Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 43: Các vùng kinh tế trọng điểm (phần 3) (có đáp án)
Trắc nghiệm Địa Lí 12 Bài 43: Các vùng kinh tế trọng điểm (phần 3) (có đáp án)
-
623 lượt thi
-
19 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 30, cho biết tỉnh nào sau đây có GDP bình quân đầu người trên 50 triệu đồng/người?
Đáp án: D
Giải thích: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 30, tỉnh có GDP bình quân đầu người trên 50 triệu đồng/người là tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (tỉnh duy nhất có GDP bình quân đầu người cao như vậy). Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh có GDP bình quân đầu người từ 20 – 50 triệu/người, còn Đà Nẵng có GDP bình quân đầu người từ 15 – 20 triệu/người
Câu 2:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 30, cho biết các sân bay nào sau đây thuộc vùng kinh tế trọng điểm miền Trung?
Đáp án: B
Giải thích
B1. Nhận dạng kí hiệu sân bay ở Atlat ĐLVN trang 3.
B2. Các sân bay thuộc vùng kinh tế trọng điểm miền Trung là: Phú Bài, Đà Nẵng, Chu Lai
Câu 3:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 30, cho biết vùng kinh tế trọng điểm nào sau đây có tỉ trọng ngành dịch vụ lớn nhất trong cơ cấu GDP của vùng phân theo ngành?
Đáp án: B
Giải thích: Căn cứ vào Atlat ĐLVN trang 30, tỉ trọng ngành dịch vụ (màu xanh lá) của 3 vùng KTTĐ là:
- Vùng KTTĐ phía Bắc: tỉ trọng đứng thứ 2 (sau CN - XD) - 43,5%.
- Vùng KTTĐ miền Trung: cao nhất (40,2%).
- Vùng KTTĐ phía Nam: tỉ trọng đứng thứ 2 (sau CN - XD) – 41,4%.
⇒ Vùng KTTĐ miền Trung có tỉ trọng ngành dịch vụ lớn nhất trong cơ cấu GDP của vùng phân theo ng
Câu 4:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 30, cho biết vùng kinh tế trọng điểm nào sau đây có GDP bình quân đầu người cao nhất?
Đáp án: C
Giải thích: Căn cứ vào Atlat ĐLVN trang 30, vùng KTTĐ phía Nam có GDP bình quân đầu người cao nhất với 25,9 triệ đồng/người (cột màu hồng cao nhất).
Câu 5:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 30, cho biết trong cơ cấu kinh tế phân theo ngành, các vùng kinh tế trọng điểm xếp theo thứ tự có tỉ trọng khu vực II (công nghiệp – xây dựng) từ cao đế thấp là
Đáp án: D
Giải thích: Căn cứ vào Atlat ĐLVN trang 30: trong cơ cấu kinh tế phân theo ngành, tỉ trọng khu vực II (công nghiệp – xây dựng) của các vùng kinh tế từ thấp đến cao như sau:
- Vùng KTTĐ phía Nam có khu vực II chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu: 49, 1%.
- Tiếp đến là vùng KTTĐ phía Bắc: khu vực II chiếm 45,4% trong cơ cấu ngành.
- Vùng KTTĐ miền Trung có khu vực II chiếm tỉ trọng là 37,5% trong cơ cấu ngành kinh tế.
Câu 6:
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 30, cho biết trong cơ cấu kinh tế phân theo ngành, các vùng kinh tế trọng điểm xếp theo thứ tự có tỉ trọng khu vực III (dịch vụ) từ cao đến thấp là
Đáp án: B
Giải thích: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 30, tỉ trọng ngành dịch vụ của 3 vùng kinh tế trọng điểm là:
- Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc chiếm 43,5%.
- Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung chiếm 40,2%.
- Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam chiếm 41,4%.
Như vậy, các vùng kinh tế trọng điểm xếp theo thứ tự có tỉ trọng khu vực III (dịch vụ) từ cao đến thấp là phía Bắc, phía Nam và miền Trung.
Câu 7:
Số lượng các vùng kinh tế trọng điểm của nước ta tính đến năm 2015 là bao nhiêu?
Đáp án: C
Giải thích: Tính đến năm 2015, nước ta đã có 4 vùng kinh tế trọng điểm. Ngoài vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, miền Trung và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam thì nước ta có them vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Câu 8:
Vùng kinh tế trọng điểm nào có ngành dịch vụ chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu GDP của vùng phân theo ngành?
Đáp án: C
Giải thích: So sánh 3 biểu đồ GDP của vùng phân theo ngành của 3 vùng. Ngành nông nghiệp dịch vụ của Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, Trung, Nam lần lượt là: 43,5%; 40,2%; 41,4%
Câu 9:
Tài nguyên thiên nhiên nổi trội hàng đầu của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là
Đáp án: D
Giải thích: Vị trí địa lý của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam có vùng thềm lục địa với tài nguyên dầu khí có trữ lượng lớn nhất nước ta với một số mỏ nổi tiếng như Lan Tây, Đại Hùng, Rồng,… Dầu khí khai thác vừa cung ứng cho các vùng trong cả nước, đồng thời xuất khẩu thu lại ngoại tệ lớn.
Câu 10:
Vùng kinh tế trọng điểm nào mới được thành lập gần đây nhất?
Đáp án: B
Giải thích: Vùng kinh tế trọng điểm Đồng bằng sông Cửu Long là vùng kinh tế trọng điểm mới được thành lập năm 2009 gồm các tỉnh/thành phố: Cần Thơ, An Giang, Kiên Giang và Cà Mau. Còn 3 vùng kinh tế trọng điểm còn lại được thành lập từ năm 1986 khi đất nước bắt đầu mở cửa hội nhập với chính sách đổi mới nền kinh tế - xã hội,...
Câu 11:
Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về đặc điểm chủ yếu của vùng kinh tế trọng điểm?
1) Bao gồm phạm vi của nhiều tỉnh, thành phố và ranh giới có thể thay đổi theo thời gian.
2) Hội tụ đầy đủ các thế mạnh, tập trung tiềm lực kinh tể và hấp dẫn các nhà đầu tư.
3) Có tỉ trọng lớn trong tổng GDP của quốc gia, tạo ra tốc độ phát triển nhanh cho cả nước và có thể hỗ trợ cho vùng khác.
4) Có khả năng thu hút các ngành mới về công nghiệp và dịch vụ để từ đó nhân rộng ra toàn quốc.
Đáp án: D
Giải thích: Đặc điểm chủ yếu của vùng kinh tế trọng điểm là:
- Bao gồm phạm vi của nhiều tỉnh, thành phố và ranh giới có thể thay đổi theo thời gian.
- Hội tụ đầy đủ các thế mạnh, tập trung tiềm lực kinh tể và hấp dẫn các nhà đầu tư.
- Có tỉ trọng lớn trong tổng GDP của quốc gia, tạo ra tốc độ phát triển nhanh cho cả nước và có thể hỗ trợ cho vùng khác.
- Có khả năng thu hút các ngành mới về công nghiệp và dịch vụ để từ đó nhân rộng ra toàn quốc.
Câu 12:
Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về nguyên nhân ở nước ta cần phải hình thành các vùng kinh tế trọng điểm?
1) Các vùng kinh tế trọng điểm là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội đất nước.
2) Các vùng kinh tế trọng điểm tạo ra tốc độ phát triển nhanh cho cả nước.
3) Các vùng kinh tế trọng điểm thu hút các ngành mới về công nghiệp và dịch vụ để từ đó nhân rộng ra toàn quốc.
4) Các vùng kinh tế trọng điểm là nơi thu hút mạnh mẽ lao động và tập trung dân cư trên một diện tích rộng.
Đáp án: C
Giải thích: Nguyên nhân ở nước ta cần phải hình thành các vùng kinh tế trọng điểm là do:
- Các vùng kinh tế trọng điểm là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội đất nước.
- Các vùng kinh tế trọng điểm tạo ra tốc độ phát triển nhanh cho cả nước.
- Các vùng kinh tế trọng điểm thu hút các ngành mới về công nghiệp và dịch vụ để từ đó nhân rộng ra toàn quốc.
Câu 13:
Vùng kinh tế trọng điểm nào dưới đây mới được thành lập năm 2009?
Đáp án: D
Giải thích: Vùng kinh tế trọng điểm Đồng bằng sông Cửu Long là vùng kinh tế trọng điểm mới được thành lập năm 2009 gồm các tỉnh/thành phố: Cần Thơ, An Giang, Kiên Giang và Cà Mau. Còn 3 vùng kinh tế trọng điểm còn lại được thành lập từ năm 1986 khi đất nước bắt đầu mở cửa hội nhập với chính sách đổi mới nền kinh tế - xã hội,...
Câu 14:
Nguyên nhân chính nào để nước ta phải hình thành các vùng kinh tế trọng điểm?
Đáp án: A
Giải thích: Nguyên nhân chính để nước ta phải hình thành các vùng kinh tế trọng điểm là để tạo ra những tam giác kinh tế phát triển tạo động lực cho khu vực khai thác hiệu quả các thế mạnh vốn có và thúc đẩy tốc độ tăng trưởng, đóng góp GDP cho cả nước.
Câu 15:
Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về vùng kinh tế trọng điểm phía Nam?
1) Là khu vực bản lề giữa Tây Nguyên, Duyên hải Nam Trung Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long.
2) Tập trung đầy đủ các thế mạnh về tự nhiên, kinh tế - xã hội.
3) Dân cư đông, nguồn lao động dồi dào, có chất lượng.
4) Cơ sở vật chất kĩ thuật tương đối tốt và đồng bộ.
Đáp án: D
Giải thích: Đặc điểm vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là:
- Là khu vực bản lề giữa Tây Nguyên, Duyên hải Nam Trung Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long.
- Tập trung đầy đủ các thế mạnh về tự nhiên, kinh tế - xã hội.
- Dân cư đông, nguồn lao động dồi dào, có chất lượng.
- Cơ sở vật chất kĩ thuật tương đối tốt và đồng bộ.
Câu 16:
Phát biểu nào sau đây đúng về các vấn đề cần tập trung giải quyết để vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc có vị thế xứng đáng hơn trong nền kinh tế của cả nước?
1) Đẩy mạnh các ngành công nghiệp trọng điểm, phát triển nhanh ngành có hàm lượng kĩ thuật cao, không gây ô nhiễm môi trường.
2) Phát triển các khu công nghiệp tập trung.
3) Chủ trọng đến thương mại và các hoạt động dịch vụ khác, nhất là du lịch.
4) Chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá có chất lượng cao.
Đáp án: D
Giải thích: Các vấn đề cần tập trung giải quyết để vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc có vị thế xứng đáng hơn trong nền kinh tế của cả nước là:
- Đẩy mạnh các ngành công nghiệp trọng điểm, phát triển nhanh ngành có hàm lượng kĩ thuật cao, không gây ô nhiễm môi trường.
- Phát triển các khu công nghiệp tập trung.
- Chủ trọng đến thương mại và các hoạt động dịch vụ khác, nhất là du lịch.
- Chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá có chất lượng.
Câu 17:
Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về thế mạnh của vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc?
1) Nguồn lao động với số lượng lớn, chất lượng vào loại hàng đầu của cả nước.
2) Có lịch sử khai thác lâu đời nhất nước ta với nền văn minh lúa nước.
3) Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất - kĩ thuật tương đối phát triển.
4) Vị trí địa lí của vùng thuận lợi cho việc giao lưu trong nước và quốc tế.
Đáp án: D
Giải thích: Các thế mạnh của vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc nước ta là:
- Nguồn lao động với số lượng lớn, chất lượng vào loại hàng đầu của cả nước.
- Có lịch sử khai thác lâu đời nhất nước ta với nền văn minh lúa nước.
- Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất - kĩ thuật tương đối phát triển.
- Vị trí địa lí của vùng thuận lợi cho việc giao lưu trong nước và quốc tế
Câu 18:
Vấn đề nào sau đây không cần giải quyết trong phát triển công nghiệp ở vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc để nâng cao vị thế của vùng?
Đáp án: D
Giải thích: Vấn đề cần giải quyết trong phát triển công nghiệp ở vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc để nâng cao vị thế của vùng là: Đẩy mạnh các ngành công nghiệp trọng điểm, phát triển các ngành có hàm lượng kĩ thuật cao, không gây ô nhiễm môi trường và phát triển các khu công nghiệp tập trung.
Câu 19:
Tìm điểm giống nhau về thế mạnh của vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc và phía Nam trong các ý kiến dưới đây?
Đáp án: A
Giải thích: Điểm giống nhau về thế mạnh của vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc và phía Nam là có nguồn lao động với số lượng lớn, chất lượng cao.