Bộ 25 đề thi ôn luyện THPT Quốc gia môn Lịch sử có lời giải năm 2022
Bộ 25 đề thi ôn luyện THPT Quốc gia môn Lịch sử có lời giải năm 2022 (Đề 20)
-
10296 lượt thi
-
40 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Năm 1959, quốc gia nào ở khu vực Mĩ Latinh đã giành thắng lợi trong cuộc đấu tranh chống chế độ độc tài thân Mĩ?
Đáp án A
Câu 3:
Tư tưởng cốt lõi trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam (1930) là gì?
Câu 4:
Chiến thuật quân sự mới được sử dụng phổ biến trong chiến lược Chiến tranh đặc biệt (1961 - 1965) của Mĩ ở miền Nam là gì?
Câu 5:
Những chính sách của triều đình nhà Nguyễn vào giữa thế kỉ XIX đã
Vào giữa thế kỉ XIX, trong khi các nước phương Tây đang tiến nhanh trên con đường tư bản chủ nghĩa và đẩy mạnh các cuộc chiến tranh xâm lược, bành trướng ảnh hưởng, thì ở Việt Nam, chế độ phong kiến vấn giữ địa vị thống trị. Triều đình nhà Nguyễn đã thi hành những chính sách nội trị, ngoại giao lạc hậu, như: tăng cường tính chuyên chế của bộ máy chính trị; thực hiện “trọng nông ức thương”, “bế quan tỏa cảng”, “cấm đạo”,… Những chính sách cai trị này của nhà Nguyễn đã khiến cho sức nước, sức dân suy kiệt; khối đoàn kết dân tộc bị rạn nứt (mâu thuẫn lương – giáo,…) => sức mạnh phòng thủ của đất nước bị suy giảm.
Câu 6:
Một trong những mục tiêu chủ yếu của Mĩ trong quá trình thực hiện chiến lược toàn cầu là gì?
Đáp án A
Câu 8:
Câu 11:
Câu 12:
Thắng lợi nào của quân dân Việt Nam đã buộc Mĩ phải chấp nhận kí Hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam (1973)?
Câu 13:
Tổng bí thư nào của Đảng Cộng sản Việt Nam đã khởi xướng công cuộc đổi mới đất nước từ tháng 12/1986?
Câu 14:
Liên Xô tiến hành công cuộc cải tổ (1985) trong bối cảnh quốc tế
Liên Xô tiến hành công cuộc cải tổ (1885) trong bối cảnh quốc tế đang diễn ra xu thế hòa hoãn Đông – Tây.
- Nội dung các đáp án C, B, D không phù hợp, vì:
+ Sự đối đầu giữa Liên Xô – Mĩ và sự sụp đổ của trật tự hai cục Ianta kết thúc hoàn toàn vào năm 1991, khi chế độ xã hội chủ nghĩa sụp đổ, Liên bang Xô viết tan rã.
+ Từ đầu những năm 70 của thế kỉ XX, xu hướng hòa hoãn Đông – Tây đã xuất hiện với những cuộc gặp gỡ, thương lượng Xô – Mĩ.
Câu 15:
Sự kiện nào đánh dấu trật tự hai cực Ianta bước đầu bị xói mòn sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
Sự ra đời của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã đánh dấu trật tự hai cực Ianta bước đầu bị xói mòn sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Vì Trung Quốc là một quốc gia rộng lớn, có tầm ảnh hưởng ở châu Á. Sau thắng lợi của cách mạng Trung Quốc, Mĩ đã đánh mất phạm vi ảnh hưởng của mình ở đây, Liên Xô phải từ bỏ những đặc quyền ở vùng Đông Bắc Trung Quốc. => Sự thu hẹp phạm vi ảnh hưởng của Xô, Mĩ ở Trung Quốc đánh dấu trật tự Ianta bước đầu bị xói mòn.
Câu 16:
Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919 - 1929), chính sách nào của thực dân Pháp đã làm cho nền kinh tế Việt Nam phát triển thiếu cân đối?
Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919 – 1929), thực dân Pháp tiếp tục du nhập không hoàn toàn phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa (tiếp tục duy trì quan hệ sản xuất phong kiến, hạn chế sự phát triển của công nghiệp nặng) đã khiến kinh tế Việt Nam phát triển thiếu cân đối, lệ thuộc vào kinh tế Pháp.
Câu 17:
Trong quá trình thực hiện chiến lược kinh tế hướng ngoại từ những năm 60 - 70 của thế kỉ XX, 5 nước sáng lập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đều
Câu 18:
Nguyên nhân chung thúc đẩy sự phát triển kinh tế của Mĩ, Nhật Bản, Tây Âu sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gì?
Nguyên nhân chung thúc đẩy sự phát triển kinh tế của Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai là: vai trò tích cực của nhà nước trong việc quản lí, điều tiết nền kinh tế.
- Nội dung các đáp án B, C, D không phù hợp, vì:
+ “Tận dụng được những lợi thế về lãnh thổ hẹp, nghèo tài nguyên.
+ “Khai thác triệt để các nguồn lợi từ hệ thống thuộc địa” chỉ đúng với trường hợp của Mĩ và các nước Tây Âu trong những năm đầu sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Là nước bại trận sau chiến tranh, Nhật Bản đã mất hết thuộc địa.
+ “Thu được lợi nhuận từ hai cuộc chiến tranh Triều Tiên và Việt Nam” đúng với trường hợp của Nhật Bản (do Nhật Bản nhận được các đơn hàng quân sự của Mĩ).
Câu 19:
Điểm tương đồng trong nguyên tắc hoạt động của Liên hợp quốc và Hiệp ước Bali (tháng 2/1976) là gì?
Câu 20:
Trong giai đoạn 1939 - 1945, Đảng Cộng sản Đông Dương đã khắc phục được một trong những hạn chế của Luận cương chính trị (tháng 10/1930) qua chủ trương
Luận cương chính trị của Đảng Cộng sản Đông Dương chỉ xác định lực lượng cách mạng là giai cấp công nhân và nông dân, chưa thấy được khả năng cách mạng của các giai cấp, tầng lớp khác (tư sản dân tộc, tiểu tư sản, trung – tiểu địa chủ…). Đây là một trong những hạn chế của Luận cương. => Trong giai đoạn 1939 – 1945 chủ trương: tập hợp lực lượng toàn dân tộc để chống đế quốc xâm lược của Đảng Cộng sản Đông Dương khắc phục được hạn chế của Luận cương.
Câu 21:
Chiến thuật của thực dân Pháp khi tấn công lên Việt Bắc trong thu - đông năm 1947 là
Khi tấn công lên Việt Bắc năm 1947, thực dân Pháp sử dụng chiến thuật gọng kìm để bao vây căn cứ địa Việt Bắc của Việt Minh.
+ Gọng kìm phía tây là binh đoàn thủy bộ từ Hà Nội ngược lên phía Bắc theo đường sông Hồng, sông Lô lên Tuyên Quang, đánh vào Chiêm Hóa, Đài Thị.
+ Gọng kìm phía Đông và bắc là cuộc đổ bộ của cánh quân dù và bộ ở Cao Bằng, Bắc Kạn.
Câu 22:
Năm 1995, việc Việt Nam bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Mĩ và trở thành thành viên của tổ chức ASEAN đã góp phần
Việc Việt Nam bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Mĩ và trờ thành thành viên của SEAN năm 1995 đã giúp Việt Nam phá thế bao vây, tạo điều kiện để Việt Nam mở rộng quan hệ đối ngoại và tham gia tích cực vào cộng đồng quốc tế.
Câu 23:
Do nhiều nguyên nhân, giai cấp tư sản không thể nắm vững ngọn cờ lãnh đạo cách mạng Việt Nam, ngoại trừ việc
Đáp án B không phản ánh đúng nguyên nhân giai cấp tư sản không thể nắm được ngọn cờ lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Vì sau chiến tranh thế giới thứ nhất, tư tưởng dân chủ tư sản vẫn tiếp tục được du nhập vào Việt Nam.
+ Biểu hiện: Tân Việt Cách mạng đảng chịu ảnh hưởng của trào lưu triết học ánh sáng trong Cách mạng Pháp năm 1789 và Việt Nam Quốc dân Đảng chịu ảnh hưởng của tư tưởng tam dân trong Cách mạng Tân Hợi năm 1911.
- Nguyên nhân khiến giai cấp tư sản Việt Nam không thể nắm vững ngọn cờ lãnh đạo cách mạng:
+ Con đường cách mạng tư sản không còn sức hấp dẫn như trước do những hạn chế của chủ nghĩa tư bản và ảnh hưởng của cách mạng tháng Mười Nga (1917).
+ Thực dân Pháp còn mạnh, đủ sức đàn áp phong trào non yếu của tư sản Việt Nam.
+ Phong trào đấu tranh của tư sản Việt Nam thiếu một cơ sở kinh tế - xã hội mạnh.
+ Hạn chế trong tổ chức lãnh đạo mà tiêu biểu là sự non yếu của tổ chức Việt Nam Quốc dân Đảng.
Câu 24:
Sự ra đời của các Xô viết ở Nghệ An và Hà Tĩnh là đỉnh cao của phong trào cách mạng 1930 -1931 vì
Một trong những vấn đề cơ bản của một cuộc cách mạng xã hội là vấn đề giành chính quyền và thiết lập chính quyền cách mạng sự ra đời của các Xô viết ở Nghệ An và Hà Tĩnh đã giải quyết được những vấn đề cơ bản đó (đập tan chính quyền địch ở nhiều thôn, xã; các cấp ủy Đảng ở thôn, xã đứng ra lãnh đạo nhân dân đứng lên tự quản lí đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội - làm chức năng của chính quyền).
Câu 25:
Trong thời kì 1954 - 1975, cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam Việt Nam có vai trò quyết định trực tiếp đối với sự nghiệp giải phóng miền Nam vì cuộc cách mạng này
Câu 26:
Trên cơ sở quan sát trận địa và phân tích hạn chế của bộ đội chủ lực Việt Nam, trong trận Điện Biên Phủ (1954), Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã có quyết định gì?
¨ Trên cơ sở quan sát trận địa và tình hình quân Pháp, trong trận Điện Biên Phủ (1954), Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã có quyết định: chuyển phương châm tác chiến từ “đánh nhanh thắng nhanh” sang “đánh chắc tiến chắc”.
- Trung tuần tháng 11/1953, trong khi Đại đoàn 308 hành quân lên Tây Bắc và các lực lượng chủ lực khác của quân đội nhân dân Việt Nam đang triển khai thực hiện theo kế hoạch tác chiến, thì ngày 20/11, quân Pháp mở cuộc hành quân Catsto nhảy dù xuống Điện Biên Phủ nhằm mục đích cứu nguy cho Lai Châu và bảo vệ Thượng Lào. Và rồi, trong quá trình diễn biến của tình hình chiến sự mùa Đông năm 1953, Điện Biên Phủ dần trở thành tâm điểm của Kế hoạch Nava. Chỉ trong một khoảng thời gian rất ngắn, Bộ chỉ huy của quân Pháp đã nhanh chóng biến địa bàn này thành một tập đoàn cứ điểm mạnh giữa vùng rừng núi Tây Bắc. Trong khi Nava và Bộ chỉ huy quân Pháp chọn Điện Biên Phủ làm điểm quyết chiến chiến lược với chủ lực Việt Minh, thì Bộ Chính trị, Tổng quân ủy cũng quyết định chọn Điện Biên Phủ làm điểm quyết chiến chiến lược với quân Pháp. Đầu năm 1954, Bộ chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ được thành lập. Trước ngày lên đường ra Mặt trân, Chỉ huy trưởng kiêm Bí thư Đảng ủy Mặt trận - Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã đến Khuổi Tát (Định Hóa, Thái Nguyên) chào Bác Hồ. Người đã căn dặn Đại tướng: “Tổng Tư lệnh ra mặt trận. Tướng quân tại ngoại. Trao cho chú toàn quyền quyết định. Trận này quan trọng, phải đánh cho thắng. Chắc thắng mới đánh, không chắc thắng không đánh”.
- Ngày 14/1/1954, tại hang Thẩm Púa (Tuần Giáo, Điện Biên), Ban chỉ huy Mặt trận triệu tập Hội nghị cán bộ chiến dịch để phổ biến kế hoạch tiến công Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Tại Hội nghị này, bộ phận tiền trạm của Bộ tổng tham mưu và các cố vấn Trung Quốc đều cho rằng quân Pháp vừa mới đổ quuaan xuống Điện Biên Phủ còn “lạ nước, lạ cái”, binh lực chưa nhiều, công sự còn sơ sài, bố phòng còn sơ hở… trong khi đó bộ đội Việt Nam còn sung sức, hừng hực khí thế, vì vậy cần tranh thủ thời gian, lợi dụng, khai thác những hạn chế nêu trên của địch, thực hiện phương châm “đánh nhanh, giải quyết nhanh”. Theo phương châm tác chiến “đánh nhanh thắng nhanh” này, quân đội Việt Nam tập trung ưu thế binh hỏa lực, nhằm vào chỗ sơ hở nhất của địch, đánh thốc thằng vào trung tâm Mường Thanh, tạo thế chia cắt, cô lập từng cứ điểm, tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực địch... tạo nên sự chuyển biến để tiến tới tiêu diệt toàn bộ tập đoàn cứ điểm. Với cách đánh này, thời gian diễn ra chiến dịch sẽ được rút ngắn, công tác bảo đảm sẽ thuận lợi hơn, bộ đội đỡ mệt mỏi hơn.
- Tuy nhiên, tình hình tại Điện Biên Phủ diễn biến rất nhanh từng ngày. Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ không còn ở trạng thái phòng ngự lâm thời nữa, mà đã được Pháp và Mĩ củng cố lực lượng, bố phòng chặt chẽ, trở thành tập đoàn cứ điểm hùng mạnh nhất của Pháp tại Đông Dương. Sau khi khảo sát, nắm chắc thực tiễn chiến trường, Đại tướng Võ Nguyên Giáp nhận thấy những hạn chế lớn của bộ đội chủ lực Việt Nam:
+ Thứ nhất, bộ đội chủ lực Việt Nam đến thời điểm đầu năm 1954 mới chỉ tiêu diệt cao nhất là tiểu đoàn địch tăng cường, có công sự vững chắc, như ở Nghĩa Lộ... chưa có kinh nghiệm tác chiến để tiêu diệt một cụm cứ điểm liên hoàn, được bố phòng chặt chẽ, hùng hậu lực lượng địch như Điện Biên Phủ.
+ Thứ hai, chiến dịch Điện Biên Phủ là chiến dịch đầu tiên bộ đội chủ lực Việt Nam thực hiện tác chiến hiệp đồng binh chủng bộ binh, pháo binh với quy mô lớn mà chưa qua diễn tập.
+ Thứ ba, bộ đội Việt Nam từ trước tới nay chỉ quen tác chiến ban đêm ở những địa hình dễ ẩn náu, chưa có kinh nghiệm đánh công kiên ban ngày trên địa hình bằng phẳng với kẻ địch có ưu thế về máy bay, pháo binh và xe tăng.
Với những hạn chế trên, nếu thực hiện “đánh nhanh thắng nhanh” chắc chắn phía Việt Nam sẽ gặp nhiều khó khăn, tổn thất và khó đảm bảo sự toàn thắng của chiến dịch.
- Trên cơ sở nhắm chắc thực tiễn trận địa, phân tích khoa học những điểm hạn chế của bộ đội chủ lực Việt Nam, với tinh thần trách nhiệm trước Chủ tịch Hồ Chí Minh, trước sinh mệnh của hàng vạn cán bộ, chiến sĩ, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã đề xuất với Đảng ủy, Ban chỉ huy chiến dịch để thay đổi phương châm tác chiến từ “đánh nhanh thắng nhanh” sang “đánh chắc, tiến chắc”.
Câu 27:
Nội dung nào không phản ánh đúng mục đích của Mĩ trong hai lần tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc Việt Nam?
Hai lần tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc của đế quốc Mĩ (lần thứ nhất: 1964 - 1968; lần thứ hai: 1972) đều nhằm thực hiện âm mưu:
+ Cứu nguy cho các chiến lược chiến tranh đang thực hiện ở miền Nam Việt Nam (lần thứ nhất - cứu nguy cho chiến lược Chiến tranh đặc biệt và Chiến tranh cục bộ; lần thứ hai - cứu nguy cho chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh).
+ Uy hiếp tinh thần, làm lung lay ý chí chống Mĩ của quân dân Việt Nam ở hai miền Nam - Bắc.
+ Phá hoại những thành tựu nhân dân Việt Nam đạt được trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội.
+ Ngăn chặn, cắt đứt sự chi viện của hậu phương miền Bắc cho tiền tuyến miền Nam.
- Nội dung đáp án D không phù hợp, vì: khi Mĩ tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất (chính thức tiến hành từ tháng 2/1965), Hội nghị Pari đàm phán về vấn đề chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam chưa được mở ra (Hội nghị Pari được triệu tập vào tháng 5/1968).
Câu 28:
Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng nguyên nhân sau Đại thắng mùa Xuân năm 1975, Đảng Lao động Việt Nam đề ra nhiệm vụ hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước?
Đáp án D
¨ Nguyên nhân sau Đại thắng mùa Xuân năm 1975, Đảng Lao động Việt Nam đề ra nhiệm vụ hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước:
- Hai miền Nam - Bắc vẫn tồn tại hình thức tổ chức nhà nước khác nhau, nhân dân Việt Nam tha thiết mong muốn sớm có một chính phủ thống nhất:
+ Trong những năm 1954 - 1975, do âm mưu và hành động phá hoại của đế quốc Mĩ, Việt Nam bị chia cắt thành hai miền Nam - Bắc với hai chế độ chính trị - xã hội khác nhau. Thực tiễn lịch sử này đã tạo nên nguyện vọng tha thiết của nhân dân Việt Nam ở hai miền Nam - Bắc là: đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, hiện thực hóa khẩu hiệu “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một”.
+ Sau Đại thắng mùa Xuân năm 1975, Tổ quốc Việt Nam được thống nhất về mặt lãnh thổ, song mỗi miền vẫn tồn tại những hình thức tổ chức nhà nước khác nhau. Thực tế này trái với nguyện vọng, tình cảm thiêng liêng của nhân dân hai miền Nam - Bắc là sớm được sum họp trong một đại gia đình, mong muốn có một chính phủ thống nhất, một cơ quan đại diện quyền lực chung cho nhân dân cả nước.
- Thống nhất đất nước là quy luật khách quan lịch sử Việt Nam. Trong quá trình vận động và phát triển của lịch sử Việt Nam, nhân dân Việt Nam luôn hướng tới việc xây dựng một nhà nước thống nhất, hùng mạnh.
+ Ngay từ khi ra đời, cư dân các quốc gia cổ đại đã sớm hình thành ý thức cố kết cộng đồng, đoàn kết để chinh phục thiên nhiên, xây dựng và bảo vệ cuộc sống.
+ Thời Bắc thuộc: các triều đại phong kiến phương Bắc từ Triệu đến Đường thay nhau đô hộ Việt Nam, thực hiện chia cắt Việt Nam thành các quận, huyện, sáp nhập vào lãnh thổ Trung Quốc => nhân dân Việt Nam đấu tranh chống các triều đại phương Bắc, giành độc lập dân tộc.
+ Thời phong kiến: đấu tranh chống các thế lực ngoại xâm, bảo vệ độc lập dân tộc; trong dòng chảy lịch sử dân tộc, có những thời kì diễn ra sự loạn lạc, đất nước bị chia cắt (ví dụ: loạn 12 sứ quân, chiến tranh Nam - Bắc triều, Trịnh - Nguyễn phân tranh,...), song, xu hướng vận động chung vẫn là thực hiện đấu tranh để thống nhất (ví dụ: Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất đất nước, lập ra nhà Đinh,...).
+ Thời kì Pháp thuộc: thực dân Pháp xâm lược, đô hộ Việt Nam, chia cắt Việt Nam thành 3 kì (Bắc Kì, Trung Kì và Nam Kì) với 3 chế độ cai trị khác nhau => nhân dân Việt Nam đấu tranh chống Pháp xâm lược, giành độc lập, tự do, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.
+ Thời kì kháng chiến chống Pháp (1945 - 1975): nhân dân Việt Nam đấu tranh chống thực dân Pháp chia tách Nam Kì thành một quốc gia riêng biệt, quyết tâm kháng chiến đến cùng để bảo vệ nền độc lập, thống nhất đất nước, bảo vệ thành quả của Cách mạng tháng Tám (1945),...
+ Thời kì kháng chiến chống Mĩ, cứu nước (1954 - 1975): dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân Việt Nam đấu tranh chống lại âm mưu, hành động của Mĩ và chính quyền Sài Gòn, thực hiện giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
- Sau Đại thắng mùa Xuân năm 1975, Việt Nam phải đối mặt với nhiều khó khăn, thử thách:
+ Hậu quả chiến tranh để lại nặng nề.
+ Tình hình biên giới Tây - Nam và biên giới phía Bắc có những diễn biến phức tập, an ninh - quốc phòng đất nước bị đe dọa; về đối ngoại: bị bao vây, cô lập.
Cần phải thống nhất đất nước về mặt nhà nước và các mặt còn lại (kinh tế, văn hóa, tư tưởng,...) nhằm huy động mọi nguồn lực sức mạng của đất nước phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
¨ Nội dung đáp án D không phù hợp, vì: nhiệm vụ “đánh cho Mĩ cút - đánh cho Ngụy nhào” đã được quân dân Việt Nam thực hiện trọn vẹn với thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước.
Câu 29:
Nguyên nhân nào sau đây dẫn đến thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam?
Một trong những nguyên nhân dẫn đến thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam là do: truyền thống yêu nước của dân tộc được phát huy.
Nội dung các đáp án A, B, C không phù hợp, vì: ở Việt Nam, trong Cách mạng tháng Tám (1945) chưa có sự đoàn kết chiến đấu của ba nước Đông Dương, nhân dân Việt Nam tự lực tiến hành cuộc Tổng khởi nghĩa (không nhận được sự ủng hộ, giúp đỡ trực tiếp từ các nước xã hội chủ nghĩa và lực lượng Đồng Minh).
Câu 30:
Nội dung nào sau đây không đúng khi nhận xét về phong trào cách mạng 1936 - 1939 ở Việt Nam?
Đáp án A không đúng khi nhận xét về phong trào cách mạng 1936 - 1939 ở Việt Nam. Vì đây là một cuộc vận động dân chủ nhưng vẫn mang tính dân tộc (đấu tranh vì quyền lợi của các lực lượng dân tộc), xuất hiện hình thức đấu tranh mới (đấu tranh nghị trường), diễn ra trên quy mô rộng lớn.
Câu 31:
Chiến tranh lạnh kết thúc đã tác động như thế nào tới quan hệ giữa Việt Nam và các nước ASEAN?
Đáp án D
Câu 32:
Một trong những thủ đoạn mà Mĩ và chính quyền Sài Gòn thực hiện xuyên suốt trong quá trình triển khai các chiến lược chiến tranh ở miền Nam Việt Nam (1954 - 1975) là
Tiến hành các cuộc hành quân, bình định để chiếm đất, giành dân là một biện pháp được Mĩ và chính quyền Sài Gòn sử dụng xuyên suốt trong các chiến lược chiến tranh để mở rộng ảnh hưởng trong quần chúng và ngăn cản sự hỗ trợ của nhân dân cho lực lượng quân giải phóng.
Câu 33:
Cách mạng tháng Mười ở Nga (1971) và Cách mạng tháng Tám ở Việt Nam (1945) có sự khác biệt về
Cách mạng tháng Mười ở Nga (1917) và Cách mạng tháng Tám ở Việt Nam (1945) có sự khác biệt về hình thái đấu tranh giành chính quyền:
+ Ở Nga: giành chính quyền tại các thành phố lớn rồi tiến về giành chính quyền tại nông thôn.
+ Ở Việt Nam: hình thái đấu tranh của nhân dân Việt Nam trong Cách mạng tháng Tám rất đa dạng: có địa phương khởi nghĩa từ nông thôn tràn ra thành thị, có nơi lại từ thành thị về nông thôn, có nơi cả nông thôn và thành thị cùng khởi nghĩa; có nơi quần chúng phát huy sức mạnh đấu tranh chính trị để giành chính quyền, có nơi kết hợp chặt chẽ giữa đấu tranh chính trị của quần chúng với đòn tiến công quân sự của lực lượng vũ trang.
- Nội dung các đáp án B, C, D phản ánh điểm tương đồng giữa Cách mạng tháng Mười ở Nga (1917) và Cách mạng tháng Tám ở Việt Nam (1945):
+ Giai cấp lãnh đạo: giai cấp vô sản.
+ Kết quả đấu tranh: thắng lợi.
+ Khuynh hướng chính trị: vô sản.
Câu 34:
Một trong những điểm khác biệt của cuộc khởi nghĩa Yên Thế (1884 - 1913) so với các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần vương (1885 - 1896) là
So với các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần vương (1885 - 1896), khởi nghĩa Yên Thế có điểm khác biệt là: có sự đan xen giữa đánh với hòa hoãn tạm thời với Pháp để củng cố lực lượng (lần thứ nhất vào tháng 10/1894; lần thứ hai vào tháng 12/1897). Nội dung các đáp án A, C, D phản ánh điểm tương đồng giữa khởi nghĩa Yên Thế (1884 - 1913) và các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần vương (1885 - 1896).
Câu 35:
Thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á, châu Phi và khu vực Mĩ Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai có ý nghĩa to lớn vì
Câu 36:
Sự xuất hiện hai xu hướng bạo động và cải cách ở Việt Nam đầu thế kỉ XX chứng tỏ các sĩ phu tiến bộ
Sự xuất hiện của hai xu hướng bạo động và cải cách trong phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX đã phản ánh nhận thức khác nhau về vấn đề dân tộc, dân chủ của các sĩ phu tiến bộ, đại diện là Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh:
+ Phan Bội Châu đại diện của xu hướng bạo động cho rằng dân tộc là cái có trước nên chủ trương chống Pháp giành độc lập.
+ Phan Châu Trinh đại diện của xu hướng cải cách cho rằng dân chủ là cái có trước nên đã giương cao ngọn cờ dân chủ và cải cách xã hội, triều đình phong kiến là lực lượng hủ bại cần phải lật đổ trước, coi đây là điều kiện tiên quyết để có thể đi tới độc lập.
Câu 37:
So với quan điểm cách mạng vô sản ở phương Tây, nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam được xác định trong Cương lĩnh chính trị (đầu năm 1930) có gì sáng tạo?
Ở các nước tư bản phương Tây, mâu thuẫn chủ yếu là mâu thuẫn giữa tư sản và vô sản nên có thể tiến hành ngay một cuộc đấu tranh giai cấp - cách mạng vô sản.
- Ở Việt Nam, đầu thế kỉ XX, tồn tại hai mâu thuẫn cơ bản là mâu thuẫn dân tộc và mâu thuẫn giai cấp, trong đó chủ yếu là mâu thuẫn dân tộc. Do đó, cách mạng Việt Nam cần phải trải qua nhiều cuộc cách mạng (tư sản dân quyền cách mạng, thổ địa cách mạng và cách mạng xã hội chủ nghĩa), trước hết là cuộc tư sản dân quyền cách mạng có nhiệm vụ giải phóng dân tộc. Đây là một trong những điểm sáng tạo của Nguyễn Ái Quốc khi vận dụng chủ nghĩa Mác - Lênin vào hoàn cảnh thực tiễn Việt Nam.
Câu 38:
Phong trào cách mạng 1930 - 1931 và phong trào dân chủ 1936 - 1939 ở Việt Nam có sự tương đồng về
Điểm giống nhau cơ bản giữa phong trào cách mạng 1930 - 1931 và phong trào dân chủ 1936 - 1939 ở Việt Nam là về lãnh đạo cách mạng. Cả hai phong trào đều đặt dưới sự lãnh đạo thống nhất của Đảng Cộng sản.
- Nội dung các đáp án B, C, D phản ánh điểm khác biệt giữa phong trào cách mạng 1930 - 1931 và phong trào dân chủ 1936 – 1939.
Câu 39:
Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) và Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945) có điểm khác biệt về
Đáp án D
¨ Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) và Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945) có điểm khác biệt về lực lượng tham chiến:
+ Chiến tranh thế giới thứ nhất: các nước tư bản chủ nghĩa.
+ Chiến tranh thế giới thứ hai: các nước tư bản chủ nghĩa và Liên Xô (xã hội chủ nghĩa).
¨ Nội dung các đáp án A, B, C phản ánh điểm giống nhau giữa hai cuộc chiến tranh thế giới:
- Nguyên nhân sâu xa: mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thị trường và thuộc địa.
- Đối tượng gây chiến: các thế lực phản động, hiếu chiến (phe Liên minh, phe Trục do nước Đức đứng đầu).
- Kết cục chiến tranh: thất bại thuộc về các thế lực phản động, hiếu chiến (phe Liên minh, phe Trục).
Câu 40:
Một trong những điểm chung của Cách mạng tháng Tám năm 1945 và hai cuộc kháng chiến chống đế quốc xâm lược (1945 - 1975) ở Việt Nam là có sự kết hợp
Đáp án B
- Một trong những điểm chung của Cách mạng tháng Tám năm 1945 và hai cuộc kháng chiến chống đế quốc xâm lược (1945 - 1975) ở Việt Nam là có sự kết hợp phong trào đấu tranh ở nông thông với phong trào đấu tranh ở thành thị.
- Nội dung các đáp án A, C, D không phù hợp, vì:
+ Trong Cách mạng tháng Tám (1945) mới chỉ có sự kết hợp đấu tranh giữa lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang.
+ Trong Cách mạng tháng Tám (1945), các đấu tranh của nhân dân Việt Nam diễn ra chủ yếu ở nông thôn, đồng bằng và đô thị.
+ Lực lượng vũ trang trong Cách mạng tháng Tám năm 1945 chủ yếu là: các lực lượng tự vệ, du kích, lực lượng vũ trang quần chúng ... chưa được phát triển thành quân đội cách mạng chính quy, tinh nhuệ.