IMG-LOGO

Bộ 15 đề thi học kì 1 Địa lí 12 có đáp án - Đề 4

  • 2876 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 45 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Sông ngòi nước ta có thủy chế theo mùa là hệ quả của chế độ

Xem đáp án

Đáp án C

Sông ngòi nước ta có thủy chế theo mùa là hệ quả của chế độ mưa theo mùa. Do nguồn cung cấp nước chủ yếu cho sông ngòi nước ta là nước mưa vì thế nhịp điệu dòng chảy theo sát nhịp điệu mưa. Mùa lũ tương ứng với mùa mưa, mùa cạn tương ứng với mùa khô (sgk Địa lí 12 trang 46)


Câu 2:

Nền nhiệt ẩm cao, khí hậu phân mùa đã tác động đến sản xuất nông nghiệp ở

Xem đáp án

Đáp án A

Nền nhiệt ẩm cao tạo điều kiện cho nước ta phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới; đồng thời khí hậu phân mùa cũng quy định tính mùa vụ của nông nghiệp


Câu 3:

Quá trình chính trong sự hình thành và biến đổi địa hình ở nước ta là

Xem đáp án

Đáp án B

Quá trình chính trong sự hình thành và biến đổi địa hình ở nước ta là xâm thực và bồi tụ. Do thiên nhiên nước ta có tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa, địa hình lại phân hóa phức tạp nên ở đồi núi quá trình xâm thực chiếm ưu thế; ở đồng bằng quá trình bồi tụ chiếm ưu thế (sgk Địa lí 12 trang 45)


Câu 4:

Tác động của gió Tây khô nóng đến khí hậu nước ta là

Xem đáp án

Đáp án C

Tác động của gió Tây khô nóng đến khí hậu nước ta là tạo kiểu thời tiết khô nóng, hoạt động theo từng đợt. Gió Tây khô nóng có nguồn gốc từ khối khí nhiệt đới ẩm Bắc Ấn Độ Dương, di chuyển theo hướng Tây Nam, xâm nhập vào nước ta gây mưa lớn cho Tây Nguyên và Nam Bộ. Khi vượt qua dãy Trường Sơn và các dãy biên giới Việt – Lào, tràn xuống đồng bằng ven biển miền Trung và phía Nam của Tây Bắc, gió trở nên khô nóng (do hiện tượng phơn) (sgk Địa lí 12 trang 42)


Câu 5:

Ở nước ta, loại tài nguyên có triển vọng khai thác lớn nhưng chưa được chú ý đúng mức là

Xem đáp án

Đáp án C

Ở nước ta, loại tài nguyên có triển vọng khai thác lớn nhưng chưa được chú ý đúng mức là tài nguyên biển. Mặc dù nước ta có 3600km đường bờ biển và vùng biển rộng khoảng 1 triệu km2  với hệ thống tài nguyên phong phú như tài nguyên vị thế, tài nguyên khoáng sản biển, tài nguyên địa hình biển, tài nguyên sinh vật.... rất thuận lợi cho phát triển tổng hợp kinh tế biển. Tuy nhiên, các dạng tài nguyên này chưa được quan tâm đúng mức, dẫn đến lãng phí tài nguyên hoặc sử dụng chưa hợp lí gây suy giảm tài nguyên


Câu 6:

Ở độ cao 2400 - 2600m nước ta có kiểu khí hậu nào dưới đây?

Xem đáp án

Đáp án C

Thiên nhiên nước ta phân hóa thành 3 đai cao:

- Đai nhiệt đới gió mùa: có độ cao trung bình dưới 600-700m ở miền Bắc và dưới 900-1000m ở miền Nam

- Đai cận nhiệt gió mùa trên núi: có độ cao từ giới hạn trên của đai nhiệt đới gió mùa đến độ cao 2600m

- Đai ôn đới gió mùa trên núi có độ cao >2600m

=> Ở nước ta, độ cao 2400 - 2600m nằm trong giới hạn của đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi, có kiểu khí hậu cận nhiệt, mát mẻ


Câu 7:

Cho biểu đồ

 Biểu đồ trên thể hiện nội dung nào sau đây? (ảnh 1)

 Biểu đồ trên thể hiện nội dung nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án A

Dựa vào kĩ năng nhận diện biểu đồ, dễ nhận thấy biểu đồ thể hiện giá trị 2 đối tượng là nhiệt độ (đường) và lượng mưa (cột) các tháng trong năm của 1 trạm khí hậu


Câu 8:

Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 20, hãy cho biết tỉnh nào sau đây có sản lượng thủy sản khai thác cao hơn sản lượng nuôi trồng?

Xem đáp án

Đáp án D

Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 20, tỉnh có sản lượng thủy sản khai thác (cột màu hồng) cao hơn sản lượng nuôi trồng (cột màu xanh) là Kiên Giang


Câu 9:

Hệ sinh thái rừng nguyên sinh đặc trưng cho khí hậu nóng ẩm là

Xem đáp án

Đáp án B

Hệ sinh thái rừng nguyên sinh đặc trưng cho khí hậu nóng ẩm là rừng rậm nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh (sgk Địa lí 12 trang 46)


Câu 10:

Đặc điểm địa hình nhiều đồi núi thấp đã làm cho

Xem đáp án

Đáp án C

Đặc điểm địa hình nhiều đồi núi thấp đã làm cho tính chất nhiệt đới ẩm của thiên nhiên được bảo toàn. Do địa hình nước ta chủ yếu là đối núi thấp (85% địa hình là đồng bằng và đồi núi thấp dưới 1000m) làm cho đai nhiệt đới ẩm gió mùa chiếm ưu thế => tính chất nhiệt đới ẩm được bảo toàn (bộ phận đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi và ôn đới gió mùa trên núi chỉ chiếm tỉ lệ nhỏ)


Câu 11:

Cho bảng số liệu:

Nhiệt độ trung bình tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh

(Đơn vị:0C)

Nhận xét nào sau đây không đúng với bảng số liệu trên? (ảnh 1)

Nhận xét nào sau đây không đúng với bảng số liệu trên?

Xem đáp án

Đáp án C

Dựa vào bảng số liệu đã cho, áp dụng công thức tính nhiệt độ trung bình năm = Tổng nhiệt độ trung bình các tháng / 12

=> Nhiệt độ trung bình năm của Hà Nội = 23,50C

Nhiệt độ trung bình năm của TP Hồ Chí Minh = 27,10C

=> nhận xét Nhiệt độ trung bình năm Hà Nội cao hơn Thành phố Hồ Chí Minh là không đúng

=> Chọn đáp án C

Chú ý: có thể dùng phương pháp loại trừ để giảm bớt việc tính toán


Câu 12:

Vào đầu mùa hạ, gió Tây Nam gây mưa lớn cho vùng

Xem đáp án

Đáp án D

Vào đầu mùa hạ, gió Tây Nam gây mưa lớn cho vùng Tây Nguyên và Nam Bộ (sgk Địa lí 12 trang 41)


Câu 13:

Đồi núi nước ta có sự phân bậc rõ rệt vì

Xem đáp án

Đáp án A

Đồi núi nước ta có sự phân bậc rõ rệt do chịu tác động mạnh mẽ của nhiều đợt vận động tạo núi trong quá trình phát triển lâu dài của lãnh thổ, đặc biệt là vận động tạo núi Anpơ-Himalaya trong Tân kiến tạo. Trên lãnh thổ nước ta đã xảy ra các hoạt động như uốn nếp, đứt gãy, phun trào macma, nâng cao và hạ thấp địa hình, bồi lấp các bồn trũng lục địa...Ảnh hưởng của vận động tạo núi này làm cho địa hình vùng núi được nâng lên, địa hình trẻ lại; các quá trình xâm thực, bồi tụ được đẩy mạnh, bồi đắp lên những hệ thống đồng bằng lớn. (sgk Địa lí 12 trang 25-27)


Câu 14:

Đâu không phải là đặc điểm của địa hình đồi núi của nước ta?

Xem đáp án

Đáp án B

Địa hình nước ta chịu tác động mạnh mẽ của con người (sgk Địa lí 12 trang 29), thể hiện qua việc san lấp đồi núi, mở rộng đất đai ven biển, đắp đê, xây dựng hồ thủy điện làm thay đổi dòng chảy sông.....

=> nhận xét Địa hình nước ta không chịu tác động của con người là không đúng


Câu 15:

Thế mạnh của vị trí địa lí nước ta trong khu vực Đông Nam Á sẽ được phát huy cao độ nếu biết kết hợp xây dựng các loại hình giao thông vận tải

Xem đáp án

Đáp án D

Thế mạnh của vị trí địa lí nước ta trong khu vực Đông Nam Á sẽ được phát huy cao độ nếu biết kết hợp xây dựng các loại hình giao thông vận tải đường hàng không và đường biển bởi nước ta nằm gần ngã tư hàng hải, hàng không quốc tế; có vị trí cửa ngõ ra biển của Đông Nam Á đất liền, nhất là Lào và Đông Bắc Campuchia


Câu 16:

Cảnh quan thiên nhiên tiêu biểu cho phần lãnh thổ phía Nam ở nước ta là

Xem đáp án

Đáp án D

Cảnh quan thiên nhiên tiêu biểu cho phần lãnh thổ phía Nam ở nước ta là đới rừng cận xích đạo gió mùa do thiên nhiên ở đây mang sắc thái của vùng khí hậu cận xích đạo gió mùa (sgk Địa lí 12 trang 48)


Câu 17:

Nguyên nhân cơ bản tạo nên sự phân hóa khí hậu giữa phần lãnh thổ phía Bắc và phía Nam là do

Xem đáp án

Đáp án B

Nguyên nhân cơ bản tạo nên sự phân hóa khí hậu giữa phần lãnh thổ phía Bắc và phía Nam là do càng vào Nam lượng bức xạ Mặt Trời càng tăng (do vị trí càng gần Xích Đạo) và đặc biệt là sự giảm sút ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc về phía Nam. Gió mùa Đông Bắc tạo một mùa đông lạnh cho miền Bắc, nhiệt độ giảm sâu, có những ngày rét đậm, càng về phía Nam ảnh hưởng của khối khí lạnh càng giảm và hầu như kết thúc tại vĩ tuyến 160B (dãy Bạch Mã) tạo sự phân hóa khí hậu giữa 2 miền Bắc – Nam rõ rệt


Câu 18:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, hãy cho biết nhận xét nào sau đây là không đúng về sản lượng khai thác dầu thô và than sạch của cả nước từ năm 2000 đến năm 2007?

Xem đáp án

Đáp án B

Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, biểu đồ sản lượng khai thác dầu thô và than sạch cả nước qua các năm. Nhận xét thấy giai đoạn 2000-2007, sản lượng than tăng liên tục qua các năm nhưng sản lượng dầu lại có xu hướng tăng trong giai đoạn 2000-2005, sau đó lại giảm trong giai đoạn 2005-2007

=> nhận xét Sản lượng khai thác dầu và than tăng liên tục qua các năm là không đúng


Câu 19:

Khí hậu phần lãnh thổ phía Bắc đặc trưng cho vùng khí hậu

Xem đáp án

Đáp án D

Khí hậu phần lãnh thổ phía Bắc đặc trưng cho vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh (sgk Địa lí 12 trang 48)


Câu 20:

Gió mùa mùa đông ở miền Bắc nước ta có đặc điểm:

Xem đáp án

Đáp án A

Gió mùa mùa đông ở miền Bắc nước ta có đặc điểm xuất hiện thành từng đợt từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau với thời tiết lạnh khô (nửa đầu mùa đông) hoặc lạnh ẩm (nửa sau mùa đông) (sgk Địa lí 12 trang 40-41)


Câu 21:

Đất feralit ở nước ta thường bị chua vì ?

Xem đáp án

Đáp án C

Đất feralit ở nước ta thường bị chua vì khí hậu nước ta có mưa nhiều làm rửa trôi các chất badơ dễ tan như Ca2+, Mg2+, K+ (sgk Địa lí 12 trang 46)


Câu 22:

Gió đông bắc thổi ở vùng phía nam đèo Hải Vân vào mùa đông thực chất là

Xem đáp án

Đáp án A

Gió đông bắc thổi ở vùng phía nam đèo Hải Vân vào mùa đông thực chất là gió tín phong ở nửa cầu Bắc hoạt động thường xuyên suốt năm. Gió qua biển gây mưa cho dải duyên hải miền Trung và tạo mùa khô cho Nam Bộ và Tây Nguyên


Câu 23:

Câu nào dưới đây thể hiện mối quan hệ chặt chẽ giữa miền núi với đồng bằng nước ta?

Xem đáp án

Đáp án D

Mối quan hệ chặt chẽ giữa miền núi với đồng bằng nước ta được thể hiện bởi quá trình xâm thực mạnh ở đồi núi tạo ra các vật liệu vụn, sông ngòi mang vật liệu bào mòn từ đồi núi xuống bồi đắp ở các đồng bằng, làm mở rộng đồng bằng


Câu 24:

Cho bảng số liệu:

Diện tích và sản lượng lúa nước ta giai đoạn 2000 – 2015

 Biểu đồ thể hiện tốt nhất tốc độ tăng trưởng diện tích, sản lượng lúa giai đoạn 2000 – 2015 là biểu đồ (ảnh 1)

 Biểu đồ thể hiện tốt nhất tốc độ tăng trưởng diện tích, sản lượng lúa giai đoạn 2000 – 2015 là biểu đồ

Xem đáp án

Đáp án A

Dựa vào kĩ năng nhận diện biểu đồ, biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tốc độ tăng trưởng là biểu đồ đường

=> Chọn đáp án A

Chú ý: trước khi vẽ biểu đồ tốc độ tăng trưởng, các số liệu phải được xử lí về cùng đơn vị %; lấy năm gốc = 100%


Câu 25:

Cho biểu đồ sau:

Nhận xét nào đúng với biểu đồ trên (ảnh 1)

Nhận xét nào đúng với biểu đồ trên

Xem đáp án

Đáp án D

Dựa vào biểu đồ số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị đã cho, nhận xét thấy giai đoạn 1990-2005 dân số thành thị có xu hướng tăng (tăng 9,4 triệu người) và tỉ lệ dân thành thị cũng có xu hướng tăng (tăng 7,4%)

=> Nhận xét đúng là D.Dân số thành thị và tỉ lệ dân thành thị trong tổng số dân tang


Câu 26:

Cho bảng số liệu sau:

Nhiệt độ trung bình một số địa điểm

Nhận xét nào sau đây đúng với bảng số liệu trên? (ảnh 1)
                                                                              (Nguồn: Niên giám thống kê 2015, NXB Thống kê 2016)

Nhận xét nào sau đây đúng với bảng số liệu trên?

Xem đáp án

Đáp án C

Dựa vào bảng số liệu nhiệt độ trung bình tại một số địa điểm của nước ta, nhận xét thấy nhiệt độ trung bình năm có xu hướng tăng dần từ Bắc vào Nam, từ 21,20C ở Lạng Sơn, nhiệt độ tăng dần lên 27,10C ở TP Hồ Chí Minh


Câu 27:

Dải đồng bằng ven biển miền Trung có đặc điểm

Xem đáp án

Đáp án B

Dải đồng bằng ven biển miền Trung có đặc điểm hẹp ngang, đồng bằng bị chia cắt thành các đồng bằng nhỏ do các dãy núi ăn ra sát biển; đất nghèo, nhiều cát, ít phù sa sông. Đồng bằng ven biển miền Trung thường chịu ảnh hưởng của gió phơn khô nóng đầu mùa hạ, lại chịu tác động mạnh của bão, lũ và nhiều thiên tai khác => thiên nhiên khắc nghiệt


Câu 28:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, hãy cho biết trung tâm kinh tế nào sau đây có quy mô trên 100 000 tỉ đồng ?

Xem đáp án

Đáp án D

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, trung tâm kinh tế có quy mô trên 100 000 tỉ đồng là Hà Nội và TP Hồ Chí Minh


Câu 29:

Đặc điểm nào không đúng với khí hậu phần lãnh thổ phía Nam nước ta?

Xem đáp án

Đáp án A

Khí hậu phần lãnh thổ phía Nam có đặc trưng khí hậu cận xích đạo gió mùa, nóng quanh năm, biên độ nhiệt năm thấp, có 2 mùa mưa – khô rõ rệt

=> Biên độ nhiệt năm cao không phải đặc điểm của lãnh thổ phía Nam


Câu 30:

Cảnh quan thiên nhiên tiêu biểu cho phần lãnh thổ phía Bắc ở nước ta là

Xem đáp án

Đáp án A

Cảnh quan thiên nhiên tiêu biểu cho phần lãnh thổ phía Bắc ở nước ta là đới rừng nhiệt đới gió mùa (sgk Địa lí 12 trang 48)


Câu 31:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 18, hãy cho biết Tây Nguyên tiếp giáp với các vùng nông nghiệp nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án B

Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 18, Tây Nguyên tiếp giáp với các vùng nông nghiệp Duyên hải Nam Trung Bộ và Đông Nam Bộ.


Câu 32:

Thiên nhiên vùng biển và thềm lục địa nước ta không có đặc điểm nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án B

Quan sát Atlat trang 6-7, dễ nhận thấy đường bờ biển Nam Trung Bộ khúc khuỷu, nhiều vũng vịnh => nhận xét Đường bờ biển Nam Trung Bộ bằng phằng là không đúng

=> B không phải đặc điểm của Thiên nhiên vùng biển và thềm lục địa nước ta


Câu 33:

Nước ta có nguồn tài nguyên sinh vật phong phú nhờ

Xem đáp án

Đáp án C

Nước ta có nguồn tài nguyên sinh vật phong phú nhờ vị trí địa lí nước ta nằm ở nơi tiếp giáp giữa lục địa và hải dương trên đường di lưu và di cư của các loài sinh vật.

=> Chọn đáp án C

Chú ý: từ khóa của câu hỏi là “tài nguyên sinh vật” nên đáp án liên quan đến sinh vật sẽ phù hợp nhất


Câu 34:

Thiên nhiên vùng núi cao Tây Bắc mang sắc thái của vùng khí hậu

Xem đáp án

Đáp án B

Thiên nhiên vùng núi cao Tây Bắc mang sắc thái của vùng khí hậu ôn đới gió mùa trên núi (độ cao >2600m), nhất là khu vực dãy núi Hoàng Liên Sơn


Câu 35:

Biển Đông ảnh hưởng nhiều nhất, sâu sắc nhất đến thiên nhiên nước ta ở lĩnh vực

Xem đáp án

Đáp án D

Biển Đông ảnh hưởng nhiều nhất, sâu sắc nhất đến thiên nhiên nước ta ở khía cạnh khí hậu. Nhờ tiếp giáp với biển Đông mà thiên nhiên nước ta, trước tiên là khí hậu mang tính hải dương, điều hòa hơn so với các nước khác cũng vĩ độ ở Tây Nam Á hay Bắc Phi


Câu 36:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 18, hãy cho biết cây công nghiệp nào dưới đây không thuộc Đông Nam Bộ?

Xem đáp án

Đáp án A

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 18, cây chè không phải cây công nghiệp của Đông Nam Bộ do chè là cây có nguồn gốc cận nhiệt, ôn đới, thích hợp trồng nơi mát mẻ trong khi Đông Nam Bộ nóng quanh năm


Câu 37:

Rêu và địa y phủ kín thân cây, cành cây” là đặc điểm sinh vật ở độ cao nào ở vùng núi nước ta?

Xem đáp án

Đáp án C

Rêu và địa y phủ kín thân cây, cành cây” là đặc điểm sinh vật ở độ cao trên 1600-1700 đến 2600m, thuộc đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi (sgk Địa lí 12 trang 52)


Câu 38:

Hai bể trầm tích có diện tích lớn nhất nước ta là

Xem đáp án

Đáp án B

Hai bể trầm tích có diện tích lớn nhất nước ta là Nam Côn Sơn và Cửu Long (sgk Địa lí 12 trang 38)


Câu 39:

Loại gió có tác động thường xuyên đến toàn bộ lãnh thổ nước ta là

Xem đáp án

Đáp án D

Loại gió có tác động thường xuyên đến toàn bộ lãnh thổ nước ta là gió Tín phong hay gió Mậu dịch vì nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến Bắc bán cầu. Tuy nhiên do hoạt động của gió mùa châu Á nên gió Mậu dịch hoạt động xen kẽ gió mùa chỉ mạnh lên rõ rệt vào thời kì chuyển tiếp giữa 2 mùa gió


Câu 40:

Đây là đặc điểm quan trọng nhất của địa hình đồi núi nước ta, có ảnh hưởng rất lớn đến các yếu tố khác.

Xem đáp án

Đáp án B

Đặc điểm quan trọng nhất của địa hình đồi núi nước ta, có ảnh hưởng rất lớn đến các yếu tố khác là “Đồi núi thấp chiếm ưu thế”. Do đồi núi thấp chiếm ưu thế nên tính chất nhiệt đới của thiên nhiên nước ta được bảo toàn, từ đó các thành phần tự nhiên khác cũng mang sắc thái của vùng nhiệt đới


Bắt đầu thi ngay

Bài thi liên quan


Có thể bạn quan tâm


Các bài thi hot trong chương