Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 31: Vấn đề phát triển thương mại, du lịch (Phần 2) (có đáp án)
Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 31: Vấn đề phát triển thương mại, du lịch (Phần 2) (có đáp án)
-
680 lượt thi
-
15 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Một trong những địa điểm du lịch nhân văn nổi tiếng ở nước ta là
Giải thích: Sử dụng phương pháp loại trừ. Vịnh Hạ Long, Hồ Ba Bể và Phong Nha – Kẻ Bàng là địa điểm du lịch tự nhiên, còn Phố cổ Hội An là địa điểm du lich nhân văn nổi tiếng thuộc tỉnh Quảng Nam.
Đáp án: B
Câu 2:
Một trong những di sản thiên nhiên thế giới ở nước ta là
Giải thích: Các di sản thiên nhiên thế giới ở nước ta là: Vịnh Hạ Long, Phong Nha – Kẻ Bàng và Quần thể Danh thắng Tràng An.
Đáp án: A
Câu 3:
Nhận định nào dưới đây chưa chính xác khi nói về những biện pháp đồng bộ nhằm phát triển du lịch bền vững ở nước ta?
Giải thích: Du lịch ngày càng phát triển và có những đóng góp rất lớn cho nền kinh tế quốc dân nhưng ngành du lịch đang gặp nhiều vấn đề về sự xuống cấp, ô nhiễm môi trường,… Vì vậy, một trong những giải pháp đồng bộ nhằm phát triển du lịch bền vững ở nước ta hiện nay là tăng cường tuyên truyền, bảo vệ tài nguyên, môi trường du lịch; phát triển các cơ sở du lịch theo quy hoạch của Nhà nước. Đồng thời, đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực phục vụ trong ngành du lịch có chất lượng, chuyên môn.
Đáp án: B
Câu 4:
Hồ nước tự nhiên trở thành điểm tham quan du lịch nổi tiếng ở nước ta là
Giải thích: Hồ Ba Bể là hồ nước tự nhiên trở thành điểm tham quan du lịch nổi tiếng ở nước ta nằm ở tỉnh Bắc Kạn. Hồ Hòa Bình, Dầu Tiếng và hồ Thác Bà đều là các hồ nhân tạo nhưng cũng đang là điểm tham quan thu hút nhiều du khách.
Đáp án: C
Câu 5:
Tính đến nay, địa phương có hai di sản văn hóa thế giới là
Giải thích: Hai di sản của Việt Nam được UNESCO công nhận là di sản của thế giới vào năm 1999 là Phố cổ Hội An và di tích Mỹ Sơn.
- Phố cổ Hội An: là một ví dụ nổi bật cho một cảng thương mại của Đông Nam Á vào thế kỷ XV tới thế kỷ XIX. Các kiến trúc và đường sá của Hội An phản ánh những nét ảnh hưởng của văn hóa bản địa và ngoại quốc đã tạo nên nét độc đáo cho di sản này.
- Di tích Mỹ Sơn: Trong khoảng từ thế kỷ IV và đến XIII, một nền văn hóa độc đáo bắt nguồn từ văn hóa Ấn Độ giáo trỗi dậy ở duyên hải ven biển nước ta. Điều này được thể hiện qua những tàn dư của một quần thể tháp-đền thờ tọa lạc tại cố đô của vương quốc cổ Champa.
Đáp án: C
Câu 6:
Nhận định nào sau đây là đúng khi nói về ngành du lịch nước ta những năm qua?
Giải thích: Mục 2, SGK/142 địa lí 12 cơ bản.
Đáp án: A
Câu 7:
Các trung tâm du lịch lớn nhất nước ta xếp theo thứ tự từ Bắc vào Nam là
Giải thích: Mục 2, SGK/142 địa lí 12 cơ bản.
Đáp án: B
Câu 8:
Nguyên nhân Phú Quốc trở thành một điểm du lịch hấp dẫn là do
Giải thích: Phú Quốc, còn được mệnh danh là Đảo Ngọc, là hòn đảo lớn nhất của Việt Nam, cũng là đảo lớn nhất trong quần thể 22 đảo tại đây, nằm trong vịnh Thái Lan. Nhờ có những bãi biển, đảo ven bờ rất đẹp, thiên nhiên phong phú ôn hòa,… nên hàng năm thu hút một lượng du khách rất lớn đến nghỉ mát ở Phú Quốc.
Đáp án: B
Câu 9:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 24, cho biết trong giai đoạn 1995- 2007 tổng mức bản lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng của cả nước tăng lên gần
Giải thích: Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 24, trong giai đoạn 1995 - 2007 tổng mức bản lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng của cả nước tăng từ 121 160 tỉ đồng (1995) đến 746 159 tỉ đồng (2007). Tức là tăng thêm 624 999 tỉ đồng và tăng gấp 6,2 lần.
Đáp án: D
Câu 10:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 24, cho biết mặt hàng xuất khẩu có tỉ trọng cao nhất là
Giải thích: Căn cứ vào biểu đồ Cơ cấu giá trị xuất – nhập khẩu năm 2007 của nước ta ở Atlat địa lí Việt Nam trang 24, mặt hàng xuất khẩu có tỉ trọng cao nhất là ngành công nghiệp nhẹ - tiểu thủ công nghiệp (42,6%), ngành công nghiệp nặng – khoáng sản (34,3%), ngành nông – lâm sản (15,4%),…
Đáp án: C
Câu 11:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 24, cho biết hai vùng có ngành thương mại phát triển nhất nước ta là
Giải thích: Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 24, hai vùng có ngành thương mại phát triển nhất nước ta là vùng Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Hồng. Nhiều tỉnh có ngoại thương phát triển mạnh tiêu biểu của hai vùng này là Hà Nội, Hải Phòng, TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu,…
Đáp án: C
Câu 12:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 25, cho biết khu vực/quốc gia/vùng lãnh thổ có tỉ trọng tăng nhiều nhất trong cơ cấu khách du lịch quốc tế đến Việt Nam giai đoạn 2000- 2007 là
Giải thích: Căn cứ vào biểu đồ tròn ở Atlat địa lí Việt Nam trang 25, khu vực, quốc gia, vùng lãnh thổ có tỉ trọng tăng nhiều nhất trong cơ cấu khách du lịch quốc tế đến Việt Nam giai đoạn 2000- 2007 là Hàn Quốc (8,8%), Đông Nam Á (8,6%), Hoa Kì (5,2%),… còn tỉ trọng trong cơ cấu khách du lịch quốc tế đến Việt Nam từ Trung Quốc, Đài Loan, các nước khác có xu hướng giảm mạnh.
Đáp án: D
Câu 13:
Cho bảng số liệu:
SỐ KHÁCH DU LỊCH QUỐC TẾ ĐẾN VÀ TỔNG THU TỪ KHÁCH DU LỊCH Ở MỘT SỐ KHU VỰC CỦA CHÂU Á NĂM 2014
STT | Khu vực | Số khách du lịch quốc tế đến (nghìn lượt người) | Tổng thu từ khách du lịch (triệu USD) |
1 | Đông Bắc Á | 136276 | 237965 |
2 | Đông Nam Á | 97263 | 108094 |
3 | Tây Á | 52440 | 51566 |
4 | Nam Á | 17495 | 29390 |
Theo bảng số liệu trên, nhận xét nào sau đây không đúng khi so sánh số khách du lịch quốc tế đến của khu vực Đông Nam Á với khu vực Đông Bắc Á?
Đáp án: B
Giải thích: Qua bảng số liệu, ta thấy: Số khách du lịch quốc tế đến của khu vực Đông Nam Á chỉ bằng 1,4 lần (136276 / 97263); ít hơn 39 013 lượt khách (136276 - 97263) và chiếm 71,4% (97263 / 136276) so với khu vực Đông Bắc Á.
Câu 14:
Tỉnh nào sau đây ở nước ta có 2 di sản thế giới?
Đáp án: D
Giải thích: Quảng Nam là tỉnh quy nhất ở Việt Nam tính đến thời điểm này có 2 di sản văn hóa thế giới, đó là Phố cổ Hội An và Thánh địa Mỹ Sơn. Các tỉnh có 1 di sản thế giới là Quảng Ninh (Vịnh Hạ Long), Hà Nội (Hoàng Thành Thăng Long), Ninh Bình (Quần thể danh thắng Tràng An), Thanh Hóa (Thành nhà Hồ), Quảng Bình (Phong Nha – Kẻ Bàng), Thừa Thiên Huế (Quần thể di tích cố đô Huế).
- Phố cổ Hội An là một ví dụ nổi bật cho một cảng thương mại của Đông Nam Á vào thế kỷ XV tới thế kỷ XIX. Các kiến trúc và đường sá của Hội An phản ánh những nét ảnh hưởng của văn hóa bản địa và ngoại quốc đã tạo nên nét độc đáo cho di sản này.
- Thánh địa Mỹ Sơn: Trong khoảng từ thế kỷ IV và đến XIII, một nền văn hóa độc đáo bắt nguồn từ văn hóa Ấn Độ giáo trỗi dậy ở duyên hải ven biển của Việt Nam ngày nay. Điều này được thể hiện qua những tàn dư của một quần thể tháp-đền thờ tọa lạc tại cố đô của vương quốc cổ Champa.
Câu 15:
ác di sản thế giới của nước ta tập trung nhiều nhất ở khu vực nào sau đây?
Đáp án: C
Giải thích: Duyên hải miền Trung là khu vực có nhiều di sản nhất nước ta. Điển hình là các tỉnh Quảng Bình (Phong Nha Kẻ Bàng), Thừa Thiên Huế (Cố đô Huế), Quảng Nam (Phố Cổ Hội An; Thánh địa Mỹ Sơn),…