Thứ năm, 02/05/2024
IMG-LOGO

Bộ 25 đề thi ôn luyện THPT Quốc gia môn Lịch sử có lời giải năm 2022 (Đề 4)

  • 8427 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 30 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Chiến thắng nào của nhân dân miền Nam Việt Nam trong đông - xuân 1964 - 1965 góp phần làm phá sản chiến lược chiến tranh đặc biệt của Mĩ?

Xem đáp án

Đáp án C


Câu 2:

Nội dung nào dưới đây là hoạt động đấu tranh của giai cấp tư sản dân tộc Việt Nam trong những năm 1919 - 1925?

Xem đáp án

Đáp án C


Câu 3:

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 1973, tình hình nổi bật của kinh tế nước Mĩ là

                    

Xem đáp án

Đáp án C


Câu 4:

Bốn tỉnh lị giành được chính quyền đầu tiên trong Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam là

Xem đáp án

Đáp án D


Câu 5:

Một trong những thành quả của phong trào Đồng khởi (1959 - 1960) ở miền Nam Việt Nam là

Xem đáp án

Đáp án A


Câu 6:

Cuộc vận động dân chủ 1936 - 1939 ở Việt Nam kết thúc khi

Xem đáp án

Đáp án A


Câu 7:

Nội dung nào không phản ánh đúng về bối cảnh thực hiện Chính sách kinh tế mới (1921) của nước Nga Xô Viết?

   

Xem đáp án

Đáp án D

Bối cảnh thực hiện Chính sách kinh tế mới (1921) của nước Nga Xô viết:

+ Sau khi chiến thắng thù trong giặc ngoài, năm 1921, nhân dân Nga bước vào thời kì hòa bình, xây dựng đất nước.

+ Nền kinh tế quốc dân bị tàn phá nghiêm trọng: năm 1920, sản lượng nông nghiệp chỉ bằng 1/2 so với trước chiến tranh, sản lượng công nghiệp chỉ còn 1/7, nhiều địa phương lâm vào bệnh dịch, nạn đói diễn ra ở nhiều nơi.

+ Lực lượng phản cách mạng điên cuồng chống phá, xúi giục nhân dân nổi dậy chống chính quyền, gây bạo loạn ở nhiều nơi.


Câu 8:

Ngày 25/4/1976 đã diễn ra sự kiện trọng đại nào trong tiến trình lịch sử Việt Nam?

Xem đáp án

Đáp án A


Câu 10:

Sau khi Nhật đảo chính Pháp, khẩu hiệu “Đánh đuổi Pháp - Nhật” được thay bằng khẩu hiệu      

Xem đáp án

Đáp án C


Câu 11:

Sau khi giành được độc lập, nhóm năm nước sáng lập ASEAN thực hiện chiến lược kinh tế hướng nội với mục tiêu

Xem đáp án

Đáp án B


Câu 13:

Nội dung nào cho thấy từ tháng 9/1930, phong trào cách mạng 1930 - 1931 ở Việt Nam dần đạt tới đỉnh cao?

Xem đáp án

Đáp án B

Từ tháng 9/1930, ở Việt Nam, phong trào đấu tranh cách mạng dâng cao, nhất là tại hai tỉnh Nghệ An và Hà Tỉnh. Các cuộc đấu tranh có vũ trang tự vệ của nông dân và công nhân Nghệ An - Hà Tĩnh diễn ra mạnh mẽ khiến hệ thống chính quyền thực dân, phong kiến bị tê liệt, tan rã. Trong tình hình đó, nhiều cấp ủy Đảng ở thôn xã đã lãnh đạo nhân dân đứng lên tự quản lí đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội ở địa phương, làm chức năng của chính quyền, gọi là “Xô viết” => phong trào cách mạng 1930 - 1931 đạt tới đỉnh cao.


Câu 14:

Thắng lợi trong cuộc chiến đấu của quân dân Việt Nam ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16 có nhiều ý nghĩa quan trọng, ngoại trừ việc

Xem đáp án

Đáp án D

Nội dung các đáp án A, B, C đã phản ánh đúng ý nghĩa thắng lợi của cuộc chiến ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16 của quân dân Việt Nam.

- Đáp án D không phù hợp, vì: kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh của thực dân Pháp bị thất bại hoàn toàn sau chiến thắng Việt Bắc thu - đông (1947) của quân dân Việt Nam.


Câu 15:

Nội dung nào dưới đây không phải là nhân tố khách quan góp phần đưa tới sự bùng nổ phong trào yêu nước Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất?

Xem đáp án

Đáp án C

Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, có nhiều nhân tố khách quan tác động, thúc đẩy sự phát triển của phong trào yêu nước cách mạng ở Việt Nam, như:

+ Thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga (1917) => cổ vũ nhân dân các nước thuộc địa, phụ thuộc (trong đó có Việt Nam) đứng lên giải phóng dân tộc; đồng thời, mở ra con đường giải phóng mới cho các dân tộc thuộc địa, phụ thuộc - con đường cách mạng vô sản.

+ Sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc ở các nước phương Đông => cổ vũ nhân dân Việt Nam đứng lên đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân.

+ Phong trào công nhân ở các nước tư bản đế quốc phương Tây phát triển mạnh mẽ trong những năm 1918 - 1923 => góp phần làm các nước tư bản phương Tây suy yếu => tạo điều kiện thuận lợi cho phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa, phụ thuộc.

- Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp cũng là một trong những nhân tố thúc đẩy sự bùng nổ và phát triển của phong trào cách mạng ở Việt Nam trong những năm 1919 - 1930. Tuy nhiên, đây là nhân tố chủ quan.


Câu 16:

Nước Cộng hòa Cuba được thành lập (1959) là kết quả của cuộc đấu tranh

Xem đáp án

Đáp án C


Câu 17:

Đặc điểm lớn nhất của cuộc cách mạng khoa học- kĩ thuật sau Chiến tranh thế giới thứ hai là

Xem đáp án

Đáp án B

Đặc điểm lớn nhất của cuộc cách mạng khoa học- kĩ thuật sau Chiến tranh thế giới thứ hai là: khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp: mọi phát minh kĩ thuật đều bắt nguồn từ nghiên cứu khoa học. Khoa học gắn liền với kĩ thuật, khoa học đi trước, mở đường cho kĩ thuật. Đến lượt mình, kĩ thuật lại đi trước, mở đường cho sản xuất. Khoa học đã tham gia trực tiếp vào sản xuất, đã trở thành nguồn gốc chính của những tiến bộ kĩ thuật và công nghệ.


Câu 18:

Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng nguyên nhân dẫn tới sự thất bại của cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược ở Việt Nam trong những năm 1858 - 1884?

Xem đáp án

Đáp án B

♦ Nội dung đáp án B (nhà Nguyễn không có được sự ủng hộ của nhân dân) không phản ánh đủng nguyên nhân dẫn đến sự thất bại của cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược ở Việt Nam trong những năm 1858- 1884. Vì: ngay từ khi thực dân Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam, nhân dân đã sát cánh cùng quan quân triều đình kháng chiến. Điều này được thể hiện rõ nét qua cuộc chiến đấu ở chiến trường Đà Nang (tháng 9/1858 - tháng 2/1859),...

♦ Cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược ở Việt Nam trong những năm 1858 - 1884 thất bại do nhiều nguyên nhân:

* Nguyên nhân khách quan: tương quan lực lượng về mọi mặt giữa Việt Nam và Pháp, quá chênh lệch. Càng về sau, tương quan lực lượng ngày càng chuyển biến theo chiều hướng có lợi cho Pháp.

- Pháp có tiềm lực mạnh về kinh tế - quân sự; có ưu thế vượt trội về vũ khí, phương tiện chiến tranh; lực lượng quân viễn chinh đông đảo, được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp. Trong khi đó: tiềm lực kinh tế - quân sự của Việt Nam rất hạn chế; vũ khí, trang bị còn thô sơ, lạc hậu; trình độ tổ chức, chỉ đạo chiến đấu của quân đội triều đình còn hạn chế; lực lượng trong các phong trào đấu tranh của nhân dân (mà chủ yếu là nông dân) chưa qua huấn luyện, chưa quen với việc binh đao,.

- Tại những vùng Pháp chiếm được, chúng ra sức thiết lập bộ máy cai trị, chính quyền thực dân để làm chỗ dựa vững chắc cho công cuộc mở rộng xâm lược. Pháp cấu kết với một bộ phận phong kiến đầu hàng để đàn áp cuộc đấu tranh của phái chủ chiến và của nhân dân Việt Nam.

* Nguyên nhân chủ quan:

- Chế độ phong kiến chuyên chế ở Việt Nam lâm vào khủng hoảng, suy yếu nghiêm trọng trên tất cả các lĩnh vực. Điều này khiến cho nội lực đất nước bị suy yếu, sức dân suy kiệt, do đó, Việt Nam gặp nhiều khó khăn trong việc đương đầu với một kẻ thù mạnh như Pháp.

- Triều đình nhà Nguyễn thiếu quyết tâm kháng chiến, phạm nhiều sai lầm cả về đường lối chỉ đạo chiến đấu và đường lối ngoại giao: về chỉ đạo chiến đấu: triều đình nhà Nguyễn thụ động chiến đấu, thiên về chiến thuật “thủ hiểm” vì vậy đã bỏ lỡ nhiều thời cơ đánh đuổi Pháp ra khỏi Việt Nam. Về đường lối ngoại giao: triều đình nhà Nguyễn thỏa hiệp với Pháp, nuôi hi vọng có thể giành lại những vùng đất đã mất bằng con đường “thương thuyết”, đàm phán hòa bình. Trước sức mạnh quân sự, ưu thế vượt trội về vũ khí, kĩ thuật của Pháp, nội bộ triều Nguyễn có sự phân hóa thành hai phái: chủ hòa và chủ chiến khiến lòng dân li tán, mặt khác phái chủ hòa lại chiếm ưu thế trong triều đình.

- Các phong trào đấu tranh chống Pháp của quần chúng nhân dân: diễn ra lẻ tẻ; chưa tạo thành một phong trào đấu tranh chung trong cả nước; hạn chế về đường lối và lực lượng lãnh đạo,...


Câu 19:

Điểm sáng tạo của Nguyễn Ái Quốc tại Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (5/1941) là


Câu 20:

Việc gia nhập ASEAN (1995) đã đẹm lại nhiều cơ hội lớn để Việt Nam thực hiện mục tiêu đổi mới đất nước, ngoại trừ việc

Xem đáp án

Chọn D

Nội dung đáp án D không phù hợp, vì: khi gia nhập ASEAN, Việt Nam phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, trong đó có sự cạnh tranh gay gắt cửa các nước trong khu vực:

+ Là những nước trong cùng một khu vực, Việt Nam và các nước ASEAN có sự tương đồng về cơ cấu hàng hóa truyền thống, đặc biệt là các sản phẩm nông nghiệp, ví dụ: gạo... => điều đó sẽ tạo nên sự cạnh tranh gay gắt trong nội bộ khu vực.

+ Mặt khác, do sự chênh lệch về trình độ kĩ thuật, công nghệ, hàng hóa của Việt Nam tuy có cùng chất lượng, mẫu mã nhưng giá thành sản phẩm thường cao hơn (do chi phí sản xuất cao). Trong khi đó, hàng hóa của các nước ASEAN lại có giá thành rẻ hơn, lại được sự hỗ trợ của Chính phủ trong chính sách tăng cường xuất khẩu, có khả năng tràn vào thị trường Việt Nam, chiếm thị phần lớn trong thị trường nội địa của Việt Nam => dễ khiến nền sản xuất trong nước của Việt Nam bị lấn át.

- Việc gia nhập ASEAN (1995) đã đem lại nhiều cơ hội lớn để Việt Nam thực hiện mục tiêu đổi mới đất nước, như:

+ Tham gia hợp tác chính trị - an ninh của ASEAN, Việt Nam sẽ góp phần tạo nên môi trường hòa bình, ổn định lâu dài trong khu vực để từ đó xây dựng và phát triển đất nước.

+ Tăng cường hợp tác khu vực, mở rộng hợp tác kinh tế quốc tế, mở rộng thị trường, hội nhập với thế giới.

+ Học hỏi và tiếp thu thành tựu khoa học - kĩ thuật từ bên ngoài.

+ Thu hút nguồn vốn đầu tư của nước ngoài để phát triển kinh tế.

+ Phát triển các hoạt động du lịch và thúc đẩy sự giao lưu văn hóa.

+ ....


Câu 21:

Trong cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc Việt Nam lần thứ nhất (1965 - 1968), Mĩ không nhằm thực hiện âm mưu

Xem đáp án

Chọn A

Nội dung đáp án A không phản ánh đúng âm mưu của Mĩ trong cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc Việt Nam lần thứ nhất (1965 - 1968), vì:

+ Mĩ tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc Việt Nam lần thứ nhất khi đang thực hiện chiến lược chiến tranh đặc biệt (1961 - 1965) và chiến lược chiến tranh cục bộ (1965 - 1968).

+ Chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh được Mĩ tiến hành trong những năm 1969 - 1973 (và sau đó tiếp tục kéo dài trong những năm 1973 - 1975).

- Mĩ tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc Việt Nam lần thứ nhất nhằm thực hiện các âm mưu:

+ Cứu nguy cho chiến lược chiến tranh đặc biệt đang thất bại ở miền Nam Việt Nam (và sau đó là hỗ

trợ cho chiến lược chiến tranh cục bộ).

+ Ngăn chặn nguồn chi viện từ bên ngoài vào miền Bắc và từ miền Bắc vào miền Nam.

+ Uy hiếp tinh thần và làm lung lay ý chí chống Mĩ của nhân dân hai miền Bắc, Nam.

+ Phá hoại tiềm lực kinh tế, quốc phòng và công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc.


Câu 22:

Nguyên tắc quan trọng nào của tổ chức Liên hợp quốc cụng là điều khoản trong Hiệp ước thân thiện và hợp tác (1976)?


Câu 23:

So với Nhật Bản, chính sách đối ngoại của các nước Tây Âu trong những năm 1945 - 1950 có điểm gì khác biệt?

Xem đáp án

Chọn B

Nội dung đáp án A (liên kết chặt chẽ và trở thành đồng minh của Mĩ) là điểm tương đồng trong chính sách đối ngoại của Tây Âu và Nhật Bản những năm đầu sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

- Đáp án C và D đều có những điểm không thỏa đáng, không phản ánh đúng chính sách đối ngoại của Nhật Bản và Tây Âu trong những năm 1945 - 1950.

- Nội dung đáp án B (tìm cách quay trở lại cai trị các thuộc địa cũ của mình) chính là điểm khác biệt trong chính sách đối ngoại của Tây Âu và Nhật Bản. Vì:

+ Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản là nước bại trận. => Nhật Bản đã bị mất hết thuộc địa.

+ Các nước Tây Âu tìm cách xâm lược trở lại các thuộc địa cũ. Ví dụ như: Pháp quay lại tái chiếm các nước Đông Dương, Anh xâm lược trở lại Miến Điện, Mã Lai,...


Câu 24:

Thắng lợi của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 được đánh dấu bởi sự kiện


Câu 25:

Một trong những tác động của phong trào giải phóng dân tộc đối với quan hệ quốc tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai là


Câu 26:

Trong bối cảnh Chiến tranh lạnh, sự kiện nào dưới đây góp phần làm giảm rõ rệt tình hình căng thẳng ở châu Âu?


Câu 27:

Nội dung nào không phản ánh đúng về vai trò của Mặt trận Việt Minh từ khi thành lập đến Cách mạng tháng Tám năm 1945?

Xem đáp án

Chọn A

Nội dung đáp án A không phù hợp khi nhận xét về vai trò của Mặt trận Việt Minh vì trong Cách mạng tháng Tám, nhân dân Việt Nam tự lực tiến hành Tổng khởi nghĩa giành chính quyền (không có sự phối hợp với lực lượng Đồng minh).

- Vai trò của Mặt trận Việt Minh đối với Cách mạng tháng Tám:

+ Tập hợp mọi lực lượng yêu nước trong một mặt trận dân tộc thống nhất, rộng rãi, qua đó củng cố khối đoàn kết dân tộc, xây dựng lực lượng chính trị quần chúng cho Cách mạng tháng Tám.

+ Có vai trò lớn trong việc đề ra đường lối, chủ trương xây dựng và phát triển lực lượng vũ trang cách mạng.

+ Đóng vai trò lớn trong việc xây dựng các căn cứ địa cách mạng (Bắc Sơn - Võ Nhai, Cao - Bắc - Lạng,...); thực hiện thí điểm các chính sách của chính quyền cách mạng mới nhằm đem lại quyền lợi cho quần chúng nhân dân.

+ Lãnh đạo cao trào Kháng Nhật, cứu nước => tạo tiền đề trực tiếp cho sự bùng nổ, phát triển và giành thắng lợi của Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945.

+ Triệu tập và tiến hành thành công Đại hội Quốc dân (Tân Trào, tháng 8/1945); huy động và tổ chức lãnh đạo quần chúng cách mạng đấu tranh giành chính quyền trong Tổng khởi nghĩa tháng Tám (1945).

+ Sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, Mặt trận Việt Minh tiếp tục củng cố khối đoàn kết toàn dân, lãnh đạo nhân dân xây dựng và bảo vệ chính quyền mới,...


Câu 28:

Hoạt động yêu nước của Nguyễn Tất Thành trong những năm 1911-1918 có ý nghĩa như thế nào?

Xem đáp án

Chọn A

Trong những năm 1911 - 1918, Nguyễn Ái Quốc bôn ba qua nhiều quốc gia, châu lục. Trong quá trình đó, nhận thức của Nguyễn Ái Quốc đã có nhiều chuyển biến quan trọng: từ sự đồng cảm với đồng bào mình đã được nâng lên thành sự đồng cảm với nhân dân lao động; nhận biết về bạn và thù,... => những nhận thức của Nguyễn Tất Thành tuy mới bước đầu nhưng đúng hướng, đặt cơ sở cho việc xác định con đường cứu nước mới.

- Nội dung các đáp án B, C, D có những điểm không phù hợp, vì:

+ Quan hệ giữa cách mạng Việt Nam với cách mạng thế giới bước đầu được xác lập khi Nguyễn Ái Quốc tham gia thành lập Hội Liên hiệp thuộc địa tại Pari (1921).

+ Từ năm 1925 - 1929, Nguyễn Ái Quốc chuẩn bị về tổ chức cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam thông qua các hoạt động: lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, mở lớp huấn luyện chính trị tại Quảng Châu (Trung Quốc),...

+ Sau khi đọc được Sơ thảo lần thứ nhất luận cương những vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lênin đăng trên báo Nhân đạo (tháng 7/1920), Nguyễn Ái Quốc đã tìm thấy con đường cứu nước mới cho dân tộc Việt Nam - con đường cách mạng vô sản.


Câu 29:

Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam và Cách mạng tháng Mười năm 1917 ở Nga có điểm chung nào sau đây?

Xem đáp án

Chọn D

Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam và Cách mạng tháng Mười năm 1917 ở Nga đều có ý nghĩa: góp phần cổ vũ phong trào cách mạng thế giới.

- Nội dung các đáp án A, B, C không phù hợp vì:

+ Đối tượng đấu tranh chủ yếu của nhân dân Nga trong Cách mạng tháng Mười là: giai cấp tư sản. Trong khi đó, đối tượng chủ yếu của nhân dân Việt Nam trong Cách mạng tháng Tám (1945) là: đế quốc xâm lược và tay sai.

+ Thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga đã chọc thủng “khâu yếu nhất trong sợi dây chuyền đế quốc chủ nghĩa”, khiến cho cntb không còn là một hệ thống hoàn chỉnh và duy nhất.

+ Nhiệm vụ chủ yếu của nhân dân Nga trong Cách mạng tháng Mười là: lật đổ Chính phủ tư sản lâm thời, thiết lập nền chuyên chính vô sản. Trong khi đó, nhiệm vụ chủ yếu của nhân dân Việt Nam trong Cách mạng tháng Tám là: đánh đuổi đế quốc xâm lược, giành độc lập dân tộc.


Câu 30:

Một trong những điểm mới của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919 - 1929) so với Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 - 1914) của thực dân Pháp ở Đông Dương là

Xem đáp án

Chọn B

Nguồn vốn đầu tư chủ yếu là của tư bản tư nhân là một trong những điểm mới của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919 - 1929) so với cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 - 1914) của thực dân Pháp ở Đông Dương.

- Nội dung các đáp án A, C, D không phù hợp, vì:

+ Ở cả hai lần khai thác thuộc địa ở Đông Dương, thực dân Pháp đều hạn chế sự phát triển của các ngành công nghiệp nặng nhằm cột chặt kinh tế Đông Dương vào nền kinh tế Pháp.

+ Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai, thực dân Pháp đầu tư nhiều vốn nhất vào lĩnh vực nông nghiệp.


Câu 31:

Nét nổi bật về nghệ thuật chỉ đạo của Đảng Lao động Việt Nam trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 là gì?

Xem đáp án

Chọn B

Nội dung các đáp án A, C, D không phản ánh đúng nét nổi bật về nghệ thuật chỉ đạo của Đảng Lao động Việt Nam trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975.

+ Đi từ khởi nghĩa từng phần tiến lên tổng khởi nghĩa giành chính quyền trên cả nước là hình thái vận động của cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám.

+ Phương châm tác chiến được Trung ương Đảng xác định trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 là: thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng. “Đánh chắc, tiến chắc, không chắc thắng thi kiên quyết không đánh” là phương chấm tác chiến trong chiến dịch Điện Biên Phủ.

=> Đáp án B: chủ động tạo thời cơ, thực hiện phương châm thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng chính là nét nổi bật về nghệ thuật chỉ đạo của Đảng Lao động Việt Nam trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975.


Câu 32:

Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng về phong trào cách mạng 1930 - 1931?

Xem đáp án

Chọn C

♦ Nội dung đáp án C không phản ánh đúng về phong trào cách mạng 1930 - 1931.

♦ Một số đặc điểm của phong trào cách mạng 1930 - 1931:

* Phong trào cách mạng 1930 -1931 diễn ra sôi nổi với quy mô lớn, lôi cuốn đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia

- Diễn ra trên phạm vi cả nước với các trung tâm đấu tranh lớn như: Hà Nội, Hải Phòng, Sài Gòn - Chợ Lớn, Nghệ An, Hà Tĩnh,...

- Kéo dài liên tục suốt gần 2 năm (đầu năm 1930 - cuối năm 1931).

- Lôi cuốn đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia, đông đạo nhất là công nhân - nông dân.

- Hàng trăm cuộc đấu tranh lớn nhỏ đã diễn ra. Tiêu biểu:

+ Tháng 2/1930, diễn ra cuộc bãi công của 3000 công nhân đồn điền cao su Phú Riềng.

+ Tháng 4/1930, hơn 4000 công nhân nhà máy sợ Nam Định bãi công.

+ Tháng 9/1930, cuộc biểu tình của gần 3 vạn nông dân huyện Hưng Nguyên.

* Phong trào cách mạng 1930 -1931 diễn ra với hình thức đấu tranh phong phú

- Hình thức từ thấp đến cao: mít tinh, biểu tình, kết hợp biểu tình thị uy với các hoạt động vũ trang để tiến công địch.

- Hình thức đấu tranh cao nhất là dùng bạo lực cách mạng, khởi nghĩa vũ trang để giành chính quyền (tiêu biểu là ở Nghệ An, Hà Tĩnh).

* Phong trào cách mạng 1930-1931 mang tính cách mạng triệt để

- Phong trào cách mạng 1930 - 1931 hoàn toàn không có ảo tưởng với kẻ thù dân tộc và giai cấp, phong trào đã nhằm trúng hai kẻ thù cơ bản của cách mạng Việt Nam là thực dân Pháp xâm lược và phong kiến tay sai.

- Từ tháng 9/1930, phong trào cách mạng dâng cao. Tại một số nơi thuộc hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh, trước sức mạnh đấu tranh của quần chúng, hệ thống chính quyền địch bị tan rã từng mảng, nhiều lí trưởng, chánh tổng bỏ trốn, chính quyền công nông binh được thành lập dưới hình thức Xô viết.


Câu 33:

Các chiến dịch quân sự của quân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954) đều có mục tiêu chung là

Xem đáp án

Chọn C

Các chiến dịch quân sự được quân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954) được mở ra đều nhằm những mục tiêu khác nhau. Ví dụ như:

+ Chiến dịch Việt Bắc thu - đông (1947) và Biên giới thu - đông được mở ra nhằm: khai thông con đường liên lạc với quốc tế, mở rộng và củng cố căn cứ địa Việt Bắc,...

+ Các chiến dịch: Trung Du, Đường số 18, Hà - Nam - Ninh (cuối năm 1950 - giữa năm 1951); Hòa Bình đông - xuân 1951 - 1952; Tây Bắc thu - đông 1952; Thượng Lào xuân - hè (1953),... được mở ra nhằm mục tiêu cao nhất là: giữ vững và phát huy quyền chủ động chiến lược trên chiến trường chính Bắc Bộ,...

+ Cuộc Tiến công chiến lược trong đông - xuân 1953 - 1954 được mở ra nhằm mục tiêu buộc thực dân Pháp phải phân tán lực lượng, đối phó với quân dân Việt Nam trên những địa bàn xung yếu mà Pháp không thể bỏ,...

+ Chiến dịch Điện Biên Phủ (1954) được mở ra nhằm: tiêu diệt lực lượng địch ở Điện Biên Phủ, giải phóng Tây Bắc, tạo điều kiện để giải phóng Bắc Lào,...

- Tuy vậy, điểm chung trong mục tiêu mở các chiến dịch quân sự của quân dân Việt Nam là: tiêu diệt một bộ phận sinh lực đối phương.


Câu 34:

Thực tiễn cách mạng Việt Nam những năm 1945 - 1946 đã để lại bài học kinh nghiệm quan trọng cho Đảng và nhân dân Việt Nam về việc

Xem đáp án

Chọn B

- Đáp án A, C, D phản ánh đúng nhưng không đầy đủ những bài học kinh nghiệm quan trọng mà Đảng và nhân dân Việt Nam có thể rút ra từ thực tiễn cách mạng Việt Nam những năm 1945 - 1946.

- Thực tiễn cách mạng Việt Nam những năm 1945 - 1946 đã để lại cho Đảng và nhân dân Việt Nam những bài học kinh nghiệm quý báu trong việc:

+ Giành chính quyền (ví dụ như: chuẩn bị kĩ lưỡng, chu đáo cả về đường lối chỉ đạo, lực lượng chính trị - lực lượng vũ trang; bám sát tình hình, chóp thời cơ nổi dậy tổng khởi nghĩa; sử dụng bạo lực cách mạng để giành chính quyền về tay nhân dân,...)

+ Bảo vệ chính quyền cách mạng (ví dụ như: phân hóa, cô lập kẻ thù; tập trung mũi nhọn đấu tranh vào kẻ thù chính, nguy hiểm trước mắt; cứng rắn về nguyên tắc nhưng mềm dẻo trong sách lược,...).


Câu 35:

So với giai đoạn 1919 - 1924, phong trào đấu tranh của công nhân Việt Nam trong những năm 1925 - 1929 có điểm gì mới?

Xem đáp án

Chọn A

Nội dung các đáp án A, C, D đều có những điểm không thỏa đáng:

+ Đầu năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời => không thể đưa ra nhận định cho rằng: phong trào đấu tranh của công nhân Việt Nam trong những năm 1925 - 1929 đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng.

+ Việc đưa ra nhận định: trong những năm 1925 - 1929, công nhân Việt Nam bước đầu được tiếp thu chủ nghĩa Mác - Lênin là không chính xác, vì: chủ nghĩa Mác - Lênin đã được truyền bá vào Việt Nam ngay từ đầu thập kỉ 20 của thế kỉ XX (thông qua các hoạt động của Nguyễn Ái Quốc,...).

+ Ngay từ đầu thập kỉ 20 của thế kỉ XX, nhiều tổ chức chính trị của công nhân Việt Nam đã được thành lập, như: Công hội đỏ (1920), Liên đoàn công nhân tàu biển Viễn Đông (1921),...

- Trong những năm 1919 - 1924, các cuộc đấu tranh của công nhân Việt Nam diễn ra sôi nổi, song vẫn còn mang tính chất tự phát: Trong những năm 1925 - 1929, thông qua hoạt động của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, các tổ chức cộng sản,… công nhân Việt Nam đã dần đi vào cuộc đấu tranh tự giác (đạt trình độ tự giác hoàn toàn từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời vào đầu năm 1930) => đây chính là nét mới của phong trào đấu tranh.


Câu 36:

Điểm tương đồng giữa trật tự hai cực Ianta so với trật tự thế giới theo hệ thống Vécxai - Oasinhtơn là

Xem đáp án

Chọn A

Nội dung các đáp án B, C, D đều có những điểm không thỏa đáng.

+ Trật tự thế giới theo hệ thống Vécxai - Oasinhtơn được thiết lập bởi các nước tư bản thắng trận sau Chiến tranh thế giới thứ nhất. Trật tự này hoàn toàn do các nước tư bản chi phối, lũng đoạn (tuy năm 1934, Liên Xô gia nhập Hội Quốc liên, song, vai trò và ảnh hưởng của Liên Xô trong Hội Quốc liên còn mờ nhạt). Trong khi đó, trật tự hai cực Ianta, bên cạnh lực lượng tư bản chủ nghĩa do Mĩ đứng đầu, còn có sự tham gia của các nước xã hội chủ nghĩa do Liên Xô đứng đầu và các lực lượng hòa bình, dân chủ khác:

+ Đặc trưng cơ bản của trật tự hai cực Ianta là sự phân tuyến giữa hai hệ thống chính trị - hai hệ tư tưởng - hai phe tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa do Mĩ và Liên Xô đứng đầu mỗi phe. Ở trật tự thế giới theo hệ thống Vécxai - Oasinhtơn không có sự phân tuyến này.

+ Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, trật tự thế giới theo hệ thống Vécxai - Oasinhtơn được thiết lập. Tuy nhiên, quan hệ quốc tế giữa các nước tư bản trong giai đoạn 1919 - 1939 chỉ tạm thời, mỏng manh, do nhiều mâu thuẫn chồng chéo, đan xen: mâu thuẫn giữa các nước tư bản thắng trận về vấn đề phân chia quyền lợi chưa thỏa đáng, mâu thuẫn giữa các nước thắng trận với bại trận, ...=> mâu thuẫn giữa các cường quốc chưa được giải quyết triệt để.

- Cả hai trật tự thế giới: Ianta và hệ thống Vécxai - Oasinhtơn đều được xác lập bởi cường quốc thắng trận (trong hai cuộc chiến tranh thế giới) nhằm phục vụ cho lợi ích của các nước này.


Câu 37:

Nội dung nào sau đây phản ánh nét mới, mang tính cách mạng trong tư tưởng cứu nước của các văn thân sĩ phu yêu nước Việt Nam những năm đầu thế kỉ XX?

Xem đáp án

Chọn B

Nét mới, mang tính cách mạng trong tư tưởng cứu nước của các văn thân sĩ phu yêu nước Việt Nam những năm đầu thế kỉ XX là: giải phóng dân tộc gắn liền với việc duy tân và thay đổi chế độ xã hội. Ví dụ, năm 1904, Phan Bội Châu cùng Nguyễn Hàm và một số người khác thành lập Hội Duy tân nhằm: đánh đuổi thực dân Pháp, giành độc lập dân tộc, thành lập chính thể quân chủ lập hiến; Năm 1912, Phan Bội Châu và các đồng chí của mình thành lập Việt Nam Quang phục hội với mục đích: đánh đuổi giặc Pháp, khôi phục nước Việt Nam, thành lập nước Cộng hòa Dân quốc Việt Nam.

- Nội dung đáp án A, B là hạn chế trong chủ trương cứu nước của các sĩ phu yêu nước Việt Nam (Phan Châu Trinh, Phan Bội Châu,...) những năm đầu thế kỉ XX.

- Đáp án D tuy đúng nhưng không phản ánh đầy đủ nét mới trong tư tưởng cứu nước của các văn thân sĩ phu Việt Nam những năm đầu thế kỉ XX.


Câu 38:

Điểm tương đồng trong công cuộc cải cách - mở cửa ở Trung Quốc (từ 1978) với công cuộc cải tổ của Liên Xô (1985 - 1991) và đổi mới đất nước ở Việt Nam (từ 1986) là gì?

Xem đáp án

Chọn B

Điểm tương đồng trong công cuộc cải cách - mở cửa ở Trung Quốc với công cuộc cải tổ của Liên Xô và đổi mới đất nước ở Việt Nam là tiến hành khi đất nước lâm vào tình trạng khủng hoảng kéo dài. Cụ thể

+ Trung Quốc: phải tiến hành cải cách mở cửa để khắc phục hậu quả của giai đoạn 1959 - 1978 do thực hiện đường lối Ba ngọn cờ hồng và Đại nhảy vọt.

+ Liên Xô: phải tiến hành cải tổ do sự trì trệ của nền kinh tế. Sự trì trệ được tạo ra trong bối cảnh năm 1973, thế giới diễn ra cuộc khủng hoảng dầu mỏ và các nhà lãnh đạo Liên Xô coi nhẹ tác động của cuộc khủng hoảng này.

+ Việt Nam: phải tiến hành đổi mới do đường lối tập trung, quan liêu, bao cấp không còn phù hợp với tình hình thực tiễn Việt Nam, khiến đất nước rơi vào khủng hoảng kinh tế - xã hội nghiêm trọng.


Câu 39:

Nội dung nào sau đây phản ánh đúng tính đúng đắn, sáng tạo trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam (tháng 2/1930) so với Luận cương chính trị của Đảng Cộng sản Đông Dương (tháng 10/1930)?

Xem đáp án

Chọn C

Đáp án A, D phản ánh điểm tương đồng giữa Cương lĩnh chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam và Luận cương chính trị của Đảng Cộng sản Đông Dương.

- Việc đề cao cách mạng ruộng đất (đáp án B) là hạn chế trong Luận cương chính trị của Đảng Cộng sản Đông Dương.

- Điểm tiến bộ, đúng đắn, sáng tạo trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam (tháng 2/1930) so với Luận cương chính trị của Đảng Cộng sản Đông Dương (tháng 10/1930) được thể hiện ở việc:

+ Nhấn mạnh nhiệm vụ giải phóng dân tộc (Luận cương chính trị đề cao nhiệm vụ đấu tranh giai cấp).

+ Đánh giá đúng khả năng cách mạng của các giai cấp, tầng lớp trong xã hội Việt Nam (Luận cương chính trị xác định lực lượng cách mạng chỉ bao gồm công nhân và nông dân).


Câu 40:

Thực tiễn giải quyết các nhiệm vụ cách mạng từ năm 1930 đến nay đã để lại cho Đảng và nhân dân Việt Nam bài học quý báu nào?

Xem đáp án

Chọn C

Đáp án A sai, vì: thực tiễn giải quyết các nhiệm vụ cách mạng ở Việt Nam từ năm 1930 đến nay không phải ở giai đoạn nào cũng thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ dân tộc và dân chủ. Ví dụ: thời kì 1939 - 1945, Đảng Cộng sản Đông Dương chủ trương giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc, tập trung mọi lực lượng để giải quyết nhiệm vụ dân tộc, tạm thời gác lại các nhiệm vụ khác.

- Đáp án B sai, vì thực tiễn giải quyết các nhiệm vụ cách mạng ở Việt Nam từ năm 1930 đến nay không phải ở giai đoạn nào cũng đặt nhiệm vụ giải phóng giai cấp lên hàng đầu. Việc đề cao nhiệm vụ đấu tranh giai cấp chỉ được xác định trong Luận cương chính trị của Đảng Cộng sản Đông Dương (tháng 10/1930) và đây cũng chính là hạn chế của Luận cương => hạn chế này đã từng bước được Đảng khắc phục.

- Đáp án D sai, vì nhân tố hàng đầu đưa đến thắng lợi của cách mạng là các nhân tố chủ quan, bao gồm: sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng; sự trưởng thành của các lực lượng dân tộc,... Trong thực tiễn giải quyết các nhiệm vụ cách mạng ở Việt Nam từ năm 1930 đến nay, Đảng và nhân dân Việt Nam luôn coi trọng sự giúp đỡ của các lực lượng dân chủ, hòa bình trên thế giới, song vẫn luôn đề cao tinh thần nỗ lực “ tự lực cánh sinh”.

=> Đáp án C là bài học kinh nghiệm Đảng và nhân dân Việt Nam có thể rút ra từ thực tiễn giải quyết các nhiệm vụ cách mạng từ năm 1930 đến nay.


Bắt đầu thi ngay