Thứ bảy, 16/11/2024
IMG-LOGO

Đề thi THPT Quốc gia môn Ngữ Văn năm 2022 chọn lọc - Đề 57

  • 82972 lượt thi

  • 6 câu hỏi

  • 120 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Đọc đoạn văn sau :

“14/7 [69]

Hôm nay là ngày sinh của ba, mình nhớ lại ngày đó giữa bom rơi đạn nổ. Mới hôm qua một tràng pháo bất ngờ đã giết chết năm người và làm bị thương hai người. Mình cũng nằm trong làn đạn lửa của những trái pháo cực nặng ấy. Mọi người còn chưa qua cái ngạc nhiên lo sợ. Vậy mà mình vẫn như xưa nay, nhớ thương, lo lắng và suy tư đè nặng trong lòng. Ba má và các em yêu thương, ở ngoài đó ba má và các em làm sao thấy hết được cuộc sống ở đây. Cuộc sống vô cùng anh dũng, vô cùng gian nan, chết chóc hi sinh còn dễ dàng hơn ăn một bữa cơm. Vậy mà người ta vẫn bền gan chiến đấu. Con cũng là một trong muôn nghìn người đó, con sống chiến đấu và nghĩ rằng mình sẽ ngã xuống vì ngày mai của dân tộc. Ngày mai trong tiếng ca khải hoàn sẽ không có con đâu. Con tự hào vì đã dâng trọn đời mình cho Tổ quốc.”

  (Trích Nhật kí Đặng Thùy Trâm, NXB Hội Nhà văn, 2016, Tr. 160)

Thực hiện các yêu cầu

Câu 1. Những từ ngữ, hình ảnh nào trong đoạn trích thể hiện sự ác liệt của chiến tranh?

Xem đáp án

Chọn đúng nhữ từ ngữ, hình ảnh thể hiện sự ác liệt của chiến tranh: bom rơi đạn nổ; tràng pháo bất ngờ đã giết chết năm người; nằm trong làn đạn lửa; những trái pháo cực nặng; vô cùng gian nan; chết chóc hi sinh còn dễ dàng hơn ăn một bữa cơm.

Hướng dẫn chấm:

- Học sinh trả lời như đáp án: 0,5 điểm.

- Học sinh trả lời không đầy đủ như đáp án: 0,25 điểm.

- Học sinh không trả lời được như đáp án 0 điểm.


Câu 2:

Đọc đoạn văn sau :

“14/7 [69]

Hôm nay là ngày sinh của ba, mình nhớ lại ngày đó giữa bom rơi đạn nổ. Mới hôm qua một tràng pháo bất ngờ đã giết chết năm người và làm bị thương hai người. Mình cũng nằm trong làn đạn lửa của những trái pháo cực nặng ấy. Mọi người còn chưa qua cái ngạc nhiên lo sợ. Vậy mà mình vẫn như xưa nay, nhớ thương, lo lắng và suy tư đè nặng trong lòng. Ba má và các em yêu thương, ở ngoài đó ba má và các em làm sao thấy hết được cuộc sống ở đây. Cuộc sống vô cùng anh dũng, vô cùng gian nan, chết chóc hi sinh còn dễ dàng hơn ăn một bữa cơm. Vậy mà người ta vẫn bền gan chiến đấu. Con cũng là một trong muôn nghìn người đó, con sống chiến đấu và nghĩ rằng mình sẽ ngã xuống vì ngày mai của dân tộc. Ngày mai trong tiếng ca khải hoàn sẽ không có con đâu. Con tự hào vì đã dâng trọn đời mình cho Tổ quốc.”

  (Trích Nhật kí Đặng Thùy Trâm, NXB Hội Nhà văn, 2016, Tr. 160)

Câu 2. Trong đoạn trích, nỗi nhớ thương của người viết hướng đến những ai?

Xem đáp án

- Trong đoạn trích, nỗi nhớ thương của người viết hướng đến ba má và các em (hoặc hướng đến những người thân trong gia đình)

Hướng dẫn chấm:

- Học sinh trả lời như đáp án: 0,5 điểm.

- Nếu học sinh trích dẫn đoạn văn có những ý như đáp án: 0,25 điểm.


Câu 3:

Đọc đoạn văn sau :

“14/7 [69]

Hôm nay là ngày sinh của ba, mình nhớ lại ngày đó giữa bom rơi đạn nổ. Mới hôm qua một tràng pháo bất ngờ đã giết chết năm người và làm bị thương hai người. Mình cũng nằm trong làn đạn lửa của những trái pháo cực nặng ấy. Mọi người còn chưa qua cái ngạc nhiên lo sợ. Vậy mà mình vẫn như xưa nay, nhớ thương, lo lắng và suy tư đè nặng trong lòng. Ba má và các em yêu thương, ở ngoài đó ba má và các em làm sao thấy hết được cuộc sống ở đây. Cuộc sống vô cùng anh dũng, vô cùng gian nan, chết chóc hi sinh còn dễ dàng hơn ăn một bữa cơm. Vậy mà người ta vẫn bền gan chiến đấu. Con cũng là một trong muôn nghìn người đó, con sống chiến đấu và nghĩ rằng mình sẽ ngã xuống vì ngày mai của dân tộc. Ngày mai trong tiếng ca khải hoàn sẽ không có con đâu. Con tự hào vì đã dâng trọn đời mình cho Tổ quốc.”

  (Trích Nhật kí Đặng Thùy Trâm, NXB Hội Nhà văn, 2016, Tr. 160)

Câu 3. Nêu tác dụng của biện pháp tu từ so sánh trong câu văn: “Cuộc sống vô cùng anh dũng, vô cùng gian nan, chết chóc hi sinh còn dễ dàng hơn ăn một bữa cơm.”

Xem đáp án

- Biện pháp tu từ so sánh: chết chóc hi sinh còn dễ dàng hơn ăn một bữa cơm

- Tác dụng:

+ Giúp cho câu văn trở nên giàu hình ảnh, sinh động

+ Làm rõ sự khốc liệt, bi thương của chiến tranh

+ Những chết chóc hi sinh diễn ra hàng ngày dễ dàng hơn thấy bữa cơm

Hướng dẫn chấm:

- Học sinh trả lời 3 ý: 1,0 điểm.

- Học sinh trả lời 2  ý: 0,5 điểm.

- Học sinh trả lời 1 ý:  0,25 điểm

- Học sinh không trả lời được: 0 điểm.


Câu 4:

Đọc đoạn văn sau :

“14/7 [69]

Hôm nay là ngày sinh của ba, mình nhớ lại ngày đó giữa bom rơi đạn nổ. Mới hôm qua một tràng pháo bất ngờ đã giết chết năm người và làm bị thương hai người. Mình cũng nằm trong làn đạn lửa của những trái pháo cực nặng ấy. Mọi người còn chưa qua cái ngạc nhiên lo sợ. Vậy mà mình vẫn như xưa nay, nhớ thương, lo lắng và suy tư đè nặng trong lòng. Ba má và các em yêu thương, ở ngoài đó ba má và các em làm sao thấy hết được cuộc sống ở đây. Cuộc sống vô cùng anh dũng, vô cùng gian nan, chết chóc hi sinh còn dễ dàng hơn ăn một bữa cơm. Vậy mà người ta vẫn bền gan chiến đấu. Con cũng là một trong muôn nghìn người đó, con sống chiến đấu và nghĩ rằng mình sẽ ngã xuống vì ngày mai của dân tộc. Ngày mai trong tiếng ca khải hoàn sẽ không có con đâu. Con tự hào vì đã dâng trọn đời mình cho Tổ quốc.”

  (Trích Nhật kí Đặng Thùy Trâm, NXB Hội Nhà văn, 2016, Tr. 160)

Câu 4. Phẩm chất nào của người viết được bộc lộ trong đoạn nhật kí khiến anh/chị xúc động nhất? Vì sao?

Xem đáp án

Thí sinh  bày tỏ được suy nghĩ của mình về một phẩm chất tốt đẹp mà người viết bộc lộ trong đoạn nhật kí song cần lí giải một cách thuyết phục tại sao phẩm chất đó lại khiến cho bản thân xúc động nhất.

Gợi ý: Thí sinh có thể bộc lộ suy nghĩ về một trong những phẩm chất sau:

- Tình yêu thương gia đình, người thân

- Sự hi sinh cao cả, quên mình cho Tổ quốc

- Ý thức được sự cống hiến của bản thân là nhỏ bé trước cả một thế hệ anh hùng

- Tinh thần lạc quan chiến đấu….

Hướng dẫn chấm:

Học sinh bày tỏ quan điểm của mình đồng thời có lý giải phù hợp, thuyết phục: 1,0 điểm

- Nêu phẩm chất  nhưng lý giải chưa thuyết phục (0,5).

- Học sinh không nêu được phẩm chất,  lý giải chưa thuyết phục 0 điểm


Câu 5:

Câu 1 

          Từ nội dung được gợi ra ở phần đọc – hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) về trách nhiệm của bản thân mình trong công cuộc bảo vệ độc lập dân tộc.

Xem đáp án

Trình bày về trách nhiệm của bản thân mình trong công cuộc bảo vệ độc lập dân tộc   

a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn

Học sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng - phân - hợp, móc xích hoặc song hành.

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: trách nhiệm của bản thân mình trong công cuộc bảo vệ độc lập dân tộc   

c. Triển khai vấn đề nghị luận

Thí sinh lựa chọn thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận bằng nhiều cách, song cần đảm bảo các ý sau:

- Thấy được trách nhiệm của thế hệ trẻ hôm nay: sống, rèn luyện và học tập để đáp đền và xứng đáng với công lao to lớn và sự hi sinh của thế hệ đi trước cho hòa bình hôm nay.

Hướng dẫn chấm:

- Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng; dẫn chứng tiêu biểu; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ và dẫn chứng (1,0 điểm).

- Lập luận chưa thật chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng nhưng không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không tiêu biểu (0,75 điểm).

- Lập luận không chặt chẽ, thiếu thuyết phục: lí lẽ không xác đáng, không liên quan mật thiết đến vấn đề nghị luận, không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không phù hợp (0,25 điểm).

- Học sinh có thể bày tỏ suy nghĩ, quan điểm riêng nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

Hướng dẫn chấm:

- Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp.

e. Sáng tạo

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có nhiều cách diễn đạt mới mẻ.

Hướng dẫn chấm: Học sinh huy động được kiến thức và trải nghiệm của bản thân để bàn luận về tư tưởng đời sống có cách nhìn riêng, mới mẻ về vấn đề nghị luận, có sáng tạo trong viết câu, dựng đoạn làm cho lời văn có giọng điệu, hình ảnh.

- Đáp ứng được 2 yêu cầu trở lên: 0,25 điểm.

- Không đáp ứng được yêu cầu : 0 điểm.


Câu 6:

Câu 2

                        “Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi

                        Đất Nước có trong những cái “ngày xửa này xưa...”

                                                                        mẹ thường hay kể.

                        Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc

                        Tóc mẹ thì bới sau đầu

                        Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn

                        Cái kèo, cái cột thành tên

                        Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng

                        Đất Nước có từ ngày đó ....”

Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ trên. Từ đó, nhận xét về cảm hứng đất nước của Nguyễn Khoa Điềm.

(Trích Đất Nước – Nguyễn Khoa Điềm, SGK Ngữ Văn 12 tập 1, NXB Giáo dục)

Xem đáp án

Cảm nhận của anh/chị về hai khổ thơ trong bài thơ Tây tiến và nhận xét cảm hứng lãng mạn trong hồn thơ Quang Dũng.

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận

Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề.

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

- Cội nguồn của đất nước

- Sự cảm nhận đất nước ở phương diện lịch sử, văn hóa

Hướng dẫn chấm:

- Học sinh xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,5 điểm.

- Học sinh xác định chưa đầy đủ vấn đề nghị luận: 0,25 điểm.

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau:

* Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm, đon trích

* Cội nguồn của đất nước

- Tác giả khẳng định một điều tất yếu: “Khi ta lớn lên đất nước đã có rồi”, điều này thôi thúc mỗi con người muốn tìm đến nguồn cội đất nước.
+ “Ta”: người đại diện nhân xưng cho cả một thế hệ nói lên ý thức tìm hiểu cội nguồn

+ Thôi thúc con người tìm hiểu cội nguồn của đất nước

- Nguyễn Khoa Điềm đã tìm hiểu và lí giải cội nguồn của đất nước: Đất nước bắt đầu bằng lời kể của mẹ, miếng trầu bà ăn, từ phong tục tập quán quen thuộc, từ tình nghĩa thủy chung,..

- Đất nước được cảm nhận bằng chiều dài của thời gian, chiều rộng của không gian và chiều sâu của lịch sử văn hóa dân tộc.

* Sự cảm nhận đất nước ở phương diện lịch sử, văn hóa

- Đất nước gắn liền với nền văn hóa lâu đời của dân tộc:

+ Câu chuyện cổ tích, ca dao

+ Phong tục của người Việt: ăn trầu, bới tóc

- Đất nước lớn lên từ trong đau thương, vất vả cùng với cuộc trường chinh của con người:

+ Cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm, gắn liền với hình ảnh cây tre – biểu tượng cho sức sống bất diệt của dân tộc

- Gắn với nền văn minh lúa nước, lao động vất vả

- Đất nước gắn liền với những con người sống ân tình, thủy chung.

* Nghệ thuật:

- Sử dụng thành công chất liệu văn học dân gian

- Giọng thơ tâm tình, nhẹ nhàng

Hướng dẫn chấm:

- Phân tích đầy đủ, sâu sắc: 2,0 điểm

- Phân tích chưa đầy đủ hoặc chưa sâu sắc: 1,5 điểm – 17,5 điểm.

- Phân tích chung chung, chưa rõ về thiên nhiên và con người miền Tây: 0,75 điểm - 1,25 điểm

- Phân tích chung chung, không rõ các biểu hiện : 0,25 điểm -0,5 điểm

 * Đánh giá  

Đoạn thơ mở đầu giản dị, thân thiết như câu chuyện kể, giọng thơ thâm trầm, trang nghiêm làm cho suy tư về cội nguồn đất nước giàu chất triết luận mà vẫn tha thiết, trữ tình. Lí giải một khái niệm lớn lao bằng những hình ảnh bình dị, quen thuộc để khẳng định: Đất nước đã có từ rất lâu đời, sự hình thành phát triển của đất nước giắn với những gì nhỏ bé, bình dị, thân thuộc trong mỗi đời sống con người Việt Nam.

Hướng dẫn chấm:

- Học sinh trình bày được 2 ý: 0,5 điểm     

- Học sinh trình bày được 1 ý: 0,25 điểm

*Nhận xét về tư tưởng đất nước của nhân dân trong đoạn trích

 + Đất nước vừa gần gũi, bình dị, vừa thiêng liêng, vừa hùng vĩ ; vừa nhỏ bé vừa lớn lao cao cả trong mỗi người.

+ Lấy cảm hứng từ nhân dân. Nhân dân chính là người đã kết tinh những vẻ đẹp của mình để làm nên đất nước.

Hướng dẫn chấm:

- Học sinh trình bày được như đáp án :0,5 điểm    

- Học sinh trình bày được 1 ý:0,25 điểm

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

Hướng dẫn chấm:

Không cho điểm nếu bài làm mắc nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp.

e. Sáng tạo:

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

Hướng dẫn chấm: Học sinh biết vận dụng lý luận văn học trong quá trình phân tích, đánh giá; biết so sánh với tác phẩm khác để làm nổi bật nét đặc sắc của thơ Quang Dũng; biết liên hệ vấn đề nghị luận với thực tiễn đời sống; văn viết giàu hình ảnh, cảm xúc.

- Đáp ứng được 2 yêu cầu trở lên: 0,5 điểm 

- Đáp ứng được 1 yêu cầu: 0,25 điểm.


Bắt đầu thi ngay