỉ XX và con đường cứu nước của các ông không mang nặng cốt cách phong kiến.
B chọn vì Nguyễn Ái Quốc đã nhìn thấy hạn chế của các con đường cứu nước của các vị tiền bối. Do đó, Người đã không đi theo những con đường của các vị tiền bối mà lựa chọn hướng đi riêng.
C loại vì con đường dân chủ tư sản được nhiều nước áp dụng.
D loại vì con đường cách mạng dân chủ tư sản là con đường tiến bộ nhưng chưa phù hợp với thực tế của Việt Nam.
Chọn B.