Bộ 25 đề thi ôn luyện THPT Quốc gia môn Lịch sử có lời giải năm 2022
Bộ 25 đề thi ôn luyện THPT Quốc gia môn Lịch sử có lời giải năm 2022 (Đề 18)
-
10309 lượt thi
-
40 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 2:
Sau khi Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, để giải quyết căn bản nạn đói ở Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi nhân dân
Đáp án B
Câu 3:
Đáp án A
Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào cần vương chống Pháp cuối thế kỉ XIX ở Việt Nam, vì:
+ Khởi nghĩa Hương Khê có thời gian tồn tại lâu nhất (hơn 10 năm) so với các cuộc khởi nghĩa khác trong phong trào cần vương.
+ Khởi nghĩa Hương Khê diễn ra trên địa bàn rộng lớn, khắp 4 tỉnh Bắc Trung Kì (Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình).
+ Trình độ tổ chức lực lượng của khởi nghĩa Hương Khê rất quy củ: nghĩa quân được chia làm 15 thứ quân (mỗi thứ quân có từ 100 cho đến 500 người) do các tướng lĩnh tài ba chỉ huy; giữa các thứ quân có sự chỉ huy thống nhất, phối hợp khá chặt chẽ,...
+ Vũ khí chiến đấu của nghĩa quân Hương Khê có sự tiến bộ hơn. Bên cạnh các loại vũ khí thô sơ như: giáo mác, đại đao,... tướng Cao Thắng còn tổ chức cưóp súng giặc, rồi nghiên cứu, chế tạo súng trường theo kiểu Pháp trang bị cho nghĩa quân.
+ Nghĩa quân Hương Khê có phương thức tác chiến linh hoạt, sáng tạo. Bên cạnh việc dựa vào địa thế núi rừng hiểm trở và hệ thống công sự chằng chịt để tiến hành chiến tranh du kích; nghĩa quân Hương Khê còn phân tán hoạt động, đánh địch với nhiều hình thức khác (công đồn, chặn đường tiếp tế của giặc,...).
+ Nghĩa quân Hương Khê đẩy lui nhiều đợt tấn công của thực dân Pháp, gây cho Pháp nhiều tổn thất.
Câu 4:
Đáp án A
Câu 6:
Đáp án A
Câu 7:
Từ phong trào Đồng khởi (1959 - 1960) ở miền Nam Việt Nam, tổ chức nào đã được thành lập nhằm đoàn kết toàn dân, đấu tranh chống Mĩ - Diệm?
Đáp án D
Câu 8:
Nét nổi bật trong chính sách đối ngoại của các nước Tây Âu những năm 1945 – 1950 là gì?
Đáp án A
Câu 9:
Trong thời gian sống và làm việc tại Pháp, Nguyễn Ái Quốc viết bài cho tờ báo nào dưới đây?
Đáp án A
Câu 10:
Một hệ quả quan trọng của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ là từ đầu những năm 80 của thế kỉ XX, trên thế giới xuất hiện xu thế
Câu 11:
Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (tháng 5/1941) xác định hình thái cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Việt Nam là
Câu 12:
Tại Đại hội đại biểu lần thứ II (tháng 2/1951), Đảng Cộng sản Đông Dương quyết định thành lập mở mỗi nước Đông Dương một
Câu 13:
Chiến thắng nào của nhân dân miền Nam Việt Nam trong đông - xuân 1964 - 1965 góp phần làm phá sản chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ?
Câu 14:
Chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp ở Đông Dương (1919 - 1929) do ai đề xướng?
Câu 15:
Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng nguyên tắc hoạt động của tổ chức Liên họp quốc?
Câu 16:
Tính chất triệt để của phong trào cách mạng Việt Nam 1930 - 1931 được biểu hiện ở chỗ
Đáp án D
Phong trào cách mạng 1930 - 1931 đã nhằm vào 2 kẻ thù cơ bản của nhân dân Việt Nam là bọn đế quốc và phong kiến tay sai; không ảo tưởng kẻ thù của dân tộc và giai cấp, kiên quyết lật đổ ách thống trị của chủ nghĩa thực dân, thực hiện triệt để khẩu hiệu chống đế quốc và phong kiến (độc lập dân tộc, ruộng đất cho dân cày).
Câu 17:
Bộ Chính trị Trung ương Đảng Lao động Việt Nam đề ra kế hoạch quân sự trong đông - xuân 1953 - 1954 nhằm
Câu 18:
Trong thời kì 1954 - 1975, nhân dân miền Nam Việt Nam thực hiện nhiệm vụ chiến lược nào?
Câu 20:
Hoạt động của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên thể hiện sự phù hợp với thực tiễn cách mạng Việt Nam và góp phần làm cho khuynh hướng cách mạng vô sản thắng thế vì
Đáp án B
Những hoạt động của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên đã góp phần vào sự thắng thế của khuynh hướng vô sản ở Việt Nam đầu thế kỉ XX vì Hội luôn chú trọng đến công tác xây dựng đội ngũ cán bộ, cơ sở quần chúng để mở rộng tầm ảnh hưởng. Biểu hiện là phong trào vô sản hóa năm 1928.
Câu 21:
Kết quả của cuộc đấu tranh giành độc lập ở Đông Nam Á trong năm 1945 chứng tỏ
Kết quả cuộc đấu tranh giành độc lập của các nước Đông Nam Á trong năm 1945 chứng tỏ: điều kiện chủ quan giữ vai trò quyết định.
+ Các nước Inđônêxia, Việt Nam, Lào, nhờ có sự chuẩn bị chu đáo về lực lượng, nên đã chớp được thời cơ Nhật Bản đầu hàng không điều kiện để giành lại nền độc lập.
+ Các nước khác, do thiếu sự chuẩn bị chưa giành được độc lập.
Câu 22:
Sự cải thiện quan hệ với Liên Xô và Trung Quốc đầu thập niên 70 của thế kỉ XX là biểu hiện của việc Mĩ
Sự cải thiện quan hệ với Liên Xô và Trung Quốc đầu thập niên 70 của thế kỉ XX là biểu hiện của việc Mĩ điều chỉnh chính sách đối ngoại trong thời kì Chiến tranh lạnh, nhằm mục đích: chia rẽ sự đoàn kết giữa các nước xã hội chủ nghĩa; hòa hoãn với các nước lớn (Trung Quốc, Liên Xô,…) để gây bất lợi cho phong trào cách mạng thế giới (trong đó có cách mạng Việt Nam).
Câu 23:
Trong cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược (1945 - 1954), nhân dân Việt Nam tiến hành kháng chiến trường kì nhằm
Trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954), nhân dân Việt Nam tiến hành kháng chiến trường kì nhằm từng bước làm thay đổi so sánh tương quan lực lượng. Do trong buổi đầu kháng chiến, so sánh tương quan lực lượng quá chênh lệch bất lợi cho Việt Nam nên cần phải có thêm thời gian để vừa chiếu đấu vừa xây dựng, phát triển lực lượng.
Câu 24:
Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919 - 1929) của thực dân Pháp đã có tác động nhiều mặt đến nền kinh tế Việt Nam, ngoại trừ việc
Đáp án D không phản ánh đúng tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần hai (1919 - 1929) của thực dân Pháp. Vì: những yếu tố của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa đã được Pháp du nhập vào Việt Nam ngay từ cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 - 1914).
- Một số chuyển biến của kinh tế Việt Nam dưới tác động từ cuộc khai thác thuộc địa lần hai (1919 - 1929) của thực dân Pháp:
+ Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa tiếp tục có điều kiện phát triển.
+ Kinh tế hàng hóa của Việt Nam từng bước phát triển, hội nhập với khu vực và quốc tế.
+ Hệ thống giao thông vận tải, cơ sở hạ tầng được mở mang.
+ Bộ mặt kinh tế, đô thị ở nhiều nơi có sự chuyển biến tích cực (Hà Nội, Hải Phòng, Sài Gòn,...). Tuy nhiên, sự chuyển biến này chỉ mang tính chất cục bộ ở một số vùng, địa phương, chưa mang tính toàn diện trên cả nước. Nhìn chung, kinh tế Việt Nam vẫn trong tình trạng lạc hậu và phụ thuộc nặng nề vào kinh tế Pháp.
Câu 25:
Điều kiện lịch sử nào là thuận lợi nhất để Đảng Lao động Việt Nam đề ra chủ trương, kế hoạch giải phóng miền Nam?
Điều kiện thuận lợi để cuối năm 1974 - đầu năm 1975 Bộ Chính trị Trung ương Đảng Lao động Việt Nam đề ra chủ trương, kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam là: so sánh lực lượng ở miền Nam thay đổi có lợi cho cách mạng:
Sau Hiệp định Pari về Việt Nam (1973), so sánh tương quan giữa lực lượng cách mạng và phản cách mạng ở miền Nam Việt Nam có sự thay đổi căn bản:
* Lực lượng phản cách mạng:
- Quân viễn chinh Mĩ và quân đồng minh của Mĩ đã rút về nước, làm cho quân đội Sài Gòn mất chỗ dựa. - Viện trợ của Mĩ về quân sự, kinh tế cho chính quyền Sài Gòn giảm đáng kể:
+ Trong những năm 1973 - 1974, Mĩ viện trợ cho chính quyền Sài Gòn 1026 triệu đôla.
+ Trong những năm 1974 - 1975, viện trợ của Mĩ cho chính quyền Sài Gòn chỉ còn 701 triệu đô la.
* Lực lượng cách mạng:
- Vùng giải phóng được mở rộng.
- Chính quyền cách mạng từ Trung ương đến hầu hết các cơ sở làng, xã được củng cố.
- Lực lượng vũ trang ba thứ quân ngày càng lớn mạnh, hùng hậu.
- Công tác khôi phục và đẩy mạnh sản xuất, phát triển văn hóa - giáo dục của nhân dân miền Nam tại các vùng giải phóng được đẩy mạnh.
Thế và lực của lực lượng cách mạng tại miền Nam Việt Nam được tăng cường.
- Nội dung các đáp án B, c, D không phù hợp, vì:
+ Trong những năm 1954 - 1975, nhân dân miền Bắc Việt Nam mới đang ở giai đoạn quá độ, xây dựng những cơ sở vật chất - kĩ thuật cho chủ nghĩa xã hội.
+ Ngày 29/3/1973, toán lính Mĩ cuối cùng rút khỏi miền Nam Việt Nam. Tuy nhiên, Mĩ vẫn giữa lại ở miền Nam Việt Nam hơn 2 vạn cố vấn quân sự, lập ra Bộ chỉ huy quân sự và tiếp tục viện trợ về kinh tế, quân sự cho chính quyền Sài Gòn.
Câu 26:
Gia nhập vào sân chơi quốc tế, Việt Nam không phải đối mặt với thách thức nào sau đây?
Đáp án D không phản ánh đúng thách thức khi Việt Nam hội nhập với thế giới. Vì mở cửa hội nhập là cơ hội để Việt Nam tiếp xúc với các nền giáo dục tiên tiến trên thế giới, học hỏi kinh nghiệm giáo dục để nâng cao trình độ dân trí.
- Mở cửa hội nhập, tham gia vào sân chơi quốc tế, Việt Nam phải đối mặt với nhiều thách thức:
+ Xu thế toàn cầu hóa và quá trình hội nhập có thể làm cho Việt Nam đánh mất bản sắc dân tộc, chủ quyền dân tộc bị xâm phạm. Ví dụ: sự xâm nhập của các trào lưu, yếu tố văn hóa bên ngoài dễ làm phai nhạt đi bản sắc văn hóa dân tộc,...
+ Việt Nam phải cạnh tranh quyết liệt với các nền kinh tế lớn trên thế giới và nếu Việt Nam thất bại trong cuộc cạnh tranh đó thì sẽ bị tụt hậu rất xa.
Câu 27:
Từ đầu năm 1950, cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Việt Nam có điểm gì mới so với trước đó?
Đáp án B
Từ tháng 1/1950, Trung Quốc, Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa lần lượt công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với Việt Nam. Do đó, cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam có thể tranh thủ được sự đồng tình, ủng hộ, giúp đỡ của nhân dân tiến bộ trên thế giới. Đây là điểm mới của cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Việt Nam từ đầu năm 1950 so với giai đoạn trước.
Câu 28:
Tổ chức nào giữ vai trò tập hợp, đoàn kết toàn dân Việt Nam từ sau khi thống nhất đất nước về mặt nhà nước (1976)?
Câu 29:
Nguyên nhân cơ bản nhất dẫn đến Chiến tranh lạnh sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gì?
Nguyên nhân cơ bản nhất dẫn đến Chiến tranh lạnh sau Chiến tranh thế giới thứ hai là sự đối lập về mục tiêu chiến lược giữa hai cường quốc Liên Xô và Mĩ.
+ Liên Xô chủ trương duy trì hòa bình, an ninh thế giới, bảo vệ thành quả chủ nghĩa xã hội, đẩy mạnh phong trào cách mạng thế giới.
+ Mĩ ra sức chống phá Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa, đẩy lùi phong trào cách mạng nhằm thực hiện mưu đồ bá chủ thế giới.
Câu 30:
Phong trào dân chủ 1936 - 1939 ở Việt Nam là một bước chuẩn bị cho thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 vì đã
Câu 31:
Cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Việt Nam sau khi triều đình nhà Nguyễn kí với Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất (1862) có điểm gì nổi bật?
Sau khi triều đình nhà Nguyễn kí với Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất (1862), cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Việt Nam dần có sự chuyển biến: từ đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược chuyến sang đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược và chống bộ phận phong kiến đầu hàng (Dập dìu trống đảnh cờ xiêu/Phen này quyết đánh cả triều ỉần Tây).
t Nội dung các đáp án B, C, D không phù hợp, vì:
- Cuộc chiến đấu của nhân dân Việt Nam lan rộng từ Nam ra Bắc - theo tiến trình xâm lược của thực dân Pháp.
- Thực hiện những điều đã cam kết với Pháp trong Hiệp ước Nhâm Tuất (1862), triều đình nhà Nguyễn ra lệnh giải tán nghĩa binh chống Pháp ở các tỉnh Đông Nam Kì.
Câu 32:
Năm 1941, Nguyễn Ái Quốc chọn Cao Bằng để xây dựng căn cứ địa cách mạng vì đây là nơi có
Năm 1941, Nguyễn Ái Quốc chọn Cao Bằng để xây dựng căn cứ địa cách mạng vì đây là nơi có địa hình thuận lợi để phát triển lực lượng:
- Vị trí địa lí của Cao Bằng thuận lợi cho việc liên lạc với lực lượng cách mạng thế giới (Trung Quốc), liên kết với các phong trào cách mạng của cả nước.
+ Cao Bằng là tỉnh giáp với biên giới Trung Quốc, gần thành phố Long Châu (Quảng Tây) - một trong những trung tâm cách mạng của người Việt ở Trung Quốc lúc bấy giờ.
+ Phía Nam Cao Bằng giáp với Lạng Sơn và Bắc Cạn; phía Tây giáp với Hà Giang và Tuyên Quang. Từ vị trí đó, Cao Bằng có thể “Nam tiến” phát triển lực lượng về phía Lạng Sơn và Bắc Cạn, có thể “Tây tiến” phát triển lực lượng xuống Hà Giang và Tuyên Quang.
+ Từ Cao Bằng, theo quốc lộ 3 có thể về Thái Nguyên, Bắc Cạn và Hà Nội.
- Địa hình của Cao Bằng thuận lợi cho việc phát triển các lực lượng cách mạng:
+ Cao Bằng có địa hình hiểm trở, rừng núi chiếm trên 90% diện tích, có nhiều núi cao, nhiều sông suối, lắm thác ghềnh như: sông Bằng, sông Hiến, Sông Gâm, sông Bắc Vọng... Trên mảnh đất đầy núi non, rừng rậm, sông suối đó có những vùng thuận lợi cho các đội du kích, các cơ sở cách mạng hoạt động như Pác Bó (Hà Quảng), Lam Sơn (Hòa An)... Hệ thống giao thông thủy bộ của Cao Bằng giữ vị trí quan trọng có tầm chiến lược ở Việt Bắc không chỉ trên lĩnh vục kinh tế, xã hội mà cả về chính trị, quân sự.
+ Do quá trình kiến tạo địa chất, cùng với sự tác động của khí hậu, sông ngòi ngang, dọc làm cho địa hình Cao Bằng trở thành muôn hình, muôn vẻ. Giữa các ngọn núi và khe sâu có các thung lũng lòng chảo rộng, hẹp khác nhau, hết sức kín đáo, vừa thuận lợi cho chăn nuôi, sản xuất, vừa có tác dụng che dấu, bảo vệ lực lượng, Khi có giặc giã thì hang động, mái đá ngườm kín đáo là nơi tốt nhất để đồng bào các dân tộc ẩn náu và cất giấu lương thực, thực phẩm, gia súc. Các làng bản miền núi thường có hang sâu, thung lũng,... làm “hậu cứ”. Địa hình, địa vật của Cao Bằng thuận lợi cho hoạt động đấu tranh cách mạng (“rừng chè bộ đội, rừng vây quân thù”).
+ Hơn nữa, Cao Bằng có gần 10% diện tích đồng bằng với một số cánh đồng vừa và nhỏ. Dọc theo các con sông, trên các thung lũng như: Sóc Hà, Đôn Chương, Phù Ngọc, Đồng Mu, Bó Thạch, Thạch Bình, Cổ Nồng, Thông Huề, Pò Tấu, Tiên Thành, lớn nhất là cánh đồng Hòa An, trải dài tới 20km. Xét về chiến lược kinh tế thì một căn cứ địa phải có khả năng tự cung tự cấp những nhu cầu kinh tế thiết yếu...
Trung ương Đảng và Nguyễn Ái Quốc chọn Cao Bằng làm nơi xây dựng căn cứ địa là một chủ trương hết sức đúng đắn. Bởi lẽ, Cao Bằng có đầy đủ các điều kiện cần thiết về địa thế để xây dựng căn cứ địa.
Câu 33:
Tháng 1/1973, Mĩ kí Hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam; ngày 29/3/1975, toán lính Mĩ cuối cùng đã rút khỏi Việt Nam, nhưng họ vẫn để lại hơn 2 vạn cố vấn quân sự; tiếp tục viện trợ về kinh tế, quân sự cho chính quyền Sài Gòn,… Những động thái đó đã chứng tỏ
Tháng 1/1973, Mĩ kí Hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam; ngày 29/3/1975, toán lính Mĩ cuối cùng đã rút khỏi Việt Nam, nhưng họ vẫn để lại hơn 2 vạn cố vấn quân sự; tiếp tục viện trợ về kinh tế, quân sự cho chính quyền Sài Gòn,... Những động thái đó đã chứng tỏ: Mĩ tiếp tục chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh xâm lược.
- Nội dung các đáp án A, c, D không phù hợp, vì:
+ Hiệp định Pari vẫn có giá trị pháp lí to lớn đối với Việt Nam.
+ Mĩ âm mưu kéo dài chiến tranh xâm lược Việt Nam nhưng không còn khả năng quay lại tham chiến trực tiếp và mở rộng chiến tranh xâm lược như giai đoạn trước đó.
+ Với thắng lợi của Hiệp định Pari, nhân dân Việt Nam đã căn bản hoàn thành nhiệm vụ “đánh cho Mĩ cút”.
Câu 34:
Nội dung nào dưới đây phản ánh không đúng về Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945)?
Phân tích tính đúng - sai của các đáp án:
* Đáp án A: “Anh, Pháp, Mĩphải chịu một phần trách nhiệm khỉ để chiến tranh nổ ra ” - đây là đáp án phản ánh đúng về cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai.
- Các nước Anh, Pháp, Mĩ có chung một mục đích là giữ nguyên trạng hệ thống Vécxai - Oasinhtơn có lợi cho mình. Họ lo sợ sự bành trướng của chủ nghĩa phát xít, nhưng vẫn thù ghét chủ nghĩa cộng sản. Do đó, Anh, Pháp, Mĩ không những không có thái độ quyết liệt trong việc chống phát xít, chống nguy cơ chiến tranh, ngược lại còn dung dưỡng, thỏa hiệp với phát xít.
+ Giới cầm quyền các nước Anh, Pháp đã không liên kết chặt chẽ với Liên Xô để cùng chống phát xít. Trái lại, họ thực hiện chính sách nhượng bộ phát xít, hòng đẩy mũi nhọn chiến tranh về phía Liên Xô để làm suy yếu cả hai kẻ thù (Liên Xô và chủ nghĩa phát xít).
+ Mĩ là nước giàu mạnh nhất, nhưng lại theo “chủ nghĩa biệt lập”, tháng 8/1935, Quốc hội Mĩ thông qua “Đạo luật trung lập” - thực hiện không can thiệp vào các sự kiện bên ngoài châu Mĩ. Hành động này của Mĩ đã gián tiếp tiếp tay cho chủ nghĩa phát xít tăng cường bành trướng ảnh hưởng.
- Thái độ dung dưỡng, thỏa hiệp với của các nước Anh, Pháp, Mĩ đã tạo điều kiện thuận lợi cho phe phát xít tăng cường các hoạt động xâm lược thuộc địa, bành trướng ảnh hưởng, thúc đẩy sự bùng nổ của Chiến tranh thế giới thứ hai.
Thủ phạm gây ra cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai là chủ nghĩa phát xít, mà đại diện là ba nước: Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản; nhưng các nước Anh, Pháp, Mĩ cũng phải chịu một phần trách nhiệm về sự bùng nổ của cuộc chiến tranh này.
* Đáp án B: “Mĩgiữ vai trò quan trọng đối với việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít ” - đây là đáp án phản ánh đúng về cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai. Vai trò của Mĩ trong Chiến tranh thế giới thứ hai được thể hiện qua một sổ điểm sau đây:
- Ở chiến trường châu Âu, Mĩ đã phối họp với quân Anh mở mặt trận mới tấn công phát xít Đức từ phía Tây, lần lượt giải phóng các nước Tây Âu.
- Ở chiến trường châu Á - Thái Bình Dương, liên quân Mĩ - Anh đẩy mạnh phản công quân Nhật. Với chiến thuật “nhảy cóc”, quân Đồng minh đã chiếm lại nhiều vị trí quan trọng trên biển và trên đất liền. Anh vào Miến Điện, Mĩ vào Philíppin. Con đường biển đi xuống các thuộc địa phía Nam của Nhật Bản đã bị Đồng minh phong tỏa.
+ Trong hai ngày 6 và 9/8/1945, Mĩ đã ném hai quả bom nguyên tử xuống Hirosima và Nagasaki. Hành động này đã giáng một đòn nặng nề vào phát xít Nhật, góp phần buộc Nhật Bản phải tuyên bố đầu hàng vô điều kiện ngày 15/8/1945. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc.
Dù tham chiến muộn, nhưng những hoạt động của Mĩ đã đem lại lợi ích không nhỏ cho phe Đồng minh như giúp Liên Xô thoát khỏi gọng kìm từ Nhật Bản và Đức; tiếp tế hàng hóa quân sự cho các nước Đồng minh, góp phần buộc phát xít Đức và Nhật phải nhanh chóng đầu hàng. Tuy nhiên, hành động ném bom nguyên tử của Mĩ xuống hai thành phố của Nhật Bản (trong bối cảnh Nhật Bản thất bại gần kề) đã khiến hàng triệu dân thường vô tội thiệt mạng.
* Đáp án C: “Là cuộc chỉến tranh lớn nhẩt, khốc liệt nhẩt trong lịch sử nhân loại ” đây là nhận xét phản ánh đúng về cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai. Vì: Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc đã khiến: hơn 60 triệu người chết, gần 90 triệu người bị thương; thiệt hại về vật chất gấp 10 lần so với Chiến tranh thế giới thứ nhất, bằng tất cả các cuộc chiến tranh trong 1000 năm trước đó cộng lại.
* Đáp án D: “Chiến tranh kết thủc với sự thất bại hoàn toàn của phe Đồng minh ” - nhận xét này không phản ánh đúng về Chiến tranh thế giới thứ hai, vì: Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc với sự thất bại hoàn toàn của phe Vrục phát xít.
* Kết luận: đáp án D không phản ánh đúng về Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945).
Câu 35:
Tình hình nước Nga sau Cách mạng tháng Mười (1917) và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sau Cách mạng tháng Tám (1945) có điểm gì tương đồng?
Một trong những điểm tương đồng giữa tình hình nước Nga sau Cách mạng tháng Mười (1917) và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sau Cách mạng tháng Tám (1945) là: phải đối mặt với muôn vàn khó khăn, thách thức nên sự tồn vong của chính quyền cách mạng bị đe dọa nghiêm trọng.
+ Sau Cách mạng tháng Mười, nhân dân Nga Xô viết phải đối mặt với nhiều khó khăn: ngoại xâm và nội phản; tàn dư của chế độ cũ vẫn còn tồn tại (chế độ sở hữu ruộng đất phong kiến; sự phân biệt đẳng cấp, dân tộc,...); nền kinh tế quốc dân bị tàn phá nặng nề;…
+ Sau thắng lợi của Cách mạng tháng Tám, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ở trong tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”, phải đối mặt với các khó khăn: ngoại xâm và nội phản, tàn dư của chế độ cũ (nạn đói, nạn dốt, khỏ khăn về tài chính); chính quyền cách mạng non trẻ, thiếu kinh nghiệm quản lí,...
- Nội dung các đáp án B, C, D không phù họp, vì:
+ Quân đội 14 nước đế quốc bao vây, cô lập và tấn công đây là nét nổi bật trong tình hình nước Nga sau Cách mạng tháng Mười (1917).
+ Cả Nga Xô viết và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đều phải xây dựng đất nước trong hoàn cảnh khó khăn, đặc biệt là phải đối mặt với ngoại xâm và nội phản không thể xây dựng đất nước trong điều kiện hòa bình, ổn định.
+ Sau thắng lợi của Cách mạng tháng Mười và Cách mạng tháng Tám, nền chuyên chính vô sản ở Nga và Việt Nam được thiết lập. Tuy nhiên, sự tồn vong của chính quyền cách mạng ngay lập tức bị đe dọa bởi muôn vàn khó khăn, thách thức: ngoại xâm - nội phản, tàn dư của chế độ cũ,...
Câu 36:
Điểm chung của Cách mạng tháng Tám (1945) và hai cuộc kháng chiến chống xâm lược ở Việt Nam (1945 - 1975) là có sự kết hợp
Điểm chung của Cách mạng tháng Tám (1945) và hai cuộc kháng chiến chống xâm lược ở Việt Nam (1945 - 1975) la có sự kết họp phong trào đấu tranh ở nông thôn với phong trào đấu tranh ở thành thị. Trong đó nông thôn là địa bàn chiến lược, cơ sở đứng chân, phát triển lực lượng của cách mạng.
Câu 37:
Sự khác nhau cơ bản giữa hai xu hướng (bạo động và cải cách) trong phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam đầu thế kỉ XX là về
Sự khác nhau cơ bản giữa hai xu hướng (bạo động và cải cách) trong phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam đầu thế kỉ XX là về phương pháp cách mạng.
+ Xu hướng bạo động của Phan Bội Châu chủ trương dùng bạo lực để lật đổ nền thống trị của Pháp, giành lại nền độc lập dân tộc.
+ Xu hướng cải cách của Phan Châu Trinh giương cao ngọn cờ dân chủ, cải cách xã hội, chủ trương cứu nước bằng việc nâng cao dân trí, dân quyền, coi đó là điều kiện tiên quyết để đi tới độc lập.
- Nội dung các đáp án A, B, c phản ánh điểm tương đồng giữa hai xu hướng bạo động và cải cách trong phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam đầu thế kỉ XX:
+ Lực lượng lãnh đạo: các sĩ phu yêu nước thức thời (tiêu biểu là Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh).
+ Kết quả đấu tranh: thất bại.
+ Khuynh hướng chính trị: dân chủ tư sản.
Câu 38:
Ở Việt Nam, phong trào cách mạng 1936 - 1939 có điểm khác biệt so với phong trào cách mạng 1930- 1931 về
Phong trào cách mạng 1936 - 1939 có điểm khác so với phong trào cách mạng 1930-1931 về nhiệm vụ trực tiếp, trước mắt. Nhiệm vụ đó chưa phải là giành độc lập dân tộc, ruộng đất cho cho dân cày mà là: đấu tranh chống phản động thuộc địa, chống phát xít, chống nguy cơ chiến tranh, đòi tự do, dân sinh, dân chủ, com áo và hòa bình:
- Nội dung các đáp án A, c, D phản ánh điểm tương đồng giữa phong trào cách mạng 1930- 1931 và phong trào cách mạng 1936 – 1939:
+ Nhiệm vụ chiến lược: chống đế quốc và chống phong kiến (nhiệm vụ dân tộc và nhiệm vụ dân chủ).
+ Lực lượng lãnh đạo: Đảng Cộng sản Đông Dương.
+ Đường lối chiến lược: làm cách mạng tư sản dân quyền và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản.
Câu 39:
Nhận xét nào sau đây không đúng về đấu tranh ngoại giao trong 30 năm chiến tranh cách mạng Việt Nam (1945 - 1975)?
Đáp án C
t Một số điểm nổi bật trong đấu tranh ngoại giao của Việt Nam trong những nẵm 1945 —1975):
Thắng lợi trên mặt trận ngoại giao có tác động trở lại các mặt trận quân sự và chính trị. Ví dụ:
- Với việc kí kết Hiệp định Sơ bộ (tháng 3/1946), Pháp đã buộc phải công nhận Việt Nam là một quốc gia tự do, có chính phủ riêng, nghị viện riêng, quân đội riêng, tài chính riêng và là thành viên của Liên bang Đông Dương, nằm trong khối Liên hiệp Pháp. Với điều khoản này, thực dân Pháp đã buộc phải thừa nhận sự thống nhất của dân tộc Việt Nam. Mặt khác, với việc kí kết Hiệp định Sơ bộ, Việt Nam đã mượn tay Pháp, đẩy 20 vạn quân Trung Hoa Dân quốc về nước; tranh thủ được thời gian hòa hoãn cần thiết để chuẩn bị lực lượng cho cuộc kháng chiến lâu dài.
- Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương (1954) được kí kết, đã đánh dấu sự kết thúc của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước của nhân dân Việt Nam (1945 - 1954). Tuy nhiên, Mĩ đã lợi dụng những hạn chế trong Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương (1954) để thực hiện âm mưu chia cắt lâu dài Việt Nam, biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mĩ ở Đông Nam Á.
- Sau Hiệp định Pari về Việt Nam (1973), so sánh tương quan giữa lực lượng cách mạng và phản cách mạng trên chiến trường miền Nam Việt Nam đã có sự thay đổi căn bản, tạo thời cơ thuận lợi để nhân dân Việt Nam tiến lên giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.
t Đấu tranh ngoại giao có tính độc lập tương đối trong quan hệ với đấu tranh quân sự và chính trị. Ví dụ: - Với thắng lợi của quân dân Việt Nam trong chiến dịch Điện Biên Phủ (1954) đã tạo điều kiện thuận lợi cho lực lượng cách mạng Việt Nam trên bàn đàm phán Giơnevơ (1954). Tuy nhiên, trong quá trình đàm phán, do chịu sự tác động của tình hình thế giới, đặc biệt là xu hướng hòa hoãn, thương lượng giữa các nước lớn (Mĩ, Trung Quốc, Liên Xô, Anh, Pháp,...),... nên Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương (1954) còn mang một số hạn chế, chưa phản ánh đầy đủ những thắng lợi Việt Nam giành được trên chiến trường.
t Đấu tranh ngoại giao dựa trên cơ sở thực lực chính trị và quân sự trong mỗi giai đoạn chiến tranh:
- Hoàn cảnh, tương quan lực lượng giữa Việt Nam và Pháp trước khi kí Hiệp định Sơ bộ (6/3/1945):
+ Sau khi chiêm đóng các đô thị ở Nam Bộ và Nam Trung Bộ, Thực dân Pháp âm mưu đưa quân ra Bắc để thôn tính toàn bộ Việt Nam. Để thực hiện được âm mưu tiến quân ra Bắc, Pháp đã điều đình với chính phủ Trung Hoa Dân Quốc => 28/2/1946, Hiệp ước Hoa - Pháp được kí kết. Với việc kí kết Hiệp ước Hoa - Pháp, thực dân Pháp đã hợp pháp hóa việc đưa quân ra Bắc làm nhiệm vụ giải giáp quân đội Nhật (thay cho Trung Hoa Dân quốc).
+ Việt Nam vẫn đang trong quá trình xây dựng chính quyền mới, diệt giặc đói, giặc dốt và khắc phục những khó khăn về tài chính, xây dựng lực lượng vũ trang,...
Tương quan lực lượng giữa Việt Nam và Pháp có sự chênh lệch theo hướng bất lợi cho Việt Nam.
+ Căn cứ vào tình hình thực tiễn, Ban Thường vụ Trung ương Đảng đã quyết định lựa chọn giải pháp “Aờữ để tiến tạm thời hòa hoãn với Pháp để nhanh chóng gạt 20 vạn quân Tưởng về nước và tranh thủ thời gian hòa hoãn để chuẩn bị lực lượng bước vào cuộc chiến tranh với Pháp sau này. => Ngày 6/3/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa kí với đại diện Chính phủ Pháp là Xanhtơni bản Hiệp định Sơ bộ (6/3/1946).
+ Thắng lợi của nhân dân Việt Nam trong chiến dịch Điện Biên Phủ đã tác động trực tiếp dẫn tới Hội nghị Giơnevơ về Đông Dương (hội nghị được mở ra vào ngày 8/5/1954 - ngay sau chiến thắng Điện Biên Phủ), đồng thời góp phần tạo thế mạnh cho Việt Nam trên bàn đàm phán.
+ Thắng lợi của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân (1968) của nhân dân Việt Nam đã buộc Mĩ phải xuống thang chiến tranh, chấp nhận ngồi vào bàn đàm phán ở Pari để bàn về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam. Thắng lợi của quân dân miền Bắc (Việt Nam) trong trận “Điện Biên Phủ trên không” đã buộc Mĩ phái kí kết Hiệp định Pari (tháng 1/1973).
Nội dung đáp án c không phù hợp, không phản ánh đủng về hoạt động đẩu tranh ngoại giao của cách mạng Việt Nam trong những năm 1945 -1975. Vì: Ket quả đấu tranh ngoại giao phụ thuộc chặt chẽ vào tương quan lực lượng giữa các bên trên chiến trường, “thắng lợi trên chiến trường, làm cơ sở cho thắng lợi trên mặt trận ngoại giao”. Ví dụ:
+ Chiến thắng Điện Biên Phủ (1954) của quân dân Việt Nam là cơ sở cho thắng lợi của Việt Nam trên bàn đàm phán Giơnevơ (1954).
+ Chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không” của quân dân miền Bắc Việt Nam là một trong những cơ sở cho thắng lợi Việt Nam trên bàn đàm phá Pari (1973).
Câu 40:
Hệ quả từ sự sụp đổ của trật tự hai cực lanta có gì khác biệt so với trật tự thế giới theo hệ thống Vécxai –Oasinhtơn?
Trật tự Vécxai - Oasinhtơn sụp đổ đã dẫn tới sự bùng nổ của Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945). Trong khi đó, trật tự hai cực lanta sụp đổ không dẫn tới một cuộc chiến tranh thế giới mới; một trật tự thế giới theo hướng đa cực, nhiều trung tâm dần được xác lập.