IMG-LOGO

Bộ 15 đề thi học kì 1 Địa lí 12 có đáp án - Đề 5

  • 2011 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 45 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Địa hình nước ta không có đặc điểm nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án D

Địa hình nước ta chịu tác động mạnh mẽ của con người chứ không phải Địa hình ít chịu tác động của con người.

=> Đặc điểm không đúng là “Địa hình ít chịu tác động của con người”


Câu 2:

Đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa, là do nhân tố nào sau đây quy định?

Xem đáp án

Đáp án A

Đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa, là do nhân tố vị trí địa lí quy định.

Do nước ta nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến Bắc Bán cầu nên có nhiệt độ cao, tổng lượng bức xạ lớn (tính chất nhiệt đới). Nước ta nằm cạnh biển Đông rộng lớn, nguồn dự trữ nhiệt ẩm dồi dào, nguồn cung cấp ẩm cho các khối khí qua biển vào nước ta làm cho nước ta có lượng mưa và độ ẩm lớn (tính chất ẩm). Nước ta nằm trong vùng hoạt động điển hình của châu Á gió mùa nên thiên nhiên có sự phân hóa theo mùa (tính chất gió mùa)


Câu 3:

Cho bảng số liệu sau:

DIỆN TÍCH, SẢN LƯỢNG VÀ NĂNG SUẤT LÚA Ở NƯỚC TA

GIAI ĐOẠN 2000 - 2012

Năm

2000

2005

2010

2012

Diện tích (nghìn ha)

7666,3

7329,2

7489,4

7761,2

Sản lượng (nghìn tấn)

32529,5

35832,9

40005.6

43737,8

Năng suất (tạ/ha)

42,4

48,9

53,4

56,4

Theo bảng số liệu trên, để thể hiện tốc độ tăng trưởng về diện tích, sản lượng và năng suất lúa nước ta giai đoạn 2000 – 2012, biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất?

Xem đáp án

Đáp án A

Dựa vào kĩ năng nhận diện biểu đồ, biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tốc độ tăng trưởng là biểu đồ đường

=> Biểu đồ thích hợp nhất  thể hiện tốc độ tăng trưởng về diện tích, sản lượng và năng suất lúa nước ta giai đoạn 2000 – 2012 là biểu đồ đường

=> Chọn đáp án A

Chú ý: nhiều bạn thường mắc lỗi sai do thấy bảng số liệu có nhiều đơn vị khác nhau. Tuy nhiên, để vẽ biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng cần xử lí bảng số liệu về đơn vị % - tốc độ tăng trưởng ( năm đầu =100%) trước khi vẽ biểu đồ. Như vậy, bảng số liệu sẽ còn 1 đơn vị duy nhất là %


Câu 4:

Thiên nhiên phần lãnh thổ phía Nam của nước ta mang sắc thái của vùng khí hậu

Xem đáp án

Đáp án D

Thiên nhiên phần lãnh thổ phía Nam của nước ta mang sắc thái của vùng khí hậu cận xích đạo gió mùa. (sgk Địa lí 12 trang 48)


Câu 5:

Ý nào sau đây phản ánh đặc điểm địa hình của miền tự nhiên Tây Bắc và Bắc Trung Bộ của nước ta?

Xem đáp án

Đáp án B

Đặc điểm địa hình của miền tự nhiên Tây Bắc và Bắc Trung Bộ của nước ta là có địa hình cao, Địa hình cao (cao nhất nước ta), hướng núi tây bắc - đông nam; đồng bằng thu hẹp (chủ yếu là các đồng bằng nhỏ hẹp giữa núi hoặc đồng bằng nhỏ hẹp ven biển, chỉ có đồng bằng sông Mã, sông Cả là mở rộng hơn)


Câu 6:

Động, thực vật chiếm ưu thế của phần lãnh thổ phía Bắc nước ta là

Xem đáp án

Đáp án B

Động, thực vật chiếm ưu thế của phần lãnh thổ phía Bắc nước ta là các loài thuộc vùng nhiệt đới. Ngoài ra còn có các loài cận nhiệt đới như dẻ, re, cây ôn đới như samu, pơ mu, các loài thú có lông dày (sgk Địa lí 12 trang 48)


Câu 7:

Nước ta, đai cao cận nhiệt đới gió mùa trên núi ở miền Bắc hạ thấp hơn so với miền Nam, vì

Xem đáp án

Đáp án B

Nước ta, đai cao cận nhiệt đới gió mùa trên núi ở miền Bắc hạ thấp hơn so với miền Nam, vì miền Bắc có nền nhiệt thấp hơn miền Nam. Miền Bắc có nền nhiệt độ ở chân núi thấp thì chỉ cần lên tới 600-700m là nhiệt độ đã giảm đạt tiêu chuẩn đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi. Miền Nam có nền nhiệt độ ở chân núi cao thì cần lên tới 900-1000m, nhiệt độ mới giảm đạt tiêu chuẩn đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi.


Câu 8:

Chế độ nước theo mùa của sông ngòi nước ta không bị ảnh hưởng bởi

Xem đáp án

Đáp án B

Chế độ nước sông sẽ phụ thuộc vào nguồn cung cấp nước là chủ yếu nên địa hình không phải nhân tố chính ảnh hưởng tới chế độ nước sông

=> địa hình đồi núi chiếm 3/4 diện tích lãnh thổ không phải nhân tố quy định chế độ nước sông theo mùa


Câu 9:

Loại khoáng sản có tiềm năng vô tận ở vùng biển nước ta là

Xem đáp án

Đáp án B

Loại khoáng sản có tiềm năng vô tận ở vùng biển nước ta là muối biển. Biển nước ta là nguồn muối vô tận (sgk Địa lí 12 trang 191)


Câu 10:

Hình dạng lãnh thổ kéo dài, và ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc đã tác động đến thiên nhiên nước ta là

Xem đáp án

Đáp án C

Hình dạng lãnh thổ kéo dài, và ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc đã làm thiên nhiên nước ta có sự phân hoá theo chiều Bắc – Nam. Miền Bắc có vĩ độ cao, chịu ảnh hưởng mạnh của gió mùa Đông Bắc nên có mùa đông lạnh; miền Nam không chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc nên nóng quanh năm


Câu 11:

Cho biểu đồ:

Căn cứ vào biểu đồ hãy cho biết nhận xét nào sau đây đúng về chế độ nước sông Hồng và sông Đà Rằng? (ảnh 1)

Căn cứ vào biểu đồ hãy cho biết nhận xét nào sau đây đúng về chế độ nước sông Hồng và sông Đà Rằng?

Xem đáp án

Đáp án B

Dựa vào biểu đồ đã cho, dễ nhận thấy chế độ nước sông của sông Hồng và sông Đà Rằng có sự khác nhau. Sông Hồng có mùa lũ vào mùa hạ (trùng với mùa mưa ở miền Bắc); sông Đà Rằng có mùa lũ vào thu đông (trùng với mùa mưa ở Duyên hải Nam Trung Bộ)


Câu 12:

Độ ẩm không khí của nước ta cao đã gây khó khăn cho việc

Xem đáp án

Đáp án B

Độ ẩm không khí của nước ta cao đã gây khó khăn cho việc bảo quản máy móc, thiết bị, nông sản (sgk Địa lí 12 trang 47) do máy móc, thiết bị dễ bị han gỉ, nông sản khó bảo quản lâu


Câu 13:

Đất feralit ở nước ta có màu đỏ vàng là do

Xem đáp án

Đáp án D

Đất feralit ở nước ta có màu đỏ vàng là do có sự tích tụ ôxit sắt và ôxit nhôm (sgk Địa lí 12 trang 46)


Câu 14:

Do nước ta nằm hoàn toàn trong vùng nhiệt đới ở bán cầu Bắc, nên:

Xem đáp án

Đáp án A

Do nước ta nằm hoàn toàn trong vùng nhiệt đới ở bán cầu Bắc, nên có tổng bức xạ lớn, cân bằng bức xạ dương quanh năm, nhiệt độ trung bình năm cao (sgk Địa lí 12 trang 40)


Câu 15:

Nơi có đủ 3 đai cao ở nước ta là

Xem đáp án

Đáp án C

Ở nước ta chỉ duy nhất miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ có 3 đai cao do có địa hình cao, nhiều núi cao trên 2600m nên có cả đai ôn đới gió mùa trên núi


Câu 16:

Hệ sinh thái rừng nguyên sinh ở nước ta là

Xem đáp án

Đáp án C

Hệ sinh thái rừng nguyên sinh ở nước ta là rừng rậm nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh đặc trưng cho khí hậu nóng ẩm (sgk Địa lí 12 trang 46)


Câu 17:

Nơi có thềm lục địa hẹp nhất nước ta thuộc vùng biển của khu vực

Xem đáp án

Đáp án D

Nơi có thềm lục địa hẹp nhất nước ta thuộc vùng biển của khu vực Nam Trung Bộ. Quan sát Atlat trang 4-5 dễ nhận thấy vùng ven biển Nam Trung Bộ có các đường đẳng sâu xếp xít nhau, thềm lục địa hẹp, dốc, đổ mau xuống độ sâu >1000m và >2000m


Câu 18:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, hãy cho biết sông nào sau đây thuộc hệ thống sông Hồng?

Xem đáp án

Đáp án C

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, sông Lô thuộc hệ thống sông Hồng


Câu 19:

Đặc điểm địa hình nước ta chủ yếu là đồi núi thấp, đã làm cho

Xem đáp án

Đáp án B

Đặc điểm địa hình nước ta chủ yếu là đồi núi thấp, đã làm cho tính chất nhiệt đới của thiên nhiên nước ta được bảo toàn. Vì địa hình chủ yếu là đồi núi thấp nên đại đa số lãnh thổ thuộc đai nhiệt đới gió mùa; phần ít lãnh thổ thuộc đai cận nhiệt hoặc ôn đới gió mùa trên núi nên tính chất nhiệt đới về cơ bản vẫn được bảo toàn, nền nhiệt độ trung bình năm vẫn cao đạt tiêu chuẩn nhiệt đới


Câu 20:

Tiếp liền với lãnh hải và hợp với lãnh hải thành một vùng biển rộng 200 hải lí tính từ đường cơ sở, đó là

Xem đáp án

Đáp án D

Tiếp liền với lãnh hải và hợp với lãnh hải thành một vùng biển rộng 200 hải lí tính từ đường cơ sở, đó là vùng đặc quyền kinh tế (sgk Địa lí 12 trang 15)


Câu 21:

Cho bảng số liệu:

NHIỆT ĐỘ TRUNG BÌNH CÁC THÁNG CỦA LẠNG SƠN VÀ LAI CHÂU (Đơn vị: 0C)

Địa điểm

I

II

III

IV

V

VI

VII

VIII

IX

X

XI

XII

Lạng Sơn

13,3

14,3

18,2

22,1

23,3

26,9

27,0

26,6

25,2

22,6

18,3

14,3

Lai Châu

17,2

18,0

21,3

24,6

24,5

26,5

26,5

26,6

26,1

23,7

20,6

17,7

Biên độ nhiệt độ trung bình năm của Lạng Sơn và Lai Châu lần lượt là

Xem đáp án

Đáp án D

Áp dụng công thức tính biên độ nhiệt độ trung bình năm = nhiệt độ trung bình tháng cao nhất – nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất

=> Biên độ nhiệt độ trung bình năm của Lạng Sơn = 27,0 - 13,3 = 13,7 0C

Biên độ nhiệt độ trung bình năm của Lai Châu = 26,6 - 17,2 = 9,4 0C

=> Biên độ nhiệt độ trung bình năm của Lạng Sơn và Lai Châu lần lượt là 13,70C và 9,40C


Câu 22:

Nhận định nào sau đây không đúng với thế mạnh của khu vực đồng bằng nước ta?

Xem đáp án

Đáp án D

Nhận định không đúng với thế mạnh của khu vực đồng bằng nước ta là Các sông có trữ năng thủy điện lớn. Vì đồng bằng địa hình tương đối bằng phẳng, sông ngòi chảy êm đềm nên không có trữ năng thủy điện lớn như miền núi


Câu 23:

Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 11, hãy cho biết vùng nào sau đây nhiều đất phèn nhất?

Xem đáp án

Đáp án C

Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 11, vùng Đồng bằng sông Cửu Long tập trung nhiều đất phèn nhất cả nước


Câu 24:

Ranh giới giữa hai vùng núi Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam của nước ta là

Xem đáp án

Đáp án C

Ranh giới giữa hai vùng núi Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam của nước ta là dãy Bạch Mã (sgk Địa lí 12 trang 30)


Câu 25:

Nước ta có nhiều tài nguyên khoáng sản là do vị trí địa lí:

Xem đáp án

Đáp án C

Nước ta có nhiều tài nguyên khoáng sản là do vị trí địa lí nước ta nằm trên vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương, Địa Trung Hải

=> Chọn đáp án C

Chú ý: tài nguyên khoáng sản tất nhiên liên quan đến vành đai sinh khoáng nhất


Câu 26:

Cho bảng số liệu sau:

SỰ BIẾN ĐỘNG DIỆN TÍCH RỪNG QUA MỘT SỐ NĂM

(Đơn vị: triệu ha)

Năm

1943

1983

2003

2014

Tổng diện tích rừng

14,3

7,2

12,7

13,7

Rừng tự nhiên

14,3

6,8

10,2

10,1

Rừng trồng

0,0

0,4

2,5

3,6

Độ che phủ (%)

43

22

38

40,2

Nhận định đúng nhất là:

Xem đáp án

Đáp án D

Dựa vào bảng số liệu đã cho, nhận định đúng nhất là Diện tích và chất lượng rừng có tăng nhưng vẫn chưa được phục hồi hoàn toàn. Do từ năm 1943 đến năm 2014 diện tích rừng sau khi giảm mạnh trong giai đoạn 1943-1983  đã có xu hướng tăng trở lại, tuy nhiên rừng tự nhiên vẫn chưa được khôi phục hoàn toàn, độ che phủ rừng cũng giảm


Câu 27:

Vào giữa và cuối mùa hạ, do ảnh hưởng của áp thấp Bắc Bộ nên gió mùa Tây Nam khi vào Bắc Bộ nước ta di chuyển theo hướng

Xem đáp án

Đáp án A

Vào giữa và cuối mùa hạ, do ảnh hưởng của áp thấp Bắc Bộ nên gió mùa Tây Nam khi vào Bắc Bộ nước ta di chuyển theo hướng Đông Nam (sgk Địa lí 12 trang 42 – Atlat trang 9)


Câu 28:

Trên đất liền, nước ta có đường biên giới chung dài nhất với

Xem đáp án

Đáp án C

Trên đất liền, nước ta có đường biên giới chung dài nhất với  Lào 2100km (sgk Địa lí 12 trang 13)


Câu 29:

Vùng biển có ranh giới ngoài cùng là đường biên giới quốc gia trên biển, đó là vùng

Xem đáp án

Đáp án A

Vùng biển có ranh giới ngoài cùng là đường biên giới quốc gia trên biển, đó là vùng lãnh hải. Ranh giưới ngoài của lãnh hải là đường biên giới quốc gia trên biển (sgk Địa lí 12 trang 15)


Câu 30:

Từ độ cao 1600 - 1700 m trở lên của đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi ở nước ta có các loại đất chủ yếu là

Xem đáp án

Đáp án A

Từ độ cao 1600 - 1700 m trở lên của đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi ở nước ta có các loại đất chủ yếu là đất mùn (sgk Địa lí 12 trang 52)


Câu 31:

Cho bảng số liệu:

DIỆN TÍCH, NĂNG SUẤT VÀ SẢN LƯỢNG LÚA NƯỚC TA TỪ 1997- 2015

Năm

Diện tích (nghìn ha)

Sản lượng (nghìn tấn)

Năng suất (tạ ha)

1997

7099,7

27288,7

38,8

1999

7653,6

31393,8

41,0

2001

7492,7

32108,4

42,9

2003

7452,2

34568,8

46,4

2005

7326,4

35790,8

48,9

2015

7820,1

45223,6

57,7

Nhận xét nào sau đây đúng nhất với bảng số liệu trên

Xem đáp án

Đáp án B

Dựa vào bảng số liệu đã cho, nhận xét thấy Năng suất lúa tăng nhanh và tăng liên tục qua các năm. Từ năm 1997 đến 2015 năng suất lúa tăng từ 38,8 tạ/ha lên 57,7 tạ/ ha; tăng 1,49 lần

=> Chọn đáp án B

A sai vì diện tích lúa nước ta có tăng nhưng biến động

C sai vì sản lượng lúa tăng chứ không giảm

D sai vì diện tích, sản lượng và năng suất lúa đều tăng chứ không giảm


Câu 32:

Cho bảng số liệu:

GDP CỦA NƯỚC TA PHÂN THEO KHU VỰC KINH TẾ

(Đơn vị: tỉ đồng)

Năm

Tổng số

Nông - lâm - thủy sản

Công nghiệp - xây dựng

Dịch vụ

2000

441646

108356

162220

171070

2010

1837082

396576

693351

797155

2014

3541828

696696

1307935

1537197

Theo bảng trên, hãy cho biết biểu đồ nào sau đây thể hiện đúng nhất về quy mô và cơ cấu GDP của nước ta phân theo khu vực kinh tế ?

Xem đáp án

Đáp án A

Dựa vào kĩ năng nhận diện biểu đồ, biểu đồ thích hợp nhất thể hiện quy mô và cơ cấu từ 1 đến 3 năm là biểu đồ tròn

Biểu đồ thích hợp nhất thể hiện quy mô và cơ cấu GDP của nước ta phân theo khu vực kinh tế từ 2000-2014 là biểu đồ tròn (có bán kính khác nhau)


Câu 33:

Địa hình của vùng núi Trường Sơn Bắc nước ta có đặc điểm nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án D

Địa hình của vùng núi Trường Sơn Bắc nước ta có đặc điểm thấp và hẹp ngang, nâng cao ở hai đầu, thấp trũng ở giữa, hướng tây bắc - đông nam. (sgk Địa lí 12 trang 30)


Câu 34:

Cho biểu đồ :

Biểu đồ trên thể hiện nội dung nào sau đây? (ảnh 1)

Biểu đồ trên thể hiện nội dung nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án A

Dựa vào kĩ năng nhận diện biểu đồ, biểu đồ tròn thường thể hiện cơ cấu các thành phần trong 1 tổng; 2 đường tròn có kích thước khác nhau thể hiện quy mô đối tượng có sự thay đổi

=> Biểu đồ đã cho thể hiện Quy mô và cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế ở nước ta.


Câu 35:

Đồng bằng sông Cửu Long đất phèn, đất mặn chiếm diện tích lớn không phải do?

Xem đáp án

Đáp án A

Đồng bằng sông Cửu Long đất phèn, đất mặn chiếm diện tích lớn là do có mùa khô kéo dài và sâu sắc, địa hình thấp, nhiều ô trũng, nước triều dễ lấn sâu vào đất liền...

=> Đồng bằng sông Cửu Long đất phèn, đất mặn chiếm diện tích lớn không phải do “Được phù sa bồi đắp hàng năm”. Phù sa bồi đắp là nguyên nhân  Đồng bằng sông Cửu Long có đất phù sa ngọt màu mỡ chứ không phải nguyên nhân làm mặn hóa, phèn hóa đất đai


Câu 36:

Yếu tố tự nhiên gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp nước là

Xem đáp án

Đáp án C

Yếu tố tự nhiên gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp nước là sự không ổn định của thời tiết và khí hậu, dẫn đến tăng thêm sự bấp bênh vốn có của nông nghiệp.

=> Chọn đáp án C

Chú ý: các yếu tố còn lại đều là yếu tố thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp


Câu 37:

Địa hình của vùng núi Đông Bắc nước ta có đặc điểm nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án B

Địa hình của vùng núi Đông Bắc nước ta có đặc điểm chủ yếu là đồi núi thấp, hướng vòng cung với 4 cánh cung lớn chụm lại ở Tam Đảo, mở ra về phía bắc và phía đông (sgk Địa lí 12 trang 30)


Câu 38:

Đặc điểm nào của Biển Đông có ảnh hưởng nhiều nhất đến thiên nhiên nước ta?

Xem đáp án

Đáp án A

Biển Đông nước ta nằm trong vùng nhiệt đới ẩm gió mùa, là nguồn cung cấp nhiệt, ẩm dồi dào, có ảnh hưởng nhiều nhất đến thiên nhiên nước ta. Nhờ có biển Đông, các khối khí qua biển được cung cấp thêm ẩm làm lượng mưa và độ ẩm nước ta lớn. Đồng thời, biển Đông làm giảm tính chất khắc nghiệt của thời tiết lạnh khô mùa đông và dịu bớt thời tiết nóng bức vào mùa hạ


Câu 39:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 - 5, hãy cho biết tỉnh nào sau đây không tiếp giáp với Lào?

Xem đáp án

Đáp án C

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 - 5, tỉnh Gia Lai. không tiếp giáp với Lào


Câu 40:

Địa hình đồi núi thấp có độ cao trung bình 500 - 600m của vùng núi Đông Bắc nước ta tập trung chủ yếu ở

Xem đáp án

Đáp án D

Địa hình đồi núi thấp có độ cao trung bình 500 - 600m của vùng núi Đông Bắc nước ta tập trung chủ yếu ở khu vực trung tâm của vùng (xem thêm tại sgk Địa lí 12 trang 30 – Atlat trang 13)


Bắt đầu thi ngay

Bài thi liên quan


Có thể bạn quan tâm


Các bài thi hot trong chương