Cho các mệnh đề: P: “Tam giác ABC là tam giác vuông tại A”; Q: “Tam giác ABC có các cạnh thỏa mãn AB^2 + AC^2 = BC^2” a) Hãy phát biểu các mệnh đề
Giải Toán 10 Kết nối tri thức Bài tập cuối năm
Bài 7 trang 95 Toán 10 Tập 2: Cho các mệnh đề:
P: “Tam giác ABC là tam giác vuông tại A”;
Q: “Tam giác ABC có các cạnh thỏa mãn AB2 + AC2 = BC2”.
a) Hãy phát biểu các mệnh đề: P ⇒ Q, Q ⇒ P, P ⇔ Q, ⇒ . Xét tính đúng sai của các mệnh đề này.
b) Dùng các khái niệm “điều kiện cần” và “điều kiện đủ” để diễn tả mệnh đề P ⇒ Q.
c) Gọi X là tập hợp các tam giác ABC vuông tại A, Y là tập hợp các tam giác ABC có trung tuyến AM = BC. Nêu mối quan hệ giữa hai tập hợp X và Y.
Lời giải
a)
• P ⇒ Q: “Nếu tam giác ABC là tam giác vuông tại A thì tam giác ABC có các cạnh thỏa mãn AB2 + AC2 = BC2”.
Theo định lý Pythagore, mệnh đề P ⇒ Q là mệnh đề đúng.
• Q ⇒ P: “Nếu tam giác ABC có các cạnh thỏa mãn AB2 + AC2 = BC2 thì tam giác ABC là tam giác vuông tại A”.
Theo định lý Pythagore đảo, mệnh đề Q ⇒ P là mệnh đề đúng.
• P ⇔ Q: “Tam giác ABC là tam giác vuông tại A nếu và chỉ nếu tam giác ABC có các cạnh thỏa mãn AB2 + AC2 = BC2”.
Vì P ⇒ Q và Q ⇒ P đúng nên mệnh đề P ⇔ Q là mệnh đề đúng.
• Ta có: (phủ định của P): “Tam giác ABC không là tam giác vuông tại A”.
(phủ định của Q): “tam giác ABC có các cạnh không thỏa mãn AB2 + AC2 = BC2”.
Do đó, ⇒ : “Nếu tam giác ABC không là tam giác vuông tại A thì tam giác ABC có các cạnh không thỏa mãn AB2 + AC2 = BC2”.
Mệnh đề ⇒ là mệnh đề đúng.
b) Ta có:
• Tam giác ABC có các cạnh thỏa mãn AB2 + AC2 = BC2 là điều kiện cần để tam giác ABC là tam giác vuông tại A.
• Tam giác ABC là tam giác vuông tại A là điều kiện đủ để tam giác ABC có các cạnh thỏa mãn AB2 + AC2 = BC2.
c) Ta biết rằng một tam giác là vuông khi và chỉ khi đường trung tuyến ứng với cạnh huyền bằng một nửa cạnh huyền (được chứng minh ở bậc THCS).
Vậy nếu tam giác ABC có trung tuyến AM = BC thì tam giác ABC vuông tại A.
Vậy mối quan hệ giữa hai tập hợp X và Y là X = Y.
Xem thêm lời giải bài tập Toán lớp 10 Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác:
Bài viết liên quan
- Trong khai triển nhị thức Newton của (2 + 3x)^4, hệ số của x^2 là A.9
- Một tổ gồm 7 nam và 3 nữ. Chọn ngẫu nhiên hai người. Xác suất để trong hai người được chọn có ít nhất một nữ là: A.7/15
- a) Biểu diễn miền nghiệm D của hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn sau: x+y <=6 2x-y<=2
- Cho hàm số y = f(x) = ax^2 + bx + c với đồ thị là parabol (P) có đỉnh I(5/2;-1/4) và đi qua điểm A(1; 2) a) Biết rằng phương trình của parabol
- Giải các phương trình chứa căn thức sau: a) căn 2x^2-6x+3 = căn x^2-3x+1