Bộ 16 đề thi Học kì 1 Vật lí 11 có đáp án_ đề 7
-
4217 lượt thi
-
7 câu hỏi
-
45 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Thế nào là ghép nối tiếp các nguồn điện? Viết công thức tính suất điện động và điện trở trong của bộ nguồn ghép nối tiếp.
Phương pháp giải:
Cách ghép các nguồn nối tiếp
Giải chi tiết:
Ghép nối tiếp là ghép các cực trái dấu nối với nhau và các nguồn ghép trên một nhánh
Eb = E1 + E2 + … + En
Rb = r1 + r2+ … + rn
Câu 2:
Phương pháp giải:
Định nghĩa chất điện phân và dòng điện trong chất điện phân
Giải chi tiết:
- Các dung dịch muối, axit, ba zơ và các muối nóng chảy có khả năng dẫn điện tốt được gọi là chất điện phân.
- Bản chất dòng điện trong chất điện phân là dòng dịch chuyển có hướng của các ion dương theo chiều điện trường và các ion âm ngược chiều điện trường.
Câu 3:
Nêu tính chất điện của kim loại.
Phương pháp giải:
Sự dẫn điện của kim loại
Giải chi tiết:
Tính chất điện của kim loại.
- dẫn điện tốt
- có tác dụng nhiệt
- điện trở phụ thuộc nhiệt độ
- Khi nhiệt độ không đổi dòng điện qua kim loại tuân theo định luật Ôm
Câu 4:
Pin năng lượng Mặt trời hay pin mặt trời hay pin quang điện (Solar panel) bao gồm nhiều tế bào quang điện (solar cells) – là phần tử bán dẫn cóchứa trên bề mặt một số lượng lớn cá cảm biến ánh sáng làđiốt quang, thực hiện biến đổi năng lượng ánh sáng thành năng lượng điện. Bằng kiến thức đã được học vàsự hiểu biết về thực tế em hãy trả lời cá câu hỏi sau:
a) Bản chất dòng điện trong chất bán dẫn?
b) Nêu ưu điểm vàhạn chế khi sử dụng pin năng lượng Mặt trời?
Phương pháp giải:
Dòng điện trong chất bán dẫn
Giải chi tiết:
Bản chất: là dòng chuyển dời có hướng của các e và lỗ trống dưới tác dụng của điện trường ngoài.
Ưu điểm: Năng lượng mặt trời là nguồn năng lượng tự nhiên không gây ô nhiễm và vô cùng dồi dào.
Nhược điểm: chi phí cao hoặc khó khăn trong những ngày ít ánh nắng.
Câu 5:
Một bóng đèn (120V – 60W) khi sáng bình thường ở nhiệt độ 25000C có điện trở lớn gấp n = 10 lần so với điện trở ở nhiệt độ 200C. Tính:
a) Điện trở R0 của dây tóc bóng đèn ở nhiệt độ 200C
b) Hệ số nhiệt điện trở.
Phương pháp giải:
- Công thức tính công suất P = U2/R = UI = I2R
- Công thức tính điện trở phụ thuộc vào nhiệt độ: R = Ro[1+α(t-to)]
Giải chi tiết:
Điện trở của đèn: Rđ = U2/P = 240Ω
Điện trở R0 của dây tóc bóng đèn ở nhiệt độ 200C: R0 = R/n = 24Ω
R = Ro[1+α(t-to)]
→ 240 = 24(1+α.2480)
Vậy hệ số nhiệt điện trở: α = 3,63.10-3
Câu 6:
Một nguồn điện có E = 6 V, điện trở trong r = 2 Ω, mạch ngoài có R.
a.Tính R để công suất tiêu thụ ở mạch ngoài P = 4W.
b.Với giá trị nào của R thì công suất điện tiêu thụ ở mạch ngoài lớn nhất?
Phương pháp giải:
Công suất tiêu thụ: P = U2/R = I2R = UI
Định luật Ôm cho toàn mạch: I = E/(r + R)
Giải chi tiết:
a)
Công suất tiêu thụ:
Vậy R = 1Ω hoặc R = 4Ω
Pmax khi mẫu số min.
Áp dụng BĐT Cô si cho hai số không âm ta được Pmin khi hay R = r = 2Ω
Câu 7:
Cho mạch điện như hình vẽ. Các pin giống nhau, mỗi pin có suất điện động 3V và điện trở trong 1(Ω). Bình điện phân chứa dung dịch CuSO4, anot bằng Cu, Biết đồng có A = 64 g/mol và n = 2, điện trở của ampe kế và dây nối không đáng kể; điện trở vôn kế rất lớn ; đèn ghi (6V-12W)
a. Khi khóa K mở : Xác định số chỉ ampe kế ; vôn kế và điện trở trong của bộ nguồn?
b. Khi khóa K đóng : Đèn sáng bình thường .Sau bao lâu thì khối lượng đồng bám vào catot là0,64g và tìm số chỉ vôn kế ?
Phương pháp giải:
Pin nối tiếp: Eb = E1 + E2, rb = r1+ r2
Pin song song: Eb = E1= E2, rb = r1 = r2
Định luật Ôm: I = U/R
Công thức tính khối lượng kim loại bám vào catot: m = AIt/Fn
Giải chi tiết:
K mở, mạch ngoài hở nên I = 0A
Số chỉ vôn kể: UV = Eb = 4e = 12V
Điện trở trong của nguồn: rb = 3,5r = 1,75Ω
K đóng:
Đèn sáng bình thường: I = Iđm = Pđm/Uđm = 12/6 = 2A
Khối lượng đồng bám vào catot m = AIt/(Fn) → 0,64 = 64.2.t/(2.96500) → t = 965sb