IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 9 Hóa học Đề kiểm tra cuối học kì 1 môn Hoá 9 có đáp án (Mới nhất)

Đề kiểm tra cuối học kì 1 môn Hoá 9 có đáp án (Mới nhất)

Đề kiểm tra cuối học kì 1 môn Hoá 9 có đáp án (Mới nhất) (Đề 6)

  • 919 lượt thi

  • 30 câu hỏi

  • 45 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Công thức hoá học của sắt(III) oxit là:

Xem đáp án

Công thức hoá học của sắt(III) oxit là Fe2O3

Đối với các đáp án còn lại:

B. Fe3O4 oxit sắt từ.                        

C. FeO sắt(II) oxit                           

D. Fe3O2 công thức sai

Chọn đáp án A.


Câu 2:

Một oxit của photpho có thành phần phần trăm của P bằng 43,66%. Biết phân tử khối của oxit bằng 142 đvC. Công thức hoá học của oxit là:

Xem đáp án

Đặt công thức hóa học của oxit là PxOy.

Theo bài ra: 31x + 16y = 142 (1)

%mP = 43,66%

→ 31x142.100%=43,66%

→ x = 2

Thay x = 2 vào (1) được y = 5.

Vậy công thức hóa học của oxit là P2O5.

Chọn đáp án B.


Câu 3:

Khí CO bị lẫn tạp chất là khí CO2. Cách làm nào sau đây có thể thu được CO tinh khiết?

Xem đáp án

Dẫn hỗn hợp khí qua bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư; CO2 phản ứng bị giữ lại trong bình, CO không phản ứng thoát ra khỏi bình thu được CO tinh khiết.

CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3↓ + H2O

Chọn đáp án A.


Câu 4:

Tính chất hóa học của oxit axit là

Xem đáp án

Oxit axit tác dụng với nước tạo thành dung dịch axit, tác dụng với dung dịch bazơ tạo thành muối và nước, tác dụng với oxit bazơ tạo thành muối.

Chọn đáp án D.


Câu 5:

Oxit nào sau đây phản ứng với nước ở điều kiện thường?
Xem đáp án

Na2O tác dụng với nước ở điều kiện thường. Phương trình phản ứng:

Na2O + H2O → 2NaOH

 

Chọn đáp án C.


Câu 6:

Sản phẩm của phản ứng phân hủy canxi cacbonat bởi nhiệt là:

Xem đáp án

Phản ứng phân hủy canxi cacbonat bởi nhiệt là

CaCO3 t°CaO + CO2

Chọn đáp án B.


Câu 7:

Ứng dụng nào sau đây không phải của canxi oxit?

Xem đáp án

CaO được dùng trong công nghiệp sản xuất thủy tinh; khử chua đất trồng trọt; xử lí nước thải của các nhà máy.

→ Ứng dụng không phải của canxi oxit là: công nghiệp luyện kim

Chọn đáp án A.


Câu 8:

MgCO3 tác dụng với dung dịch HCl sinh ra:

Xem đáp án

MgCO3 + 2HCl → MgCl2 + CO2↑ + H2O

CO2 là khí không cháy, không duy trì sự cháy, sự sống.

Khí CO2 tan ít trong nước và làm đục nước vôi trong theo phản ứng:

CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3↓ + H2O

Chọn đáp án B.


Câu 9:

Cho phản ứng: BaCO3 + 2X → H2O + Y + CO2

X và Y lần lượt là:

Xem đáp án

BaCO3 + 2HCl → BaCl2 + CO2↑ + H2O

Chọn đáp án B.


Câu 10:

Cho 4,8 gam kim loại magie tác dụng vừa đủ với dung dịch axit sunfuric loãng. Thể tích khí hiđro thu được ở đktc là:

Xem đáp án

nMg = 4,8 : 24 = 0,2 mol

Mg + H2SO4 → MgSO4 + H2

Theo phương trình:

 = nMg = 0,2 mol  

→ Vkhí = 0,2.22,4 = 4,48 lít.

Chọn đáp án B.


Câu 11:

Dùng 400ml dung dịch Ba(OH)2 0,1M hấp thụ hoàn toàn V lít khí SO2 (đktc). Sau phản ứng thu được muối BaSO3 không tan. Giá trị bằng số của V là:

Xem đáp án

nBa(OH)2 = 0,1.0,4 = 0,04 mol

SO2 + Ba(OH)2 → BaSO3↓ + H2O

Từ phương trình →  nSO2 = nBa(OH)2 = 0,04 mol

VSO2 = 0,04.22,4 = 0,896 lít

Chọn đáp án A.


Câu 12:

Muốn pha loãng axit sunfuric đặc ta phải:

Xem đáp án

Muốn pha loãng axit sunfuric đặc ta phải rót từ từ axit đặc vào nước.

Không làm ngược lại vì axit sunfuric đặc bắn ra ngoài gây nguy hiểm.

Chọn đáp án D.


Câu 13:

Để nhận biết dung dịch axit sunfuric và dung dịch axit clohiđric ta dùng thuốc thử:

Xem đáp án

Dùng thuốc thử là dung dịch BaCl2.

BaCl2 + HCl → không phản ứng

BaCl2 + H2SO4 → BaSO4 (↓ trắng) + 2HCl

Chọn đáp án D.


Câu 14:

Trung hoà 200g dung dịch HCl 3,65% bằng dung dịch KOH 1M. Thể tích dung dịch KOH cần dùng là:
Xem đáp án

mHCl=mdd.C%100%=200.3,65%100%=7,3gam

→ nHCl = 7,3 : 36,5 = 0,2 mol

HCl + KOH → KCl + H2O

Theo phương trình: nKOH = nHCl = 0,2 mol

→ VKOH = nCM=0,21=0,2 lít = 200 ml

Chọn đáp án D.


Câu 15:

Hiện tượng quan sát được khi cho mẩu magie vào ống nghiệm chứa axit HCl dư là:

Xem đáp án

Khi cho mẩu magie vào ống nghiệm chứa axit HCl dư mẩu Mg tan dần, có bọt khí thoát ra, dung dịch thu được không màu: Mg + 2HCl → MgCl2 + H2

Dung dịch MgCl2 thu được không có màu.

Chọn đáp án B.


Câu 16:

Cặp chất không tồn tại trong một dung dịch (chúng xảy ra phản ứng với nhau) là

Xem đáp án

CuSO4 + 2KOH → Cu(OH)2↓ + K2SO4

Chọn đáp án A.


Câu 17:

Sục 2,24 lít khí CO2 vào dung dịch chứa 0,2 mol NaOH. Dung dịch thu được sau phản ứng chứa:

Xem đáp án

 nCO2 = 2,24 : 22,4 = 0,1 mol

                                2NaOH + CO2  Na2CO3 + H2OPhuong  trinh:                       2             1Bai  ra:                               0,2            0,1       (mol)    

Từ phương trình hóa học ta có CO2 phản ứng vừa đủ với NaOH

Dung dịch chỉ chứa Na2CO3

Chọn đáp án B.


Câu 18:

Thuốc thử để nhận biết dung dịch Ca(OH)2 là:
Xem đáp án

Thuốc thử để nhận biết Ca(OH)2 là Na2CO3.

Phản ứng tạo kết tủa trắng.

Ca(OH)2  + Na2CO3  → CaCO3↓ + 2NaOH

Chọn đáp án A.


Câu 19:

Muối kali nitrat (KNO3):

Xem đáp án

Muối kali nitrat (KNO3) tan nhiều trong nước.

Chọn đáp án C.


Câu 20:

Để nhận biết 2 loại phân bón hoá học là: NH4NO3 và NH4Cl. Ta dùng dung dịch:

Xem đáp án

Sử dụng AgNO3

+ Có kết tủa trắng → NH4Cl

NH4Cl + AgNO3 → AgCl (↓ trắng) + NH4NO3

+ Không có hiện tượng gì → NH4NO3

Chọn đáp án C.


Câu 21:

Các loại phân bón hóa học đều là những hóa chất có chứa:

Xem đáp án

Các loại phân bón hóa học đều là những hóa chất có chứa các nguyên tố dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng. (đạm (N), lân (P), kali (K)

Chọn đáp án A.


Câu 22:

Kim loại ở trạng thái lỏng ở điều kiện thường là

Xem đáp án

Kim loại ở trạng thái lỏng ở điều kiện thường là thủy ngân (Hg).

Chọn đáp án C.


Câu 23:

Tính chất hóa học chung của kim loại gồm:

Xem đáp án

Tính chất hóa học chung của kim loại gồm tác dụng với phi kim, tác dụng với axit, tác dụng với muối.

Chọn đáp án A.


Câu 24:

Dãy kim loại tác dụng được với dung dịch Cu(NO3)2 tạo thành Cu kim loại:

Xem đáp án

Các kim loại tác dụng được với Cu(NO3)2 tạo thành Cu kim loại phải đứng trước Cu trong dãy hoạt động hóa học của kim loại và các kim loại đó phải không tác dụng với nước.

→ Đáp án A thỏa mãn.

Chọn đap án A.


Câu 25:

Cho dây nhôm vào trong ống nghiệm chứa dung dịch nào sẽ có phản ứng hóa học xảy ra?

Xem đáp án

Phương trình phản ứng:

2Al + 3CuSO4 → Al2(SO4)3 + 3Cu

Chọn đáp án D.


Câu 26:

Người ta có thể dát mỏng được nhôm thành thìa, xoong, chậu, giấy gói bánh kẹo là do nhôm có tính:

Xem đáp án

Các kim loại có tính dẻo nên có thể dát mỏng.

Chọn đáp án A.


Câu 27:

Hoà tan hết 2,3g Na kim loại vào 97,8g nước thu được dung dịch có nồng độ:

Xem đáp án

nNa = 2,3 : 23 = 0,1 mol

2Na + 2H2O2NaOH + H20,1                             0,1    0,05  mol

mdd = mNa + mH2O  - mH2 = 2,3 + 97,8 – 0,05.2 = 100 gam

C% dung dịch NaOH = 0,1.40100.100%  = 4%

Chọn đáp án B.


Câu 28:

Sắt vừa thể hiện hóa trị II, vừa thể hiện hóa trị III khi tác dụng với

Xem đáp án

Sắt vừa thể hiện hóa trị II, vừa thể hiện hóa trị III khi tác dụng với O2

3Fe + 2O2  t° Fe3O4

Chọn đáp án C.


Câu 29:

Gang và thép là hợp kim của Fe. Tìm phát biểu đúng.

Xem đáp án

A sai vì: Gang là hợp kim của sắt với cacbon, trong đó hàm lượng cacbon chiếm từ 2-5%

B sai vì: Nguyên tắc sản xuất gang: dùng CO khử oxit sắt ở nhiệt độ cao trong lò luyện kim.

D sai vì: Thép là hợp kim của sắt với cacbon và một số nguyên tố khác (C, Mn, S, Si,…), trong đó hàm lượng cacbon chiếm dưới 2%.

Chọn đáp án C.


Câu 30:

Các dụng cụ như: cuốc, xẻng, dao, búa,… khi lao động xong con người ta phải lau, chùi (vệ sinh) các thiết bị này. Việc làm này nhằm mục đích

Xem đáp án

Các dụng cụ như: cuốc, xẻng, dao, búa,… khi lao động xong con người ta phải lau, chùi (vệ sinh) các thiết bị này. Việc làm này nhằm mục đích chính là làm các thiết bị không bị gỉ.

Chọn đáp án B.


Bắt đầu thi ngay

Bài thi liên quan


Có thể bạn quan tâm


Các bài thi hot trong chương