Trắc nghiệm Địa Lí 12: Bài tập Lao động và việc làm (có đáp án)
-
790 lượt thi
-
36 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Hạn chế của nguồn lao động nước ta hiện nay là
Đáp án: B
Giải thích: Hạn chế của nguồn lao động nước ta là thể lực, trình độ chưa đáp ứng yêu cầu phát triển.
Câu 2:
Hạn chế của nguồn lao động nước ta hiện nay không phải là
Đáp án: C
Giải thích: Hạn chế nguồn lao động nước ta là tay nghề, trình độ chuyên môn, chất lượng nguồn lao động còn thấp và thiếu tác phong công nghiệp,…
Câu 3:
Thế mạnh của nguồn lao động nước ta hiện nay không phải là
Đáp án: D
Giải thích: Thế mạnh của lao động nước ta là
- Lao động cần cù, sáng tạo, kinh nghiệm sản xuất phong phú, đặc biệt trong nông – lâm – ngư nghiệp.
- Chất lượng lao động ngày càng nâng lên.
Câu 4:
Thế mạnh của nguồn lao động nước ta hiện nay là
Đáp án: A
Giải thích: Thế mạnh của nguồn lao động nước ta hiện nay là cần cù, sáng tạo, có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất và chất lượng nguồn lao động ngày càng được nâng cao.
Câu 5:
Lao động nước ta hiện nay chủ yếu tập trung vào các ngành
Đáp án: A
Giải thích: Ở nước ta, lao động trong ngành nông, lâm, ngư nghiệp chiếm tỉ trọng cao nhất: 57,3%.
Câu 6:
Cơ cấu lao động theo các ngành kinh tế của nước ta đang có sự chuyển dịch theo hướng nào dưới đây?
Đáp án: C
Giải thích: Cơ cấu lao động theo các ngành kinh tế của nước ta đang có sự chuyển dịch theo hướng giảm tỉ trọng lao động ở khu vực nông - lâm - ngư nghiệp. Sự chuyển dịch của cơ cấu lao động phù hợp với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Câu 7:
Sự thay đổi cơ cấu lao động theo các ngành kinh tế của nước ta hiện nay chủ yếu là do tác động của
Đáp án: C
Giải thích: Sự phát triển của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật hiện đại cùng với quá trình đổi mới nền kinh tế theo hướng CNH – HĐH đòi hỏi nhu cầu lao động cao trong các ngành CN – XD và dịch vụ => Thúc đẩy sự thay đổi cơ cấu lao động theo các ngành kinh tế của nước ta hiện nay.
Câu 8:
Tác động chủ yếu của sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa là
Đáp án: A
Giải thích: Cơ cấu lao động theo thành thị và nông thôn có sự thay đổi theo hướng: giảm tỉ trọng lao động nông thôn, khu vực thành thị tăng.
Câu 9:
Cơ cấu lao động theo thành thị và nông thôn không có sự thay đổi theo hướng nào dưới đây?
Đáp án: D
Giải thích: Cơ cấu lao độngg theo thành thị và nông thôn có sự thay đổi theo hướng: giảm tỉ trọng lao động nông thôn, khu vực thành thị tăng => Như vậy nhận định D: tỉ lệ dân nông thôn tăng và tỉ lệ dân thành thị giảm là sai.
Câu 10:
Người lao động nước ta có đức tính
Đáp án: B
Giải thích: Người lao động nước ta có đức tính cần cù, sáng tạo, có kinh nghiệm sản xuất phong phú gắn với truyền thống dân tộc.
Câu 11:
Cơ cấu lao động theo thành thị và nông thôn có sự thay đổi theo hướng nào sau đây?
Đáp án: A
Giải thích: cơ cấu lao động theo thành thị và nông thôn có sự thay đổi theo hướng: giảm tỉ trọng lao động nông thôn, khu vực thành thị tăng.
Câu 12:
Chất lượng nguồn lao động nước ta ngày càng được nâng cao là nhờ
Đáp án: B
Giải thích:
- Văn hóa và giáo dục phát triển khiến tỉ lệ lao động đã qua đào tạo (dạy nghề, trung cấp, cao đẳng, đại học, thạc sĩ...) ngày càng tăng, trình độ văn hóa dân cư nâng cao.
- Mặt khác những thành tựu của ngành y tế cũng giúp con người nâng cao sức khỏe, thể lực của bản thân.
=> Nhờ những thành tựu trong lĩnh vực văn hóa, giáo dục, y tế mà lao động nước ta được nâng cao trình độ chuyên môn - văn hóa và sức khỏe, thể lực.
Câu 13:
Chất lượng nguồn lao động nước ta ngày càng được nâng cao không phải nhờ
Đáp án: C
Giải thích: Chất lượng lao động ngày càng nâng lên nhờ những thành tựu trong phát triển văn hóa, giáo dục, y tế.
Câu 14:
Lao động nước ta chủ yếu tập trung ở các ngành nông – lâm – thủy sản là do
Đáp án: D
Giải thích: Ngành nông – lâm – ngư nghiệp nước ta phát triển chủ yếu ở trình độ thấp, sử dụng máy móc thiết bị thô sơ lạc hậu => đòi hỏi nhiều lao động thủ công.
Câu 15:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, cho biết từ năm 1995 đến năm 2007, sự chuyển dịch cơ cấu lao động đang làm việc theo khu vực kinh tế nào sau đây không đúng?
Đáp án: D
Nhận xét: giai đoạn 1995 – 2007
- Tỉ trọng lao động nông – lâm – thủy sản lớn nhất và có xu hướng giảm (71,2% xuống 53,9%) => Nhận xét A đúng.
- Tỉ trọng lao động CN –XD luôn nhỏ nhất và có xu hướng tăng nhanh (11,4% lên 20%) => Nhận xét B đúng.
Nhận xét D: “Tỉ trọng lao động dịch vụ luôn nhỏ nhất” không đúng
- Tỉ trọng lao động dịch vụ tăng (17,4% lên 26,1%) => Nhận xét C đúng.
Câu 16:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, cho biết cơ cấu lao động theo các ngành kinh tế của nước ta đang có sự chuyển dịch theo hướng nào dưới đây?
Đáp án: C
Giải thích: Cơ cấu lao động theo các ngành kinh tế của nước ta đang có sự chuyển dịch theo hướng giảm tỉ trọng lao động ở khu vực nông - lâm - ngư nghiệp. Sự chuyển dịch của cơ cấu lao động phù hợp với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Câu 17:
Đặc điểm nào sau đây không đúng với cơ cấu lao động phân theo thành phần kinh tế ở nước ta?
Đáp án: A
Giải thích: Tỉ lệ lao động nhóm kinh tế ngoài nhà nước chiếm tỉ trọng cao nhất (88,9% năm 2005) => Nhận xét: Lao động tập trung chủ yếu trong khu vực kinh tế Nhà nước là Sai.
Câu 18:
Cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế ở nước ta có sự thay đổi thế nào sau đây?
Đáp án: C
Giải thích: Cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế ở nước ta có sự thay đổi theo thời gian: Tỉ trọng lao động trong Nhà nước có xu hướng tăng nhẹ, tỉ trọng lao động ngoài Nhà nước có xu hướng giảm mạnh và tỉ trọng lao động trong khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh.
Câu 19:
Sự thay đổi cơ cấu lao động theo các ngành kinh tế của nước ta hiện nay chủ yếu do tác động của
Đáp án: C
Giải thích: Để đáp ứng xu hướng chuyển dịch phù hợp với quá trình CHN – HĐH ở nước ta hiện nay => Cơ cấu kinh tế nước ta đang chuyển dịch theo hướng: giảm tỉ trọng khu vực N-L-NN; tăng tỉ trọng ngành CNXD và dịch vụ => Sự thay đổi cơ cấu KT -> kéo theo sự thay đổi cơ cấu lao động giữa các ngành kinh tế.
Câu 20:
Việc làm đang là vấn đề kinh tế - xã hội gay gắt ở nước ta, vì
Đáp án: B
Giải thích: Tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm vẫn còn phổ biến ở các khu vực thành thị, nông thôn nước ta => Ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế và đời sống dân cư => Giải quyết việc làm đang là vấn đề kinh tế - xã hội gay gắt ở nước ta.
Câu 21:
Phát biểu nào không đúng với vấn đề việc làm hiện nay ở nước ta hiện nay?
Đáp án: C
Giải thích: Tình trạng thất nghiệp ở thành phố, thiếu việc làm ở các vùng nông thôn hiện nay đang là vấn đề gay gắt ở nước ta hiện nay.
Câu 22:
Nguồn lao động nước ta dồi dào là điều kiện thuận lợi
Đáp án: A
Giải thích: Lao động nước ta đông và chủ yếu la lao động phổ thông (chất lượng lao động còn thấp) => Thuận lợi phát triển những ngành kinh tế cần nhiều lao động. VD: Công nghiệp chế biến, da giày,…
Câu 23:
Thuận lợi nhất của dân số đông đối với phát triển kinh tế đất nước là
Đáp án: B
Giải thích: Với đặc điểm dân số đông, đó là nguồn lao động dồi dào nhất là cho các ngành cần nhiều lao động như nông nghiệp – công nghiệp chế biến – sản xuất lương thực thực phẩm và là thị trường tiêu thụ rộng lớn rất thuận lợi đối với sự phát triển kinh tế đất của nước.
Câu 24:
Lao động trong khu vực kinh tế tư nhân và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài có xu hướng tăng về tỉ trọng, đó là do:
Đáp án: A
Giải thích: Nhờ phát huy tốt cơ chế nền kinh tế thị trường, đa dạng các hình thức sở hữu nên nước ta đã thu hút mạnh mẽ các nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước trong phát triển kinh tế, đặc biệt là công nghiệp (hình thành các khu công nghiệp, khu chế xuất, TTCN,...) => Góp phần tạo nhiều việc làm và thu hút đông đảo lao động làm việc trong các khu vực kinh tế tư nhân và có vốn đầu tư nước ngoài.
Câu 25:
Nguyên nhân cơ bản khiến tỉ lệ lao động thiếu việc làm ở nông thôn nước ta còn khá cao là do
Đáp án: A
Giải thích: Nông thôn nước ta chủ yếu là hoạt động sản xuất nông nghiệp => Đặc điểm của sản xuất nông nghiệp có tính mùa vụ => thời gian nông nhàn kéo dài.
- Mặt khác, ngành nghề phụ ở nông thôn kém phát triển.
Câu 26:
Do tính chất mùa vụ của sản xuất nông nghiệp và nghề phụ kém phát triển nên khu vực nông thôn phổ biến tình trạng nào dưới đây?
Đáp án: A
Giải thích: Nông thôn nước ta chủ yếu là hoạt động sản xuất nông nghiệp mà sản xuất nông nghiệp có tính mùa vụ nên thời gian nông nhàn kéo dài. Mặt khác, ngành nghề phụ ở nông thôn kém phát triển nên đó là nguyên nhân cơ bản khiến tỉ lệ lao động thiếu việc làm ở nông thôn nước ta còn khá cao.
Câu 27:
Phù hợp với quá trình phát triển kinh tế hiện nay, hướng chuyển dịch lao động hợp lí hơn cả là
Đáp án: C
Quá trình công nghiệp hóa với mục tiêu hàng đầu là đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp => Lao động khu vực N-L-NN được chuyển dịch sang công nghiệp để đáp ứng yêu cầu phát triển này.
Câu 28:
Do tác động của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nên lao động nước ta cũng có sự chuyển dịch theo hướng
Đáp án: B
Giải thích: Quá trình công nghiệp hóa với mục tiêu hàng đầu là đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp => Lao động khu vực nông – lâm – ngư nghiệp được chuyển dịch sang công nghiệp để đáp ứng yêu cầu phát triển nên lao động nước ta cũng có sự chuyển dịch theo hướng giảm tỉ trọng khu vực I, tăng tỉ trọng khu vực II, III.
Câu 29:
Khó khăn lớn nhất do sự tập trung lao động đông ở các đô thị lớn ở nước ta gây ra là
Đáp án: A
Giải thích: Lao động luôn gắn với vấn đề việc làm => Lao động tập trung đông ở các đô thị trong khi nền kinh tế chưa phát triển mạnh => Dẫn đến tình trạng thất nghiệp thiếu việc làm diễn ra phổ biến ở thành thị.
=> Đặt ra yêu cầu gay gắt trong giải quyết việc làm.
Câu 30:
Nguyên nhân tỷ lệ thất nghiệp cao ở khu vực thành thị là do
Đáp án: A
Giải thích: Nguyên nhân tỷ lệ thất nghiệp cao ở khu vực thành thị là do thị trường lao động phát triển sâu rộng đòi hỏi chất lượng lao động cao, trong khi đó không ít ngành nghề đào tạo lại không phù hợp với yêu cầu của thị trường. Ngoài ra, lao động chưa qua đào tạo nước ta còn chiếm tỷ trọng lớn nên càng khó có cơ hội tìm kiếm việc làm.
Câu 31:
Biện pháp chủ yếu để giải quyết tình trạng thất nghiệp ở thành thị nước ta hiện nay là
Đáp án: D
Tình trạng thất nghiệp ở khu vực thành thị chủ yếu do nền kinh tế phát triển còn chậm -> chưa đáp ứng đủ nhu cầu việc làm cho lao động => Biện pháp hợp lý là đẩy mạnh phát triển các hoạt động công nghiệp và dịch vụ ở các đô thị => Tạo ra nhiều việc làm cho lao động.
Câu 32:
Biện pháp chủ yếu nhằm giải quyết vấn đề thất nghiệp ở khu vực thành thị nước ta là
Đáp án: B
Giải thích: Thất nghiệp là tình trạng phổ biến ở khu vực thành thị của nước ta, nguyên nhân do dân cư tập trung quá đông đúc trong khi nền kinh tế chưa phát triển mạnh nên việc đáp ứng yêu cầu việc làm còn hạn chế. Ngoài ra còn do một bộ phận lao động chưa tìm kiếm được công việc phù hợp với năng lực dẫn đến thất nghiệp => Biện pháp chủ yếu là đẩy mạnh phát triển công nghiêệp và dịch vụ nhằm tạo ra số lượng việc làm đa dạng, đáp ứng yêu cầu việc làm của các bộ phần người lao động nước ta hiện nay.
Câu 33:
Cho bảng số liệu sau:
TỈ LỆ THIẾU VIỆC LÀM CỦA LỰC LƯỢNG LAO ĐỘNG TRONG ĐỘ TUỔI LAO ĐỘNG PHÂN THEO VÙNG, NĂM 2015
(Đơn vị: %)
Vùng | Thành thị | Nông thôn |
Cả nước | 0,84 | 2,39 |
Đồng bằng sông Hồng | 0,76 | 1,99 |
Trung du và miền núi Bắc Bộ | 0,96 | 1,64 |
Bắc trung bộ và Duyên Hải miền Trung | 1,36 | 3,05 |
Tây Nguyên | 0,91 | 2,02 |
Đông Nam Bộ | 0,32 | 0,82 |
Đồng bằng sông Cửu long | 1,56 | 3,52 |
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam năm 2015, NXB Thống kê, 2016)
Nhận xét nào sau đây không đúng với tỉ lệ thiếu việc làm của lực lượng lao động trong độ tuổi phân theo vùng năm 2015?
Đáp án: A
Giải thích: Kĩ năng nhận xét bảng số liệu: đối với bảng số liệu thể hiện các tiêu chí (cột) của nhiều đối tượng (hàng ngang).
B1. Nhận xét hàng dọc: so sánh tương quan giữa các cột (có cùng đơn vị) -> nhìn chung cột nào có giá trị cao hơn (hay thấp hơn).
B2. Nhận xét hàng ngang: nhân xét các đối tượng cụ thể theo hàng ngang
- Đối tượng nào có giá trị cao nhất hoặc thấp nhất.
- Lấy số liệu chứng minh.
Câu 34:
Cho bảng số liệu sau:
CƠ CẤU LAO ĐỘNG PHÂN THEO VIỆC LÀM Ở NƯỚC TA, NĂM 2000 VÀ NĂM 2013
(Đơn vị: Nghìn người)
Năm | Tổng số | Chia ra | ||
Nông - lâm - thủy sản | Công nghiệp - xây dựng | Dịch vụ | ||
2000 | 37075 | 24 136 | 4 857 | 8 082 |
2013 | 52 208 | 24 399 | 11 086 | 16 732 |
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam. Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội 2015)
Để thể hiện cơ cấu lao động đang làm việc phân theo ngành kinh tế của nước ta năm 2000 và năm 2013, biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất?
Đáp án: C
Giải thích:
- Dấu hiệu nhận biết: Bạn sẽ sử dụng biểu đồ tròn khi đề yêu cầu vẽ biểu đồ mô tả cơ cấu, tỉ lệ các thành phần trong một tổng thể. Để ý xem đề ra cho nhiều thành phần để thể hiện trong 1 hoặc 2 mốc năm thì phải lựa chọn biểu đồ tròn nhé. Hãy luôn nhớ chọn biểu đồ tròn khi “ít năm, nhiều thành phần”.
- Căn cứ vào yêu cầu biểu đồ: cơ cấu lao động và mốc năm (2 mốc năm – 2000 và 2013).
Như vậy, biểu đồ tròn là thích hợp nhất để thể hiện cơ cấu lao động đang làm việc phân theo ngành kinh tế của nước ta năm 2000 và năm 2013.
Câu 35:
Hướng giải quyết việc làm cho người lao động nước ta nào sau đây chủ yếu tập trung vào người lao động?
Đáp án: B
Giải thích: Xác định từ khóa “tập trung vào người lao động”
- Phân bố lại dân cư và nguồn lao động: cụ thể là tiến hành các biện pháp di cư lao động từ nơi có điều kiện khó khăn đến nơi mới có điều kiện phát triển kinh tế tốt hơn, nhằm giải quyết việc làm cho lao động.
- Ngoài ra còn xuất khẩu lao động, di cư từ vùng Trung du miền núi phía Bắc vào Tây Nguyên để phát triển sản xuất.
=> Đây là hướng giải quyết chủ yếu tập trung vào người lao động.
Câu 36:
Hướng giải quyết việc làm nào dưới đây chủ yếu tập trung vào vấn đề con người?
Đáp án: B
Giải thích: Hướng giải quyết việc làm cho người lao động chủ yếu tập trung vào vấn đề con người là nâng cao chất lượng đội ngũ lao động. Xuất khẩu hàng hóa, đa dạng hóa sản xuất và tăng cường hợp tác thu hút vốn đầu tư nước ngoài là tạo ra nhiều việc làm cho lao động.