Đề thi THPT Quốc gia môn Ngữ Văn năm 2022 chọn lọc, có lời giải (30 đề)
- Đề số 1
- Đề số 2
- Đề số 3
- Đề số 4
- Đề số 5
- Đề số 6
- Đề số 7
- Đề số 8
- Đề số 9
- Đề số 10
- Đề số 11
- Đề số 12
- Đề số 13
- Đề số 14
- Đề số 15
- Đề số 16
- Đề số 17
- Đề số 18
- Đề số 19
- Đề số 20
- Đề số 21
- Đề số 22
- Đề số 23
- Đề số 24
- Đề số 25
- Đề số 26
- Đề số 27
- Đề số 28
- Đề số 29
- Đề số 30
- Đề số 31
- Đề số 32
- Đề số 33
- Đề số 34
- Đề số 35
- Đề số 36
- Đề số 37
- Đề số 38
- Đề số 39
- Đề số 40
- Đề số 41
- Đề số 42
- Đề số 43
- Đề số 44
- Đề số 45
- Đề số 46
- Đề số 47
- Đề số 48
- Đề số 49
- Đề số 50
- Đề số 51
- Đề số 52
- Đề số 53
- Đề số 54
- Đề số 55
- Đề số 56
- Đề số 57
- Đề số 58
- Đề số 59
- Đề số 60
Đề thi THPT Quốc gia môn Ngữ Văn năm 2022 chọn lọc - Đề 59
-
82922 lượt thi
-
6 câu hỏi
-
120 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Đọc văn bản:
Trời đã không mưa cho tới buổi chiều nay
Các em đẹp bất ngờ buổi sáng ngày bế giảng
Cái khoảnh khắc em cầm sen tạo dáng
Thướt tha áo dài điệu múa ở đằng xa
Sau sân trường này sẽ là những ngã ba
Các em phải đi và tự mình chọn lựa
Lắm chông gai và cũng nhiều lời hứa
Cám dỗ em, em phải biết giữ mình
Đời người tránh sao được những phút “chùng chình”
Ai cũng có một “bến quê” để lãng quên rồi mơ ước
Mong em bình tâm trước những điều mất được
Và bền gan đi đến cuối hành trình
Trái tim em thao thức một mối tình
Mối tình nói hay mối tình chưa ngỏ
Những hạnh phúc ngọt ngào hay phút giây lầm lỡ
Những nỗi nhớ không lời, những cảm xúc không tên
Và giấc mơ theo điệu múa cháy lên
Cô ở lại, cánh chim bay đi nhé
Lau nước mắt đi những tâm hồn rất trẻ
Ngoài cửa sổ này, chân trời mới đợi em
( “Điều cô chưa nói”- Hà Thị Hạnh, Trích Văn học và Tuổi trẻ, số 5+ 6 năm 2014, tr 64 )
Câu 1: Văn bản trên được viết theo thể thơ nào?
Thể thơ: Tự do Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời như Đáp án: 0,5 điểm. - Học sinh trả lời không đúng : không cho điểm. |
Câu 2:
Đọc văn bản:
Trời đã không mưa cho tới buổi chiều nay
Các em đẹp bất ngờ buổi sáng ngày bế giảng
Cái khoảnh khắc em cầm sen tạo dáng
Thướt tha áo dài điệu múa ở đằng xa
Sau sân trường này sẽ là những ngã ba
Các em phải đi và tự mình chọn lựa
Lắm chông gai và cũng nhiều lời hứa
Cám dỗ em, em phải biết giữ mình
Đời người tránh sao được những phút “chùng chình”
Ai cũng có một “bến quê” để lãng quên rồi mơ ước
Mong em bình tâm trước những điều mất được
Và bền gan đi đến cuối hành trình
Trái tim em thao thức một mối tình
Mối tình nói hay mối tình chưa ngỏ
Những hạnh phúc ngọt ngào hay phút giây lầm lỡ
Những nỗi nhớ không lời, những cảm xúc không tên
Và giấc mơ theo điệu múa cháy lên
Cô ở lại, cánh chim bay đi nhé
Lau nước mắt đi những tâm hồn rất trẻ
Ngoài cửa sổ này, chân trời mới đợi em
( “Điều cô chưa nói”- Hà Thị Hạnh, Trích Văn học và Tuổi trẻ, số 5+ 6 năm 2014, tr 64 )
Câu 2: Vẻ đẹp của “em” trong ngày bế giảng hiện lên qua những hình ảnh nào?
Vẻ đẹp của “em” trong ngày bế giảng hiện lên qua những hình ảnh: em cầm sen tạo dáng, thướt tha áo dài điệu múa. Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời như đáp án:0,5 điểm. - Học sinh trả lời 1 ý: 0,25 điểm. |
Câu 3:
Đọc văn bản:
Trời đã không mưa cho tới buổi chiều nay
Các em đẹp bất ngờ buổi sáng ngày bế giảng
Cái khoảnh khắc em cầm sen tạo dáng
Thướt tha áo dài điệu múa ở đằng xa
Sau sân trường này sẽ là những ngã ba
Các em phải đi và tự mình chọn lựa
Lắm chông gai và cũng nhiều lời hứa
Cám dỗ em, em phải biết giữ mình
Đời người tránh sao được những phút “chùng chình”
Ai cũng có một “bến quê” để lãng quên rồi mơ ước
Mong em bình tâm trước những điều mất được
Và bền gan đi đến cuối hành trình
Trái tim em thao thức một mối tình
Mối tình nói hay mối tình chưa ngỏ
Những hạnh phúc ngọt ngào hay phút giây lầm lỡ
Những nỗi nhớ không lời, những cảm xúc không tên
Và giấc mơ theo điệu múa cháy lên
Cô ở lại, cánh chim bay đi nhé
Lau nước mắt đi những tâm hồn rất trẻ
Ngoài cửa sổ này, chân trời mới đợi em
( “Điều cô chưa nói”- Hà Thị Hạnh, Trích Văn học và Tuổi trẻ, số 5+ 6 năm 2014, tr 64 )
Câu 3: Tác giả muốn gửi gắm tâm sự gì qua hai câu thơ:
Lau nước mắt đi những tâm hồn rất trẻ
Ngoài cửa sổ này, chân trời mới đợi em
Qua hai câu thơ: Lau nước mắt đi những tâm hồn rất trẻ/Ngoài cửa sổ này, chân trời mới đợi em: + Người cô bộc lộ tình cảm yêu mến, xúc động, niềm tin, niềm hi vọng vào các em học sinh cuối cấp- thế hệ trẻ của đất nước. + Lời nhắn nhủ, động viên các em con đường phía trước còn nhiều chông gai, thử thách, nỗi buồn …Các em phải quên đi, phải lạc quan, tin tưởng vào con đường tương lai tươi sáng phía trước để thành công. Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời được 2 ý: 1,0 điểm. - Học sinh trả lời được 1 trong 2 ý: 0,75 điểm - Học sinh trả lời sai hoặc không trả lời được: 0 điểm |
Câu 4:
Đọc văn bản:
Trời đã không mưa cho tới buổi chiều nay
Các em đẹp bất ngờ buổi sáng ngày bế giảng
Cái khoảnh khắc em cầm sen tạo dáng
Thướt tha áo dài điệu múa ở đằng xa
Sau sân trường này sẽ là những ngã ba
Các em phải đi và tự mình chọn lựa
Lắm chông gai và cũng nhiều lời hứa
Cám dỗ em, em phải biết giữ mình
Đời người tránh sao được những phút “chùng chình”
Ai cũng có một “bến quê” để lãng quên rồi mơ ước
Mong em bình tâm trước những điều mất được
Và bền gan đi đến cuối hành trình
Trái tim em thao thức một mối tình
Mối tình nói hay mối tình chưa ngỏ
Những hạnh phúc ngọt ngào hay phút giây lầm lỡ
Những nỗi nhớ không lời, những cảm xúc không tên
Và giấc mơ theo điệu múa cháy lên
Cô ở lại, cánh chim bay đi nhé
Lau nước mắt đi những tâm hồn rất trẻ
Ngoài cửa sổ này, chân trời mới đợi em
( “Điều cô chưa nói”- Hà Thị Hạnh, Trích Văn học và Tuổi trẻ, số 5+ 6 năm 2014, tr 64)
Câu 4: Anh/chị có đồng tình với quan điểm của tác giả trong câu thơ “Sau sân trường này sẽ là những ngã ba/ Các em phải đi và tự mình chọn lựa” không? Vì sao?
Học sinh bộc lộ quan điểm của mình, có thể đồng ý hoặc không đồng ý nhưng có lí giải hợp lí không vi phạm đạo đức, pháp luật. Gợi ý : + Đồng tình: Bởi các thầy cô giáo đã chỉ dẫn, đã mang lại cho các em nền móng để các em bước tiếp. Các em rời trường, bước ra ngoài xã hội sẽ còn lắm " những ngã ba" - những khó khăn, nghịc cảnh các em tự quyết định, bước tiếp, hãy lạc quan và nở nụ cười hạnh phúc… + Không đồng tình: Sự lựa chọn con đường đi đúng hướng cho mình là do cha mẹ, thầy cô sắp đặt lựa chọn… Hướng dẫn chấm: - Học sinh nêu được quan điểm , lập luận thuyết phục : 1,0 điểm - Học sinh nêu quan điểm nhưng lập luận không chặt chẽ, không thuyết phục : (0,5 – 0,75 điểm) - Học sinh nêu được quan điểm lập luận không thuyết phục 0,25 điểm |
Câu 5:
Câu 1.
Qua nội dung phần Đọc hiểu, hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý nghĩa của việc “mạnh dạn chấp nhận những thử thách của cuộc sống” đối với tuổi trẻ hôm nay.
Suy nghĩ của bản thân về vấn đề: ý nghĩa của việc “mạnh dạn chấp nhận những thử thách của cuộc sống” đối với tuổi trẻ hôm nay. |
a. Đảm bảo yêu cầu hình thức Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ); Được trình bày theo cách: diễn dịch, quy nạp, tổng-phân-hợp, móc xích hoặc song hành. |
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: ý nghĩa của việc “mạnh dạn chấp nhận những thử thách của cuộc sống” đối với tuổi trẻ hôm nay. |
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận; các phương thức biểu đạt, nhất là nghị luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; rút ra bài học nhận thức và hành động. Cụ thể: - Tại sao tuổi trẻ cần “mạnh dạn chấp nhận những thử thách của cuộc sống”? + Tuổi trẻ là tuổi của ước mơ, khát vọng vươn cao, bay xa; được giáo dục từ gia đình, nhà trường và xã hội; + Những khó khăn của cuộc sống là môi trường để thử thách tuổi trẻ; + Minh chứng bằng những tấm gương vượt khó, học giỏi, sống tốt; những học sinh rơi vào hoàn cảnh bất hạnh nhưng đã vươn lên để gặt hái những thành quả tốt đẹp - Mở rộng: + Ý nghĩa: Khi “mạnh dạn chấp nhận những thử thách của cuộc sống”, tuổi trẻ sẽ có bản lĩnh vững vàng; rèn được ý chí, nghị lực; có sức mạnh tinh thần để từng bước dấn thân vào cuộc đời; làm chủ cuộc đời của mình… + Phê phán một bộ phận giới trẻ luôn sống trong sợ hãi: sợ khó, sợ khổ, trở thành người nhụt chí, thiếu bản lĩnh, dễ sa ngã trước những cám dỗ của cuộc sống. - Bài học nhận thức và hành động phù hợp: + Về nhận thức: Phải biết thử thách là điều tất yếu để chuẩn bị tinh thần tìm mọi cách vượt qua. + Về hành động: tích cực học tập và rèn luyện, tham gia hoạt động trải nghiệm cuộc sống… Hướng dẫn chấm: - Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng; dẫn chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ và dẫn chứng (1,0 điểm) - Lập luận chưa thật chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng nhưng không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không tiêu biểu (0,75 điểm) - Lập luận không chặt chẽ, thiếu thuyết phục: lí lẽ không xác đáng, không liên quan mật thiết đến vấn đề nghị luận, không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không phù hợp (0,25 – 0,5 điểm) Học sinh có thể bày tỏ suy nghĩ, quan điểm riêng nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. |
d. Chính tả, ngữ pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. Hướng dẫn chấm: - Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp. |
e. Sáng tạo Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. Hướng dẫn chấm: Học sinh huy động được kiến thức và trải nghiệm của bản thân để bàn luận về tư tưởng, đạo lí; có cách nhìn riêng, mới mẻ về vấn đề nghị luận; có sáng tạo trong viết câu, dựng đoạn, làm cho lời văn có giọng điệu, hình ảnh. - Đáp ứng được 1 yêu cầu trở lên: 0,25 điểm - Không đáp ứng yêu cầu không cho điểm |
Câu 6:
Câu 2
“Đá ở đây từ ngàn năm vẫn mai phục hết trong lòng sông, hình như mỗi lần có chiếc thuyền nào xuất hiện ở quãng ầm ầm mà quạnh hiu này, mỗi lần có chiếc nào nhô vào đường ngoặt sông là một số hòn bèn nhổm cả dậy để vồ lấy thuyền” và “Con sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuộn cuộn mù khói núi mèo đốt nương xuân”
(Trích Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân, SGK Ngữ văn 12, tập 1).
Cảm nhận của anh/chị về hình ảnh sông Đà trong hai đoạn trích trên. Từ đó, nhận xét về phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân.
Cảm nhận của anh/chị về hình ảnh sông Đà trong hai đoạn trích. Từ đó, nhận xét về phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân. |
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận Mở bài nêu được vấn đề; thân bài triển khai được vấn đề; kết bài khái quát được vấn đề. |
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận - Hình ảnh sông Đà trong hai đoạn trích - Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân. Hướng dẫn chấm: - Học sinh xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,5 điểm. - Học sinh xác định chưa đầy đủ vấn đề nghị luận: 0,25 điểm. |
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau: |
* Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm, hai đoạn trích |
* Cảm nhận về hai đoạn trích - Giới thiệu chung con sông Đà * Đánh giá: Hai đoạn văn đều miêu tả con sông Đà ở hai thời điểm khác nhauvới hai nét tính cách tưởng như đối lập mà lại thống nhất. - Học sinh phân tích đầy đủ, sâu sắc: 2,5điểm - Học sinh phân tích chưa đầy đủ hoặc chưa sâu sắc: 1,75 điểm - 2,0 điểm. - Học sinh phân tích chung chung, chưa rõ các biểu hiện: 1,0 điểm - 1,75 điểm - Học sinh phân tích sơ lược, không rõ các biểu hiện: 0,25 điểm – 1,0 điểm |
* Nhận xét về phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân: Uyên bác, tài hoa, luôn cố gắng khai thác kho cảm giác và liên tưởng phong phú nhằm tìm cho ra những chữ nghĩa xác đáng nhất, có khả năng làm lay động người đọc nhiều nhất. - Học sinh phân tích đầy đủ, sâu sắc: 0,5điểm - Học sinh phân tích sơ lược, không rõ các biểu hiện: 0,25 điểm |
d. Chính tả, ngữ pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm mắc quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp. |
e. Sáng tạo Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ Hướng dẫn chấm: Học sinh biết vận dụng lí luận văn học trong quá trình phân tích, đánh giá; biết so sánh với các tác phẩm khác để làm nổi bật nét đặc sắc truyện; biết liên hệ vấn đề nghị luận với thực tiễn đời sống; văn viết giàu hình ảnh, cảm xúc. - Đáp ứng được 2 yêu cầu trở lên: 0,5 điểm. - Đáp ứng được 1 yêu cầu: 0,25 điểm. |