Đề thi THPT Quốc gia môn Ngữ Văn năm 2022 chọn lọc, có lời giải (30 đề)
- Đề số 1
- Đề số 2
- Đề số 3
- Đề số 4
- Đề số 5
- Đề số 6
- Đề số 7
- Đề số 8
- Đề số 9
- Đề số 10
- Đề số 11
- Đề số 12
- Đề số 13
- Đề số 14
- Đề số 15
- Đề số 16
- Đề số 17
- Đề số 18
- Đề số 19
- Đề số 20
- Đề số 21
- Đề số 22
- Đề số 23
- Đề số 24
- Đề số 25
- Đề số 26
- Đề số 27
- Đề số 28
- Đề số 29
- Đề số 30
- Đề số 31
- Đề số 32
- Đề số 33
- Đề số 34
- Đề số 35
- Đề số 36
- Đề số 37
- Đề số 38
- Đề số 39
- Đề số 40
- Đề số 41
- Đề số 42
- Đề số 43
- Đề số 44
- Đề số 45
- Đề số 46
- Đề số 47
- Đề số 48
- Đề số 49
- Đề số 50
- Đề số 51
- Đề số 52
- Đề số 53
- Đề số 54
- Đề số 55
- Đề số 56
- Đề số 57
- Đề số 58
- Đề số 59
- Đề số 60
Đề thi THPT Quốc gia môn Ngữ Văn năm 2022 chọn lọc - Đề 37
-
83692 lượt thi
-
6 câu hỏi
-
120 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Đọc đoạn trích dưới đây:
Quê hương tôi có con sông xanh biếc
Nước gương trong soi tóc những hàng tre
Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè
Toả nắng xuống lòng sông lấp loáng
Chẳng biết nước có giữ ngày, giữ tháng
Giữ bao nhiêu kỷ niệm giữa dòng trôi?
Hỡi con sông đã tắm cả đời tôi!
Tôi giữ mãi mối tình mới mẻ
Sông của quê hương, sông của tuổi trẻ
Sông của miền Nam nước Việt thân yêu
(Trích “Nhớ con sông quên hương” – Tế Hanh)
Câu 1. Đoạn trích trên viết theo thể thơ nào?
Thể thơ 8 chữ |
Câu 2:
Đọc đoạn trích dưới đây:
Quê hương tôi có con sông xanh biếc
Nước gương trong soi tóc những hàng tre
Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè
Toả nắng xuống lòng sông lấp loáng
Chẳng biết nước có giữ ngày, giữ tháng
Giữ bao nhiêu kỷ niệm giữa dòng trôi?
Hỡi con sông đã tắm cả đời tôi!
Tôi giữ mãi mối tình mới mẻ
Sông của quê hương, sông của tuổi trẻ
Sông của miền Nam nước Việt thân yêu
(Trích “Nhớ con sông quên hương” – Tế Hanh)
Câu 2. Chỉ ra những hình ảnh trong đoạn trích miêu tả vẻ đẹp của dòng sông.
Những hình ảnh miêu tả vẻ đẹp của dòng sông: con sông xanh biếc, nước gương trong, hàng tre, lòng sông lấp loáng. |
Câu 3:
Đọc đoạn trích dưới đây:
Quê hương tôi có con sông xanh biếc
Nước gương trong soi tóc những hàng tre
Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè
Toả nắng xuống lòng sông lấp loáng
Chẳng biết nước có giữ ngày, giữ tháng
Giữ bao nhiêu kỷ niệm giữa dòng trôi?
Hỡi con sông đã tắm cả đời tôi!
Tôi giữ mãi mối tình mới mẻ
Sông của quê hương, sông của tuổi trẻ
Sông của miền Nam nước Việt thân yêu
(Trích “Nhớ con sông quên hương” – Tế Hanh)
Câu 3. Anh/chị hiểu như thế nào về câu thơ:
Sông của quê hương, sông của tuổi trẻ
Sông của miền Nam nước Việt thân yêu
- Hai câu thơ khẳng định vị trí của dòng sông quê trong trái tim nhà thơ, dòng sông là nơi lưu giữ những kỉ niệm. - Qua đó, thể hiện lòng yêu nước thiết tha. |
Câu 4:
Đọc đoạn trích dưới đây:
Quê hương tôi có con sông xanh biếc
Nước gương trong soi tóc những hàng tre
Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè
Toả nắng xuống lòng sông lấp loáng
Chẳng biết nước có giữ ngày, giữ tháng
Giữ bao nhiêu kỷ niệm giữa dòng trôi?
Hỡi con sông đã tắm cả đời tôi!
Tôi giữ mãi mối tình mới mẻ
Sông của quê hương, sông của tuổi trẻ
Sông của miền Nam nước Việt thân yêu
(Trích “Nhớ con sông quên hương” – Tế Hanh)
Câu 4. Anh/ chị nhận xét về tình cảm của tác giả đối với quê hương được thể hiện trong đoạn trích trên.
- Nhà thơ luôn đau đáu nỗi nhớ về quê hương, nhất là dòng sông gắn liền với tuổi thơ trong trẻo, tuổi thanh xuân tươi mới. Với giọng thơ sôi nổi, đan xen những xúc cảm hoài niệm, hồi tưởng nhà thơ đã mang tới cho độc giả một bức tranh sông quê vừa chân thực lại vô cùng sống động. |
Câu 5:
Câu 1
Qua đoạn trích phần Đọc hiểu, anh (chị) hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ trách nhiệm của mỗi cá nhân đối với quê hương đất nước.
Hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về trách nhiệm của mỗi cá nhân đối với quê hương đất nước |
Yêu cầu chung |
- Câu này kiểm tra năng lực viết đoạn nghị luận xã hội, đòi hỏi thí sinh phải huy động những hiểu biết về đời sống xã hội, kĩ năng tạo lập văn bản và khả năng bày tỏ thái độ và chính kiến của mình để làm bài. -Thí sinh có thể làm bài theo nhiều cách khác nhau nhưng phải có lí lẽ và căn cứ xác đáng; được tự do bày tỏ chủ kiến của mình nhưng phải có thái độ chân thành, nghiêm túc, phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội. |
Yêu cầu cụ thể |
Hình thức: - Viết đúng 01 đoạn văn, khoảng 200 từ. - Trình bày mạch lạc, rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu,... |
Nội dung. |
a. Nêu vấn đề cần nghị luận: trách nhiệm của mỗi cá nhân đối với quê hương đất nước |
b. Giải thích: - Quê hương đát nước là nơi mỗi người sinh ra và lớn lên, là mảnh đất mà ta từng gắn bó. - Mỗi cá nhân, không phân biệt tuổi tác, địa vị hay tôn giáo, cần có trách nhiệm với quê hương đất nước. |
c. Bàn luận: đưa ra lí lẽ và dẫn chứng hợp lí, thuyết phục. Có thể tham khảo ý sau: - Gìn giữ, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống. - Trách nhiệm giữ gìn nền độc lập - Tích cực xây dựng đất nước giàu đẹp, vững mạnh - Tuy nhiên vẫn còn có nhiều bạn chưa có nhận thức đúng đắn về trách nhiệm của mình đối với quê hương, đất nước, chỉ biết đến bản thân mình, coi việc chung là việc của người khác -> cần lên án |
d. Bài học nhận thức và hành động: - Nhận thức được trách nhiệm của mỗi cá nhân với quê hương đất nước. - Liên hệ bản thân |
Câu 6:
Câu 2
Cho đoạn trích sau:
“Sáng hôm sau, mặt trời lên bằng con sào, Tràng mới trở dậy. Trong người êm ái lửng lơ như người vừa ở trong giấc mơ đi ra. Việc hắn có vợ đến hôm nay hắn vẫn còn ngỡ ngàng như không phải.
Hắn chắp hai tay sau lưng, lững thững bước ra sân. Ánh nắng buổi sáng mùa hè sáng lóa xói và hai con mắt còn cay sè của hắn. Hắn chớp chớp liên hồi mấy cái, và chợt nhận ra, xung quanh mình có cái gì vừa thay đổi mới mẻ, khác lạ. Nhà cửa, sân vườn, hôm nay đều được quét tước, thu dọn sạch sẽ gọn gàng. Mấy chiếc quần áo rách như tổ đỉa vẫn vắt khươn mươn niên ở một góc nhà đã thấy đem ra sân hong. Hai cái ang nước vẫn để khô cong ở dưới gốc ổi đã kín nước đầy ăm ắp. Đống rá mùn tung bành ngay lối đi đã hót sạch.
Ngoài vườn người mẹ đang lúi húi giẫy những búi cỏ mọc nham nhở. Vợ hắn quét lại cái sân, tiếng chổi từng nhát kêu sàn sạt trên mặt đất. Cảnh tượng thật đơn giản, bình thường nhưng đối với hắn lại rất thấm thía cảm động. Bỗng nhiên hắn thấy hắn thương yêu gắn bó với cái nhà của hắn lạ lùng. Hắn đã có một gia đình. Hắn sẽ cùng vợ sinh con đẻ cái ở đấy. Cái nhà như cái tổ ấm che mưa che nắng. Một nguồn vui sướng phấn chấn đột ngột tràn ngập trong lòng. Bây giờ hắn mới thấy hắn nên người, hắn thấy hắn có bổn phận phải lo lắng cho vợ con sau này. Hắn xăm xăm chạy ra giữa sân, hắn cũng muốn làm một việc gì để dự phần tu sửa lại căn nhà.”
Trích Vợ nhặt - Kim Lân, Ngữ văn 12, tập hai, NXB Giáo dục, 2008, tr.30)
Phân tích diễn biến tâm trạng và hành động của nhân vật Tràng trong đoạn trích trên. Từ đó nhận xét về tư tưởng nhân đạo mà nhà văn Kim Lân gửi gắm qua nhân vật.
Cảm nhận về đoạn trích trong Vợ nhặt – Kim Lân |
Yêu cầu chung: |
- Câu này kiểm tra năng lực viết bài nghị luận văn học, đòi hỏi thí sinh phải huy động kiến thức về tác phẩm văn học, lí luận văn học, kĩ năng tạo lập văn bản và khả năng cảm thụ văn chương để làm bài.. . -Thí sinh có thể cảm nhận và kiến giải theo nhiều cách khác nhau nhưng phải có lí lẽ và căn cứ xác đáng, không được thoát li văn bản tác phẩm. |
Yêu cầu cụ thể |
Đầy đủ bố cục 3 phần: - Mở bài: Nêu đúng vấn đề cần nghị luận: + Đoạn trích sáng hôm sau đêm tân hôn trong truyện ngắn Vợ nhặt – Kim Lân + Qua đó, thấy được tư tưởng nhân đạo của nhà văn - Kết bài: Khẳng định lại vấn đề |
Khái quát về tác giả, tác phẩm ● Tác giả: - Kim Lân là một trong những cây bút chuyên viết truyện ngắn hàng đầu của nền văn học Việt Nam hiện đại. - Chủ yếu viết về đề tài người nông dân và nông thông Việt Nam trước CM. - Là một minh chứng cho quan điểm “quý hồ tinh bất quý hồ đa”. - Nhà văn Nguyên Hồng nhận xét về Kim Lân: “Kim Lân là nhà văn một lòng đi về với đất và người, với những thuần hậu và nguyên thủy của cuộc sống nông thôn”. ● Tác phẩm: - Truyện ngắn “Vợ nhặt” được sáng tác dựa trên tiền thân là cuốn tiểu thuyết “Xóm ngụ cư”, được sáng tác ngay sau CM nhưng còn dang dở và mất bản thảo - Khi hòa bình được lập lại ở miền Bắc (năm 1954), tác giả dựa vào một phần cốt truyện cũ và viết nên truyện ngắn “Nhặt vợ”. - Đổi tên thành “Vợ nhặt” in trong tập “Con chó xấu xí” (1962) |
Khái quát nội dung - Ý nghĩa nhan đề: + “Vợ” là chuyện thiêng liêng, hệ trọng + “nhặt” gợi cái tầm thường, rẻ rúm -> Nhan đề đã: + Tạo ấn tượng cho người đọc về nạn đói khủng khiếp + Tố cáo tội ác của thực dân, phát xít + Niềm tin của nhà văn vào phẩm chất những người dân lao động lúc bấy giờ. - Tình huống truyện: Tràng nhặt được vợ giữa cái cảnh tối sầm lại vì đói -> Tình huống truyện độc đáo, éo le, đầy thương cảm, thể hiện ngòi bút Kim Lân -> Sự thay đổi trong diễn biến tâm trạng của người trong và ngoài cuộc |
Cảm nhận đoạn trích: Tràng trong buổi sáng hôm sau |
- Khái quát nội dung đoạn trích trước đó để thấy được sự thay đối trong tâm trạng của Tràng khi có vợ. + Hắn bất ngờ cứ tưởng mình đang mơ, thế nên tâm trạng lơ lửng một cách êm ái vì giấc mơ ấy thật đẹp “trong người êm ái ửng lơ như người vừa ở trong giấc mơ đi ra”. + Việc hắn cớ vợ đến giờ hắn vẫn ngỡ như không phải 🡺 Tâm trạng rất thật của Tràng, đồng thời có sức tố cáo mạnh mẽ: xã hội thực dân, cái đói, cái khổ đã khiến cho người nông dân không dám tin vào hạnh phúc, dù hạnh phúc ở trong tầm tay. |
+ Trong lòng có điều gì khang khác nên Tràng dễ dàng nhận ra sự thay đổi của bên ngoài “có cái gì vừa thay đổi mới lạ”. 🡺 Tràng không còn vô tâm, hời hợt nữa, hắn nhìn những vật xung quanh: nhà cử được dọn sạch, mấy chiếc quần áo rách như tổ đĩa đã được đem ra sân hong… + Hắn cảm động trước cảnh tượng mẹ chồng và nàng dâu cùng nhau dọn dẹp, nấu nướng. Nếu như không có Thị, Tràng sẽ không thể cảm nhận được niềm hạnh phúc giản dị như thế. 🡺 Tình yêu và hạnh phúc đã làm Tràng biến đổi |
+ Tình cảm của Tràng trỗi dậy “bỗng nhiên hắn thấy hắn thương yêu gắn bó với cái nhà của hắn lạ lùng. Hắn đã có một gia đình. Hắn sẽ cùng vợ sinh con đẻ cái ở đấy. Cái nhà như cái tổ ấm che mưa che nắng. Một nguồn vui sướng, phấn chấn đột ngột tràn ngập trong lòng”. 🡺 Tràng thấy cuộc đời mình thay đổi và hắn đã trưởng thành hơn nên phải có trách nhiệm hơn với gia đình. + Hai chữ “nên người”: cho thấy sự trưởng thành cả trong suy nghĩ của Tràng + Hắn có bổn phận và trách nhiệm: lo lắng cho vợ con. + Muốn dự phần tu sửa lại căn nhà -> từ láy “xăm xăm” cho thấy sự phấn chấn, hồ hởi của Tràng. 🡺 Như vây: Tràng biến đổi từ nhận thức đến suy nghĩ và hành động, Tràng ý thức được bổn phận và trách nhiệm của mình |
- Sự thay đổi đó còn tiếp tục ở nhận thức, cuối tác phẩm là hìn ảnh “lá cờ đỏ bay phấp phới” cùng sự tiếc rẻ của Tràng cho thấy sự vận động tích cực trong suy nghĩ của người nông dân. Đi từ sự tự phát đấu tranh vì quyền lợi của cá nhân đến sự tự giác trong vai trò người chiến sĩ. Ai biết đâu, rồi Tràng sẽ là một trong đoàn người đó. |
Nhận xét: Qua đoạn trích, thấy được giá trị hiện thực và tư tưởng nhân đạo của nhà văn - Người đọc hiểu rõ hơn về tình cảnh nghèo đói, khốn khó của đồng bào ta trong nạn đói 1945 -> khiến họ không dám tin vào hạnh phúc dù nó ở ngay trong tầm tay. - Nhà văn khắc họa diễn biến tâm lí của nhân vật thông qua việc tập trung miêu tả cử chỉ, hành động, suy nghĩa, lời nói…Để thấy được Tràng đại diện cho những người nông dân hiền lành, chất phác nhưng giàu tình yêu thương, sức sống và khát vọng mãnh liệt. - Tư tưởng nhân đạo: Thấu hiểu tâm trạng, suy tư của nhân vật, Kim Lân đã thể tình cảm yêu thương, trân trọng, đồng cảm và đặt niềm tin nơi vào những người lao động. |
- Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo qui tắc chính tả, dùng từ, đặt câu |
- Sáng tạo: có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận |