IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 12 Địa lý Trắc nghiệm Địa Lí 12: Các vùng kinh tế trọng điểm (có đáp án)

Trắc nghiệm Địa Lí 12: Các vùng kinh tế trọng điểm (có đáp án)

Trắc nghiệm Địa Lí 12: Các vùng kinh tế trọng điểm (có đáp án)

  • 606 lượt thi

  • 14 câu hỏi

  • 30 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Tài nguyên thiên nhiên nổi trội hàng đầu của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là

Xem đáp án

Đáp án: B

Giải thích: Tài nguyên thiên nhiên nổi trội hàng đầu của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là dầu khí, phân bố ở thềm lục địa phía Nam với 8 bề trầm tích.


Câu 2:

Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung bao gồm các tỉnh (thành phố) là

Xem đáp án

Đáp án: C

Giải thích: Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung bao gồm các tỉnh (thành phố) là Thừa Thiên – Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định.


Câu 3:

Tỉnh nào sau đây không thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc?

Xem đáp án

Đáp án: C

Giải thích: Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc gồm 8 tỉnh: Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hà Tây, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh => Đà Nẵng không thuộc vùng KTTĐ phía Bắc. Đà Nẵng thuộc vùng KTTĐ miền Trung.


Câu 4:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 30, cho biết các sân bay nào sau đây thuộc vùng kinh tế trọng điểm miền Trung?

Xem đáp án

Đáp án: B

Giải thích

B1. Nhận dạng kí hiệu sân bay ở Atlat ĐLVN trang 3.

B2. Các sân bay thuộc vùng kinh tế trọng điểm miền Trung là: Phú Bài, Đà Nẵng, Chu Lai.


Câu 5:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 30, cho biết vùng kinh tế trọng điểm nào sau đây có tỉ trọng ngành dịch vụ lớn nhất trong cơ cấu GDP của vùng phân theo ngành?

Xem đáp án

Đáp án: B

Giải thích: Căn cứ vào Atlat ĐLVN trang 30, tỉ trọng ngành dịch vụ (màu xanh lá) của 3 vùng KTTĐ là

- Vùng KTTĐ phía Bắc: tỉ trọng đứng thứ 2 (sau CN - XD) - 43,5%.

- Vùng KTTĐ miền Trung: cao nhất (40,2%).

- Vùng KTTĐ phía Nam:  tỉ trọng đứng thứ 2 (sau CN - XD) – 41,4%.

=> Vùng KTTĐ miền Trung có tỉ trọng ngành dịch vụ lớn nhất trong cơ cấu GDP của vùng phân theo ngành.


Câu 6:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 30, cho biết vùng kinh tế trọng điểm nào sau đây có GDP bình quân đầu người cao nhất?

Xem đáp án

Đáp án: C

Giải thích: Căn cứ vào Atlat ĐLVN trang 30, vùng KTTĐ phía Nam có GDP bình quân đầu người cao nhất với 25,9 triệ đồng/người (cột màu hồng cao nhất).


Câu 7:

Nhận định nào sau đây không phải là đặc điểm của vùng kinh tế trọng điểm?

Xem đáp án

Đáp án: D

Giải thích: Vùng kinh tế trọng điểm không có ranh giới cố định theo thời gian => Đáp án D.cố định về ranh giới theo thời gian là sai.


Câu 8:

Điểm tương tự nhau về thế mạnh của ba vùng kinh tế trọng điểm là đều có

Xem đáp án

Đáp án: D

Giải thích: Vùng KTTĐ là những nơi hội tụ đầy đủ nhất các tiềm lực có ý nghĩa quyết định tới sự phát triển kinh tế, đặc biệt là công nghiệp và dịch vụ => Nhân tố có tác động mạnh mẽ và là điều kiện tiên quyết để phát triển công nghiệp là cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật => Cả ba vùng KTTĐ đều có những thuận lợi nhất cả nước về cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất - kĩ thuật.


Câu 9:

Thế mạnh giống nhau giữa vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là

Xem đáp án

Đáp án: A

Giải thích: Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc có ĐBSH và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam có ĐNB => đây là hai vùng có nền kinh tế - xã hội phát triển nhất cả nước => tập trung dân cư đông đúc, lao động dồi dào và có chất lượng cao.


Câu 10:

Thế mạnh hàng đầu của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung là

Xem đáp án

Đáp án: B

Giải thích: Vùng KTTĐ miền Trung có địa hình kéo dài hẹp ngang, từ đông sang tây địa hình phân hóa sâu sắc: gồm vùng đồng bằng ven biển, đồi trung du và miền núi cao phía Tây.

=> Thế mạnh để đa dạng hóa cơ cấu kinh tế, hình thành mô hình kinh tế liên hoàn:

+ Trồng rừng ở vùng núi phía Tây, khai thác khoáng sản (vàng, thiếc).

+ Vùng đồi trung du phát triển mô hình nông – lâm kết hợp, trồng cây công nghiệp, cây ăn quả và chăn nuôi gia súc.

+ Vùng đồng bằng ven biển phát triển cây lương thực, khai thác tổng hợp kinh tế biển (đánh bắt nuôi trồng thủy sản nhờ có vùng biển rộng kéo dài và các đầm phá; du lịch biển, xây dựng cảng biển, khai thác cát, sỏi,...).


Câu 11:

Hướng chủ yếu trong công nghiệp của vùng kinh tế trọng điểm Nam Bộ không phải là

Xem đáp án

Đáp án: C

Giải thích

- Vùng KTTĐ Nam Bộ là khu vực có nền kinh tế phát triển năng động nhất nước ta, công nghiệp chiếm tỉ trọng lớn nhất (2/3 giá trị sx CN của cả nước).

- Vùng có nhiều thế mạnh như: lao động dồi dào, có trình độ, cơ sở vật chất kĩ thuật, cơ sở hạ tầng hoàn thiện, thu hút mạnh nguồn vốn đầu tư nước ngoài (hơn 50%), thị trường tiêu thụ lớn, có tài nguyên dầu khí giàu có và quan trọng nhất

=> Để phát huy vai trò là đầu tàu kinh tế cả nước, khai thác có hiệu quả các thế mạnh vốn có -> Vùng cần khai thác lãnh thổ theo chiều sâu, đẩy mạnh phát triển các ngành CN trọng điểm, công nghệ cao (năng lượng, khai thác và chế biến dầu khí..) để mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất, đảm bảo sự phát triển bền vững.

=> Nhận xét: phát triển các ngành công nghiệp cơ bản là không đúng.


Câu 12:

Vùng kinh tế trọng điểm mới được thành lập năm 2009 là

Xem đáp án

Đáp án: D

Giải thích: Năm 2009, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt đề án thành lập vùng KTTĐ đồng bằng sông Cửu Long, đây là vùng KTTĐ thứ tư của nước ta cùng với 3 vùng KTTĐ còn lại (phía Bắc, miền Trung, phía Nam) trở thành động lực phát triển kinh tế của đất nước.


Câu 13:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 30, cho biết trong cơ cấu kinh tế phân theo ngành, các vùng kinh tế trọng điểm xếp theo thứ tự có tỉ trọng khu vực II (công nghiệp – xây dựng) từ cao đế thấp là

Xem đáp án

Đáp án: D

Giải thích: Căn cứ vào Atlat ĐLVN trang 30: trong cơ cấu kinh tế phân theo ngành,  tỉ trọng khu vực II (công nghiệp – xây dựng) của các vùng kinh tế từ thấp đến cao như sau:

- Vùng KTTĐ phía Nam có khu vực II chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu: 49, 1%

- Tiếp đến là vùng KTTĐ phía Bắc: khu vực II chiếm 45,4% trong cơ cấu ngành.

- Vùng KTTĐ miền Trung có khu vực II chiếm tỉ trọng là 37,5% trong cơ cấu ngành kinh tế.


Câu 14:

Phương hướng phát triển công nghiệp ở vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc không phải là

Xem đáp án

Đáp án: D

Giải thích

- Phương hướng phát triển công nghiệp ở vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc là phát triển các khu vực công nghiệp tập trung, đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm, nhanh chóng phát triển các ngành có hàm lượng kĩ thuật cao => nhận xét A, B, C đúng => loại A, B, C.

- Chuyển dịch cơ cấu ngành theo hướng tăng tỉ trọng ngành khai thác không phải là phương hướng phát triển công nghiệp của vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc.


Bắt đầu thi ngay


Có thể bạn quan tâm


Các bài thi hot trong chương