IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 12 Địa lý Đề thi giữa kì 1 Địa Lí 12

Đề thi giữa kì 1 Địa Lí 12

Đề thi giữa kì 1 Địa Lí 12 - Đề số 3

  • 3201 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 30 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Biển Đông có đặc điểm nào dưới đây?

Xem đáp án

Chọn: C.

Đặc điểm của Biển Đông là nằm trong vùng nhiệt đới ẩm gió mùa, là biển tương đối kín và là một biển rộng.


Câu 2:

Nhờ có biển Đông nên khí hậu nước ta mang nhiều đặc tính của

Xem đáp án

Chọn: A.

Nhờ có biển Đông nên khí hậu nước ta mang nhiều đặc tính của khí hậu hải dương.


Câu 3:

Theo công ước quốc tế về Luật Biển năm 1982 thì vùng đặc quyền kinh tế của nước ta rộng 200 hải lí được tính từ:

Xem đáp án

Chọn: B.

Theo công ước quốc tếvề Luật Biển năm 1982 thì vùng đặc quyền kinh tế của nước ta rộng 200 hải lí được tính từ đường cơ sở.


Câu 4:

Loại thiên tai ít xảy ra ở vùng biển nước ta là:

Xem đáp án

Chọn: C.

Triều cường là loại thiên tai ít xảy ra ở vùng biển nước ta nhất.


Câu 5:

Đường bờ biển nước ta dài:

Xem đáp án

Chọn: A.

Đường bờ biển nước ta có chiều dài khoảng 3260km từ Móng Cái (Quảng Ninh) đến Hà Tiên (Kiên Giang).


Câu 6:

Hiện tượng sạt lở bờ biển phổ biến ở khu vực nào ven biển nước ta?

Xem đáp án

Chọn: C.

Sạt lở bờ biển đã và đang đe dọa nhiều đoạn bờ biển nước ta, nhất là ở dải bờ biển Nam Trung Bộ.


Câu 7:

Hạn chế lớn nhất của Biển Đông là:

Xem đáp án

Chọn: D.

Biển Đông là nơi chịu tác động thường xuyên của các cơn bão nhiệt đới và gió mùa đông bắc. Mỗi năm nước ta nhận hơn 8 cơn bão với tính chất của các cơn bão ngày càng khó dự đoán và gây thiệt hại ngày càng lớn.


Câu 8:

Nơi có thủy triều lên cao nhất và lấn sâu nhất là:

Xem đáp án

Chọn: C.

Nơi có thủy triều lên cao nhất và lấn sâu nhất là: Đồng bằng sông Cửu Long và Đồng bằng sông Hồng.


Câu 9:

Xuân Đài là vịnh biển thuộc tỉnh (thành) nào ở nước ta:

Xem đáp án

Chọn: A.

Vịnh Xuân Đài (Phú Yên) có diện tích mặt nước 130,45 km², được tạo thành nhờ dãy núi Cổ Ngựa chạy dài ra biển độ 15 km tạo thành bán đảo Xuân Thịnh bao bọc lấy vịnh Xuân Đài và đầm Cù Mông trông giống hình đầu con kỳ lân. Trong vịnh có nhiều vũng biển và bãi tắm dẹp như Vũng La, Vũng Sứ, Vũng Chào... và nhiều đảo, bán đảo như cù lao Ông Xá, hòn Nhất Tự Sơn, Mũi Đá Mài, mũi Tai Mã....


Câu 10:

Ở nước ta hiện nay, tài nguyên thiên nhiên vùng biển có ý nghĩa lớn nhất tới đời sống của cư dân ven biển là:

Xem đáp án

Chọn: C.

Tài nguyên thiên nhiên vùng biển có ý nghĩa lớn nhất tới đời sống của cư dân ven biển là tài nguyên hải sản.


Câu 11:

Tính chất gió mùa của khí hậu nước ta được quy định bởi vị trí:

Xem đáp án

Chọn: D.

Do nước ta nằm trong chịu ảnh hưởng của gió mùa (khu vực gió mùa Đông Nam Á), chính vì vậy khí hậu nước ta có tính chất gió mùa, hằng năm có 2 mùa gió.


Câu 12:

Gió Tín Phong hoạt động ở nước ta trong thời gian nào?

Xem đáp án

Chọn: B.

Thời kì chuyển tiếp giữa 2 mùa gió là thời điểm gió Tín Phong hoạt động.


Câu 13:

Đây là một đặc điểm của sông ngòi nước ta do chịu tác động của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.

Xem đáp án

Chọn: D.

Do chịu tác động của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa nên sông ngòi nước ta có lưu lượng (khoảng 839 tỉ m3/năm) và hàm lượng phù sa khoảng 200 triệu tấn.


Câu 14:

Khi di chuyển xuống phía nam, gió mùa Đông Bắc hầu như bị chặn lại ở:

Xem đáp án

Chọn: B.

Khi di chuyển xuống phía nam, gió mùa Đông Bắc hầu như bị chặn lại ở dãy Bạch Mã (hướng tây đông, gần vuông góc với hướng gió) làm cho miền Nam hầu như không chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc.


Câu 15:

Kiểu rừng tiêu biểu của nước ta hiện nay là:

Xem đáp án

Chọn: A.

Rừng nhiệt đới ẩm gió mùa phát triển trên đất feralit là kiểu rừng tiêu biểu của nước ta hiện nay.


Câu 16:

Vào giữa và cuối mùa hạ, gió mùa Tây Nam thổi vào nước ta xuất phát:

Xem đáp án

Chọn: C.

Vào giữa và cuối mùa hạ, gió mùa Tây Nam thổi vào nước ta xuất phát dải cao áp cận chí tuyến bán cầu Nam.


Câu 17:

Do nằm trong khu vực nhiệt đới ẩm, gió mùa nên thiên nhiên nước nước ta có:

Xem đáp án

Chọn: B.

Do nằm trong khu vực nhiệt đới ẩm, gió mùa nên thiên nhiên nước nước ta có sinh vật đa dạng.


Câu 18:

Gió phơn Tây Nam thổi ở vùng đồng bằng ven biển Trung Bộ vào đầu mùa hạ có nguồn gốc từ:

Xem đáp án

Chọn: C.

Gió phơn Tây Nam (còn gọi là gió Tây, Gió Lào) thổi ở vùng đồng bằng ven biển Trung Bộ vào đầu mùa hạ có nguồn gốc từ gió mùa Tây Nam xuất phát từ Bắc Ấn Độ Dương.


Câu 19:

Tại sao vùng núi Đông Bắc là nơi lạnh nhất nước ta?

Xem đáp án

Chọn: C.

Đông Bắc là nơi đón những đợt gió mùa đông Bắc đầu tiên và cũng là nơi đón những đợt gió mùa đông Bắc cuối cùng kết hợp với địa hình có hướng vòng cung mở rộng về phía Bắc (đón gió).


Câu 20:

Đồng bằng sông Cửu Long hàng năm lấn ra biển là đặc điểm nào của địa hình nhiệt đới ẩm gió mùa?

Xem đáp án

Chọn: A

Đồng bằng sông Cửu Long hàng năm lấn ra biển là hiện tượng bồi tụ nhanh ở đồng bằng hạ lưu sông.


Câu 21:

Đường bờ biển của nước ta kéo dài từ:

Xem đáp án

Chọn: D.

Đường bờ biển của nước ta dài 3260 km, chạy từ Móng Cái (Quảng Ninh) đến Hà Tiên (Kiên Giang).


Câu 22:

Khả năng phát triển du lịch ở miền núi bắt nguồn từ:

Xem đáp án

Miền núi nước ta có điều kiện để phát triển các loại hình du lịch như du lịch tham quan, nghỉ dưỡng, nhất là du lịch sinh thái do có nhiều phong cảnh đẹp, khí hậu mát mẻ.

Chọn: C.


Câu 23:

Hạn chế lớn nhất của vùng núi đá vôi của nước ta là:

Xem đáp án

Chọn: C.

Vùng núi đá vôi là những nơi dễ xảy ra tình trạng thiếu nước trầm trọng, điển hình như vùng núi Hà Giang.


Câu 24:

Câu nào dưới đây thể hiện mối quan hệ chặt chẽ giữa miền núi với đồng bằng nước ta?

Xem đáp án

Chọn: C.

Những sông lớn mang vật liệu bào mòn ở miền núi bồi đắp, mở rộng đồng bằng là bằng chứng rõ nhất thể hiện mối quan hệ chặt chẽ giữa miền núi với đồng bằng nước ta.


Câu 25:

Cho biểu đồ:

Cho biểu đồ: (ảnh 2)

Nhận định nào không đúng trong các nhận định sau:

Xem đáp án

Đáp án: C.

Nhìn vào biểu đồ ta có 1 số nhật xét sau:

Tháng 1 có nhiệt độ thấp nhất. Tháng 2 có lượng mưa thấp nhất. Tháng 5 có nhiệt độ cao nhất. Tháng 9 có lượng mưa cao nhất.


Câu 26:

Cho bảng số liệu:

NHIỆT ĐỘ, LƯỢNG MƯA CỦA VIỆT NAM NĂM 2015

Cho bảng số liệu:  NHIỆT ĐỘ, LƯỢNG MƯA CỦA VIỆT NAM NĂM 2015 (ảnh 1)

Biên độ nhiệt năm của nước ta năm 2015 là:

Xem đáp án

Đáp án: A.

Tính biên độ nhiệt năm của nước ta (tháng cao nhất –tháng thấp nhất).

Tháng cao nhất: tháng 5 = 28,5oC, tháng thấp nhất: tháng 1 = 19,2oC

→ Biên độ nhiệt = 28,5-19,2 = 9,3oC


Câu 27:

Cho bảng số liệu sau:

LƯỢNG MƯA, LƯỢNG BỐC HƠI VÀ CÂN BẰNG ẨM CỦA MỘT SỐ ĐỊA ĐIỂM

Đơn vị: mm

Cho bảng số liệu sau:  LƯỢNG MƯA, LƯỢNG BỐC HƠI VÀ CÂN BẰNG ẨM CỦA MỘT SỐ ĐỊA ĐIỂM           Đơn vị: mm (ảnh 1)

Nguồn: Tổng cục thống kê

Để thể hiện lượng mưa, lượng bốc hơi và cân bằng ẩm của ba địa điểm biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất?

 

Xem đáp án

Đáp án: C.

Dựa vào bảng số liệu đã cho và kĩ năng nhận diện biểu đồ, biểu đồ thể hiện lượng mưa, lượng bốc hơi và cân bằng ẩm của ba địa điểm là biểu đồ cột (cột ghép).


Câu 28:

Cho biểu đồ:

Cho biểu đồ: (ảnh 2)

Căn cứ vào biểu đồ hãy cho biết nhận xét nào sau đây đúng về chế độ nước sông Hồng và sông Đà Rằng?

Xem đáp án

Đáp án: A.

Dựa vào biểu đồ nhận thấy, Sông Hồng nhiều nước quanh năm. Sông Đà Rằng mùa khô ít nước. Cả 2 sông đều có một mùa lũ và một mùa cạn, mùa lũ trên sông Hồng vào mùa hạ, mùa lũ trên sông Đà Rằng vào thu - đông.


Câu 29:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4, 5 cho biết quần đảo Trường Sa thuộc:

Xem đáp án

Đáp án: B.

quần đảo Trường Sa thuộc tỉnh Khánh Hòa.


Câu 30:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 6-7 cho biết, cao nguyên Mộc Châu nằm ở vùng núi nào sau đây:

Xem đáp án

Đáp án: A.

cao nguyên Mộc Châu (Sơn La) nằm ở vùng núi Tây Bắc.


Câu 31:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, hãy cho biết tháng 12 bão đổ bộ vào nước ta vào vùng nào?

Xem đáp án

Đáp án: D.

Xác định kí hiệu bão. Tháng 8 bão đổ bộ vào nước ta vào vùng khí hậu Nam Bộ.


Câu 32:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 23. Đi từ tây sang đông theo biên giới Việt - Trung, ta đi qua lần lượt các cửa khẩu:

Xem đáp án

Đáp án: A.

Đi từ đông sang tây theo biên giới Việt - Trung, ta đi qua lần lượt các cửa khẩu: Tây Trang (Điện Biên), Lào Cai, Hữu Nghị (Lạng Sơn), Móng Cái (Quảng Ninh).


Câu 33:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, hãy cho biết vùng chịu ảnh hưởng của gió Tây khô nóng là vùng nào?

Xem đáp án

Đáp án: D.

Những vùng chịu ảnh hưởng của gió Tây khô nóng là Bắc Trung Bộ, Tây Bắc Bộ.


Câu 34:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, hãy cho biết nhiệt độ trung bình năm của Hà Nội là:

Xem đáp án

Đáp án: C.

Dựa vào tầng phân màu nhiệt độ. Nhiệt độ trung bình năm của Hà Nội là: Từ 20 – 240C.


Câu 35:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, hãy cho biết tổng lượng mưa trung bình tháng XI - IV của Hà Nội là:

Xem đáp án

Đáp án: A.

Dựa vào tầng phân màu lượng mưa. Tổng lượng mưa trung bình tháng XI - IV của Hà Nội là 200 – 400mm


Câu 36:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4-5, hãy cho biết tỉnh nào sau đây có biên giới với Cam Pu Chia và Lào:

Xem đáp án

Đáp án: B.

Kon Tum có biên giới với Cam Pu Chia và Lào.


Câu 37:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4-5, hãy cho biết tỉnh nào sau đây vừa có biên giới với Lào vừa giáp biển:

Xem đáp án

Đáp án: D.

tỉnh Hà Tĩnh vừa có biên giới với Lào vừa giáp biển Đông.


Câu 38:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 6-7 cho biết, cửa sông nào sau đây thuộc sông Tiền:

Xem đáp án

Đáp án: D.

Soi Rạp thuộc cửa sông Sài Gòn


Câu 39:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 8, cho biết mỏ sắt không phải là:

Xem đáp án

Đáp án: A.

Lục Yên không phải là mỏ sắt.


Câu 40:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, cho biết sông Chu thuộc hệ thống sông nào?

Xem đáp án

Đáp án: C.

sông Chu thuộc hệ thống sông Mã.


Bắt đầu thi ngay