IMG-LOGO

Bộ 15 đề thi học kì 1 Địa lí 12 có đáp án - Đề 15

  • 2015 lượt thi

  • 33 câu hỏi

  • 45 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Đối với vùng đặc quyền kinh tế, Việt Nam cho phép các nước

Xem đáp án

Đáp án D

Đối với vùng đặc quyền kinh tế, Nhà nước ta có chủ quyền hoàn toàn về kinh tế nhưng các nước khác được đặt ống dẫn dầu, dây cáp ngầm, tàu thuyền, máy bay nước ngoài được tự do về hoạt động hàng hải và hàng không. (SGK/15, địa lí 12 cơ bản).


Câu 2:

Nhân tố đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành và biến đổi địa hình nước ta là

Xem đáp án

Đáp án C

Quá trình xâm thực và bồi tụ là quá trình chính trong sự hình thành và biến đổi địa hình Việt Nam. Qúa trình xâm thực làm cho địa hình bị xói mòn, rửa trôi, hình thành các dạng địa hình cacxto ở vùng núi đá vôi hay các vùng thềm phù sa cổ bị chia cắt thành các đồi thấp xen thung lũng rộng. Qúa trình bồi tụ lại giúp hình thành nên các đồng bằng châu thổ ở nước ta.


Câu 3:

Dựa vào số liệu sau: Lượng mưa, lượng bốc hơi của một số địa điểm

Địa điểm

Lượng mưa (mm)

Lượng bốc hơi (mm)

Hà Nội

1676

989

Huế

2868

1000

TP Hồ Chí Minh

1931

1686

Nhận định nào sau đây không đúng về lượng mưa, lượng bốc hơi của Hà Nội, Huế và TP Hồ Chí Minh?

Xem đáp án

Đáp án A

Chênh lệch giữa lượng mưa và lượng bốc hơi ở Huế là cao nhất (1868mm), TP Hà Nội cao thứ 2 (687mm) và thấp nhất là TP Hồ Chí Minh (245mm)


Câu 4:

Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam trang 4 và 5, cho biết tỉnh nào dưới đây không giáp với Lào?

Xem đáp án

Đáp án A

Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam trang 4 và 5, Lai Châu giáp Trung Quốc và không giáp Lào.


Câu 5:

Nhiệt độ trung bình tháng 1 tăng dần từ Bắc và Nam là do

Xem đáp án

Đáp án D

Do ảnh hưởng của vị trí địa lí, càng gần xích đạo thì nhiệt độ trung bình càng tăng (trừ khu vực chí tuyến) nên càng vào Nam nhiệt độ càng tăng. Gió mùa Đông Bắc hoạt động mạnh ở phía Bắc và yếu dần khi vào Nam do bị dãy Bạch Mã chặn lại nên phía Bắc có 1 mùa đông lạnh, nhiệt độ xuống thấp còn miền Nam không chịu ảnh hưởng nên có nhiệt độ cao hơn.


Câu 6:

Đặc điểm nào sau đây không đúng với đặc điểm của khí hậu phía Nam?

Xem đáp án

Đáp án D

Gió mùa Đông Bắc ở nước ta chỉ hoạt động ở khu vực phía Bắc do bị dãy Bạch Mã chặn lại nên khí hậu phía Nam không chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc.


Câu 7:

Tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta vẫn được bảo toàn do

Xem đáp án

Đáp án C

Tính chất nhiệt đới của nước ta được bảo toàn là do địa hình chủ yếu là đồi núi thấp, đai ôn đới gió mùa trên núi chỉ có ở khu vực Hoàng Liên Sơn.


Câu 8:

Từ tháng XI đến tháng IV năm sau, khu vực Đà Nẵng trở vào chủ yếu chịu tác động của

Xem đáp án

Đáp án C

Từ tháng IX đến tháng IV năm sau khu vực Đà Nẵng trở vào chủ yếu chịu tác động của gió Tín phong Bắc bán cầu thổi theo hướng Đông Bắc do gió mùa Đông Bắc bị dãy Bạch Mã chặn lại và yếu dần khi vào Nam nên gió Tín phong hoạt động mạnh lên ở khu vực này. Còn gió mùa Tây Nam và Đông Nam hoạt động vào thời kì mùa hạ. (SGK/40,41, địa lí 12 cơ bản).


Câu 9:

Đặc điểm nào sau đây không đúng khi nói về ảnh hưởng của Biển Đông đối với khí hậu nước ta?

Xem đáp án

Đáp án D

Nước ta nằm tiếp giáp với biển Đông – vùng biển nằm trong vùng nhiệt đới ẩm gió mùa nên các khối không khí đi qua biển vào đất liền thường mang tính chất nóng ẩm, gây mưa cho khu vực ven biển và làm giảm tính chất khắc nghiệt của thời tiết. (SGK/36, địa lí 12 cơ bản).


Câu 10:

Biển Đông là một vùng biển kín do bị bao bọc bởi

Xem đáp án

Đáp án A

Biển Đông là một vùng biển kín được bao bọc bởi các vòng cung đảo ở phía Đông và Đông Nam. (SGK/36, địa lí 12 cơ bản).


Câu 11:

Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam, hãy xác định các địa điểm du lịch biển sau theo thứ tự từ Bắc vào Nam.

Xem đáp án

Đáp án A

Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam trang 25, Sầm Sơn (Thanh Hóa), Cửa Lò (Nghệ An), Sa Huỳnh ( Quảng Ngãi), Dốc Lết (Khánh Hòa).


Câu 12:

Thời gian hoạt động của gió mùa mùa hạ ở nước ta từ

Xem đáp án

Đáp án A

Thời gian hoạt động của gió mùa mùa hạ ở nước ta từ tháng V đến tháng X. (SGK/41, địa lí 12 cơ bản).


Câu 13:

Đồng bằng châu thổ sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long có chung một đặc điểm là

Xem đáp án

Đáp án B

Đồng bằng sông Hồng có đê, đồng bằng sông Cửu Long có hệ thống kênh rạch chằng chịt => A và D sai.

Đồng bằng sông Hồng địa hình cao ở rìa phía tây và tây bắc, thấp dần ra biển. Đồng bằng sông Cửu Long địa hình thấp và bằng phẳng hơn. => C sai.

Cả hai đồng bằng đều được tạo thành và phát triển do phù sa sông bồi tụ dần trên vịnh biển nông và thềm lục địa mở rộng. (SGK/33, địa lí 12 cơ bản) => B đúng.


Câu 14:

Vào đầu mùa hạ gió mùa Tây Nam gây mưa cho vùng

Xem đáp án

Đáp án C

Vào đầu mùa hạ, khối khí nhiệt đới ẩm từ Bắc Ấn Độ Dương di chuyển theo hướng tây nam xâm nhập trực tiếp và gây mưa lớn cho đồng bằng Nam Bộ và Tây Nguyên.


Câu 15:

Hệ sinh thái rừng nguyên sinh đặc trưng cho khí hậu nóng ẩm là

Xem đáp án

Đáp án B

Khí hậu nóng ẩm với nguồn nhiệt và ẩm dồi dào thuận lợi cho cây cối phát triển nên hệ sinh thái đặc trưng cho khí hậu này là rừng nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh.


Câu 16:

Giới hạn của vùng núi Trường Sơn Bắc là

Xem đáp án

Đáp án D

Vùng núi Trường Sơn Bắc giới hạn từ phía Nam sông Cả đến dãy Bạch Mã. (SGK/30, địa lí 12 cơ bản).


Câu 17:

Nguyên nhân gây mưa chủ yếu vào mùa hạ cho miền Bắc, miền Nam và mưa vào tháng IX cho Trung Bộ là

Xem đáp án

Đáp án B

Hoạt động của gió mùa Tây Nam và dải hội tụ nhiệt đới là nguyên nhân chủ yếu gây mưa vào mùa hạ cho cả hai miền Nam, Bắc và mưa vào tháng IX cho Trung Bộ. (SGK/42, địa lí 12 cơ bản).


Câu 18:

Khí hậu phần lãnh thổ phía Bắc của nước ta có đặc trưng

Xem đáp án

Đáp án B

Phần lãnh thổ phía Bắc của nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa và do chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc nên có 1 mùa đông lạnh, nửa đầu mùa đông lạnh, khô và nửa sau mùa đông lạnh ẩm.


Câu 19:

Năng suất lúa ở đồng bằng ven biển miền Trung không cao, chủ yếu do

Xem đáp án

Đáp án C

Đồng bằng ven biển miền Trung được hình thành chủ yếu do biển nên đất ở đây thường nghèo, nhiều cát, ít phù sa sông. Trong khi đó nếu muốn lúa đạt năng suất cao thì cần phát triển lúa ở những khu vực có đất phù sa màu mỡ, nhiều chất dinh dưỡng cùng với sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật, sử dụng các giống lúa mới.


Câu 20:

Điểm cực Đông trên đất liền nước ta thuộc tỉnh nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án A

Điểm cực Đông của nước ta có vĩ độ 109o20’ Đ tại xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa.


Câu 21:

Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam trang 6, 7 cho biết Vịnh Hạ Long, vịnh Xuân Đài lần lượt thuộc các tỉnh, TP nào?

Xem đáp án

Đáp án B

Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam trang 6,7 vịnh Hạ Long thuộc tỉnh Quảng Ninh, vịnh Xuân Đài thuộc tỉnh Phú Yên.


Câu 22:

Vị trí địa lí đã quy định đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nước ta mang tính chất

Xem đáp án

Đáp án C

Vị trí địa lí: nằm trong khu vực nội chí tuyến, giáp biển Đông và nằm trong khu vực hoạt động của gió mùa châu Á đã quy định đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa.


Câu 23:

Cho số liệu sau: Nhiệt độ trung bình của các địa điểm (0oC)

Tháng

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Hà Nội

16,4

17,0

20,2

23,7

27,3

28,8

28,9

28,2

27,2

24,6

21,4

18,2

TP Hồ Chí Minh

25,8

26,7

27,9

28,9

28,3

27,5

27,1

27,1

26,8

26,7

26,4

25,7

 

Để thể hiện nhiệt độ trung bình các tháng của TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh thì biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất?

Xem đáp án

Đáp án C

Đề bài yêu cầu vẽ biểu đồ thể hiện nhiệt độ trung bình các tháng của Hà Nội và TP Hồ Chí Minh. => B, D sai.

Để thể hiện nhiệt độ các tháng trong năm nên chọn biểu đồ đường bởi loại biểu đồ này có nhiều ưu thế như có thể hiện biến trình nhiệt trong năm giúp ta thấy được sự thay đổi về nhiệt độ cả năm, nhiệt độ mùa hạ và mùa đông,…


Câu 24:

Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam trang7 khí hậu cho biết khu vực nào trong năm có tần suất bão cao nhất?

Xem đáp án

Đáp án B

Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam trang 7, khu vực Bắc Trung Bộ là khu vực có tần suất bão cao nhất trong năm, mùa bão có thể bắt đầu từ tháng VII đến tháng X và nhiều nhất vào tháng IX.


Câu 25:

Thách thức lớn nhất đối với nước ta khi nằm trong khu vực có nền kinh tế phát triển năng động trên thế giới là

Xem đáp án

Đáp án A

Thách thức lớn nhất đối với nước ta khi nằm trong khu vực có nền kinh tế phát triển năng động đó là chịu sự cạnh tranh quyết liệt trên thị trường khu vực và quốc tế bởi các nước trong khu vực Đông Nam Á đều có những nét tương đồng trong phát triển kinh tế, đều đang đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa, thu hút vốn đầu tư nước ngoài và giao lưu buôn bán với các nước trên thế giới nên sẽ tạo ra sự cạnh tranh lớn.


Câu 26:

Gió mùa Đông Bắc tạo nên một mùa đông lạnh ở miền Bắc nước ta với đặc điểm

Xem đáp án

Đáp án D

Gió mùa Đông Bắc tạo nên một mùa đông lạnh ở miền Bắc: nửa đầu mùa đông thời tiết lạnh khô do khối khí lạnh phương Bắc thổi từ lục địa ra, nửa sau mùa đông thời tiết lạnh ẩm do khối khí được biển Đông cung cấp thêm hơi ẩm tạo ra mưa phùn cho vùng ven biển và đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ.


Câu 27:

Biểu hiện nào sau đây chứng tỏ địa hình núi Việt Nam đa dạng?

Xem đáp án

Đáp án B

Địa hình núi Việt Nam bao gồm nhiều dạng địa hình: núi cao (Hoàng Liên Sơn, ,…) núi trung bình (Pu Đen Đinh, Pu Sam Sao,…), núi thấp ( các cánh cung ở khu vực Đông Bắc), cao nguyên (Kon Tum, Lâm Viên, Di Linh,…) và sơn nguyên ( Đồng Văn,…).


Câu 28:

Cho biểu đồ:

Biểu đồ trên thể hiện nội dung nào dưới đây? (ảnh 1)
Biểu đồ trên thể hiện nội dung nào dưới đây?
Xem đáp án

Đáp án D

Đọc bảng chú giải và đại lượng ở hai trục, thấy biểu đồ cột ghép thể hiện 2 yếu tố là lượng mưa và lượng bốc hơi của ba địa điểm là Hà Nội, Huế và TP Hồ Chí Minh.


Câu 29:

Cảnh quan tiêu biểu của phần lãnh thổ phía Nam là

Xem đáp án

Đáp án A

Do có nền nhiệt độ thiên về khí hậu xích đạo, nóng quanh năm, có 2 mùa mưa và khô sâu sắc nên phần lãnh thổ phía Nam có cảnh quan thiên nhiên tiêu biểu là đới rừng cận xích đạo gió mùa. (SGK/48, địa lí 12 cơ bản).


Câu 30:

Cho bảng số liệu: Nhiệt độ và lượng mưa trung bình tháng của thành phố Hà Nội

Tháng

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Nhiệt độ (°C)

16,4

17,0

20,2

23,7

27,3

28,8

28,9

28,2

27,2

24,6

21,4

18,2

Lượng mưa (mm)

18,6

26,2

43,8

90,1

188,5

230,9

288,2

318,0

265,4

130,7

43,4

23,4

 

Nhận xét nào sau đây đúng khi nói về nhiệt độ và lượng mưa trung bình tháng của TP Hà Nội?

Xem đáp án

Đáp án D

Nhiệt độ trung bình năm của Hà Nội là 23,5oC, biên độ nhiệt năm là 12,5oC, lượng mưa trung bình năm là 1667,2 mm. => A sai.

Hà Nội có 1 mùa đông lạnh có 3 tháng nhiệt độ xuống dưới 20oC là tháng 12, 1 và 2. =>B sai.

Lượng mưa có sự khác biệt giữa các tháng trong năm, mưa nhiều vào mùa hạ và ít vào mùa đông => C sai.


Câu 31:

Thành tựu nổi bật nhất mà nước ta đạt được trong việc hội nhập vào nền kinh tế của khu vực và quốc tế là

Xem đáp án

Đáp án C

Thành tựu nổi bật nhất mà nước ta đạt được trong việc hội nhập vào nền kinh tế của khu vực và quốc tế là thu hút mạnh nguồn vốn đầu tư nước ngoài. Các nguồn vốn ODA, FDI, FPI đều tăng lên nhanh chóng đã có những tác động tích cực đến việc đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế, hiện đại hóa đất nước.


Câu 32:

Thiên nhiên nước ta bốn mùa xanh tươi khác hẳn với các nước có cùng vĩ độ ở Tây Á, châu Phi là nhờ

Xem đáp án

Đáp án B

Do vị trí tiếp giáp với biển Đông – có nguồn nhiệt và ẩm dồi dào nên các khối khí khi đi qua biển vào đất liền được cung cấp thêm hơi ẩm và gây mưa cho nước ta làm cho thiên nhiên nước ta chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển, thảm thực vật bốn mùa xanh tốt.


Câu 33:

Cho bảng số liệu: Nhiệt độ trung bình tại một số địa điểm

Địa điểm

Nhiệt độ trung bình tháng 1 (°C)

Nhiệt độ trung bình tháng 7 (°C)

Nhiệt dộ trung bình năm (°C)

Lạng Sơn

13,3

27,0

21,1

Hà Nội

16,4

28,9

23,5

Huế

19,7

29,4

25,1

Đà Nẵng

21,3

29,1

25,7

Quy Nhơn

23,0

29,7

26,8

TP. Hồ Chí Minh

25,8

27,1

27,1

 

Nhận xét về sự thay đổi nhiệt độ từ Bắc vào Nam và giải thích nguyên nhân.

Xem đáp án

- Nhiệt độ trung bình năm tăng dần từ Bắc vào Nam do vị trí gần hay xa xích đạo.

-  Nhiêt độ trung bình tháng 1 tăng dần từ Bắc vào Nam do phía Bắc chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc nên nhiệt độ xuống thấp, gió mùa Đông Bắc hoạt động yếu dần khi vào Nam và bị chặn lại ở dãy Bạch Mã nên khu vực phía Nam chịu ảnh hưởng của gió Tín Phong nên nhiệt độ cao hơn.

-  Nhiệt độ trung bình tháng 7 cao nhất ở các tỉnh miền Trung do ảnh hưởng của hiệu ứng phơn khô, nóng và nhiệt độ ở Hà Nội, Lạng Sơn, TP Hồ Chí Minh thấp hơn do các tỉnh này không chịu ảnh hưởng của hiệu ứng phơn.

-  Biên độ nhiệt giảm dần từ Bắc vào Nam do càng gần xích đạo chênh lệch nhiệt độ giữa các tháng trong năm càng thấp.


Bắt đầu thi ngay

Bài thi liên quan


Có thể bạn quan tâm


Các bài thi hot trong chương