Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 37: Vấn đề khai thác thế mạnh ở Tây Nguyên (Phần 4) (có đáp án)
Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 37: Vấn đề khai thác thế mạnh ở Tây Nguyên (Phần 4) (có đáp án)
-
647 lượt thi
-
14 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Tại sao Tây Nguyên có vị trí đặc biệt quan trọng về an ninh quốc phòng của nước ta?
Đáp án: C
Giải thích: Tây Nguyên có vị trí đặc biệt quan trọng về an ninh quốc phòng là do vừa tiếp giáp với Lào và vừa tiếp giáp Campuchia (ngã ba biên giới tiếp giáp với Lào và Campuchia thuộc tỉnh Kon Tum).
Câu 2:
Vì sao Tây Nguyên trở thành vùng chuyên canh cây công nghiệp quy mô lớn ở nước ta hiện nay?
Đáp án: A
Giải thích: Nhờ có diện ích đất đỏ badan giàu dinh dưỡng, phân bố tập trung với những mặt bằng rộng lớn nên có thể hình thành vùng chuyên canh cây công nghiệp quy mô lớn ở Tây Nguyên.
Câu 3:
Tại sao ngành chế biến lương thực lại không phát triển mạnh ở vùng Tây Nguyên?
Đáp án: C
Giải thích: Ở Tây Nguyên do điều kiện tự nhiên không thuận lợi cho việc trồng cây lương thực nên không có sẵn nguồn nguyên liệu cho ngành ngành chế biến lương thực. Vùng Tây Nguyên chỉ phát triển mạnh các cây công nghiệp (cà phê, cao sư, tiêu, điều, chè,...).
Câu 4:
Ở Tây Nguyên, vấn đề đặt ra đối với chế biến lâm sản là
Đáp án: B
Giải thích: Vấn đề đặt ra đối với chế biến lâm sản là đẩy mạnh công tác chế biến gỗ tại địa phương, hạn chế xuất khẩu gỗ tròn. Các ý A, C, D là vấn đề đặt ra đối với việc khai thác và bảo vệ rừng ⇒ Loại đáp án A, C, D.
Câu 5:
Tây Nguyên có nguồn thủy năng lớn là do
Đáp án: A
Giải thích: Tây Nguyên có địa hình là các cao nguyên xếp tầng với nhiều độ cao khác nhau + nhiều sông lớn, nguồn nước dồi dào với tốc độ dòng chảy sông ngòi lớn mang lại nguồn thủy năng dồi dào.
Câu 6:
Trong thời gian qua, Tây Nguyên đã thu hút hàng vạn lao động, phần lớn trong số đó đến từ
Đáp án: A
Giải thích: Phần lớn nguồn di dân tới Tây Nguyên là từ đồng bào các dân tộc thiểu số ở vùng Trung du và miền núi phía Bắc. Ở những khu vực này đời sống dân cư gặp nhiều khó khăn (thiên tai lũ lụt, đói nghèo..) người dân di cư vào Tây Nguyên để tìm kiếm miền đất mới, khai hoang, phát triển nông – lâm nghiệp (hiện tượng di dân xuất hiện từ những năm 1990). Hiện nay, với chính sách của Nhà nước, các luồng di dân tự do đã được hạn chế và có kế hoạch hơn.
Câu 7:
Người nhập cư đến vùng Tây Nguyên nhằm mục đích nào?
Đáp án: B
Giải thích: Phần lớn nguồn di dân tới Tây Nguyên là từ đồng bào các dân tộc thiểu số ở vùng Trung du và miền núi phía Bắc.
- Ở những khu vực này đời sống dân cư gặp nhiều khó khăn (thiên tai lũ lụt, đói nghèo..),.
Nên người dân di cư vào Tây Nguyển để tìm kiếm miền đất mới, khai hoang, phát triển nông – lâm nghiệp (hiện tượng di dân xuất hiện từ những năm 1990). Hiện nay, với chính sách của Nhà nước, các luồng di dân tự do đã được hạn chế và có kế hoạch hơn.
Câu 8:
Biện pháp quan trọng hàng đầu để phát triển ổn định cây cà phê hiện nay ở Tây Nguyên là
Đáp án: B
Giải thích: Ở nước ta, cây cà phê được sản xuất với mục đích chủ yếu là cung cấp mặt hàng cho xuất khẩu. Điều này khiến cho ngành sản xuất cà phê phụ thuộc vào thị trường nông sản và dễ biến động. Biện pháp lâu dài để phát triển ổn định cây cà phê là kết hợp với công nghiệp chế biến nhằm đảm bảo đầu ra ổn định cho thị trường cà phê trong nước, đồng thời nâng cao chất lượng sản phẩm.
Câu 9:
Các vườn quốc gia nào sau đây thuộc về Tây Nguyên?
Đáp án: D
Giải thích: Các vườn quốc gia thuộc vùng Tây Nguyên là: Yok Đôn, Chư Yang sin, Kon Ka Kinh, Chư Mom Rây
Câu 10:
Ở Tây Nguyên, vấn đề đặt ra đối với hoạt động chế biến lâm sản là
Đáp án: B
Giải thích: Ở Tây Nguyên, vấn đề đặt ra đối với hoạt động chế biến lâm sản là đẩy mạnh công tác chế biến gỗ tại địa phương, hạn chế xuất khẩu gỗ tròn.
Câu 11:
Tây Nguyên có phần tương tự Trung du và miền núi Bắc Bộ về thế mạnh nổi bật để phát triển
Đáp án: C
Giải thích: Tây Nguyên có phần tương tự Trung du và miền núi Bắc Bộ về thế mạnh nổi bật để phát triển thuỷ điện. Tiềm năng và trữ năng thủy điện ở Tây Nguyên chỉ đứng sau vùng trung du và miền núi Bắc Bộ.
Câu 12:
Ý nghĩa nào sau đây không đúng với hồ thuỷ điện ở Tây Nguyên?
Đáp án: D
Giải thích: Xây dựng các hồ thuỷ điện ở Tây Nguyên không chỉ đem lại nguồn nước tưới quan trọng trong mùa khô mà còn sử dụng cho mục đích du lịch và phát triển nuôi trồng thuỷ sản.
Câu 13:
Công trình thuỷ điện nào sau đây nằm trên hệ thống sông Đồng Nai?
Đáp án: B
Giải thích: Các công trình thuỷ điện và thủy lợi nằm trên hệ thống sông Đồng Nai là: Trên dòng chính sông Đồng Nai: Thủy điện Trị An, Đồng Nai 2, Đồng Nai 3, Đồng Nai 4, Đồng Nai 5, Đồng Nai 6 và 6A; trên sông Bé có Thủy điện Thác Mơ, thủy điện Cần Đơn; trên sông Sài Gòn: Hồ Dầu Tiếng; Thủy điện Đa Nhim trên sông Đa Nhim, 160 MW; Thủy điện Đại Ninh công suất thiết kế 300 MW.
Câu 14:
Tây Nguyên với Trung du miền núi Bắc Bộ giống nhau ở đặc điểm tự nhiên nào sau đây?
Đáp án: C
Giải thích: Tây Nguyên với Trung du miền núi Bắc Bộ giống nhau ở đặc điểm tự nhiên là sông suối có nhiều tiềm năng thuỷ điện.