Bài 19: Sắt
-
4217 lượt thi
-
15 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Sắt có những tính chất hóa học nào ? Viết các phương trình hóa học minh họa.
a) Tác dụng với phi kim :
Tác dụng với oxi : 3Fe + 2O2 → Fe3O4(to)
Tác dụng với clo : 2Fe + 3Cl2 → 2FeCl3(to)
Lưu ý: Fe tác dụng với clo chỉ cho Fe (III) clorua (không cho Fe(II) clorua).
b) Tác dụng với dung dịch axit: Sắt tác dụng với dung dịch HCl, H2SO4 loãng cho muối sắt (II) và giải phóng H2.
Fe + 2HCl → FeCl2 + H2 ↑
Lưu ý: Fe tác dụng với dung dịch HCl chỉ cho Fe (II) clorua (không cho Fe(III) clorua).
Fe không tác dụng với HNO3 đặc, nguội và H2SO4 đặc, nguội.
c) Tác dụng với dung dịch muối:
Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu
Sắt tác dụng với dung dịch muối sắt (II) và giải phóng kim loại mới.
Câu 2:
Từ sắt và các hóa chất cần thiết, hãy viết các phương trình hóa học để thu được các oxit riêng biệt: Fe3O4, Fe2O3 và ghi rõ điều kiện phản ứng, nếu có:
Các PTHH:
∗ Fe3O4
3Fe + 2O2 Fe3O4
∗ Fe2O3
Sơ đồ: Fe + Cl2→ FeCl3 + NaOH→ Fe(OH)3 Fe2O3
2Fe + 3Cl2 2FeCl3
FeCl3 + 3NaOH → Fe(OH)3 + 3NaCl
2Fe(OH)3 Fe2O3 + 3H2O
Câu 3:
Có bột kim loại sắt lẫn tạp chất nhôm. Hãy trình bày phương pháp làm sạch sắt.
Cho bột kim loại sắt có lẫn nhôm vào dung dịch NaOH dư, chỉ có nhôm phản ứng, sắt sẽ không phản ứng
2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2 ↑
Sau khi khí bay ra hết, tức nhôm đã phản ứng hết, lọc dung dịch sau phản ứng thấy còn chất rắn không tan, đó là sắt.
Câu 4:
Sắt tác dụng được với chất nào sau đây?
a) Dung dịch muối Cu(NO3)2
b) H2SO4 đặc, nguội
c) Khí Cl2
d) Dung dịch ZnSO4.
Viết các phương trình hóa học và ghi điều kiện, nếu có:
Sắt tác dụng với dung dịch muối Cu(NO3)2 (a) và khí Cl2 (c):
Fe + Cu(NO3)2 → Fe(NO3)2 + Cu ↓
(kim loại mạnh đẩy kim loại yếu ra khỏi dung dịch muối)
2Fe + 3Cl2 2FeCl3.
Lưu ý: Sắt bị thụ động hóa trong môi trường H2SO4 đặc nguội và HNO3 đặc nguội.
Câu 5:
Ngâm bột sắt dư trong 10ml dung dịch đồng sunfat 1M. Sau khi phản ứng kết thúc, lọc được chất rắn A và dung dịch B.
a) Cho A tác dụng với dung dịch HCl dư. Tính khối lượng chất rắn còn lại sau phản ứng.
b) Tính thể tích dung dịch NaOH 1M vừa đủ để kết tủa hoàn toàn dung dịch B.
a) nCuSO4 = CM .V = 1. 0,01 = 0,01 (mol)
PTHH: Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu (1)
Chất rắn A gồm sắt dư và đồng, dung dịch B là FeSO4.
nCu = nCuSO4 = 0,01 mol
PTHH cho A + dd HCl:
Fe + 2HCl → FeCl2 + H2 ↑ (2)
Cu + HCl → không phản ứng.
Khối lượng chất rắn còn lại sau phản ứng với HCl chỉ có Cu
mCu = 0,01 x 64 = 0,64g.
b) Dung dịch B chỉ có FeSO4:
FeSO4 + 2NaOH → Fe(OH)2 ↓ + Na2SO4 ( 3)
Theo pt (1) nFeSO4 = nCuSO4 = 0,01 mol
Theo pt (3) nNaOH = 2. nFeSO4 = 2. 0,01 = 0,02 mol
Câu 6:
Cho dây sắt quấn hình lò xo (đã được nung nóng đỏ) vào lọ đựng khí clo. Hiện tượng xảy ra là:
Đáp án: C
Câu 7:
Hoà tan hỗn hợp gồm Fe và Cu vào dung dịch HCl (vừa đủ). Các chất thu được sau phản ứng là:
Đáp án: B
Cu không phản ứng với HCl
Fe + 2HCl → FeCl2 + H2
Câu 8:
Kim loại được dùng để làm sạch dung dịch FeSO4 có lẫn tạp chất là CuSO4 là
Đáp án: A
Sử dụng một lượng dư kim loại Fe
Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu
Lọc bỏ kim loại thu được dung dịch FeSO4 tinh khiết.
Câu 10:
Để chuyển FeCl3 thành Fe(OH)3, người ta dùng dung dịch:
Đáp án: C
FeCl3 + 3NaOH → Fe(OH)3 ↓ + 3NaCl
Câu 12:
Hoà tan 16,8g kim loại vào dung dịch HCl dư, sau phản ứng thu được 6,72 lít khí H2 (đktc). Kim loại đem hoà tan là (Biết trong muối thu được sau phản ứng kim loại có hóa trị II)
Đáp án: D
Ta có: nkhí = 6,72 : 22,4 = 0,3 mol, gọi kim loại là M
Câu 13:
Một tấn quặng manhetit chứa 81,2% Fe3O4. Khối lượng Fe có trong quặng là:
Đáp án: C
Khối lượng Fe3O4 có trong 1 tấn quặng là:
Câu 14:
Clo hoá 33,6g một kim loại A ở nhiệt độ cao thu được 97,5g muối ACl3. A là kim loại:
Đáp án: D
2A + 3Cl2 → 2ACl3