Thứ năm, 02/05/2024
IMG-LOGO

Bộ 25 đề thi ôn luyện THPT Quốc gia môn Lịch sử có lời giải năm 2022 (Đề 22)

  • 8435 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 30 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 2:

Những tờ báo tiến bộ của tầng lớp trí thức tiểu tư sản Việt Nam trong những năm 1919 - 1925 là

Xem đáp án
Đáp án B

Câu 3:

Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng những chính sách cải cách dân chủ mà Bộ chỉ huy tối cao lực lượng Đồng minh (SCAP) thực hiện ở Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

Xem đáp án
Đáp án B

Câu 4:

Trong cuộc chiến đấu chống chiến lược Chiến tranh đặc biệt (1961 - 1965) của quân dân miền Nam Việt Nam đã dấy lên phong trào

Xem đáp án
Đáp án A

Câu 5:

Trong giai đoạn 1936 - 1939, nhân dân Việt Nam chưa thực hiện

Xem đáp án
Đáp án C

Câu 6:

Đối với Trung Quốc, sự ra đời nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (10/1949) có ý nghĩa như thế nào?

Xem đáp án
Đáp án D

Câu 8:

Đông Dương Cộng sản đảng liên đoàn ra đời từ sự phân hóa của tổ chức

Xem đáp án
Đáp án D

Câu 9:

Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân được thành lập theo chỉ thị của

Xem đáp án
Đáp án B

Câu 10:

Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng các chính sách của của chính quyền Xô viết Nghệ - Tĩnh thực hiện trên lĩnh vực kinh tế?

Xem đáp án
Đáp án D

Câu 11:

Có nhiều yếu tố tác động khiến quan hệ giữa ba nước Đông Dương với tổ chức ASEAN trong những năm 1967 - 1990 vẫn còn bất đồng, căng thẳng, ngoại trừ

Xem đáp án
Đáp án C

♦ Một số nhân tố tác động tới quan hệ giữa ba nước Đông Dương với ASEAN trong những năm 1967 - 1990:

- Tác động của cục diện hai cực, hai phe: Trật tự hai cực Ianta và chiến tranh lạhh đã tác động mạnh mẽ đến hệ tư tưởng của các quốc gia Đông Nam Á, khiến cho các quốc gia này hình thành nên những con đường phát triển có phần đối lập nhau, như:

+ Các nước: Inđônêxia, Malaixia, Philíppin, Thái Lan, Xinggapo... sau khi giành được độc lập đã xây dựng và phát triển đất nước theo con đường tư bản chủ nghĩa. Trong đó, Thái Lan và Philíppin thể hiện rõ xu hướng “thân Mĩ” trong đường lối đối ngoại của mình.

+ Các nước Đông Dương có xu hướng đi theo con đường xã hội chủ nghĩa.

 Đặt trong bối cảnh cuộc đối đầu giữa hai phe tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa ngày cành gay gắt, thì sự phân hóa, đối lập về ý thức hệ và chế độ chính trị cùng với tư duy của thời kì chiến tranh lạnh đã trở thành một nhân tố quan trọng khiến quan hệ giữa các nước Đông Dương và; các nước ASEAN luôn trong tình trạng căng thẳng.

- Cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương của Mĩ: vào thời điểm thành lập ASEAN (tháng 8/1967) một số nước thành viên ASEAN có dính líu (trực tiếp hoặc gián tiếp) vào cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương của Mĩ. Trong đó có 2 nước: Thái Lan và Philíppin là thành viên khối; quân sự SEATO đã cùng Mĩ tham gia vào cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương. Đây là cơ sở để các nước Đông Dương nhận định, ASEAN như một liên minh quân sự trá hình, cùng với khối quân sự SEATO làm công cụ của Mĩ đế chống phá cách mạng Đông Dương. Xuất phát từ quan điểm đó, các nước Đông Dương hạn chế quan hệ với từng nước ASEAN và với tổ chức này.

- Vấn đề Campuchia: từ 1979 đến 1990, khi xảy ra vấn đề Campuchia, quan hệ giữa hai nhóm nước Đông Dương và ASEAN chuyển sang trạng thái đối đầu căng thẳng.

+ Việc nhân dân Việt Nam giúp đỡ nhân dân Campuchia lật đổ chế độ diệt chủng Bôn Pốt, đặc biệt là sự kiện quân đội cách mạng Việt Nam và quân đội cách mạng Campuchia truy đuổi tàn quân Pôn Pốt, tiến sát biên giới Thái Lan (tháng 6/1980) đã bị các nước ASEAN đánh giá sai lệch (cho rằng Việt Nam xâm lược Campuchia, gây ra tình trạng bất ổn trong khu vực); rồi lấy đó làm lý do để tập hợp lực lượng cùng với Trung Quốc, Mĩ bao vây, cấm vận các nước Đông Dương.

+ Các nước ASEAN công khai ủng hộ chống lại Việt Nam trên tất cả mọi phương diện; tiến hành các hoạt động ngoại giao tập thể, sử dụng các diễn đàn quốc tế như: Liên hợp quốc, hội nghị phong trào không liên kết để ngăn cản công nhận sự tồn tại của nhà nước Cộng hòa nhân dân Campuchia, đòi Việt Nam phải rút quân khỏi Campuchia....


Câu 12:

Một trong những mục đích chính của thực dân Pháp trong quá trình thực hiện cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Đông Dương (1919 - 1929) là

Xem đáp án
Đáp án A

Câu 13:

Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng lí do năm 1917, ở nước Nga phải tiến hành hai cuộc cách mạng?

Xem đáp án
Đáp án A

♦ Nguyên nhân năm 1917, ở nước Nga diễn ra hai cuộc cách mạng: Cách mạng dân chủ tư sản tháng Hai và Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười:

- Trước cách mạng, nước Nga là nơi tập trung cao độ những mâu thuẫn của thời đại đế quốc chủ nghĩa:

+ Mâu thuẫn giai cấp giữa: nông dân với địa chủ phong kiến, giai cấp tư sản với giai cấp vô sản.

+ Mâu thuẫn dân tộc giữa: đế quốc Nga với các dân tộc thuộc địa trong đế quốc Nga.

+ Mâu thuẫn giữa đế quốc Nga với đế quốc khác.

=> Do đó một cuộc cách mạng xã hội không thể giải quyết triệt để các mâu thuẫn trên.

- Cuộc cách mạng tháng Hai mới chỉ giải quyết được mâu thuẫn giữa toàn thể nhân dân Nga với chế độ phong kiến Nga hoàng. Các mâu thuẫn còn lại vẫn tồn tại và yêu cầu phải giải quyết.

+ Sau cách mạng tháng Hai, ở nước Nga xuất hiện tình trạng hai chính quyền song song tồn tại. Đây là hai chính quyền đại diện cho lợi ích của những giai cấp khác nhau nên không thể cùng nhau tồn tại.

+ Chính quyền chưa nằm trong tay nhân dân lao động.

+ Chính phủ tư sản lâm thời vẫn tiếp tục theo đuổi cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất, dùng bạo lực để đàn áp quần chúng.

=> Phải tiến hành một cuộc cách mạng nữa để giải quyết các vấn đề còn tồn đọng sau Cách mạng tháng Hai. Cách mạng tháng Mười đã nổ ra.

♦ Nội dung đáp án A không phải là lí do khiến năm 1917 ở nước Nga diễn ra hai cuộc cách mạng. Vì, chế độ phong kiến Nga hoàng đã bị lật đổ sau cuộc Cách mạng dân chủ tư sản tháng Hai.


Câu 14:

Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng những tác động tích cực của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ?

Xem đáp án
Đáp án C

Một số tác động tích cực của cuộc cách mạng khoạ học - kĩ thuật hiện đại:

+ Tăng năng suất lao động => tạo ra khối lượng của cải vật chất khổng lồ.

+ Mức sống và chất lượng cuộc sống củạ con người ngày càng được nâng cao.

+ Góp phần đưa đến sự thay đổi lớn về cơ cấu dân cư lao động với xu hướng tỉ lệ dân cư lao động trong nông nghiệp và công nghiệp giảm dần, tỉ lệ cư dân lao động trong các ngành dịch vụ ngày càng tăng lên.

+ Đặt ra những yêu cầu, đòi hỏi ngày càng cao về giáo dục và đào tạo để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

+ Thúc đẩy xu thế toàn cầu hóa.

- Nội dung đáp án C không đúng, vì: dưới tác động của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ, tình trạng chênh lệch giàu-nghèo diễn ra ngày càng trầm trọng. Ví dụ: Ở Trung Quốc, theo Báo cáo xếp hạng tỷ phú năm 2014 của Wealth-X và UBS cho biết 152 cá nhân ở Trung Quốc có tài sản ròng vượt quá 1 tỷ USD; tuy nhiên, một sự thật tàn nhẫn đối lập với con số 152 tỷ phú này là hơn 200 triệu người sống dưới mức nghèo khổ với mức chi trung bình 1 USD/ngày và khoảng 468 triệu người nghèo với mức chi thấp hơn 2 USD/ngày


Câu 15:

Thực dân Pháp đã sử dụng phương thức chủ yếu nào trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam (1858- 1884)?

Xem đáp án
Đáp án C

Trong những năm 1858 - 1884, phương thức xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp chủ yếu là: sử dụng sức mạnh quân sự kết hợp với các thủ đoạn chính trị - ngoại giao thậm độc.

- Pháp sử dụng sức mạnh quân sự để xâm chiếm đất đai, đàn áp các cuộc đấu tranh của quân dân Việt Nam.

+ Bên cạnh sử dụng sức mạnh quân sự, Pháp còn sử dụng các thủ đoạn chính trị - ngoại giao để hỗ trợ cho quá trình xâm lược. Ví dụ:

+ Để thực hiện mưu đồ đem quân ra Bắc, năm 1872, Pháp đã hậu thuẫn cho Giăng Đuy-puy thực hiện vụ gây rối ở Hà Nội.

+ Năm 1874, dù thực dân Pháp buộc phải rút quân khỏi các tỉnh Bắc Kì, xong lợi dụng các điều khoản trong Hiệp ước Giáp Tuất, Pháp vẫn tiếp tục gây dựng cơ sở để chuẩn bị cho cuộc tấn công Bắc Kì lần thứ hai.

+ Năm 1883, thực dân Pháp thực hiện việc thương lượng với chính quyền Mãn Thanh (kí kết Quy ước Thiên Tân) để hạn chế sự can thiệp của nhà Thanh vào Việt Nam.


Câu 16:

Trong Cách mạng tháng Tám (1945) ở Việt Nam, khởi nghĩa ở đô thị (Hà Nội, Huế, Sài Gòn...) có ý nghĩa quyết định đến thắng lợi chung trong cả nước, vì thành thị là nơi

Xem đáp án
Đáp án B

Câu 17:

Có nhiều nhân tố tác động tới sự phát triển của phong trào công nhân ở Việt Nam trong những năm 1919 - 1929, ngoại trừ

Xem đáp án
Đáp án D

Một số nhân tố tác động tới sự phát triển của phong trào công nhân ở Việt Nam những năm 1919- 1929:

+ Sự phát triển của phong trào cách mạng thế giới.

+ Sự xuất hiện và phát triển của khuynh hướng vô sản trên thế giới.

+ Giai cấp công nhân Việt Nam phát triển về số lượng và ngày càng trưởng thành hơn về ý thức chính trị. + Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc và các tổ chức yêu nước, cách mạng (Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, Tân Việt cách mạng đảng...) => thúc đẩy phong trào công nhân phát triển.

- Nội dung đáp án D không phù hợp, vì: tới đầu năm 1930 chính đảng của giai cấp vô sản Việt Nam mới được thành lập.


Câu 18:

Cuộc Tiến công chiến lược năm 1972 của quân và dân miền Nam đã buộc Mĩ phải

Xem đáp án
Đáp án B

- Cuộc Tổng tiến công chiến lược năm 1972 của quân và dân miền Nam đã buộc Mĩ phải tuyên bố “Mĩ hóa” trở lại cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam (tức là thừa nhận sự thất bại của chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh).

- Nội dung các đáp án A, C, D không phù hợp, vì:

+ Thắng lợi của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân (1968) của quân dân Việt Nam đã buộc Mĩ phải tuyên bố “phi Mĩ hóa” chiến tranh xâm lược (thừa nhận sự thất bại của chiến lược chiến tranh cục bộ) và chấp nhận đến bàn đàm phán ở Pari để bàn về chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam.

+ Mĩ buộc phải kí kết Hiệp định Pari về Việt Nam (1973) sau thất bại trong trận Điện Biên Phủ trên không của quân dân miền Bắc Việt Nam.


Câu 19:

Trong hai lần khai thác thuộc địa ở Đông Dương, thực dân Pháp đều

Xem đáp án
Đáp án A

Trong hai lần khai thác thuộc địa ở Đông Dương, thực dâp Pháp đều duy trì nền văn hóa nô dịch, cổ súy cho các tệ nạn xã hội (thuốc phiện, mê tín dị đoan...).

- Nội dung các đáp án B, C, D không phù hợp, vì:

+ Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Đông Dương, thực dân Pháp đầu tư vốn với quy mô lớn, tốc độ nhanh; trong đó tập trung vốn đầu tư nhiều nhất vào lĩnh vực nông nghiệp.

+ Trong hai lần khai thác thuộc địa ở Đông Dương, thực dân Pháp đều thực hiện hạn chế sự phát triển của các ngành công nghiệp nặng nhằm cột chặt kinh tế Đông Dương vào kinh tế Pháp.


Câu 20:

Thắng lợi của quân dân Việt Nam trong Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân (1968) có ý nghĩa chiến lược như thế nào?

Xem đáp án
Đáp án A

Ý nghĩa chiến lược của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân (1968) là: chuyển cách mạng miền Nam sang cục diện “vừa đánh - vừa đàm” (sau thất bại trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân, Mĩ đã buộc phải xuống thang chiến tranh, ngồi vào bàn đàm phán Pari để bàn về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam).

- Nội dung các đáp án B, C, D không phù hợp vì:

+ Chuyển cách mạng miền Nam từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công là ý nghĩa chiến lược của phong trào Đồng khởi (1959 - 1960).

+ Phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong đấu tranh thống nhất đất nước -là ý nghĩa chiến lược từ sự ra đời của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam (1969).

+ Kết thúc thắng lợi 30 năm chiến tranh giải phóng và bảo vệ Tổ quốc là ý nghĩa chiến lược của chiến dịch Hồ Chí Minh (1975).


Câu 21:

Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng ý nghĩa từ thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới từ nửa sau thế kỉ XX?

Xem đáp án
Đáp án D

Nội dung đáp án D không đúng, vì: thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới từ nửa sạụ thế kỉ XX đã khiến cho thế lực của hệ thống đế quốc chủ nghĩa bị suy yếu (thiệt hại về người và của; hệ thống thuộc địa lần lượt tan rã....).

- Ý nghĩa từ thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới từ nửa sau thế kỉ XX:

+ Góp phần làm “xói mòn” trật tự thế giớỉ hai cực Ianta.

+ Làm tan rã hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân.

+ Đưa tới sự ra đời của hơn 100 quốc gia độc lập trẻ tuổi, các quốc gia này ngày càng tham gia tích cực vào đời sống chính trị thế giới góp phần làm quan hệ quốe tế thêm đa dạng.


Câu 22:

Đặc điểm nổi bật của quan hệ quốc tế từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX là gì?

Xem đáp án
Đáp án B

Câu 23:

Điểm mới của Hội nghị tháng 5/1941 so với Hội nghị tháng 11/1939 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương là

Xem đáp án
Đáp án C

Điểm mới của Hội nghị tháng 5/1941 so với Hội nghị tháng 11/1939 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương là xác định hình thái của cuộc khởi nghĩa là đi từ khởi nghĩa từng phần tiến lên tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước.

- Nội dung các đáp án A, B, D không phù hợp, vì:

+ Thành lập mặt trận thống nhất dân tộc rộng rãi là điểm tương đồng giữa Hội nghị Trung ương tháng 11/1939 và Hội nghị Trung ương tháng 5/1941 (Mặt trận thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương và Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh).

+ Cả hai hội nghị đều chủ trương: đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu, tạm thời gác lại các nhiệm vụ khác (cách mạng ruộng đất...).

+ Tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất, đề ra khẩu hiệu chống tô cao lãi nặng là chủ trương của Hội nghị Trung ướng tháng 11/1939 (Hội nghị tháng 5/1941 chủ trương tiếp tục gác lại khẩu hiệu cách mạng ruộng đất, đề ra khẩu hiệu giảm tô, giảm tức, chia lại ruộng công, tiến tới thực hiện người cày có ruộng).


Câu 24:

Nội dung nào không phản ánh đúng về khởi nghĩa Yên Thế (1884 - 1913)?

Xem đáp án
Đáp án B

Nội dung đáp án B không phản ánh đúng về khởi nghĩa Yên Thế, vì: khởi nghĩa Yên Thế là cuộc đấu tranh tự phát của nông dân, không chịu sự chi phối của chiếu Cần vương.

- Các nhận định đúng về khởi nghĩa Yên Thế:

+ Là phong trào đấu tranh yêu nước thuộc phạm trù phong kiến.

+ Có sự đan xen giữa chiến đấu với hòa hoãn tạm với Pháp để củng cố lực lượng (lần thứ nhất vào tháng 10/1894; lần thứ hai vào tháng 12/1897).

+ Dựa vào điều kiện tự nhiên để xây dựng căn cứ chiến đấu (căn cứ Phồn Xương, căn cứ Hố Chuối...).


Câu 25:

Việc đàm phán và ký kết Hiệp định Sơ bộ giữa đại diện Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa với đại diện Chính phủ Pháp (6/3/1946) có tác dụng như thế nào?

Xem đáp án
Đáp án A

Câu 26:

Những quyết định của Hội nghị Ianta (tháng 2/1945) có tác động nhiều mặt đến tình hình Việt Nam, ngoại trừ việc

Xem đáp án
Đáp án D

Đáp án D không phản ánh đúng tác động của Hội nghị Ianta (tháng 2/1945) đến tình hình Việt Nam. Vì việc Việt Nam tạm thời bị chia cắt thành hai miền Nam - Bắc theo vĩ tuyến 17 (Quảng Trị) là do quyết định của Hội nghị Giơnevơ về Đông Dương (1954).

- Tác động của Hội nghị Ianta (tháng 2/1945) đến tình hình Việt Nam:

+ Việc các nước Đồng minh thống nhất tiêu diệt tận gốc phát xít Nhật - kẻ thù chính, trực tiếp của nhân dân Việt Nam đã góp phần tạo ra thời cơ để Việt Nam nổi dậy giành chính quyền.

+ Việc hội nghị thừa nhận vùng Đông Nam Á thuộc phạm vi ảnh hưởng của các nước phương Tây đã tạo điều kiện thuận lợi để Pháp quay trở lại xâm lược Việt Nam.

+ Sự đói đầu của Xô - Mĩ khởi động từ Hội nghị Ianta đã dần biến Việt Nam thành nơi đụng đầu giữa hai cực hai phẽ. Biểu hiện: cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương cửa thực dân Pháp (1945 - 1954); cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam của Mĩ (1954 - 1975).


Câu 27:

Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng điểm tương đồng giữa Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương (1954) và Hiệp định Pari về Việt Nam (1973)?

Xem đáp án
Đáp án D

Nội dung đáp án D không phản ánh đúng điểm tương đồng giữa Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương (1954) và Hiệp định Pari về Việt Nam (1973), vì:

+ Sau Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương (1954), tương quan lực lượng thay đổi theo hướng bất lợi cho cách mạng Việt Nam (lực lượng cách mạng phải tập kết, chuyển quân ra miền Bắc; ở miền Nam Việt Nam, Mĩ nhảy vào, thay thế Pháp và âm mưu biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới).

+ Sau Hiệp định Pari về Việt Nam (1973), tương quan lực lượng thay đổi theo hướng có lợi cho cách mạng Việt Nam.


Câu 28:

Trong quá trình triển khai chiến lược toàn cầu, Mĩ không thực hiện được mục tiêu nào dưới đây?

Xem đáp án
Đáp án D

Trong quá trình triển khai chiến lược toàn cầu, Mĩ đã không ngăn chặn được hoàn toàn sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới (chiến lược toàn cầu của Mĩ chỉ làm chậm quá trình đấu tranh của nhân dân các nước thuộc địa).


Câu 29:

Điểm tương đồng của phong trào cách mạng 1930 - 1931 và Cao trào Kháng Nhật cứu nước (từ tháng 3 đến giữa tháng 8/1945) ở Việt Nam là

Xem đáp án
Đáp án A

Điểm tương đồng của phong trào cách mạng 1930 - 1931 và Cao trào kháng Nhật cứu nước (từ tháng 3 đến giữa tháng 8/1945) ở Việt Nam là đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương.

- Nội dung các đáp án B, C, D không phù hợp, vì:

+ Ở phong trào cách mạng 1930 - 1931, Đảng chưa thành lập được mặt trận dân tộc thống nhất.

+ Phong trào cách mạng 1930 - 1931 và Cao trào kháng Nhật cứu nước ở Việt Nam đều không có sự phối hợp chiến đấu với lực lượng Đồng minh; mặt khác, tới năm 1942, Mặt trận Đồng minh chống phát xít mới được thành lập.

+ Trong phong trào cách mạng 1930 - 1931 và Cao trào kháng Nhật cứu nước ở Việt Nam, Đảng Cộng sản Đông Dương không sử dụng hình thức đấu tranh công khai, hợp pháp.


Câu 30:

Các chiến dịch Việt Bắc thu - đông (1947), Biên giới thu - đông (1950) và Điện Biên Phủ (1954) có sự khác biệt cơ bản về

Xem đáp án
Đáp án C

Các chiến dịch Việt Bắc thu - đông (1947), Biên giới thu - đông (1950) và Điện Biên Phủ (1954) có sự khác biệt cơ bản về loại hình chiến dịch:

+ Chiến dịch Việt Bắc thu - đông (1947) là chiến dịch phản công của quân dân Việt Nam.

+ Chiến dịch Biên giới thu - đông (1950) là chiến dịch chủ động tấn công của quân dân Việt Nam.

+ Chiến dịch Điện Biên Phủ (1954) là chiến dịch chủ động tiến công (mang ý nghĩa là một trận quyết chiến chiến lược giữa Việt Nam và Pháp).

- Nội dung các đáp án A, B, D phản ánh điểm tương đồng cơ bản giữa ba chiến dịch:

+ Mục tiêu mở chiến dịch: tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực địch; làm phá sản các kế hoạch chiến tranh của thực dân Pháp.

+ Đối tượng tác chiến: lực lượng quân đội của Pháp.

+ Lực lượng tác chiến: quân dân Việt Nam, có sự kết hợp giữa lực lượng chính trị với lực lượng vũ trang


Câu 31:

Nội dung nào phản ánh đúng điểm tương đồng giữa Liên Xô và Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

Xem đáp án
Đáp án B

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai cả Liên Xô và Mĩ đều là ủy viên thường trực trong Hội đồng Bảo an Liên hop quốc.

- Nội dung các đáp án A, C, D không phù hợp, vì:

+ Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Liên Xô phải gánh chịu những hậu quả nặng nề và phải tiến hành công cuộc khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh. Trong khi đó, Mĩ ít bị thiệt hại bởi chiến tranh, ngược lại, còn thu được món lợi nhuận khổng lồ (114 tỉ USD) từ việc buôn bán vũ khí, phương tiện chiến đấu cho các bên tham chiến.

+ Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ đề ra và thực hiện chiến lược toàn cầu. Một trong những mục tiêu của chiến lược này là: đàn áp phong trào cách mạng thế giới.


Câu 32:

Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên và Việt Nam Quốc dân đảng đều

Xem đáp án
Đáp án A

Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên và Việt Nam Quốc dân đảng đều là những tổ chức cách mạng nhằm đoàn kết các lực lượng đấu tranh chống Pháp.

- Nội dung các đáp án B, C, D không phù hợp, vì:

+ Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên luôn chú trọng đến việc tuyên truyền cách mạng, gây dựng cơ sở trong quần chúng.

+ Việt Nam Quốc dân đảng không diễn ra sự phân hóa nội bộ.

+ Việt Nam Quốc dân đảng trương tiến hành bạo lực cách mạng; tuy nhiên hoạt động của Việt Nam Quốc dân đảng còn nặng về ám sát, khủng bố cá nhân (ví dụ: ám sát trùm mộ phu Bazanh).


Câu 33:

Điểm nổi bật của nghệ thuật khởi nghĩa vũ trang trong Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam là sự kết hợp

Xem đáp án
Đáp án C

Điểm nổi bật của nghệ thuật khởi nghĩa vũ trang trong cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam là sự kết hợp giữa lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang. Trong đó, lực lượng chính trị giữ vai trò quyết định thắng lợi, lực lượng vũ trang đóng vai trò xung kích, hỗ trợ cho lực lượng chính trị.


Câu 34:

Kì hợp đầu tiên Quốc hội khóa I (1946) và Quốc hội khóa VI (1976) đều đưa ra quyết định nào sau đây?

Xem đáp án
Đáp án B

Điểm giống nhau trong quyết định của kì hợp đầu tiên Quốc hội khóa VI (1976) và Quốc Hội khóa I (1946) là đều bầu ra Ban dự thảo Hiến pháp để xây dựng bản hiến pháp mới, đảm bảo tính hợp hiến của nhà nước.

- Nội dung các đáp án A, C, D không phù hợp, vì:

+ Bầu chính phủ Liên Hiệp kháng chiến là quyết định của Quốc hội khóa I tại kì hợp đầu tiên.

+ Quốc kì, Quốc ca của nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã được quyết định tại Đại hội Quốc dân hợp ở Tân Trào (Tuyên Quang) ngày 16 đến 17/8/1945.

+ Quân đội Quốc gia Việt Nam được thành lập vào tháng 5/1946.


Câu 35:

Cho các nhận định sau:

1. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc đã tạo ra điều kiện khách quan thuận lợi cho phong trào giải phóng dân tộc phát triển và giành thắng lợi.

2. Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thị trường, thuộc địa là nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự bùng nổ của Chiến tranh thế giới thứ hai.

3. Ba cường quốc Liên Xô, Mĩ, Anh là lực lượng trụ cột, giữ vai trò quyết định trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít.

4. Là thuộc địa của Pháp, nhưng do ở xa chiến trường chính (châu Âu) nên Việt Nam không bị tác động bởi Chiến tranh thế giới thứ hai.

Trong số các nhận định trên, có bao nhiêu nhận định chính xác?

Xem đáp án
Đáp án C

* Phân tích tính đúng - sai của các nhận định:

* Nhận định thứ nhất: “Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc đã tạo ra điều kiện khách quan thuận lợi cho phong trào giải phóng dân tộc phát triển và giành thắng lợi”. Đây là nhận định chính xác, vì:

- Sự thất bại, đầu hàng của các thế lực phát xít đã tạo ra thời cơ khách quan thuận lợi cho nhân dân các nước thuộc địa, phụ thuộc nổi dậy giành chính quyền. Ví dụ:

+ Trong những năm 1944 - 1945, cùng với cuộc tiến công, truy kích quân đội phát xít của Hồng quân Liên Xô, nhân dân các nước Đông Âu đã nổi dậy giành chính quyền, thành lập nhà nước dân chủ nhân dân.

+ Lợi dụng cơ hội Nhật Bản đầu hàng Đồng minh không điều kiện, nhân dân các nước Đông Nam Á đã nổi dậy đấu tranh, nhiều nước giành được độc lập (Inđônêxia, Việt Nam, Lào) hoặc giải phóng được phần lớn lãnh thổ.

- Sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, ngoại trừ Mĩ, các nước tư bản thắng hận hay bại trận đều lâm vào khủng hoảng: kinh tế suy thoái, đời sống chính trị - xã hội bất ổn, ... => sự suy yếu của các nước tư bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai đã tạo điều kiện khách quan cho cuộc đấu tranh cửa nhân dân thuộc địa, phụ thuộc.

- Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, vai trò và vị thế của Liên Xô trên trường quốc tế ngày càng được khẳng định. Liên Xô đã thi hành chính sách đối ngoại tích cực: bảo vệ hòa bình, an ninh thế giới, ủng hộ phong trào cách mạng thế giới.

* Nhận định thứ hai: “Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vẩn đề thị trường, thuộc địa là nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự bùng nổ của Chiến tranh thế giới thứ hai”. Đây là nhận định chính xác, vì:

- Cuộc Chiến hanh thế giới thứ nhất (1914 -1918) chưa giải quyết được triệt để mâu thuẫn về thị trường, thuộc địa giữa các nước đế quốc.

- Trong những năm 1919- 1939, quy luật phát triển không đều của chủ nghĩa tư bản đã dẫn tới sự thay đổi tương quan so sánh lực lượng giữa các nước đế quốc:

+ Các nước Anh, Pháp tuy có nhịp độ phát triển kinh tế chững lại, song lại sở hữu một hệ thống thuộc địa và thị trường tiêu thụ rộng lớn => thỏa mãn và muốn duy trì trật tự thế giới theo hệ thống Vécxai - Oasinhtơn.

+ Các nước Đức, Italia, Nhật Bản có nhịp độ phát triển nhanh, tiềm lực mạnh về kinh tế - quốc phòng nhưng lại không có hoặc có rất ít thị trường, thuộc địa => bất mãn với hệ thống Vécxai - Oasinhtơn => muốn phát động cuộc chiến tranh thế giới mới để chia lại thị trường thuộc địa;

Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về thị trường, thuộc địa ngày càng gay gắt.

* Nhận định thứ ba: “Ba cường quốc Liên Xô, Mĩ, Anh là lực lượng trụ cột, giữ vai trò quyết định trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít”. Đây là nhận định chính xác. Vai trò của ba cường quốc Liên Xô, Mĩ, Anh được thể hiện cụ thể như sau:

-Liên Xô:

+ Việc Liên Xô tham chiến đã góp phần quan trọng làm chuyển biến tính chất của cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai: từ cuộc chiến tranh đế quốc phi nghĩa nhằm phân chia thị trường, thuộc địa chuyển sang cuộc đấu tranh chính nghĩa chống lại các thế lực phát xít, bảo vệ hòa bình thế giới.

+ Liên Xô cùng với Mĩ và Anh là ba lực lượng giữ vai trò chủ chốt trong cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai.

+ Những thắng lợi của Liên Xô đã làm thay đổi cục diện chiến tranh. Ví dụ: chiến thắng Mátxcơva (cuối năm 1941), chiến thắng Xtalingrát (cuối năm 1942 - đầu năm 1943), ...

+ Liên Xô cũng là lực lượng giữ vai trò quyết định trong việc tiêu diệt phát xít Đức ở châu Âu và hỗ trợ liên quân Anh, Mĩ tiêu diệt quân phiệt Nhật ở châu Á.

- Anh: với tư cách là một trong những nước đứng đầu khối Đồng minh chống phát xít, Anh đã tham gia tích cực vào cuộc chiến và những sự kiện mang tính bước ngoặt, góp phần đánh bại nhanh chóng chủ nghĩa phát xít:

+ Thắng lợi trong chiến dịch “Sư tử biển” (tháng 9/1940) của Anh đã làm thất bại kế hoạch đổ bộ của Hít-le và buộc Đức phải chuyển hướng tấn công.

+ Chiến thắng của Anh trong tận En A-la-men (tháng 11/1942) đã đánh bại quân Đức, I-ta-li-a ở Ai Cập, giành lại ưu thế ở Bắc Phi và chuyển sáng phản công trên toàn mặt trận.

+ Ngày 6/6/1944, liên quân Anh - Mĩ đã đổ bộ lên bờ biển Noócmăngđi (Pháp), mở mặt trận mới tấn công phát xít Đức từ phía Tây. Trên đường tiến công về phía Béclin, liên quân đã lần lượt giải phóng các nước Tây Âu như Pháp, Bỉ, Hà Lan.

- Mĩ: dù tham chiến muộn, nhưng những hoạt động của Mĩ đã đem lại lợi ích không nhỏ cho phe Đồng minh như: giúp Liên Xô thoát khỏi gọng kìm từ Nhật Bản và Đức; tiếp tế hàng hỏa quân sự cho các nước Đồng minh; góp phần buộc phát xít Đức và Nhật phải nhanh chóng đầu hàng.

* Nhận định thứ tư: “Là thuộc địa của Pháp, nhưng đó ở xa chiến trường chính (châu Âu) nên Việt Nam không bị tác động bởi Chiến tranh thế giới thứ hai”. Đây là nhận định không chính xác, vì:

- Việt Nam là thuộc địa của Pháp, trong khi nước Pháp lại tham gia cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất nên tất yếu Việt Nam sẽ chịu tác động từ cuộc chiến tranh này. Ví dụ:

+ Thực dân Pháp tăng cường vơ vét, bóc lột nhân dân Việt Nam để phục vụ cho Chiến tranh đế quốc:

+ Tháng 9/1940, phát xít Nhật vượt biên giới Việt - Trung, tiến vào Đông Dương. Dưới hai tầng áp bức Pháp - Nhật, đời sống nhân dân Việt Nam khổ cực, bần cùng => Đảng Cộng sản Đông Dương tiếp tục nhấn mạnh đặt vấn đề giải phóng dân tộc lên hàng đầu, cấp bách nhất.

+ Cuối năm 1944 - đầu năm 1945, lực lượng Đồng minh thắng lợi trên khắp các mặt trận, đẩy lực lượng phát xít vào thế khó khăn. Ở Đông Dương, phát xít Nhật tiến hành đảo chính lật đổ Pháp, độc chiếm Đông Dương. => Đảng Cộng sản Đông Dương phát động cao trào “Kháng Nhật, cứu nước” làm tiền đề trực tiếp cho Tổng khởi nghĩa giành chính quyền.

+ Tháng 8/1945, Nhật Đản đầu hàng Đồng minh không điều kiện, Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc => Đảng Cộng sản Đông Dương chớp thời cơ, lãnh đạo nhân dân Việt Nam thực hiện Tổng khởi nghĩa giành chính quyền.

♦ Kết luận: có 3 nhận định đúng trong số 4 nhận định được đưa ra.


Câu 36:

Có nhiều lý do để Nguyễn Tất Thành chọn nước Pháp làm điểm đến đầu tiên trong hành trình tìm đường cứu nước, ngoại trừ việc

Xem đáp án
Đáp án D

Những nguyên nhân khiến Nguyễn Tất Thành chọn Pháp làm điểm đến đầu tiên trong hành trình tìm đường cứu nước:

+ Khi ở Việt Nam, Nguyễn Tất Thành sớm được tiếp xúc với văn minh Pháp.

+ Nguyễn Tất Thành muốn tìm hiểu rõ bản chất thực sự đằng sau các khẩu hiệu “Tự do - Bình đẳng - Bác ái”.

+ Nguyễn Tất Thành muốn hiểu rõ về kẻ thù của dân tộc để từ đó đánh đuổi kẻ thù.

- Nội dung đáp án D không phù hợp, vì: tới thời điểm năm 1911, nước tư bản giàu mạnh nhất châu Âu là Đức.


Câu 37:

Nội dung nào dưới đây là điểm tương đồng giữa phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi và khu vực Mĩ Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

Xem đáp án
Đáp án A

Phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi và khu vực Mĩ Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai đều góp phần vào giải trừ chủ nghĩa thực dân trên thế giới.

- Nội dung đáp án B, C, D không phù hợp, vì:

+ Hình thức đấu tranh chủ yếu của nhân dân châu Phi là đấu tranh chính trị - ngoại giao (ngoài ra còn có hình thức đấu tranh vũ trang như ở Angiêri...). Hình thức đấu tranh của nhân dân Mĩ Latinh phong phú: bãi công, biểu tình; đấu tranh nghị trường; đấu tranh vũ trang...

+ Ở châu Phi có một tổ chức lãnh đạo thống nhất phong trào đấu tranh ở khu vực.

+ Cuộc đấu tranh của nhân dân Cuba (ở Mĩ Latinh) đi theo khuynh hướng vô sản.


Câu 38:

Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng điểm tương đồng giữa Chính sách kinh tế mới (NEP) ở Nga và đường lối đổi mới ở Việt Nam (từ tháng 12/1986)?

Xem đáp án
Đáp án D

Nội dung đáp án D không đúng, vì: ở cả Chính sách kinh tế mới (NEP) ở Nga và đường lối đổi mới ở Việt Nam (từ tháng 12/1986) đều thực hiện xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần đặt dưới sự kiểm soát của nhà nước (nhà nước có vai trò quan họng trong việc quản lí và điều tiết nền kinh tế).

- Nội dung các đáp án A, B, C phản ánh đúng điểm tương đồng giữa Chính sách kinh tế mới (NEP) ở Nga và đường lối đổi mới ở Việt Nam (từ tháng 12/1986):

+ Xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

+ Đề ra khi đất nước lâm vào khủng hoảng trầm trọng về kinh tế - xã hội.

+ Xóa bỏ những chính sách không còn phù hợp trong lĩnh vực nông nghiệp (ở Nga: xóa bỏ chế độ trưng thu lương thực thừa; ở Việt Nam: xóa bỏ các hợp tác xã, giao khoán ruộng đất cho nông dân...).


Câu 39:

Luận điểm nào sau đây không thể chứng minh được cho quan điểm: Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954) đã bảo vệ và phát huy thành quả cách mạng tháng Tám năm 1945?

Xem đáp án
Đáp án D

Đáp án D không thể chứng minh được cho quan điểm: Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954) đã bảo vệ yà phát huy thành quả cách mạng tháng Tám năm 1945. Vì

+ Hai thành quả mà cuộc cách mạng tháng Tám năm 1945 giành được đó là độc lập dân tộc và chính quyền nhà nước trên phạm vi toàn lãnh thổ.

+ Tuy nhiên, thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954) vẫn chưa trọn vẹn vì mới giải phóng được miền Bắc, miền Nam vẫn còn nằm dưới ách thống trị của đế quốc và tay sai.

- Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954) đã bảo vệ và phát huy thành quả cách mạng tháng Tám năm 1945. Vì:

+ Quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam đã được ghi nhận trong văn bản pháp lí quốc tế là Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương.

+ Chính quyền dân chủ nhân dân được củng cố, vị thế quốc tế được nâng cao. Biểu hiện: các nước công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

+ Quá trình xây dựng hậu phương trong kháng chiến đã gây dựng những mầm mong đầu tiên cho chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.


Câu 40:

Nhận xét nào sau đây đúng về đấu tranh ngoại giao trong 30 năm chiến tranh cách mạng Việt Nam (1945 - 1975)?

Xem đáp án
Đáp án A

♦ Nội dung đáp án A phản ánh đúng về đấu tranh ngoại giao trong 30 năm chiến tranh cách mạng Việt Nam (1945 - 1975). Ví dụ chứng minh:

- Với việc kí kết Hiệp định Sơ bộ (tháng 3/1946), Pháp đã buộc phải công nhận Việt Nam là một quốc gia tự do, có chính phủ riêng, nghị viện riêng, quân đội riêng, tài chính riêng và là thành viên của Liên bang Đông Dương, nằm trong khối Liên hiệp Pháp. Với điều khoản này, thực dân Pháp đã buộc phải thừa nhận sự thống nhất của dân tộc Việt Nam. Mặt khác, với việc kí kết Hiệp định Sơ bộ, Việt Nam đã mượn tay Pháp, đẩy 20 vạn quân Trung Hoa Dân quốc về nước; tranh thủ được thời gian hòa hoãn cần thiết để chuẩn bị lực lượng cho cuộc kháng chiến lâu dài.

- Hiệp định Giơnevơ vồ Đông Dương (1954) được kí kết, đã đánh dấu sự - kết thúc của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước của nhân dân Việt Nam (1945 - 1954), Tuy nhiên, Mĩ đã lợi dụng những hạn chế trong Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương (1954) để thực hiện âm mưu chia cắt lâu dài Việt Nam, biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mĩ ở Đông Nam Á.

- Sau Hiệp định Pari về Việt Nam (1973), so sánh tương quan giữa lực lượng cách mạng và phản cách mạng trên chiến trường miền Nam Việt Nam đã có sự thay đổi căn bản, tạo thời cơ thuận lợi để nhân dân Việt Nam tiến lên giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.


Bắt đầu thi ngay