Bộ 15 đề thi học kì 1 Địa lí 12 có đáp án - Đề 9
-
2764 lượt thi
-
40 câu hỏi
-
45 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Nhận định nào sau đây không đúng về vai trò to lớn của thiên nhiên khu vực đồng bằng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của nước ta?
Khó khăn cho thiên nhiên khu vực Đồng bằng là thường xuyên có bão lũ,hạn hán ảnh hưởng xấu tới quá trình phát triển kinh tế , đặc biệt là hoạt động nông nghiệp và đời sống nhân dân (sgk địa lí 12 tr.35)
Do đó, thiên tai bão lũ,hạn hán không phải là vai trò của thiên nhiên khu vực đồng bằng với sự phát triển kinh tế - xã hội nước ta
Chọn đáp án B
Câu 2:
Nhận định nào sau đây không đúng về thế mạnh thiên nhiên khu vực đồi núi đối với sự phát triển kinh tế - xã hội?
Khu vực đồi núi có hạn chế lớn về điều kiện địa hình : bị chia cắt mạnh, nhiều sông suối, hẻm vực gây khó khăn cho lưu thong phát triển các hoạt động kinh tế - xã hội như khai thác tài nguyên thiên nhiên, trao đổi hàng hóa(ssgk địa lí 12 tr.34)
Đây không phải thế mạnh của khu vực đồi núi
Chọn đáp án D
Câu 3:
Dựa vào Atlas Địa lí Việt Nam trang 8, hãy xác định tài nguyên dầu khí của nước ta hiện đang được khai thác chủ yếu ở vùng thềm lục địa thuộc khu vực nào?
Dựa vào Atlas Địa lí Việt Nam tr.8, xác định tài nguyên dầu khí của nước ta hiện đang được khai thác chủ yếu ở vùng thềm lục địa phía nam, thuộc Đông Nam Bộ.
Chọn đáp án C
Câu 4:
Lượng mưa trung bình năm của nước ta dao động trong khoảng:
Nước ta có khí hậu nhiệt đới gió mùa với lượng mưa lớn, lương mưa trung bình năm của nước ta dao động trong khoảng 1500 – 2000 mm (sgk địa lí 12 tr.40)
Câu 5:
Biện pháp phòng tránh bão có hiệu quả nhất hiện nay là:
Biện pháp phòng tránh bão có hiệu quả nhất hiện nay là tăng cường các thiết bị nhằm dự báo chính xác về quá trình hình thành và hướng di chuyển của bão, từ đó sẽ có biện pháp ứng phó kịp thời, hợp lí, khoanh vùng được khu dân cư có khả năng bị ảnh hưởng (sgk địa lí 12 tr.63)
Chọn D
Câu 6:
Dựa vào Atlas Địa lí Việt Nam (tr.26) hãy xác định các cao nguyên của vùng núi Tây Bắc, sắp xếp theo thứ tự từ Bắc xuống Nam.
Dựa vào Atlas Địa lí Việt Nam tr.26, các cao nguyên của vùng núi Tây Bắc, sắp xếp theo thứ tự từ Bắc xuống Nam là Tả Phình, Sái Chài, Sơn La, Mộc Châu
Chọn B
Câu 7:
Khu vực chịu ảnh hưởng mạnh nhât của gió mùa Đông Bắc là:
Khu vực núi chịu ảnh hưởng mạnh nhât của gió mùa Đông Bắc là vùng Đông Bắc và Đồng bằng sông Hồng. do đây là nơi có vị trí ở phía Bắc nước ta, là nơi đầu tiên và trực tiếp đón gió mùa Đông Bắc kết hợp vs địa hình thấp, có dạng cánh cung mở rộng về phía Bắc(Đông Bắc ) tạo hành lang hút gió Đông Bắc ảnh hưởng sâu rộng hơn.
Chọn D
Câu 8:
Gió Tây khô nóng ( gió Lào) là hiện tượng thời tiết đặc trưng nhất vào mùa hạ của khu vực nào?
Vào mùa hạ, gió Tây Nam xuất phát từ khối khí Bắc Ấn Độ Dương thổi và lãnh thổ nước ta theo hướng Tây Nam, gió này gặp bức chắn địa hình núi cao là dãy Trường Sơn nên sau khi vượt qua dãy núi cao và tràn xuống vùng Đồng bằng ven biển phía Đông dãy duyên hải miền Trung đã bị biến tính trở nên khô nóng. Gió Tây khô nóng là hiện tượng thời tiết đặc trưng nhaa vào mùa hạ của khu vực Bắc Trung Bộ (sgk địa lí 12 tr.41)
Chọn C
Câu 9:
Nguyên nhân chính làm suy giảm số lượng loài động, thực vật tự nhiên là:
Do sự khai thác tài nguyên quá mức của con người đã làm thu hẹp Diện tích rừng tự nhiên, đồng thời làm nghèo tính đa dạng( số lượng thành phần loài, kiểu hệ sinh thái và nguồn gen quí hiếm) của các loài động, thực vật của nước ta (sgk địa lí 12 tr.59)
Chọn A
Câu 10:
Việt Nam trở thành thành viên của ASEAN vào
Việt Nam trở thành thành viên của ASEAN vào tháng 7/ 1995 (sgk địa lí 12 tr.9)
Chọn DCâu 11:
Đồng bằng châu thổ nào có diện tích lớn nhất nước ta?
Đồng bằng châu thổ có Diện tích lớn nhât nước ta là Đồng bằng sông Cửu Long ( 40 nghìn km2) (sgk địa lí 12 tr.33)
Chọn B
Câu 12:
Đặc điểm khí hậu vùng duyên hải Nam Trung Bộ khác so với vùng Nam Bộ là:
Đặc điểm khí hậu vùng duyên hải Nam Trung Bộ khác với vùng Nam Bộ là: mưa nhiều vào thu – đông do vào thời kì này duyên hải miền Trung chịu ảnh hưởng mạnh nhât của các cơn bão kết hợp của dải bồi tụ nhiệt đới mang lại lượng mưa lớn
Chọn D
Câu 13:
Địa hình bán bình nguyên và đồi trung du thích hợp với:
Địa hình bán bình nguyên của Đông Nam Bộ với các bậc thềm phù sa cổ và đồi trung du phân bố chủ yếu ở rìa phía bắc và tây Đồng bằng sông Hồng thích hợp cho việc troòng cây công nghiệp (Đông Nam Bộ là vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn nhất nước ta) (sgk địa lí 12 tr.32)
Chọn B
Câu 14:
Lượng mưa giữa các vùng của nước ta khác nhau là do
Do sự kết hợp giữa địa hình và hoàn lưu gió mùa đã tạo nên sự phân hóa khí hậu cũng như lượng mưa giữa các vùng của nước tA. Khu vực sườn đón gió mưa nhiều, sườn khuaa gió mưa ít.
Ví dụ:
- Khi Đông Trường Sơn đón các luồng gió từ biển thổi vào tạo nên một mùa mưa vào thu đông, thì Tây Nguyên lại là mùa khô, nhiều nơi khô hạn gay gắt. Tây Nguyên vào mùa mưa thì Đông Trường Sơn chịu tác động gió Tây khô nóng
- Vùng cực Nam Trung Bộ có địa hình khuât gió ( song song với hướng gió Đông Bắc từ biển thổi vào) nên có lượng mưa ít nhât nước ta
Chọn D
Câu 15:
Vào đầu mùa hạ, gió mùa Tây Nam gây mưa chủ yếu cho khu vực:
Vào mùa hạ, gió Tây Nam xuất phát từ khối khí nhiệt đới ẩm từ Bắc Ấn Độ Dương di chuyển vào lãnh thổ nước ta gây mưa lớn cho Đồng bằng Nam Bộ và Tây Nguyên (sgk địa lí 12 tr.41)
Chọn D
Câu 16:
Cơ hộ quan trọng nhât khi nước ta tham gia vào khu vực Mậu dịch tự do Đông Nam Á là
Cơ hộ quan trọng nhất khi nước ta tham gia vào khu vực mậu dịch tự do là đẩy nhanh tốc độ công nghiệp hóa- hiện đại hóA. Chụ thể là tăng cường hợp tác thương mại với các nước, mở rộng thị trường xuất nhập khẩu hàng hóa, thu hút mạnh các nguồn vốn đầu tư nước ngoài, nhah chóng chuyển dịch cơ cấu kinh tế; mặc khác tạp cơ hội cho nước ta hợp tác với các nước về khoa học kĩ thuật, lao động… => từ đó đẩy nhah tốc độ tăng trưởng kinh tế, thương mại, thúc đẩy nhah chóng quá trình công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước.
Chon C
Câu 17:
Tính chất khí hậu nhiệt đới của nước ta quyết định bởi
Tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta được quyết định bởi vị trí địa lí nằm trong vùng nội chí tuyến. hằng năm lãnh thổ nước ta nhận được lượng bức xạ mặt trời lớn do góc nhập xạ lớn và ở mọi nơi trong năm đều có 2 lần mặt trời lên thiên đỉnh (sgk địa lí 12 tr.40)
Chọn C
Câu 18:
Hiện nam Việt Nam là thành viên của các tổ chức
Hiện nay Việt Nam là thành viên của các tổ chức: ASEAN,APEC,WTO (sgk địa lí 12 tr.9)
Chọn C
Câu 19:
Dựa vào Atlas Địa lí Việt Nam tr.12, xác định vườn quốc gia Cát Bà nằm ở tỉnh nào?
Dựa vào Atlas Địa lí Việt Nam tr.12, xác định vườn quốc gia Cát Bà thuộc thành phố Hải Phòng
Chọn B
Câu 20:
Nhận định không đúng với thành tựu to lớn của công cuộc hội nhập là
Công cuộc hội nhập đã mang lại các thành tựu to lớn h=cho nền kinh tế - xã hội nước ta là: thu hút mạnh các vốn đầu tư nước ngoài (ODA, FDI) đẩy mạnh ngoại thương, tổng giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu tăng lên, nước ta trở thành nước xuất khẩu khác lớn một số mặt hàng ( gạo, dệt may, thiết bị điện tử, thực phẩm); đẩy mạnh hợp tác kinh tế - khoa học kĩ thuật , khai tác tài nguyên, bảo vệ môi trường …(sk tr.10)
Nhận xét A, B, D đúng => loại A, B, D
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch mạnh mẽ không phải là thành tựu to lớn trong công cuộc hội nhập của nước ta
Chọn C
Câu 21:
Hệ thống sông có tiềm năng thủy điện lớn nhất nước ta là:
Hệ thống sông có tiềm năng thủy điện lớn nhất nước ta là sông Hồng(chiếm 37%) sgk địa lí 12 tr.121
Chọn A
Câu 22:
Từ hữu ngạn sông Hồng với dãy Bạch Mã là giới hạn của miền địa lí tự nhiên
Từ hữu ngạn sông Hồng tới dãy Bạch Mã là giới hạn của miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ (sgk địa lí 12 tr.54)
Chọn A
Câu 23:
Dựa vào Atlas Địa lí Việt Nam tr.6+7, xác định dãy núi nào là bức chắn ngăn cản khối khí lạnh tràn xuống phương Nam?
Dựa vào Atlas Địa lí Việt Nam tr.6+7, xác định được dãy Bạch Mã là bức chắn ngăn cản khối khí lạnh tràn xuống phương Nam
Chọn C
Câu 24:
Đường bờ biển nước ta có chiều dài:
Đường bờ biển nước ta dài 3260 km (sgk địa lí 12 tr.14)
Chọn D
Câu 25:
Đồng bằng sông Hồng là Đồng bằng bồi tụ phù sa của hai hệ thống sông
Đồng bằng sông Hồng là Đồng bằng bồi tụ phù sa của hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình (sgk địa lí 12 tr.33)
Chọn B
Câu 26:
Dựa vào bảng số liệu (phần mục lục), ta thấy
Dựa vào số liệu (phụ lục) ta thấy được: tổng Diện tích rừng đang tăng lên( từ 7,2 triệu ha năm 1983 lên 12,7 triệu ha năm 2005) nhưng chất lượng chưa thể phục hồi, vì Diện tích rừng chủ yếu là rừng non mới phục hồi( thể hiện qua Diện tích rừng trồng), Diện tích rừng tự nhiên còn lại ít và vẫn chưa thể phục hồi như ban đầu.
Chọn C
Câu 27:
Thảm thực vật Việt Nam đa dạng về kiểu, hệ sinh thái vì
Thảm thực vật Việt Nam đa dạng về kiểu, hệ sinh thái vì nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có sự phân hóa sâu sắc với nhiều kiểu khí hậu: miền bắc có khí hậu nhiệt đới ẩm với mùa đông lạnh, đặc trưng với các thành phần loài nhiệt đới, cận nhiệt và ôn đới => thảm thực vật phổ biến là hệ sinh thái rừng nhiệt đới gió mùa, biến dạng thành phần kiểu như rừng gió mùa thường xanh; miền nam có khí hậu cận xích đạo với thảm thực vật rừng cận xích đạo gió mùa, biến dạng thành rừng gió mùa nửa rụng lá, rừng thưa khô rụng lá…
Chọn D
Câu 28:
Tính chất thời vụ của nghành sản xuất nông nghiệp ở nước ta chủ yếu là do ảnh hưởng của
Tính chất thời vụ vủa ngành sản xuất nông nghiệp nước ta chủ yếu do ảnh hưởng của sự phân hóa khí hậu theo mùa: mùa đông thích hợp với rau quả ôn đới( su hào, cà chua, cải cúc, bắp cải , cam, táo, lê…); ùa hè thích hợp với các loại rau quả như nhãn, xoài, vải, mướp, rau muống, đay….
Chọn B
Câu 29:
Dựa vào Atlas Địa lí Việt Nam tr.4+5, xác định các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa lần lượt thuộc các tỉnh, thành phố nào?
Dựa vào Atlas Địa lí Việt Nam tr.4+5, xác định được quần đảo Hoàng Sa- Trường Sa lần lượt thuộc các tỉnh, thành phố: Đà Nẵng – Khánh Hòa
Chọn BCâu 30:
Lãnh thổ nước ta nằm gần trung tâm của khu vực châu Á gió mùa, vì:
Lãnh thổ nước ta nằm gần trung tâm của khu vực châu Á gió mùa bởi vậy là nơi giao tranh của các khối khí hoạt động theo mùa với hai mùa gió chính: gió mùa mùa hạ và gió mùa mùa đông (sgk địa lí 12 tr.40)
Chọn D
Câu 31:
Vùng đất của nước ta được hiểu là
Vùng đất của nước ta được hiểu là toàn bộ phần đất liền và các hải đảo có tổng Diện tích là 331.212 km2 ( niên giám thống kê 2006) (sgk địa lí 12 tr.13)
Chọn D
Câu 32:
Nhận định nào sau đây không đúng đặc điểm của biển Đông?
Biển Đông nằm hoàn toàn ở bán cẩu Bắc, phía Nam và phía Đông được bao bọc bởi các vòng cung đảo Mã Lai và Philipine
Nhận xét biển Đông trải dài từ chí tuyến Bắc tới chí tuyến Nam là không đúng
Chọn A
Câu 33:
Dựa vào Atlas Địa lí Việt Nam tr.9, xác định mùa bão ở nước ta bắt đầu và kết thúc vào thời gian nào?
Dựa vào Atlas Địa lí Việt Nam tr.9, xác định mùa bão ở nước ta bắt đầu từ tháng 6 đến tháng 12
Chọn B
Câu 34:
Thực vật chiếm chủ yếu ở nước ta là
Nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, nên thực vật chiếm chủ yếu ở nước ta là thực vật nhiệt đới.
Chọn B
Câu 35:
Đặc điểm nào sau đây của sông ngòi không chịu ảnh hưởng của yếu tối khí hậu
Sông ngòi nước ta chảy qua nền địa hình miền núi bị cắt xẻ mạnh nên long sông có nhiều thác ghềnh, nhiều đoạn sông ở thượng nguồn nước chảy xiết và uốn lượn => như vậy đặc điểm địa hình ảnh hưởng tới đặc điểm nhiều thác ghềnh của các con sông, khí hậu không qui định đặc điểm này của sông ngòi
Chọn B
Câu 36:
Đặc điểm của khí hậu miền Nam có
Miền nam có khí hậu gió mùa với sự phân mùa mưa – khô rõ rệt, đặc biệt từ vĩ độ 14⁰B trở vào
Chọn C
Câu 37:
Nhận định đúng về đặc điểm địa hình nước ta
Địa hình nước ta có đồi núi chiếm Diện tích lớn nhất với ¾ Diện tích lãnh thổ, đây là đặc điểm tiêu biểu của địa hình nước ta
Chọn D
Câu 38:
Dựa vào bảng số liệu (phụ lục) ta vẽ dạng biểu đồ nào thích hợp để thể hiện các đối tượng trong bảng
Dựa vào dấu hiệu nhận dạng biểu đồ, biểu đồ thích hợp nhât để thể hiện hiện trạng phát triển của các đối tượng có 2 đơn vị khác nhau là biểu đồ kêt hợp (cột và đường)
Bảng số liệu có 2 đơn vị: triệu ha và % đề ra yêu cầu thể hiện sự biến động Diện tích rừng trong giai đoạn 1943 – 2005
Dựa vào dấu hiệu nhận dạng biểu đồ, lựa chọn biểu đồ thích hợp nhât là kết hợp( cột chồng và đường)
Chọn B
Câu 39:
Dựa vào Atlas Địa lí Việt Nam tr.6+7, xác định lần lượt các cánh cung của miền Bắc nước ta, từ Tây sang Đông
Dựa vào Atlas Địa lí Việt Nam tr.6+7, các cánh cung từ Tây sang Đông ở vùng núi Đông Bắc là Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều
Chọn BCâu 40:
Đất xói mòn trơ sỏi đá là hậu quả của
Đất xói mòn trơ sỏi là hậu quả của việc khai thác sử dụng khong hợp lí tài nguyên thiên nhiên của con người. con người cặt phá rừng bừa bãi, đốt rừng làm rẫy làm suy giảm Diện tích rừng, mở rộng các đât trồng đồi núi trọc => maa lớp phủ thực vật nên mưa lớn gây xói mòn dất đai; khai thác khoáng sản khong hợp lí cũng làm thay đổi diện mạo bề mặt địa hình, làm xuất hiện nhiều vùng trơ sỏi đá
Chọn C