IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 9 Hóa học Chủ đề 4: Lập công thức phân tử hợp chất hữu cơ có đáp án

Chủ đề 4: Lập công thức phân tử hợp chất hữu cơ có đáp án

Chủ đề 4: Lập công thức phân tử hợp chất hữu cơ có đáp án

  • 289 lượt thi

  • 13 câu hỏi

  • 30 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Phân tử hợp chất hữu cơ A có 2 nguyên tố. Đốt cháy hoàn toàn 3 gam chất A thu được 5,4 gam nước. Hãy xác định công thức phân tử của A. Biết khối lượng mol của A là 30 gam.
Xem đáp án

Cách 1

Hợp chất hữu có A có 2 nguyên tố, khi đốt cháy thu được nước

A chứa 2 nguyên tố C và H

nH2O = 5,4/18 = 0,3 mol

→ nH = 2. 0,3 = 0,6 mol → mH = 0,6 gam

→ mC = 3 - 0,6 = 2,4 gam → nC = 2,4/12= 0,2 mol

→ nC : nH = 0,2 : 0,6 = 1 : 3

→ Công thức đơn giản nhất của A là (CH3)n

Mà MA = 30 → 15n = 30 → n = 2

→ CTPT của A là C2H6

Cách 2

A là chất hữu cơ nên trong A phải chứa nguyên tố C.

Khi đốt cháy A thu được nước → trong A phải có H

Mặt khác A chứa 2 nguyên tố nên A có công thức CxHy

nA = 3/30 = 0,1 ml; nH2O = 5,4/18 = 0,3 mol

4 CxHy + O2 → 4x CO2 + 2y H2O

4.…………………………………2y

0,1………………………………0,3

→ 0,1.2y = 4.0,3 → y = 6

Mặt khác 12x+y = 30 → 12x + 6 = 30 → x = 2

→ CTPT của A là: C2H6


Câu 2:

Đốt cháy 3 gam một chất hữu cơ A thu được 6,6 gam CO2 và 3,6 gam H2O. Xác định công thức phân tử của A, biết khối lượng mol phân tử của A là 60 gam
Xem đáp án

nCO2 = 6,6/44=0,15 mol; nH2O = 3,6/18 = 0,2 mol

→ nC = 0,15 mol; nH = 0,2.2 = 0,4 mol→ mC = 12.0,15 = 1,8 gam; mH = 0,4.1 = 0,4 gam

mC + mH = 1,8 + 0,4 = 2,2 gam < mA

→ Trong A còn có O (vì khi đốt cháy chỉ thu được CO2 và H2O)

→ mO = 3 – (mC + mH) = 3 – 2,2 = 0,8 mol → nO = 0,8/16 = 0,05 mol

→ nC : nH : nO = 0,15 : 0,4 : 0,05 = 3 : 8 :1

→ Công thức đơn giản nhất của A là (C3H8O)n

MA = 60 → 60n = 60 → n = 1

→ CTPT của A là C3H8O


Câu 3:

Khi đốt hoàn toàn 3 gam một hợp chất hữu cơ A thu được 8,8 gam CO2 và 5,4 gam H2O

a) Trong A có chứa những nguyên tố nào?

b) Biết phân tử khối của A nhỏ hơn 40. Xác định công thức phân tử của A?

c) A có làm mất màu dung dịch brom không?

Xem đáp án

a)

nCO2 = 8,8/44 = 0,2 mol → nC = 0,2 mol → mC = 0,2.12 = 2,4g

nH2O = 5,4/18 = 0,3 mol → nH = 0,3.2 = 0,6 mol → mH = 0,6.1 = 0,6g

→ mO = 3 – (mC + mH) = 3 – 2,4 – 0,6 = 0

→ A chỉ chứa 2 nguyên tố C và H

b)

nC : nH = 0,2 : 0,6 = 1 : 3

→ Công thức đơn giản nhất của A: (CH3)n

MA < 40 → 15n < 40 → n < 2,67 → n chỉ có thể là 1 hoặc 2

TH 1: n = 1 → Công thức phân tử của A là CH3 ( Loại)

TH 2: n = 2 → Công thức phân tử của A là C2H6 ( thỏa mãn)

c) C2H6 không làm mất màu dung dịch brom


Câu 4:

Đốt cháy hoàn toàn m gam hợp chất hữu cơ A cần dùng 11,2 gam khí oxi, thu được 8,8 gam CO2 và 5,4 gam H2O. Ở đktc 2,24 lít khí A có khối lượng 3 gam. Xác định CTPT của A?
Xem đáp án
Chọn đáp án A.

nO2 = 11,2/32 = 0,35 mol

nCO2 = 8,8/44 = 0,2 mol nC = 0,2 mol

nH2O = 5,4/18 = 0,3 mol nH = 2.0,3 = 0,6 mol

Đốt cháy hoàn toàn m gam hợp chất hữu cơ A cần dùng 11,2 gam khí oxi, thu được 8,8 gam CO2 (ảnh 1)

Vậy hợp chất hữu cơ A chỉ có C và H.

Gọi CTTQ của A là CxHy, khi đó ta có:

Vậy CTĐGN của A là (CH3)n.

Đốt cháy hoàn toàn m gam hợp chất hữu cơ A cần dùng 11,2 gam khí oxi, thu được 8,8 gam CO2 (ảnh 2)

n = 30/15 = 2

Vậy A là C2H6.


Câu 5:

X mạch hở có công thức C3Hy. Một bình có dung tích không đổi chứa hỗn hợp khí X và O2 dư ở 150ºC, áp suất 2 atm. Bật tia lửa điện để đốt cháy X sau đó đưa bình về 150ºC, áp suất vẫn là 2 atm. Công thức phân tử của X?
Xem đáp án
Chọn đáp án B.
X mạch hở có công thức C3Hy. Một bình có dung tích không đổi chứa hỗn hợp khí X và O2 dư ở (ảnh 1)
Vì P, V và T không đổi nên n↑ trước pư = n↑ sau pư.

Giả sử có 1 mol X phản ứng, vậy sẽ tạo ra 3 mol CO2 và y/2 mol H2O.

1 + 3 + y/4 = 3 + y/2 y = 4

Vậy X có công thức phân tử là C3H4.


Câu 6:

Khi đốt cháy hoàn toàn 15 mg chất A chỉ thu được khí CO2 và hơi nước, tổng thể tích của chúng quy về đktc là 22,4 ml. CTĐGN của A?
Xem đáp án
Chọn đáp án B.

Đặt CTTQ của A là CxHyOz

Khi đốt cháy hoàn toàn 15 mg chất A chỉ thu được khí CO2 và hơi nước, tổng thể tích của chúng (ảnh 1)
Khi đốt cháy hoàn toàn 15 mg chất A chỉ thu được khí CO2 và hơi nước, tổng thể tích của chúng (ảnh 2)
Vậy x = 1, y = 2, z = 1.

Vậy CTĐGN là CH2O.


Câu 7:

Khi đốt cháy 1 lít khí X cần 6 lít O2 thu được 4 lít CO2 và 5 lít H2O ( các khí đo cùng điều kiện ). CTPT của X là?
Xem đáp án
Chọn đáp án C.

Ta có tỉ lệ thể tích bằng tỉ lệ số mol.

VCO2 = 4 lit VC = 4 lit

VH2O = 5 lit VH = 2.5 = 10 lit

VO/O2 = 6.2 = 12 lit

vO/chất sp = 4.2 + 5 = 13 lit

VO/O2 < VO/chất sp

Suy ra trong X có C, H và O.

VO/X = 13-12 = 1 lit

Gọi CTTQ của X là CxHyOz, ta có:

x = VC/VX = 4/1 = 1

y = VH/VX = 10/1 = 10

z = VO/VX = 1/1 = 1

Vậy X có công thức là C4H10O.


Câu 9:

Đốt cháy hoàn toàn 0,58 gam một hyđrocacbon A được 1,76 gam CO2 và 0,9 gam H2O. Biết A có khối lượng riêng DA ≈2,59 gam/lít. Tìm CTPT A
Xem đáp án
Chọn đáp án D.

Tương tự câu 4, ta tìm được CTĐGN của hidrocacbon là (C2H5)n.

Mà DA = 2,59 g/l MA = 2,59.22,4 = 58g

Đốt cháy hoàn toàn 0,58 gam một hyđrocacbon A được 1,76 gam CO2 và 0,9 gam H2O. Biết A có khối (ảnh 1)

Vậy CTPT của A là C4H10.


Câu 10:

Đốt cháy hoàn toàn 4,6 gam chất hữu có A thu được 4,48 lít CO2 (đktc) và 5,4 gam H2O. dA/kk = 1,58. Xác định CTPT của A?
Xem đáp án
Chọn đáp án B.

nCO2 = 4,48/22,4 = 0,1 mol nC = 0,2 mol mC = 2,4 g

nH2O = 5,4/18 = 0,3 mol nH = 0,3.2 = 0,6 mol mH = 0,6g

mO =4,6 - 2,4 - 0,6 = 1,6g nO/A = 1,6/16 = 0,1 mol

Vậy A gồm C, H và O.

Gọi CTTQ của A là CxHyOz, ta có:

Vậy CTĐGN của A là (C2H6O)n.

dA/kk = 1,58 MA = 1,58.29 = 46g

n = 1

Vậy công thức phân tử của A là C2H6O.


Câu 13:

Đốt cháy hoàn toàn 18 gam hợp chất hữu cơ A cần vừa đủ 16,8 lít O2 (đktc). Hỗn hợp sản phẩm cháy gồm CO2 và H2O theo tỉ lệ thể tích VCO2:VH2=3:2. Xác định CTPT của A biết dA/H2 = 36
Xem đáp án
Chọn đáp án D.

Theo định luật bảo toàn khối lượng ta có:

mA + mO2 = mCO2 + mH2O

mCO2 + mH2O = 18 + 16,8/22,4 . 32 = 42g

Vì VCO2:VH2O = 3:2 nên nCO2:nH2O = 3:2

Gọi số mol của H2O và CO2 lần lượt là 2x và 3x, ta có:

2x.18 + 3x.44 = 42

x = 0,25

Đốt cháy hoàn toàn 18 gam hợp chất hữu cơ A cần vừa đủ 16,8 lít O2 (đktc). Hỗn hợp sản phẩm cháy (ảnh 1)

mO = 18-9-1=8g

nO/A = 8/16 = 0,5 mol

Vậy A gồm C, H và O.

Gọi CTTQ của A là CxHyOz, ta có:

x:y:z=nC:nH:nO = 0,75:1:0,5=3:4:2

Vậy CTĐGN của A là (C3H4O2)n.

Mà dA/H2 = 36 MA = 72 n=1

Vậy CTPT của A là C3H4O2.


Bắt đầu thi ngay


Có thể bạn quan tâm


Các bài thi hot trong chương