ARN và phiên mã
-
481 lượt thi
-
19 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Phân tử nào sau đây mang bộ ba đối mã (anticôdon)?
Trả lời:
Phân tử mang bộ ba đối mã là: tARN
Đáp án cần chọn là C
Câu 2:
Sau khi tổng hợp xong ARN thì mạch gốc của gen trên ADN có hiện tượng nào sau đây?
Trả lời:
Sau khi tổng hợp xong ARN thì mạch gốc của gen trên ADN nhanh chóng xoắn lại như cũ
Đáp án cần chọn là B
Câu 3:
Đặc điểm nào dưới đây thuộc về cấu trúc của mARN?
Trả lời:
mARN có cấu trúc mạch đơn, thẳng, gồm 4 loại đơn phân A, U, G, X
Đáp án cần chọn là D
Câu 4:
Phiên mã là quá trình tổng hợp nên phân tử:
Trả lời:
Phiên mã là quá trình tổng hợp lên các phân tử ARN
Đáp án cần chọn là C
Câu 5:
Trong phân tử mARN có bao nhiêu loại đơn phân?
Trả lời:
Trong mARN có 4 đơn phân là A, U, G, X.
Đáp án là B
Câu 6:
Trong phân tử mARN có bao nhiêu loại đơn phân?
Trả lời:
Trong mARN có 4 đơn phân là A, U, G, X.
Đáp án là B
Câu 7:
Gốc đường trong cấu tạo ARN là
Trả lời:
Gốc đường trong cấu tạo ARN là gốc ribôzơ C5H10O5 ở ADN có gốc đường đêôxiribôzơ C5H10O4
Đáp án là B
Câu 8:
Quá trình phiên mã xảy ra ở
Trả lời:
Quá trình phiên mã xảy ra ở sinh vật nhân chuẩn, vi khuẩn
Đáp án là A
Câu 9:
Cho các thông tin sau:
(1) A bắt cặp với T bằng hai liên kết hiđrô và ngược lại
(2) A bắt cặp với U bằng hai liên kết hiđrô; T bắt cặp với A bằng hai liên kết hiđrô
(3) G bắt cặp với X bằng ba liên kết hiđrô và ngược lại
(4) A bắt cặp với U bằng hai liên kết hiđrô và ngược lại
Các thông tin đúng về nguyên tắc bổ sung giữa các nuclêôtit trong quá trình phiên mã là:
Trả lời:
Trong quá trình phiên mã có A tự do liên kết với T mạch gốc, A mạch gốc liên kết với U tự do (hai liên kết hiđrô); G mạch gốc liên kết với X tự do và ngược lại (3 liên kết hiđrô).
2, 3 đúng
Đáp án là A
Câu 10:
Trong quá trình phiên mã, ARN – polimeraza sẽ bám vào vùng nào để làm gen tháo xoắn?
Trả lời:
Trong quá trình phiên mã, ARN – polimeraza sẽ bám vào vùng điều hòa để làm gen tháo xoắn
Đáp án là D
Câu 11:
Phiên mã tổng hợp ARN không cần đoạn ARN mồi là do:
Trả lời:
Vì ARN polimeraza tổng hợp nuclêôtit mới không cần đầu 3’ OH tự do
Đáp án là C
Câu 12:
Sự giống nhau của hai quá trình nhân đôi và phiên mã ở sinh vật nhân thực là:
Trả lời:
Phát biểu đúng là:
Việc lắp ghép các đơn phân được thực hiện trên cơ sở nguyên tắc bổ sung
A sai, phiên mã ở sinh vật nhân thực không có sự tham gia của enzyme DNA polimerase
C sai, phiên mã không thực hiện trên toàn bộ DNA
D sai, nhân đôi DNA chỉ xảy ra 1 lần trong mỗi chu trình tế bào
Đáp án là B
Câu 13:
Sao ngược là hiện tượng:
Trả lời:
Sao mã ngược là hiện tượng ARN tổng hợp ra ADN, ví dụ ở virut HIV.
Trên mỗi sợi ARN lõi của các virus này có mang một enzyme sao mã ngược (reverse transcriptase). Khi xâm nhập vào tế bào chủ, enzyme này sử dụng ARN của virus làm khuôn để tổng hợp sợi ADN bổ sung (cADN – complementary ADN). Sau đó, sợi cADN này có thể làm khuôn để tổng hợp trở lại bộ gene của virus (cADN→ARN), hoặc tổng hợp ra sợi ADN thứ hai bổ sung với nó (cADN→ADN) như trong trường hợp virus gây khối u mà kết quả là tạo ra một cADN sợi kép. Phân tử ADN sợi kép được tổng hợp trước tiên trong quá trình lây nhiễm có thể xen vào ADN của vật chủ và ở trạng thái tiền virus (provirus). Vì vậy, provirus được truyền lại cho các tế bào con thông qua sự tái bản của ADN vật chủ, nghĩa là các tế bào con cháu của vật chủ cũng bị chuyển sang tình trạng có mầm bệnh.
Đáp án là B
Câu 14:
Một đoạn mạch mã gốc của gen có trình tự các nuclêôtit như sau:
3’… AAATTGAGX…5’
Biết quá trình phiên mã bình thường, trình tự các nuclêôtit của đoạn mARN tương ứng là
Trả lời:
Quá trình tổng hợp mARN là quá trình phiên mã, ARN được tổng hợp theo nguyên tác bổ sung A mạch gốc liên kết với U tự do; G mạch gốc liên kết với X tự do, X mạch gốc liên kết với G tự do, T mạch gốc liên kết với A tự do.
Từ đó ta có:
Mạch mã gốc: 3'… … AAATTGAGX …5'
mARN được tổng hợp 5'... ....UUUAAXUXG…3'
Đáp án là A
Câu 15:
Nếu một phân tử mARN có tỉ lệ các loại nucleotit là 15% A, 20% G, 30% U và 35% X. Thì tỉ lệ % các loại nucleotit trong phân tử ADN phiên mã nên mARN đó là bao nhiêu?
Trả lời:
Tính nhanh:
Đáp án cần chọn là B
Câu 16:
Một gen có chứa 1350 nuclêôtit và có 20% ađênin. Số liên kết hiđrô bị phá vỡ khi gen sao mã 3 lần bằng:
Trả lời:
A = 270 →G =405
H = 2A + 3G = 540 + 1215 = 1755
Số liên kết H bị phá vỡ sau 3 lần sao mã là 3. 1755 = 5265
Đáp án là B
Câu 17:
Một gen của vi khuẩn tiến hành phiên mã đã cần môi trường nội bào cung cấp 900U; 1200G; 1500A; 900X. Biết phân tử mARN này có tổng số 1500 nucleotit. Số phân tử mARN tạo ra là
Trả lời:
Tổng số ribonucleotit môi trường cung cấp để tổng hợp phân tử mARN là: 900 + 1200 + 1500 + 900 = 4500
Số phân tử mARN được tạo ra là: 45000 : 1500 = 3
Đáp án là D
Câu 18:
Trình tự phù hợp với trình tự các nucleotit của phân tử mARN được phiên mã từ 1 gen có đoạn mạch bổ sung 5’AGXTTAGXA 3’ là:
Trả lời:
Gen có mạch bổ sung có trình tự như sau: 5’AGXTTAGXA 3’
Trình tự nucleotit có trong phân tử mARN là: 5’AGXUUAGXA 3’
Đáp án là D
Câu 19:
Một gen dài 2040 Å. Khi gen sao mã 1 lần, đã có 200 rG và 150 rX lần lượt vào tiếp xúc với mạch gốc. Số lượng từng loại nuclêôtit của gen nói trên là
Trả lời:
Số nuclêôtit của gen là: N = 2040 : 3,4 × 2 = 1200
Số nuclêôtit loại G = rG + rX = 200 + 150 = 350
Số nuclêôtit loại A = 600 – 350 = 250
Đáp án là C