Bộ 16 đề thi Học kì 1 Vật lí 11 có đáp án_ đề 12
-
4306 lượt thi
-
7 câu hỏi
-
45 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Định nghĩa cường độ dòng điện (Công thức, đơn vị).
- Cường độ dòng điện là đại lượng đặc trưng cho tác dụng mạnh, yếu của dòng điện, được xác định bằng thương số giữa điện lượng Δq dịch chuyển qua tiết diện thẳng của vật dẫn trong khoảng thời gian Δt và khoảng thời gian đó.
Biểu thức:
Đơn vị: Ampe (A)
Câu 2:
Nêu bản chất của dòng điện trong chất khí .Nêu các cách chính để có thể tạo ra hạt tải điện trong môi trường chất khí trong quá trình tải điện tự lực
- Dòng điện trong chất khí là dòng dịch chuyển có hướng của các ion dương theo chiều điện trường và ion âm, electron ngược chiều điện trường.
- Các cách tạo ra hạt tải điện trong chất khí:
+ Dưới tác dụng của điện trường đủ mạnh có khả năng làm ion hóa chất khí, biến phân tử khí trung hòa thành ion dương và electron tự do.
+ quá trình phóng điện tự lực xảy ra trong chất khí ở áp suất thường hoặc áp suất thấp giữa hai điện cực có hiệu điện thế không lớn
Câu 3:
Phát biểu định nghĩa điện năng tiêu thụ và công suất điện của đoạn mạch khi có dòng điện chạy qua:, viết công thức, ghi tên và đơn vị các đại lượng trong công thức.
- Điện năng tiêu thụ của đoạn mạch chính là công của dòng đện chạy qua mạch đó, được tính là công của lực điện làm di chuyển các điện tích tự do trong đoạn mạch và bằng tích của hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch với cường độ dòng điện và thời gian dòng điện chạy qua đoạn mạch đó.
A = qU = UIt. Đơn vị: Jun (J)
- Công suất của dòng điện chạy qua một đoạn mạch bằng tích của hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch và cường độ dòng điện chạy qua đoạn mạch đó:
P = UI Đơn vị Oát (W)
- Trong đó hiệu điện thế U (Vôn) và cường độ dòng điện I (ampe), thời gian t (giây)
Câu 4:
Áp dụng công thức tính điện trở suất theo nhiệt độ: ρ = ρ0[1+α(t – t0)]
Giải chi tiết:
Điện trở suất ở nhiệt độ t = 5000C là:
ρ = ρ0[1+α(t – t0)] = 10,6.10-8.[1+3,9.10-3(500 – 20)] = 3,044.10-7Ω.m
Câu 5:
Công của lực lạ làm dịch chuyển một lượng điện tích 7.10 –2 C bằng 840 mJ giữa hai cực của một nguồn điện. Tính suất điện động của của nguồn điện này
Áp dụng công thức A = qE
Giải chi tiết:
A = 840mJ = 084J
Suất điện động của nguồn
Câu 6:
Một nguồn điện có E = 6V, r = 2 Ω , mạch ngoài là điện trở R. Tính R để công suất tiêu thụ của mạch ngoài là lớn nhất. Tính công suất này ?
- Công suất tiêu thụ trên mạch ngoài: P = I2RR
- Định luật Ôm cho toàn mạch:
Giải chi tiết:
Cường độ dòng điện qua mạch:
Công suất tiêu thụ trên mạch ngoài:
Để P lớn nhất thì nhỏ nhất
Áp dụng BĐT Cô si hai số:
Vậy min bằng 2r khi R = r = 2Ω
Khi đó công suất tiêu thụ trên mạch:
Câu 7:
Cho mạch điện như hình vẽ .
- Bộ nguồn Eb = 8V, rb = 0,8Ω
- Cho R1 = 1,2Ω; R2 (6V-6W), R3 = 2Ω là điện trở của bình điện phân đựng dung dịch AgNO3 với cực dương bằng Ag ; R4 = 4Ω . Bỏ qua điện trở của các dây nối ,Vôn-kế có RV rất lớn, Ampe-kế có RA = 0 và giả sử điện trở của đèn không thay đổi . Biết Ag = 108 , n = 1
a. Khi K mở : Tìm số chỉ của vôn-kế V và độ sáng của đèn.
b. Khi K đóng : Sau 16 phút 5 giây có 0,864g Ag bám vào catốt của bình điện phân. Tìm số chỉ của Ampe-kế A và số chỉ của vôn-kế V ?
Điện trở của đèn: R2 = U2/P = 6Ω
Cường độ dòng điện định mức của đèn: I = U/R2 = 1A
a) Khi K mở, mạch gồm R1 nt R2
Điện trở tương đương của mạch ngoài: RN = R1+ R2 = 7,2Ω
Cường độ dòng điện qua mạch:
Số chỉ ampe kế là cường độ dòng điện mạch chính: IA= I = 1A
Số chỉ vôn kế: UV = IRN = 7,2V
Dòng điện qua đèn có cường độ 1A bằng giá trị định mức nên đèn sáng bình thường
b) Khi K đóng
Điện trở tương đương của mạch ngoài:
Cường độ dòng điện mạch chính
Số chỉ của ampe kế IA = I = 1,6A
Khối lượng Ag bám vào catot:
Số chỉ của vôn kế: UV = IRN = 6,72V