Giải SBT Hóa học 9 Bài 1: Tính chất hóa học của oxit. Khái quát về sự phân loại oxit
-
2363 lượt thi
-
7 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Có những oxit sau : H2O, SO2, CuO, CO2, CaO, MgO. Hãy cho biết những chất nào có thể điều chế bằng
a) phản ứng hoá hợp ? Viết phương trình hoá học.
b) phản ứng phân huỷ ? Viết phương trình hoá học.
a) Điều chế bằng phương pháp hoá hợp : H2O, SO2, CuO, CO2, CaO, MgO.
b) Điều chế bằng phương pháp phân huỷ : CuO, CO2, CaO, MgO.
Thí dụ :
CuCO3 to→ CuO + CO2
CaCO3 to→ CaO + CO2
MgCO3 to→ MgO + CO2
Câu 2:
Hãy viết công thức hoá học và tên gọi của
a) 5 oxit bazơ ;
b) 5 oxit axit.
a) Các oxit bazơ : đồng(II) oxit : CuO, natri oxit : Na2O, canxi oxit : CaO, sắt(III) oxit: Fe2O3 ...
b) Các oxit axit: cacbon đioxit (CO2), lưu huỳnh đioxit (SO2), đinitơ pentaoxit (N2O5) ...
Câu 3:
Khí cacbon monooxit (CO) có lẫn các tạp chất là khí cacbon đioxit (CO2) và lưu huỳnh đioxit (SO2) Làm thế nào tách được những tạp chất ra khỏi CO ? Viết các phương trình hoá học.
Dẫn hỗn hợp khí qua dung dịch bazơ dư, các tạp chất là oxit axit bị giữ lại. Đi ra khỏi dung dịch là khí CO (oxit trung tính không tác dụng với bazơ).
Phương trình phản ứng
CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O
SO2 + Ca(OH)2 → CaSO3 + H2O
Câu 4:
Hãy tìm công thức hoá học của những oxit có thành phần khối lượng như sau :
a) S : 50% ; b) C : 42,8% ; c) Mn : 49,6% ; d) Pb : 86,6%.
a) Đặt công thức hoá học của oxit lưu huỳnh là SxOy, ta có :
x:y = 50/32 : 50/ 16 = 1:2
Oxit của lưu huỳnh có công thức hoá học là SO2.
b) C: 42,8% ⇒ O: 57,2%
Gọi công thức oxit là: CxHy
⇒ x : y = 42,8/12 : 57,2/16 = 1 : 1
Vậy oxit là: CO
c) Mn: 49,6% ⇒ O: 50,4%
Gọi công thức là: MnxOy
x : y = 49,6/55 : 50,4/16 = 2 : 7
Vậy oxit là: Mn2O7
d) Pb: 86,6% ⇒ O: 13,4%
Gọi công thức của oxit là: PbxOy
x : y = 86,6/207 : 13,4/16 = 1 : 2
Vậy công thức oxit là: PbO2
Câu 5:
Biết rằng 1,12 lít khí cacbon đioxit (đktc) tác dụng vừa đủ với 100 ml dung dịch NaOH tạo ra muối trung hoà.
a) Viết phương trình hoá học.
b) Tính nồng độ mol của dung dịch NaOH đã dùng.
a) CO2 + 2NaOH → Na2CO3 + H2O
b) nNaOH = 2nCO2 = 1,12x2 /22,4 = 0,1 (mol)
Nồng độ mol của dung dịch NaOH là 1M.
Câu 6:
Cho 15,3 gam oxit của kim loại hoá trị II vào nước thu được 200 gam dung dịch bazơ với nồng độ 8,55%. Hãy xác định công thức của oxit trên.
Cách 1: Đặt công thức hoá học của oxit là MO ⇒ công thức bazơ là M(OH)2
MO + H2O → M(OH)2
→ Công thức oxit là BaO.
Cách 2: mH2O(p/u) = mM(OH)2 - mMO = 17,1 - 15,3 = 1,8(g)
MO + H2O → M(OH)2
Công thức oxit là BaO
Câu 7:
Cho 38,4 gam một oxit axit của phi kim X có hoá trị IV tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH thu được 400 gam dung dịch muối nồng độ 18,9%. Xác định công thức của oxit.
Cách 1 : Đặt công thức của oxit là XO2.
mmuối = = 75,6 (g)
XO2 + 2NaOH → Na2XO3 + H2O
Theo phương trình hoá học
=> X = 32 => Công thức oxit là SO2.
Cách 2: mmuoi = 75,6(g) → mNa2O = 75,6 - 38,4 = 37,2(g)
nNa2O = 37,2/62 = 0,6 (mol)
nXO2 = nNa2O = 0,6 mol
→ MXO2 = 38,4/0,6 = 64(gam/mol)
→ X = 32
=> Công thức oxit là SO2.