a) Biểu diễn miền nghiệm D của hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn sau: x+y <=6 2x-y<=2
Lời giải Bài 8 trang 96 Toán 10 Tập 2 sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Toán 10.
Giải Toán 10 Kết nối tri thức Bài tập cuối năm
Bài 8 trang 96 Toán 10 Tập 2:
a) Biểu diễn miền nghiệm D của hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn sau:
.
b) Từ kết quả câu a, tìm giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất của biểu thức F(x; y) = 2x + 3y trên miền D.
Lời giải
a) Biểu diễn miền nghiệm D của hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn:
- Vẽ đường thẳng x + y = 6 trên mặt phẳng Oxy, lấy điểm O(0; 0) không thuộc đường thẳng x + y = 6, ta thấy 0 + 0 < 6, do đó miền nghiệm của bất phương trình x + y ≤ 6 là nửa mặt phẳng có bờ là đường thẳng x + y = 6 chứa điểm O(0; 0) kể cả đường thẳng x + y = 6.
- Vẽ đường thẳng 2x – y = 2 trên mặt phẳng Oxy, lấy điểm O(0; 0) không thuộc đường thẳng 2x – y = 2, ta thấy 2 . 0 – 0 ≤ 2, do đó miền nghiệm của bất phương trình 2x – 2 ≤ 2 là nửa mặt phẳng có bờ là đường thẳng 2x – y = 2 chứa điểm O(0; 0) kể cả đường thẳng 2x – y = 2.
- Miền nghiệm của bất phương trình x ≥ 0 chính là nửa mặt phẳng có bờ là trục Oy, chứa điểm (1; 0) kể cả trục Oy.
- Miền nghiệm của bất phương trình y ≥ 0 chính là nửa mặt phẳng có bờ là trục Ox, chứa điểm (0; 1) kể cả trục Ox.
Vậy ta biểu diễn được miền nghiệm của hệ là miền tứ giác OABC kể cả các cạnh của tứ giác như hình trên.
b) Theo câu a, ta có miền nghiệm của hệ bất phương trình là miền tứ giác OABC kể cả các cạnh của tứ giác.
Tọa độ của các đỉnh của tứ giác OABC là: O(0; 0), A(1; 0), , C(0; 6).
Ta có: F(x; y) = 2x + 3y.
Ta tính được:
F(0; 0) = 2 . 0 + 3 . 0 = 0;
F(1; 0) = 2 . 1 + 3 . 0 = 2;
;
F(0; 6) = 2 . 0 + 3 . 6 = 18.
Vậy giá trị lớn nhất của F(x; y) = 2x + 3y trên miền D là 18 tại (x; y) = (0; 6).
Giá trị nhỏ nhất của F(x; y) = 2x + 3y trên miền D là 0 tại (x; y) = (0; 0).
Xem thêm lời giải bài tập Toán lớp 10 Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác:
Bài viết liên quan
- Một tổ gồm 7 nam và 3 nữ. Chọn ngẫu nhiên hai người. Xác suất để trong hai người được chọn có ít nhất một nữ là: A.7/15
- Cho các mệnh đề: P: “Tam giác ABC là tam giác vuông tại A”; Q: “Tam giác ABC có các cạnh thỏa mãn AB^2 + AC^2 = BC^2” a) Hãy phát biểu các mệnh đề
- Cho hàm số y = f(x) = ax^2 + bx + c với đồ thị là parabol (P) có đỉnh I(5/2;-1/4) và đi qua điểm A(1; 2) a) Biết rằng phương trình của parabol
- Giải các phương trình chứa căn thức sau: a) căn 2x^2-6x+3 = căn x^2-3x+1
- Từ các chữ số 0; 1; 2;.....; 9 có thể lập được tất cả bao nhiêu số tự nhiên nhỏ hơn 1 000, chia hết cho 5