Đề thi THPT Quốc gia môn Ngữ Văn năm 2022 chọn lọc, có lời giải (30 đề)
- Đề số 1
- Đề số 2
- Đề số 3
- Đề số 4
- Đề số 5
- Đề số 6
- Đề số 7
- Đề số 8
- Đề số 9
- Đề số 10
- Đề số 11
- Đề số 12
- Đề số 13
- Đề số 14
- Đề số 15
- Đề số 16
- Đề số 17
- Đề số 18
- Đề số 19
- Đề số 20
- Đề số 21
- Đề số 22
- Đề số 23
- Đề số 24
- Đề số 25
- Đề số 26
- Đề số 27
- Đề số 28
- Đề số 29
- Đề số 30
- Đề số 31
- Đề số 32
- Đề số 33
- Đề số 34
- Đề số 35
- Đề số 36
- Đề số 37
- Đề số 38
- Đề số 39
- Đề số 40
- Đề số 41
- Đề số 42
- Đề số 43
- Đề số 44
- Đề số 45
- Đề số 46
- Đề số 47
- Đề số 48
- Đề số 49
- Đề số 50
- Đề số 51
- Đề số 52
- Đề số 53
- Đề số 54
- Đề số 55
- Đề số 56
- Đề số 57
- Đề số 58
- Đề số 59
- Đề số 60
Đề thi THPT Quốc gia môn Ngữ Văn năm 2022 chọn lọc - Đề 47
-
82917 lượt thi
-
6 câu hỏi
-
120 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Dưới góc nhìn chuyên môn về giáo dục, có ba cấu phần để tạo thành một đứa con “ngon lành” mà gia đình nào cũng mong muốn: có một cái đầu khai minh, một con tim xúc cảm và một cơ thể khỏe đẹp. Và có 3 yếu tố quan trọng để làm nên các cấu phần của con người “ngon lành” này: gia đình, nhà trường và xã hội.
Bên ngoài khung cửa gia đình, là một xã hội rộng lớn, do đó đứa trẻ cần được trang bị một nền tảng cơ bản về cuộc sống và thế giới xung quanh. Để từ đó, đứa trẻ khi lớn lên có cái đầu khai minh, là cái đầu có khả năng phân biệt được những vấn đề của cuộc sống, đâu là đúng, đâu là sai, đâu là đẹp, đâu và xấu trong cái thế giới rộng lớn này. Hay đơn giản hơn, biết được bản thân mình là ai…
Bên ngoài mái ấm được bảo bọc của cha mẹ, là rất nhiều những biến cố khác nhau. Vì thế, ngoài cái đầu “khai minh” thì đứa trẻ cần phải có một trái tim “xúc cảm” trước những điều diễn ra trong cuộc sống để có thể sẻ chia, biết yêu thương và được yêu thương: biết rung cảm trước cái đẹp, biết thổn thức trước nỗi đau và biết phẫn nộ trước cái ác.
Và bên ngoài vòng tay của những người ruột thịt, còn là một cuộc sống mà đứa trẻ phải tự chịu trách nhiệm về mình và biết nghĩ cho bao người khác. Hãy giúp con trẻ, nhưng hãy để cho con trẻ tự làm những việc mà con trẻ có thể tự làm. Đó cũng chính là tư tưởng giáo dục quan trọng bậc nhất mà các nhà tư tưởng giáo dục lớn nhất của thế kỷ 20 như John Dewey, Maria Montessori, Jean Piaget… từng chia sẻ.
Sau nữa, đứa trẻ cần được nuôi dưỡng đúng cách, cần học được cách tự chăm sóc sức khỏe của mình để có một sức vóc khỏe đẹp, một thể lực đầy đủ để nuôi dưỡng một bộ óc minh mẫn, một tâm hồn xúc cảm.
(http://giantutrung.vn/bai-viet/bat-mach-benh-vo-cam/22)
Câu 1. Những yếu tố nào để tạo thành một đứa con “ngon lành”được thể hiện trong văn bản?
Những yếu tố để tạo thành một đứa con " ngon lành " được thể hiện trong văn bản là: có một cái đầu khai minh, một con tim xúc cảm và một cơ thể khỏe mạnh. |
Câu 2:
Dưới góc nhìn chuyên môn về giáo dục, có ba cấu phần để tạo thành một đứa con “ngon lành” mà gia đình nào cũng mong muốn: có một cái đầu khai minh, một con tim xúc cảm và một cơ thể khỏe đẹp. Và có 3 yếu tố quan trọng để làm nên các cấu phần của con người “ngon lành” này: gia đình, nhà trường và xã hội.
Bên ngoài khung cửa gia đình, là một xã hội rộng lớn, do đó đứa trẻ cần được trang bị một nền tảng cơ bản về cuộc sống và thế giới xung quanh. Để từ đó, đứa trẻ khi lớn lên có cái đầu khai minh, là cái đầu có khả năng phân biệt được những vấn đề của cuộc sống, đâu là đúng, đâu là sai, đâu là đẹp, đâu và xấu trong cái thế giới rộng lớn này. Hay đơn giản hơn, biết được bản thân mình là ai…
Bên ngoài mái ấm được bảo bọc của cha mẹ, là rất nhiều những biến cố khác nhau. Vì thế, ngoài cái đầu “khai minh” thì đứa trẻ cần phải có một trái tim “xúc cảm” trước những điều diễn ra trong cuộc sống để có thể sẻ chia, biết yêu thương và được yêu thương: biết rung cảm trước cái đẹp, biết thổn thức trước nỗi đau và biết phẫn nộ trước cái ác.
Và bên ngoài vòng tay của những người ruột thịt, còn là một cuộc sống mà đứa trẻ phải tự chịu trách nhiệm về mình và biết nghĩ cho bao người khác. Hãy giúp con trẻ, nhưng hãy để cho con trẻ tự làm những việc mà con trẻ có thể tự làm. Đó cũng chính là tư tưởng giáo dục quan trọng bậc nhất mà các nhà tư tưởng giáo dục lớn nhất của thế kỷ 20 như John Dewey, Maria Montessori, Jean Piaget… từng chia sẻ.
Sau nữa, đứa trẻ cần được nuôi dưỡng đúng cách, cần học được cách tự chăm sóc sức khỏe của mình để có một sức vóc khỏe đẹp, một thể lực đầy đủ để nuôi dưỡng một bộ óc minh mẫn, một tâm hồn xúc cảm.
(http://giantutrung.vn/bai-viet/bat-mach-benh-vo-cam/22)
Câu 2. Chỉ ra và nêu tác dụng biện pháp tu từ trong câu:" Và bên ngoài vòng tay của những người ruột thịt, còn là một cuộc sống mà đứa trẻ phải tự chịu trách nhiệm về mình và biết nghĩ cho bao người khác."
- Biện pháp tu từ của câu văn là: hoán dụ: vòng tay ( chỉ sự bảo bọc, yêu thương) - Tác dụng: làm cho câu văn gợi hình ảnh cụ thể, gần gũi. Qua đó, nhấn mạnh về những việc con trẻ phải làm khi rời xa gia đình, thể hiện quan điểm giáo dục đúng đắn. |
Câu 3:
Dưới góc nhìn chuyên môn về giáo dục, có ba cấu phần để tạo thành một đứa con “ngon lành” mà gia đình nào cũng mong muốn: có một cái đầu khai minh, một con tim xúc cảm và một cơ thể khỏe đẹp. Và có 3 yếu tố quan trọng để làm nên các cấu phần của con người “ngon lành” này: gia đình, nhà trường và xã hội.
Bên ngoài khung cửa gia đình, là một xã hội rộng lớn, do đó đứa trẻ cần được trang bị một nền tảng cơ bản về cuộc sống và thế giới xung quanh. Để từ đó, đứa trẻ khi lớn lên có cái đầu khai minh, là cái đầu có khả năng phân biệt được những vấn đề của cuộc sống, đâu là đúng, đâu là sai, đâu là đẹp, đâu và xấu trong cái thế giới rộng lớn này. Hay đơn giản hơn, biết được bản thân mình là ai…
Bên ngoài mái ấm được bảo bọc của cha mẹ, là rất nhiều những biến cố khác nhau. Vì thế, ngoài cái đầu “khai minh” thì đứa trẻ cần phải có một trái tim “xúc cảm” trước những điều diễn ra trong cuộc sống để có thể sẻ chia, biết yêu thương và được yêu thương: biết rung cảm trước cái đẹp, biết thổn thức trước nỗi đau và biết phẫn nộ trước cái ác.
Và bên ngoài vòng tay của những người ruột thịt, còn là một cuộc sống mà đứa trẻ phải tự chịu trách nhiệm về mình và biết nghĩ cho bao người khác. Hãy giúp con trẻ, nhưng hãy để cho con trẻ tự làm những việc mà con trẻ có thể tự làm. Đó cũng chính là tư tưởng giáo dục quan trọng bậc nhất mà các nhà tư tưởng giáo dục lớn nhất của thế kỷ 20 như John Dewey, Maria Montessori, Jean Piaget… từng chia sẻ.
Sau nữa, đứa trẻ cần được nuôi dưỡng đúng cách, cần học được cách tự chăm sóc sức khỏe của mình để có một sức vóc khỏe đẹp, một thể lực đầy đủ để nuôi dưỡng một bộ óc minh mẫn, một tâm hồn xúc cảm.
(http://giantutrung.vn/bai-viet/bat-mach-benh-vo-cam/22)
Câu 3. Theo anh/chị, tại sao tác giả đưa ra lời khuyên: “Hãy giúp con trẻ, nhưng hãy để cho con trẻ tự làm những việc mà con trẻ có thể tự làm.” ?
Theo anh/chị, tại sao tác giả đưa ra lời khuyên: “Hãy giúp con trẻ, nhưng hãy để cho con trẻ tự làm những việc mà con trẻ có thể tự làm.” ? - Hãy giúp con trẻ vì điều này thể hiện quan tâm, chăm sóc, nuôi dưỡng của cha mẹ, nhà trường và xã hội để đứa trẻ trưởng thành; - Nhưng hãy để cho con trẻ tự làm những việc mà con trẻ có thể tự làm vì đây là cách giáo dục hiện đại, tiến bộ, phát huy được cá tính độc lập của cá nhân mỗi đứa trẻ. Khi để trẻ tự tay làm, chúng có thể cảm nhận từ thực tiễn và sau đó rút ra được kinh nghiệm, đồng thời khơi gợi tính sáng tạo của con trẻ. |
Câu 4:
Dưới góc nhìn chuyên môn về giáo dục, có ba cấu phần để tạo thành một đứa con “ngon lành” mà gia đình nào cũng mong muốn: có một cái đầu khai minh, một con tim xúc cảm và một cơ thể khỏe đẹp. Và có 3 yếu tố quan trọng để làm nên các cấu phần của con người “ngon lành” này: gia đình, nhà trường và xã hội.
Bên ngoài khung cửa gia đình, là một xã hội rộng lớn, do đó đứa trẻ cần được trang bị một nền tảng cơ bản về cuộc sống và thế giới xung quanh. Để từ đó, đứa trẻ khi lớn lên có cái đầu khai minh, là cái đầu có khả năng phân biệt được những vấn đề của cuộc sống, đâu là đúng, đâu là sai, đâu là đẹp, đâu và xấu trong cái thế giới rộng lớn này. Hay đơn giản hơn, biết được bản thân mình là ai…
Bên ngoài mái ấm được bảo bọc của cha mẹ, là rất nhiều những biến cố khác nhau. Vì thế, ngoài cái đầu “khai minh” thì đứa trẻ cần phải có một trái tim “xúc cảm” trước những điều diễn ra trong cuộc sống để có thể sẻ chia, biết yêu thương và được yêu thương: biết rung cảm trước cái đẹp, biết thổn thức trước nỗi đau và biết phẫn nộ trước cái ác.
Và bên ngoài vòng tay của những người ruột thịt, còn là một cuộc sống mà đứa trẻ phải tự chịu trách nhiệm về mình và biết nghĩ cho bao người khác. Hãy giúp con trẻ, nhưng hãy để cho con trẻ tự làm những việc mà con trẻ có thể tự làm. Đó cũng chính là tư tưởng giáo dục quan trọng bậc nhất mà các nhà tư tưởng giáo dục lớn nhất của thế kỷ 20 như John Dewey, Maria Montessori, Jean Piaget… từng chia sẻ.
Sau nữa, đứa trẻ cần được nuôi dưỡng đúng cách, cần học được cách tự chăm sóc sức khỏe của mình để có một sức vóc khỏe đẹp, một thể lực đầy đủ để nuôi dưỡng một bộ óc minh mẫn, một tâm hồn xúc cảm.
(http://giantutrung.vn/bai-viet/bat-mach-benh-vo-cam/22)
Câu 4. Anh chị có đồng tình với quan niệm giáo dục của tác giả hay không? Vì sao?
HS có thể đồng tình/không đồng tình/ đồng tình một phần trên cơ sở lập luật chặt chẽ, phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật - Khẳng định đồng tình/không đồng tình/ đồng tình một phần (0.25) - Trình bày ngắn gọn nguyên nhân ( 0.75) |
Câu 5:
Câu 1.
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/ chị hãy viết một đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ về giải pháp giáo dục con trẻ không còn vô cảm trong cuộc sống.
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/ chị hãy viết một đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ về giải pháp giáo dục con trẻ không còn vô cảm trong cuộc sống. |
a. Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận 200 chữ Học sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng -phân-hợp, song hành hoặc móc xích. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận về một vấn đề xã hội: giải pháp giáo dục con trẻ không còn vô cảm trong cuộc sống. |
c. Thí sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ giải pháp giáo dục con trẻ không còn vô cảm trong cuộc sống. Có thể triển khai theo hướng sau: - Vô cảm là một trạng thái tinh thần mà ở đó, con người không cảm xúc, không biết buồn vui, là những người không có tình yêu thương, sống dửng dưng trước nỗi đau của người khác… - Giải pháp: + Taọ cho trẻ một môi trường sống lành mạnh, sống trong bầu không khí của yêu thương, đùm bọc, gắn bó; + Dạy cho trẻ những thói quen tốt: biết vâng lời, lễ phép, biết ứng xử có văn hoá; + Tạo điều kiện tốt nhất để trẻ được học hành, vui chơi lành mạnh, được hoà nhập với cộng đồng, được tư vấn tâm lí… + Người lớn phải là tấm gương sáng để con trẻ noi theo từ lời nói đến hành động… - Bài học: bản thân biết quan tâm, yêu thương trẻ em. Lên án mọi hành vi bạo hành con trẻ. |
d. Sáng tạo Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận. |
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. |
Câu 6:
Câu 2.
Em ơi em!
Hãy nhìn rất xa
Vào bốn ngàn năm Đất Nước
Năm tháng nào cũng người người lớp lớp
Con gái, con trai bằng tuổi chúng ta
Cần cù làm lụng
Khi có giặc người con trai ra trận
Người con gái trở về nuôi cái cùng con
Ngày giặc đến nhà thì đàn bà cũng đánh
Nhiều người đã trở thành anh hùng
Nhiều anh hùng cả anh và em đều nhớ
Những em biết không
Có biết bao người con gái, con trai
Trong bốn ngàn lớp người giống ta lứa tuổi
Họ đã sống và chết
Giản dị và bình tâm
Không ai nhớ mặt đặt tên
Nhưng họ đã làm ra Đất Nước
( Trích Đất Nước, Nguyễn Khoa Điềm)
Cảm nhận của anh/ chị về hình tượng nhân dân trong dòng chảy lịch sử qua đoạn thơ trên. Từ đó, nhận xét quan niệm về người anh hùng của nhà thơ.
Cảm nhận của anh/ chị về hình tượng nhân dân trong dòng chảy lịch sử qua đoạn thơ … Từ đó, nhận xét quan niệm về người anh hùng của nhà thơ. |
1. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận về một đoạn thơ ( có ý phụ) Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề. (Nếu cảm nhận đoạn thơ mà không làm rõ ý phụ phần nhận xét thì không tính điểm cấu trúc) |
2. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận Hình tượng nhân dân trong dòng chảy lịch sử qua đoạn thơ; quan niệm về người anh hùng của nhà thơ. |
3. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; thể hiện sự cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Cụ thể: 3.1.Mở bài: 0.25 – Giới thiệu nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm và trường ca Mặt đường khát vọng, chương V Đất Nước – Nêu vấn đề cần nghị luận 3.2.Thân bài: 3.50 a. Khái quát về trường ca, chương V, đoạn thơ: 0.25 đ - Về hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ, cảm hứng chung của tác phẩm; - Vị trí, nội dung đoạn thơ. b. Cảm nhận nội dung, nghệ thuật đoạn thơ: 2.5đ b.1. Về nội dung: Cảm nhận chung về nhân dân trong dòng chảy lịch sử (2.0đ) - Ba câu thơ đầu: Lời tâm tình của nhà thơ Trên phương diện lịch sử, tác giả nhấn mạnh đến sự góp phần của những con người bình dị, vô danh trong việc làm nên Đất Nước muôn đời. Nhà thơ chuyển sang giọng điệu tâm tình với “em” mà tìm sự đồng cảm ở hết thảy chúng ta : Em ơi em “Em” là nhân vật trữ tình không xác định, nhưng cũng có thể là sự phân thân của tác giả để độc thoại với chính mình. Lời tỏ tình mang giọng điệu tâm tình mà trĩu nặng suy tư. Với lối tâm tình, trò chuyện, nhà thơ đưa ta trở về quá khứ lịch sử hào hùng của dân tộc, bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước, bốn nghìn năm hầu như không bao giờ nguội tắt ngọn lửa đấu tranh chống giặc ngoại xâm. - Sáu câu thơ tiếp: Nghĩ về bốn ngàn năm của đất nước, nhà thơ đã nhận thức được một sự thật đó là : người làm nên lịch sử không chỉ là những anh hùng nổi tiếng mà còn là những con người vô danh bình dị: Năm tháng nào cũng người người lớp lớp + Nhìn về quá khứ “rất xa” để thấy được năm tháng nào cũng người người lớp lớp bất phân già trẻ, gái trai vừa “cần cù làm lụng” để kiếm miếng ăn vừa đánh giặc cứu nước, bất chấp hi sinh, gian khổ, bất chấp trước bạo lực của kẻ thù. Những cụm từ “người người lớp lớp”, “con gái, con trai” đã đem đến ấn tượng về sự đông đảo vô cùng của nhân dân, mỗi lớp người là một thế hệ đều cần cù dũng cảm, nối tiếp nhau hết thời này tới thời khác, cần cù làm lụng trong thời bình để dựng xây đất nước, “ra trận” và trở thành anh hùng khi đất nước có giặc ngoại xâm để đánh giặc giữ nước. + Chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa anh hùng của dân tộc ta là một chủ nghĩa yêu nước, anh hùng tập thể, bất phân già trẻ, đàn ông hay đàn bà – ngày giặc đến nhà thì đàn bà cũng đánh. Trong bề dày bốn nghìn năm dựng nước, giữ nước, có biết bao thế hệ cha anh dũng cảm, chiến đấu, hi sinh và trở thành anh hùng mà tên tuổi của họ cả anh và em đều nhớ. + Nguyễn Khoa Điềm đã hết lời ca ngợi và tôn vinh lòng yêu nước của nhân dân: Khi có giặc người con trai ra trận Người con gái trở về nuôi cái cùng con Ngày giặc đến nhà thì đàn bà cũng đánh. Trong suốt chiều dài của lịch sử dân tộc, có biết bao lớp người con gái, con trai giống như lớp tuổi chúng ta bây giờ đã được nhà thơ khẳng định vai trò của họ đối với đất nước thật vô cùng to lớn. Họ chính là những con người bình thường, giản dị, nhưng có một tình cảm sâu đậm đối với đất nước. Khi đất nước lâm nguy, bị kẻ thù xâm chiếm, họ tạm gác lại những tình cảm riêng tư, lên đường đi chiến đấu, đem máu xương của mình hiến dâng cho Tổ quốc. - Chín câu thơ tiếp: Nhìn vào lịch sử bốn nghìn năm Đất Nước, nhà thơ không nhắc lại các triều đại, kể tên các bậc vua chúa hay những vị anh hùng dân tộc đã từng rạng danh sử sách, văn chương, mà biểu dương sự cống hiến của muôn vàn những con người bình thường trong việc xây dựng, vun đắp và bảo vệ Đất Nước. Nhiều người đã trở thành anh hùng Trong bốn ngàn lớp người giống ta lứa tuổi + Hình ảnh “người người lớp lớp”, “bốn nghìn lớp người” chính là biểu tượng cho đông đảo tầng lớp nhân dân kế tiếp nhau. Họ đều mang những đức tính chung của con người lao động như sự cần cù, chất phác và khi có giặc ngoại xâm thì sẵn sàng tự nguyện đứng lên chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. Người con trai ra trận, người con gái ở hậu phương cũng góp sức lực, đảm đang nuôi con để người chồng yên lòng đánh giặc, nhưng khi cần thì giặc đến nhà đàn bà cũng đánh, đó là hành động tất yếu để bảo vệ mái nhà và bảo vệ quê hương. + Nguyễn Khoa Điềm đã đề cập đến cách sống, cách nghĩ và tiếp tục khẳng định công lao của biết bao người con gái con trai – trong bốn nghìn lớp người giống ta lứa tuổi trong bốn câu thơ đặc biệt hàm súc: Họ đã sống và chết Giản dị và bình tâm Không ai nhớ mặt đặt tên Nhưng họ đã làm ra Đất Nước. “Họ” là đại từ nhân xưng ngôi thứ ba số nhiều, không mang tính chất xác định, và trong đoạn thơ này, theo cách nhìn nhận của Nguyễn Khoa Điềm thì đó là nhân dân, những con người vô danh và đông đảo. Câu thơ đặt “họ” trước hai bình diện của “sống” và “chết”, nhưng điều kì lạ là hai thái cực này không tạo ra cảm giác đối lập. Nó chỉ tạo ra trạng thái của tồn tại và tiếp nối, gợi sự trôi chảy miên viễn của thời gian khi những thế hệ người Việt Nam nối tiếp nhau sinh ra và lớn lên, yêu nhau và sinh con đẻ cái, tạo ra dòng chảy vĩnh cửu của sự sống. Đem đến cảm giác này trước hết do sự nhịp nhàng, yên ả và bình lặng trong âm hưởng của hai câu đầu khi các nhịp thơ 3/2 – 2/3 luân chuyển nối tiếp, sau đó là do tính chất phiếm chỉ của đại từ “họ”, đó không phải là một người, một thế hệ, đó là nhân dân, là quá khứ – hiện tại – tương lai của cha ông xưa, của chúng ta hôm nay, của con cháu muôn đời sau. b.2. Về nghệ thuật: ( 0.5) - Thể thơ tự do - Sự hòa quyện giữa chất chính luận và chất trữ tình, giọng thơ ngọt ngào như lời thủ thỉ, tâm tình. c. Nhận xét quan niệm về người anh hùng của nhà thơ. 0.75đ - Biểu hiện: Khi nói đến người anh hùng, cả đoạn không hề có một tên riêng, chỉ có “con gái, con trai, họ...”, cũng không hướng tới những đối tượng dù vô danh nhưng cụ thể như người vợ nhớ chồng, người học trò nghèo, hay “Ông Đốc”, “Ông Trang”, không có tên một triều đại dù là hoàng kim, cũng không nhắc đến những anh hùng mà cả anh và em đều nhớ. Phải chăng vì các triều đại, các anh hùng oanh liệt lẫy lừng đã được Tổ quốc lưu danh trong sử sách, được lòng dân muôn đời nhớ ơn thờ phụng và dù sao con số các triều đại, các anh hùng cũng là hữu hạn, còn sự đóng góp của nhân dân, của biết bao người con gái con trai đã cần cù làm lụng, dựng xây đất nước thì vô danh và vô hạn, thầm lặng và lớn lao. Họ đã lặng lẽ hiến dâng từ mồ hôi xương máu, từ tâm hồn trí tuệ cho đến tuổi xuân và hạnh phúc lứa đôi để làm nên đất nước. - Ý nghĩa: Quan niệm của nhà thơ về người anh hùng góp phần làm nên Đất Nước có nét mới mẻ, có sự hoà quyện cảm xúc nồng nàn và suy tư sâu lắng. Tác giả hướng đến anh hùng là những người trẻ tuổi, bằng tuổi chúng ta để ca ngợi và nhắc nhở thế hệ trẻ kế thừa truyền thống của thế hệ trẻ đi trước, góp phần bảo vệ Tổ quốc trong kháng chiến chống Mĩ và xây dựng đất nước trong tương lai. Đặc biệt, nhà thơ ca ngợi anh hùng vô danh. Họ không tên tuổi nhưng họ đã âm thầm cống hiến máu xương cho Đất Nước. Vì họ vô danh nên người đời dễ quên. Cho nên, thế hệ hôm nay càng phải nhớ công ơn của họ. Họ từ nhân dân mà sinh ra. Như vậy, quan niêm về người anh hùng của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm đã góp phần sáng tỏ tư tưởng “Đất Nước của Nhân Dân” trong tiến trình lịch sử dân tộc, đồng thời đóng góp cho thơ kháng chiến chống Mĩ về việc ca ngợi vai trò to lớn của nhân dân. 3.3.Kết bài: 0.25 - Kết luận về nội dung, nghệ thuật vẻ đẹp của đoạn thơ - Nêu cảm nghĩ về người anh hùng làm nên đất nước… |
4. Sáng tạo Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận. |
5. Chính tả, dùng từ, đặt câu Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu |