Đề thi THPT Quốc gia môn Ngữ Văn năm 2022 chọn lọc, có lời giải (30 đề)
- Đề số 1
- Đề số 2
- Đề số 3
- Đề số 4
- Đề số 5
- Đề số 6
- Đề số 7
- Đề số 8
- Đề số 9
- Đề số 10
- Đề số 11
- Đề số 12
- Đề số 13
- Đề số 14
- Đề số 15
- Đề số 16
- Đề số 17
- Đề số 18
- Đề số 19
- Đề số 20
- Đề số 21
- Đề số 22
- Đề số 23
- Đề số 24
- Đề số 25
- Đề số 26
- Đề số 27
- Đề số 28
- Đề số 29
- Đề số 30
- Đề số 31
- Đề số 32
- Đề số 33
- Đề số 34
- Đề số 35
- Đề số 36
- Đề số 37
- Đề số 38
- Đề số 39
- Đề số 40
- Đề số 41
- Đề số 42
- Đề số 43
- Đề số 44
- Đề số 45
- Đề số 46
- Đề số 47
- Đề số 48
- Đề số 49
- Đề số 50
- Đề số 51
- Đề số 52
- Đề số 53
- Đề số 54
- Đề số 55
- Đề số 56
- Đề số 57
- Đề số 58
- Đề số 59
- Đề số 60
Đề thi THPT Quốc gia môn Ngữ Văn năm 2022 chọn lọc - Đề 50
-
82965 lượt thi
-
6 câu hỏi
-
120 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Hãy hình dung về một bảng điều khiển với đồng hồ đo trên ấy. Bên trái đề chữ Tự do. Bên phải đề chữ Trách nhiệm. Đối với tôi, để trở thành nhà lãnh đạo và sống một cuộc đời vượt trội nghĩa là đấu tranh để giữ sự quân bình mong manh giữa hai điều trên. Nói một cách khác, cây kim trên đồng hồ đo trách nhiệm nên ở chính giữa.
Cuộc sống nói chung là sự quân bình. Và một trong những sự quân bình mang tính sống còn chính là giữa tự do và trách nhiệm. Vâng, cứ việc tự do. Tận hưởng giây phút này. Sống đầy đam mê. Thư giãn thoải mái. Sống cho hiện tại. Tuy nhiên, cũng phải có trách nhiệm. Phải đề ra mục tiêu. Giữ lời hứa. Hoàn thành những công việc quan trọng. Làm tròn bổn phận.
Cuộc sống của bạn - giây phút này đây - ở vị trí nào trên đồng hồ đo trách nhiệm? Quá nhiều thời gian cho sự tự do và không đủ thời gian thực hiện các đòi hỏi để xây dựng sự nghiệp và bổn phận hàng ngày? Hoặc ngược lại? Ở thái cực nào cũng đều mất quân bình. Vậy đây là ý tưởng lớn: bạn hãy suy nghĩ xem trạng thái đứng giữa sẽ như thế nào. Ý thức tốt sẽ dẫn đến lựa chọn đúng. Và lựa chọn đúng sẽ dẫn đến kết quả khả quan.
(Đời ngắn đừng ngủ dài, Robin Sharma, Người dịch: Phạm Anh Tuấn,Nhà xuất bản Trẻ,2014,tr 35)
Câu 1. Trong văn bản, bảng điều khiển với đồng hồ đo được tả như thế nào?
Bảng điều khiển với đồng hồ đo được tả như sau:Bên trái đề chữ Tự do, bên phải đề chữ Trách nhiệm và cây kim đồng hồ thì ở chính giữa. |
Câu 2:
Hãy hình dung về một bảng điều khiển với đồng hồ đo trên ấy. Bên trái đề chữ Tự do. Bên phải đề chữ Trách nhiệm. Đối với tôi, để trở thành nhà lãnh đạo và sống một cuộc đời vượt trội nghĩa là đấu tranh để giữ sự quân bình mong manh giữa hai điều trên. Nói một cách khác, cây kim trên đồng hồ đo trách nhiệm nên ở chính giữa.
Cuộc sống nói chung là sự quân bình. Và một trong những sự quân bình mang tính sống còn chính là giữa tự do và trách nhiệm. Vâng, cứ việc tự do. Tận hưởng giây phút này. Sống đầy đam mê. Thư giãn thoải mái. Sống cho hiện tại. Tuy nhiên, cũng phải có trách nhiệm. Phải đề ra mục tiêu. Giữ lời hứa. Hoàn thành những công việc quan trọng. Làm tròn bổn phận.
Cuộc sống của bạn - giây phút này đây - ở vị trí nào trên đồng hồ đo trách nhiệm? Quá nhiều thời gian cho sự tự do và không đủ thời gian thực hiện các đòi hỏi để xây dựng sự nghiệp và bổn phận hàng ngày? Hoặc ngược lại? Ở thái cực nào cũng đều mất quân bình. Vậy đây là ý tưởng lớn: bạn hãy suy nghĩ xem trạng thái đứng giữa sẽ như thế nào. Ý thức tốt sẽ dẫn đến lựa chọn đúng. Và lựa chọn đúng sẽ dẫn đến kết quả khả quan.
(Đời ngắn đừng ngủ dài, Robin Sharma, Người dịch: Phạm Anh Tuấn,Nhà xuất bản Trẻ,2014,tr 35)
Câu 2. Nêu tác dụng biện pháp tu từ liệt kê khi tác giả bàn về Tự do và trách nhiệm
Tác dụng của biện pháp tu từ liệt kê được sử dụng trong đoạn trích: - Biện pháp tu từ liệt kê (Tự do- Tận hưởng giây phút này- Sống đầy đam mê-Thư giãn thoải mái-Sống cho hiện tại. Trách nhiệm- Phải đề ra mục tiêu- Giữ lời hứa-Hoàn thành những công việc quan trọng- Làm tròn bổn phận. - Tác dụng: diễn tả được đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của lối sống tự do và sống có trách nhiệm. |
Câu 3:
Hãy hình dung về một bảng điều khiển với đồng hồ đo trên ấy. Bên trái đề chữ Tự do. Bên phải đề chữ Trách nhiệm. Đối với tôi, để trở thành nhà lãnh đạo và sống một cuộc đời vượt trội nghĩa là đấu tranh để giữ sự quân bình mong manh giữa hai điều trên. Nói một cách khác, cây kim trên đồng hồ đo trách nhiệm nên ở chính giữa.
Cuộc sống nói chung là sự quân bình. Và một trong những sự quân bình mang tính sống còn chính là giữa tự do và trách nhiệm. Vâng, cứ việc tự do. Tận hưởng giây phút này. Sống đầy đam mê. Thư giãn thoải mái. Sống cho hiện tại. Tuy nhiên, cũng phải có trách nhiệm. Phải đề ra mục tiêu. Giữ lời hứa. Hoàn thành những công việc quan trọng. Làm tròn bổn phận.
Cuộc sống của bạn - giây phút này đây - ở vị trí nào trên đồng hồ đo trách nhiệm? Quá nhiều thời gian cho sự tự do và không đủ thời gian thực hiện các đòi hỏi để xây dựng sự nghiệp và bổn phận hàng ngày? Hoặc ngược lại? Ở thái cực nào cũng đều mất quân bình. Vậy đây là ý tưởng lớn: bạn hãy suy nghĩ xem trạng thái đứng giữa sẽ như thế nào. Ý thức tốt sẽ dẫn đến lựa chọn đúng. Và lựa chọn đúng sẽ dẫn đến kết quả khả quan.
(Đời ngắn đừng ngủ dài, Robin Sharma, Người dịch: Phạm Anh Tuấn,Nhà xuất bản Trẻ,2014,tr 35)
Câu 3. Tại sao tác giả khẳng định: cây kim trên đồng hồ đo trách nhiệm nên ở chính giữa.?
Tác giả khẳng định: "Cây kim đồng hồ đo nên ở chính giữa" vì tác giả muốn cân bằng sự tự do và trách nhiệm, để ta không quá lạm dụng tự do mà quên đi trách nhiệm và chính mình trong cuộc sống này. Việc gì cũng nên có sự cân bằng và biết tiết chế lại. |
Câu 4:
Hãy hình dung về một bảng điều khiển với đồng hồ đo trên ấy. Bên trái đề chữ Tự do. Bên phải đề chữ Trách nhiệm. Đối với tôi, để trở thành nhà lãnh đạo và sống một cuộc đời vượt trội nghĩa là đấu tranh để giữ sự quân bình mong manh giữa hai điều trên. Nói một cách khác, cây kim trên đồng hồ đo trách nhiệm nên ở chính giữa.
Cuộc sống nói chung là sự quân bình. Và một trong những sự quân bình mang tính sống còn chính là giữa tự do và trách nhiệm. Vâng, cứ việc tự do. Tận hưởng giây phút này. Sống đầy đam mê. Thư giãn thoải mái. Sống cho hiện tại. Tuy nhiên, cũng phải có trách nhiệm. Phải đề ra mục tiêu. Giữ lời hứa. Hoàn thành những công việc quan trọng. Làm tròn bổn phận.
Cuộc sống của bạn - giây phút này đây - ở vị trí nào trên đồng hồ đo trách nhiệm? Quá nhiều thời gian cho sự tự do và không đủ thời gian thực hiện các đòi hỏi để xây dựng sự nghiệp và bổn phận hàng ngày? Hoặc ngược lại? Ở thái cực nào cũng đều mất quân bình. Vậy đây là ý tưởng lớn: bạn hãy suy nghĩ xem trạng thái đứng giữa sẽ như thế nào. Ý thức tốt sẽ dẫn đến lựa chọn đúng. Và lựa chọn đúng sẽ dẫn đến kết quả khả quan.
(Đời ngắn đừng ngủ dài, Robin Sharma, Người dịch: Phạm Anh Tuấn,Nhà xuất bản Trẻ,2014,tr 35)
Câu 4. Anh/chị có đồng tình với ý tưởng lớn của tác giả ở cuối văn bản hay không? Nêu rõ lí do.
HS có thể đồng tình/không đồng tình/ đồng tình một phần trên cơ sở lập luật chặt chẽ, phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật - Khẳng định đồng tình/không đồng tình/ đồng tình một phần (0.25) - Trình bày ngắn gọn nguyên nhân ( 0.75) Gợi ý: Trường hợp đồng tình. Xuất phát từ những nguyên nhân sau: Câu nói đặt ra vấn đề mối quan hệ giữa ý thức và lựa chọn để hành động của con người. Một khi ta có ý thức tốt, ý thức đúng thì sẽ biến ý thức thành việc làm cụ thể, đem lại lợi ích cho bản thân và mọi người. Người có ý thức tốt sẽ sẵn sàng nhận lấy trách nhiệm về mình, không đổ lỗi cho người khác |
Câu 5:
Câu 1. (2,0 điểm)
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/ chị hãy viết một đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của tinh thần trách nhiệm trong cuộc sống con người
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/ chị hãy viết một đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của tinh thần trách nhiệm trong cuộc sống con người. |
a. Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận 200 chữ Học sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng -phân-hợp, song hành hoặc móc xích. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận về một vấn đề xã hội: suy nghĩ về ý nghĩa của tinh thần trách nhiệm trong cuộc sống con người. |
c. Thí sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ suy nghĩ về ý nghĩa của tinh thần trách nhiệm trong cuộc sống con người. Có thể triển khai theo hướng sau: - Tinh thần trách nhiệm là yếu tố mang tính quyết định tới sự thành công, thất bại cũng như sự phát triển bền vững của mỗi cá nhân. Tinh thần ấy được biểu hiện cụ thể qua chính lối sống và trong chính việc làm của mỗi người. - Ý nghĩa của tinh thần trách nhiệm trong cuộc sống con người + Những người có tinh thần trách nhiệm sẽ luôn dốc hết sức lực và sự tập trung của mình vào để hoàn thành mọi nhiệm vụ, mọi công việc nào đó dù cho có khó khăn đến mức nào. + Tinh thần trách nhiệm giúp con người làm tròn nghĩa vụ bổn phận với xã hội, trường lớp, gia đình và bản thân... dám làm, dám chịu trách nhiệm về những hành động của bản thân. + Tinh thần trách nhiệm giúp con người không những chỉ sống cho bản thân mình mà còn sống vì người khác, sống cho người khác. - Bài học nhận thức và hành động. |
d. Sáng tạo Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận. |
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. |
Câu 6:
Câu 2.
Cuộc đời tuy dài thế
Năm tháng vẫn đi qua
Như biển kia dẫu rộng
Mây vẫn bay về xa
Làm sao được tan ra
Thành trăm con sóng nhỏ
Giữa biển lớn tình yêu
Để ngàn năm còn vỗ
(Trích Sóng – Xuân Quỳnh, Ngữ Văn 12, tập 1, NXB Giáo dục, tr.156)
Cảm nhận của anh/ chị về vẻ đẹp đoạn thơ trên. Từ đó, nhận xét cái tôi trữ tình của nhà thơ Xuân Quỳnh.
Cảm nhận của anh/ chị về vẻ đẹp đoạn thơ trên. Từ đó, nhận xét cái tôi trữ tình của nhà thơ Xuân Quỳnh. |
1. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận về một đoạn thơ ( có ý phụ) Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề. (Nếu cảm nhận đoạn thơ mà không làm rõ ý phụ phần nhận xét thì không tính điểm cấu trúc) |
2. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận Vẻ đẹp nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ; cái tôi trữ tình của nhà thơ Xuân Quỳnh. |
3. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; thể hiện sự cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Cụ thể: 3.1.Mở bài: 0.25 – Giới thiệu tác giả Xuân Quỳnh và bài “ Sóng”. – Nêu vấn đề cần nghị luận 3.2.Thân bài: 3.50 a. Khái quát về bài thơ, đoạn thơ: 0.25 đ - Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ - Tóm tắt nội dung, nêu bố cục, kết cấu bài thơ, vị trí đoạn thơ - Nêu cảm xúc chủ đạo của bài thơ b. Cảm nhận nội dung, nghệ thuật đoạn thơ: 2.5đ b.1. Về nội dung: - Bốn dòng thơ đầu là những lo âu trăn trở của nhà thơ trước cuộc đời + Đoạn thơ mở đầu chan chứa đầy ắp những nỗi âu lo, dự cảm của nữ sĩ . + Thế giới của thời gian và không gian được Xuân Quỳnh đặt cạnh nhau trong sự tương phản và đối lập giữa cái hữu hạn (kiếp người) và cái vô hạn (thời gian và biển lớn). + “Cuộc đời” và “năm tháng”, “biển rộng” và “mây trời” và kiểu câu điều kiện “tuy-vẫn; dẫu-vẫn” kết hợp các tính từ “dài-rộng-xa” tạo nên nỗi day dứt ám ảnh. + Đặt cái hữu hạn vào cái vô hạn tận của thời gian, nữ sĩ như thấy mình nhỏ bé, mong manh. + Cuộc đời thì dài nhưng năm tháng vẫn cứ thế đi qua; biển dẫu rộng nhưng không níu nổi một đám mây bay về cuối chân trời; thời gian vô thuỷ vô chung mà quỹ thời gian tuổi xuân của mỗi con người lại hữu hạn. + Với người phụ nữ, điều ám ảnh nhất vẫn là sợ sự tàn phai, tàn phai năm tháng, tàn phai của tuổi trẻ, của nhan sắc và theo đó là sự tàn phai của tình yêu. + Thế mới biết, hạnh phúc của người phụ nữ phụ thuộc rất nhiều vào hai yếu tố: nhan sắc và tình yêu. + Điều đó chứng tỏ, tình yêu có sức mạnh vô biên nhưng cũng đầy mong manh bởi “lời yêu mỏng mảnh như làn khói – ai biết lòng anh có đổi thay” + Và cả chính hình ảnh “mây vẫn bay về xa” kia trong câu thơ cuối cũng đầy những ám ảnh. Phải chăng vì biết trước không có gì vĩnh viễn – “hôm nay yêu mai chắc phải xa rồi” - Bốn dòng thơ sau là nỗi khao khát mãnh liệt về một tình yêu chung thủy, vĩnh hằng + Mở đầu bài thơ là con sóng bỏ bờ để “tìm ra tận bể” và khổ thơ cuối cùng này như tâm nguyện đã hoàn thành của sóng. Còn em thì sao? ( Làm sao được tan ra/ Thành trăm con sóng nhỏ) + Hai chữ “làm sao” như tả hết được những trăn trở, băn khoăn, niềm mong mỏi, khát khao mãnh liệt của người phụ nữ, khát vọng được hóa thành trăm con sóng nhỏ. Khát vọng được tan thành trăm con sóng nhỏ là khát vọng được cho đi và dâng hiến cho tình yêu. + Hai chữ “tan ra” gợi ra nhiều cách hiểu: + “Tan ra” là hoà tan chứ không hoà nhập, không phải là mất đi, không phải là để tan loãng vào cõi hư vô mà “tan ra” là hi sinh, là dâng hiến, là khao khát được hoá thân cái tôi cá thể vào “trăm con sóng nhỏ” để hoà mình vào “biển lớn tình yêu” + “Tan ra” còn là để vượt qua mọi giới hạn không gian, thời gian để trường tồn cùng tình yêu. Trong phút giây giao hoà của cảm xúc thì “tan ra” hay “tan vào nhau” đều là biểu hiện của sự trọn vẹn, thăng hoa. + Hai câu thơ cuối khép lại đoạn thơ như lời kết cho một quan niệm tình yêu hoàn mỹ (Giữa biển lớn tình yêu/ Để ngàn năm còn vỗ) + Ở đây, Xuân Quỳnh đã đặt “biển lớn” – không gian vô tận bên cạnh “ngàn năm” thời gian vô cùng. Ý thơ vì thế trở nên mênh mông như tình yêu nối dài vô tận. + Khi hoà vào biển lớn tình yêu của nhân loại thì tình yêu của những cá thể sẽ không còn cô đơn + Sự trường tồn bất tử với thời gian, không gian làm nỗi day dứt hữu hạn và những mong manh của cõi người như cũng tan biến. + Ở đó chỉ còn thấy sóng vỗ bờ và “còn vỗ” là còn yêu, còn vỗ bờ là còn tồn tại. - Về nghệ thuật: + Đoạn thơ sử dụng thể thơ ngũ ngôn giàu nhịp điệu diễn tả đúng những cung bậc cảm xúc của tình yêu. + Đoạn thơ còn sử dụng các phép tu từ nhân hoá, ẩn dụ…rất thành công. Ngôn ngữ thơ chọn lọc, tinh tế; giọng thơ mềm mại, nữ tính…dễ đi vào lòng người. c. Nhận xét cái tôi trữ tình của nhà thơ Xuân Quỳnh. 0.75đ - Cái tôi nhạy cảm, day dứt về giới hạn của tình yêu và sự hữu hạn của kiếp người: Bằng sự chiêm nghiệm của một trái tim đa cảm và sự từng trải, nhà thơ đã sớm nhận ra nghịch lý: đời người là ngắn ngủi so với thời gian vô thủy, vô chung. Khát vọng tình yêu là vô cùng mà kiếp sống của mỗi người là hữu hạn. - Cái tôi tìm cách hóa giải nghịch lí nỗi day dứt bằng khát vọng hóa thân vào sóng, hòa nhập vào biển lớn tình yêu để mãi mãi được yêu thương và dâng hiến, để tình yêu vượt qua sự hữu hạn của phận người; - Cái tôi được thể hiện bằng thể thơ ngũ ngôn với nhịp thơ linh hoạt, giọng điệu chân thành, da diết, cặp hình tượng “sóng” và “em" vừa sóng đôi, vừa bổ sung hòa quyện vào nhau cùng để thể hiện một trái tim yêu tha thiết, nồng nàn. 3.3.Kết bài: 0.25 - Kết luận về nội dung, nghệ thuật vẻ đẹp của đoạn thơ; - Nêu cảm nghĩ về khát vọng tình yêu của nhà thơ. |
4. Sáng tạo Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận. |
5. Chính tả, dùng từ, đặt câu Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu |