Đề kiểm tra cuối học kì 1 môn Hoá 9 có đáp án (Mới nhất) (Đề 3)
-
968 lượt thi
-
31 câu hỏi
-
45 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Oxit là:
Oxit là hợp chất của oxi với một nguyên tố hoá học khác.
Ví dụ: sắt(II) oxit FeO; nhôm oxit Al2O3; cacbon đioxit CO2; lưu huỳnh trioxit SO3
Chọn đáp án C.
Câu 2:
Chất tác dụng với nước tạo ra dung dịch axit là
Oxit axit tác dụng với nước tạo axit.
Trong các đáp án trên chỉ có P2O5 là oxi axit, các đáp án còn lại là oxit bazơ.
Phương trình phản ứng:
P2O5 + 3H2O → 2H3PO4
Chọn đáp án C.
Câu 4:
Dãy chất sau là oxit lưỡng tính:
Oxit lưỡng tính là oxit vừa tác dụng được với dung dịch axit vừa tác dụng được với dung dịch bazơ.
Một số oxit lưỡng tính thường gặp: Al2O3, ZnO, PbO2, Cr2O3, SnO2, PbO,…
Chọn đáp án A.
Câu 5:
Để phân biệt 2 dung dịch HCl và H2SO4 loãng. Ta dùng một kim loại:
Để phân biệt 2 dung dịch HCl và H2SO4 loãng. Ta dùng Ba
- Trích mẫu thử của từng dung dịch ra ống nghiệm có đánh số.
- Cho một mẩu Ba nhỏ vào hai ống nghiệm.
+ Mẩu Ba tan trong dung dịch đồng thời có khí thoát ra và xuất hiện kết tủa trắng thì mẫu thử là H2SO4.
Ba + H2SO4 → BaSO4↓ + H2↑
+ Mẩu Ba tan trong dung dịch và chỉ thấy có khí thoát ra thì mẫu thử là HCl.
Ba + 2HCl → BaCl2 + H2↑
Chọn đáp án B.
Câu 6:
Đồng kim loại có thể phản ứng được với:
Đồng kim loại không phản ứng với axit HCl, H2SO4 loãng và dung dịch NaOH.
Đồng kim loại có thể phản ứng được với H2SO4 đặc, nóng.
Chọn đáp án C.
Câu 7:
Dãy các bazơ bị nhiệt phân huỷ tạo thành oxit bazơ tương ứng và nước:
Bazơ không tan bị nhiệt phân hủy tạo thành oxit và nước.
B. Loại vì NaOH không bị nhiệt phân hủy.
C. Loại vì KOH không bị nhiệt phân hủy.
D. Loại vì Ba(OH)2 không bị nhiệt phân hủy.
Chọn đáp án A.
Câu 8:
Để điều chế Cu(OH)2 người ta cho:
Để điều chế Cu(OH)2 người ta cho CuCl2 tác dụng với dung dịch NaOH
Phương trình phản ứng:
CuCl2 + 2NaOH → Cu(OH)2↓ + 2NaCl
Chọn đáp án B.
Câu 9:
Dung dịch muối tác dụng với dung dịch axit clohiđric là:
Phản ứng giữa axit và muối là phản ứng trao đổi.
Điều kiện xảy ra phản ứng trao đổi là sản phẩm tạo thành có chất không tan hoặc chất khí.
HCl + AgNO3 → AgCl↓ + HNO3
Chọn đáp án C.
Câu 10:
Để thu được 5,6 tấn vôi sống với hiệu suất phản ứng đạt 95% thì lượng CaCO3 cần dùng là:
? tấn 5,6 tấn
Lượng CaCO3 cần dùng là:
= 10,5 tấn
Chọn đáp án B.
Câu 11:
Khi trộn lẫn dung dịch X chứa 1 mol HCl vào dung dịch Y chứa 1,5 mol NaOH được dung dịch Z. Dung dịch Z làm quì tím chuyển sang:
Phản ứng trung hòa nHCl = nNaOH
Theo bài ra: nNaOH > nHCl (1,5 > 1)
→ NaOH dư, HCl phản ứng hết.
→ Dung dịch Z làm quỳ tím chuyển sang màu xanh.
Chọn đáp án B.
Câu 12:
Phản ứng nào sau đây là phản ứng trao đổi?
Phản ứng trao đổi là: BaCl2 + H2SO4 → BaSO4 ↓ + 2HCl
Phản ứng trao đổi là phản ứng hóa học, trong đó hai hợp chất tham gia phản ứng trao đổi với nhau những thành phần cấu tạo của chúng để tạo ra những hợp chất mới.
Điều kiện xảy ra phản ứng trao đổi: Sản phẩm tạo thành có chất không tan hoặc chất khí.
Chọn đáp án D.
Câu 13:
Để làm sạch dung dịch NaCl có lẫn Na2SO4 ta dùng:
Để làm sạch dung dịch NaCl có lẫn Na2SO4 ta dùng dung dịch BaCl2 vừa đủ.
Xảy ra phản ứng: BaCl2 + Na2SO4 → 2NaCl + BaSO4↓
Lọc bỏ kết tủa ta thu được dung dịch NaCl nguyên chất.
Chọn đáp án C.
Câu 14:
Trong các hợp chất sau hợp chất có trong tự nhiên dùng làm phân bón hoá học:
Ca3(PO4)2 có chứa nguyên tố dinh dưỡng P được dùng làm phân bón hóa học.
Chọn đáp án B.
Câu 15:
Khối lượng của nguyên tố N có trong 200 g (NH4)2SO4 là
Trong 132 gam (NH4)2SO4 có 28 gam N
Trong 200 gam (NH4)2SO4 có = 42,42 gam N.
Chọn đáp án A.
Câu 16:
Kim loại được dùng làm vật liệu chế tạo vỏ máy bay do có tính bền và nhẹ, đó là kim loại:
Kim loại được dùng làm vật liệu chế tạo vỏ máy bay do có tính bền và nhẹ là nhôm (Al).
Chọn đáp án C.
Câu 17:
Đơn chất tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng giải phóng khí hiđro là:
Kẽm (Zn) tác dụng được với dung dịch H2SO4 loãng giải phóng khí hiđro.
Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H2
Chọn đáp án C.
Câu 18:
Cho 4,8 gam kim loại magie tác dụng vừa đủ với dung dịch axit sunfuric. Thể tích khí hiđro thu được ở đktc là:
Mg + H2SO4 → MgSO4 + H2
nMg = = 0,2 mol
Theo phương trình: = nMg = 0,2 mol
→ = 0,2.22,4 = 4,48 lít
Chọn đáp án B.
Câu 19:
Cho 1 lá nhôm vào dung dịch NaOH. Có hiện tượng:
Hiện tượng: Lá nhôm tan dần, có khí không màu thoát ra.
Phương trình phản ứng:
2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2↑
Chọn đáp án C.
Câu 20:
Nguyên liệu sản xuất nhôm là quặng:
Nguyên liệu sản xuất nhôm là quặng bô xit có thành phần chủ yếu là Al2O3.
2Al2O3 4Al + 3O2
Chọn đáp án C.
Câu 21:
Cho 10,5g hỗn hợp 2 kim loại Cu và Zn vào dd H2SO4 loãng dư, người ta thu được 2,24 lít khí (đktc). Thành phần % theo khối lượng của Cu và Zn lần lượt là:
= = 0,1 mol
Trong 2 kim loại chỉ có Zn phản ứng với H2SO4 loãng dư.
Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H2
Theo phương trình: = nZn = 0,1 mol
mZn = 0,1.65 = 6,5 gam
mCu = 10,5 – 6,5 = 4 gam
%mCu = = 38,1%
%mZn = = 61,9%
Chọn đáp án B.
Câu 22:
Để phân biệt 3 kim loại Fe, Mg và Al cần dùng
Để phân biệt ba kim loại Fe, Mg, Al ta có thể dùng dung dịch HCl và dung dịch NaOH.
- Nhỏ dung dịch NaOH đến dư vào từng mẫu thử.
+ Mẫu thử tan và xuất hiện bọt khí là Al
2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2↑
+ Mẫu thử không tan là Fe và Mg.
- Nhỏ dung dịch HCl vào hai kim loại không tan còn lại.
+ Kim loại tan, xuất hiện bọt khí và dung dịch có màu trắng xanh là Fe.
Fe + 2HCl → FeCl2 + H2↑
+ Kim loại tan, xuất hiện bọt khí và dung dịch không màu là Mg.
Mg + 2HCl → MgCl2 + H2↑
Chọn đáp án A.
Câu 23:
Hiện tượng: Có một lớp đồng màu đỏ phủ lên đinh sắt, màu xanh của dung dịch nhạt dần.
Do có phản ứng: Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu
Chọn đáp án D.
Câu 24:
Hiện tượng: Có một lớp đồng màu đỏ phủ lên đinh sắt, màu xanh của dung dịch nhạt dần.
Do có phản ứng: Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu
Chọn đáp án D.
Câu 25:
Từ 80 tấn quặng pirit sắt (FeS2) chứa 40% lưu huỳnh, sản xuất được 92 tấn axit sunfuric. Hiệu suất của quá trình sản xuất là:
Khối lượng lưu huỳnh chứa trong 80 tấn quặng:
mS = = 32 tấn
Điều chế H2SO4 theo sơ đồ sau
S → SO2 → SO3 → H2SO4
Ta thấy: Cứ 32g S thì sản xuất được 98g H2SO4
Vậy 32g tấn S thì sản xuất được 98 tấn H2SO4
Thực tế chỉ thu được 92 tấn H2SO4
→ Hiệu ứng phản ứng: H = % = 93,88%
Chọn đáp án C.
Câu 26:
Dung dịch nhôm clorua bị lẫn tạp chất là dung dịch CuCl2 và ZnCl2. Dùng chất nào sau đây để làm sạch dung dịch nhôm clorua?
Dùng kim loại Al đẩy Cu và Zn ra khỏi muối.
2Al + 3CuCl2 → 2AlCl3 + 3Cu
2Al + 3ZnCl2 → 2AlCl3 + 3Zn
Lọc bỏ chất rắn thu được dung dịch AlCl3 nguyên chất.
Chọn đáp án D.
Câu 27:
Ngâm một cây đinh sắt sạch vào dung dịch bạc nitrat. Hiện tượng xảy ra là:
Sắt bị hoà tan một phần, bạc được giải phóng do sắt hoạt động hóa học mạnh hơn bạc nên có thể đẩy bạc ra khỏi muối.
Fe + 2AgNO3 → Fe(NO3)2 + 2Ag
Chọn đáp án D.
Câu 28:
Để bảo vệ vỏ tàu biển làm bằng thép người ta thường gắn vào vỏ tàu (phần ngập dưới nước) những tấm kim loại:
Người ta thường gắn vào tàu tấm kim loại bằng Zn.
Do Zn hoạt động hóa học mạnh hơn Fe nên bảo vệ được Fe (trong thép) không bị ăn mòn.
Chọn đáp án A.
Mặt khác giá thành của Zn không quá cao.
Câu 29:
Phát biểu nào sau đây không đúng?
Phát biểu C sai vì khi cho clo tác dụng với sắt phải tạo thành muối FeCl3
2Fe + 3Cl2 2FeCl3
Chọn đáp án C.
Câu 30:
Cu là kim loại hoạt động hóa học yếu hơn Mg và Al nên không thể đẩy Mg và Al ra khỏi muối.
Cu không phản ứng với HCl và H2SO4 loãng.
Cu phản ứng với H2SO4 đặc, nóng cho phương trình:
Cu + 2H2SO4 CuSO4 + SO2 + 2H2O
Chọn đáp án D.
Câu 31:
Dãy kim loại nào sau đây được sắp theo thứ tự hoạt động hóa học tăng dần?
Dãy kim loại nào sau đây được sắp theo thứ tự hoạt động hóa học tăng dần: Ag, Cu, Fe, Zn, Al, Na.
Chọn đáp án C.