Thứ năm, 02/05/2024
IMG-LOGO

Bộ 15 đề thi học kì 1 Địa lí 12 có đáp án - Đề 11

  • 2018 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 45 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết vùng khí hậu nào sau đây ở nước ta có chế độ mưa vào “thu - đông” ?

Xem đáp án

Đáp án C

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, ta thấy vùng khí hậu Nam Trung Bộ và Bắc Trung Bộ ở nước ta có chế độ mưa vào thu – đông. Cụ thể, trạm Đà Nẵng (thuộc Nam Trung Bộ) có mưa lớn từ tháng 9 đến tháng 12,…


Câu 2:

Ý nào sau đây không phải đặc điểm sông ngòi nước ta.

Xem đáp án

Đáp án D

Đặc điểm sông ngòi nước ta là: Sông nhiều nước, giàu phù sa; Mạng lưới sông ngòi dày đặc và chế độ nước theo mùa (mùa lũ và mùa cạn).


Câu 3:

Cho bảng số liệu

LƯỢNG MƯA, LƯỢNG BỐC HƠI TẠI MỘT SỐ ĐỊA ĐIỂM (Đơn vị: mm)

Địa điểm

Lượng mưa

Lượng bốc hơi

Hà Nội

1667

989

Huế

2868

100

TP. Hồ Chí Minh

1931

1686

 (Nguồn: SGK Địa lí 12, NXB Giáo dục Việt Nam)

Căn cứ vảo bảng số liệu, cho biết phương án nào sau đây đúng khi nhận xét về cân bằng ẩm của ba địa điểm trên?

Xem đáp án

Đáp án D

Qua bảng số liệu, ta thấy:

- Công thức: Cân bằng ẩm = lượng mưa – lượng bốc hơi (Đơn vị: mm).

- Áp dụng công thức trên, ta tính được cân bằng ẩm lần lượt của Hà Nội, Huế và TP. Hồ Chí Minh là (mm): 678, 1868 và 245.

- Như vậy, Huế có cân bằng ẩm lớn nhất, tiếp đến là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh có cân bằng ẩm nhỏ nhất => Các ý A, B, C sai và ý D đúng.


Câu 4:

Ở nước ta, hệ sinh thái rừng nguyên sinh đặc trưng cho khí hậu nóng ẩm là

Xem đáp án

Đáp án A

Ở Việt Nam, hệ sinh thái rừng nguyên sinh đặc trưng cho khí hậu nóng ẩm là rừng rậm nhiệt đới lá rộng thường xanh. Hiện nay, rừng nguyên sinh còn lại rất ít, phổ biến là rừng thứ sinh với các hệ sinh thái rừng nhiệt đới gió mùa biến dạng khác nhau, từ rừng gió mùa thường xanh, rừng gió mùa nửa rụng lá, rừng thư khô rụng lá tới xa van, bụi gai nhiệt đới.


Câu 5:

Đặc điểm nào sau đây không đúng với dải đồng bằng ven biển miền Trung?

Xem đáp án

Đáp án A

Dải đồng bằng ven biển miền Trung biển đóng vai trò chính trong việc hình thành nên nhiều cát, nghèo dinh dưỡng và bị chia cắt thành nhiều đồng bằng nhỏ hẹp bởi các dãy núi ăn lan ra biển => Các ý B, C, D đúng và ý A sai.


Câu 6:

Vào mùa khô, khó khăn lớn nhất về mặt tự nhiên của miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ trong sản xuất ngành trồng trọt là

Xem đáp án

Đáp án A

Vào mùa khô, khó khăn lớn nhất về mặt tự nhiên của miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ trong sản xuất ngành trồng trọt là thiếu nước nghiêm trọng trong sản xuất và thiếu nước ngọt trong việc thau chua, rửa mặn,…


Câu 7:

Nhà nước đã thực hiện giải pháp nào sau đây để bảo vệ đa dạng sinh học của nước ta?

Xem đáp án

Đáp án B

Một trong những giải pháp mà Nhà nước đã thực hiện để bảo vệ đa dạng sinh học của nước ta là xây dựng và mở rộng hệ thống vườn quốc gia và các khu bảo tồn thiên nhiên.


Câu 8:

Vùng biển nào sau đây của nước ta được xem như bộ phận lãnh thổ trên đất liền?

Xem đáp án

Đáp án A

Nội thủy là vùng tiếp giáo với đất liền, ở phía trong đường cơ sở. Ngày 12-11-1982, Chính phủ nước ta đã ra tuyên bố quy định đường cơ sở ven bờ biển để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam. Vùng nội thủy cũng được xem như bộ phận lãnh thổ trên đất liền.


Câu 9:

Ở nước ta, thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa đã ảnh hưởng trực tiếp nhất và rõ rệt nhất đến hoạt động sản xuất ngành nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án D

Ở nước ta, thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa đã ảnh hưởng trực tiếp nhất và rõ rệt nhất đến hoạt động sản xuất ngành nông nghiệp, trong đó ảnh hưởng rõ nhất là ngành trồng trọt với một số cây trồng tiêu biểu như chè, cà phê, cao su, lúa, mía, dừa,....


Câu 10:

Nội dung nào sau đây không phải đặc điểm tự nhiên của đồng bằng sông Hồng?

Xem đáp án

Đáp án A

Đồng bằng sông Hồng có đê ven sông (có bộ phận trong đê và ngoài đê) chứ bề mặt địa hình không bị chia cắt thành nhiều ô (bị chia cắt thành nhiều ô là đặc điểm của Đồng bằng sông Cửu Long).


Câu 11:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, cho biết đỉnh núi nào sau đây ở nước ta thiên nhiên phân hóa đủ 3 đại cao, đai nhiệt đới gió mùa, đai ôn nhiệt gió mùa trên núi và đai ôn đới gió mùa trên núi?

Xem đáp án

Đáp án B

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, ta thấy đỉnh núi Phanxipang là đỉnh núi duy nhất ở nước ta thiên nhiên phân hóa đủ 3 đại cao, đó là: Đai nhiệt đới gió mùa, đai ôn nhiệt gió mùa trên núi và đai ôn đới gió mùa trên núi.


Câu 12:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết vào đầu mùa hạ, vùng khí hậu nào sau đây của nước ta chịu ảnh hưởng của gió phơn Tây Nam nhiều nhất?

Xem đáp án

Đáp án A

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, ta thấy vào đầu mùa hạ, vùng khí hậu Bắc Trung Bộ của nước ta chịu ảnh hưởng của gió phơn Tây Nam nhiều nhất, tiếp đến là vùng khí hậu Tây Bắc Bộ.


Câu 13:

Đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long được thành tạo và phát triển do

Xem đáp án

Đáp án A

Đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long được thành tạo và phát triển do phù sa sông bồi tụ (Đồng bằng sông Hồng do sông Hồng và sông Thái Bình vận chuyển vật liệu, phù sa bồi tụ; Đồng bằng sông Cửu Long chủ yếu do sông Mê Công vận chuyển phù sa, vật liệu bồi tụ).


Câu 14:

Hệ sinh thái rừng ngập mặn ở nước ta tập trung nhiều nhất ở vùng ven biển

Xem đáp án

Đáp án C

Hệ sinh thái rừng ngập mặn ở nước ta tập trung nhiều nhất ở vùng ven biển Nam Bộ. Khu vực này có hệ sinh thái rừng ngập mặn lớn thức 2 thế giới, chỉ sau rừng ngập mặn ở A-ma-zon.


Câu 15:

Vùng núi Trường Sơn Nam có đặc điểm địa hình nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án D

Vùng núi Trường Sơn Nam gồm các khối núi và cao nguyên. Địa hình núi với những đỉnh núi cao trên 2000m nghiêng đầu dần về phía đông, sườn dốc dựng chênh vênh bên dải đồng bằng hẹp ven biển. Tương phản với địa hình núi ở phía đông và các bán bình nguyên xen đồi ở phía tây, tạo nên sự bất đối xứng rõ rệt giữa hai xườn Đông-Tây của vùng Trường Sơn Nam.


Câu 16:

Sự khác nhau về thiên nhiên giữa vùng núi Đông Bắc với vùng núi Tây Bắc, giữa Đông Trường Sơn và Tây Nguyên chủ yếu là do

Xem đáp án

Đáp án C

Sự khác nhau về thiên nhiên giữa vùng núi Đông Bắc với vùng núi Tây Bắc, giữa Đông Trường Sơn và Tây Nguyên chủ yếu là do ảnh hưởng của hoàn lưu gió mùa và hướng các dãy núi chạy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam hoặc Tây – Đông.


Câu 17:

Cho bảng số liệu:

SỰ BIẾN ĐỘNG DIỆN TÍCH RỪNG NƯỚC TA QUA MỘT SỐ NĂM

(Đơn vị: Triệu ha)

Năm

Tổng diện tích có rừng

Diện tích rừng tự nhiên

Diện tích rừng trồng

1943

14,3

14,3

0

1983

7,2

6,8

0,4

2005

12,7

10,2

2,5

(Nguồn: SGK Địa lí 12, NXB Giáo dục Việt Nam)

Nhận xét nào sau đây không đúng với nội dung bảng số liệu trên?

Xem đáp án

Đáp án A

Qua bảng số liệu, ta thấy:

- Tổng diện tích rừng có xu hướng giảm nhưng không ổn định (1943-1983 giảm; 1883-2005 tăng) và giảm 1,6 triệu ha.

- Diện tích rừng tự nhiên giảm nhưng không ổn định (1943-1983 giảm; 1883-2005 tăng) và giảm 4,1 triệu ha.

- Diện tích rừng trồng tăng lên liên tục qua các năm và tăng thêm 2,5 triệu ha.

Như vậy, các ý B, C, D đúng và ý A sai.


Câu 18:

Biểu hiện nào sau đây chứng tỏ địa hình nước ta có cấu trúc cổ được vận động Tân kiến tạo làm trẻ lại?

Xem đáp án

Đáp án C

Biểu hiện chứng tỏ địa hình nước ta có cấu trúc cổ được vận động Tân kiến tạo làm trẻ lại là địa hình nước ta có sự phân bậc rõ rệt theo độ cao với các bậc độ cao 800 – 100 – 1200 – 1600 – 2000m, thấp dần từ tây bắc xuống đông nam và có sự phân hóa đa dạng thành các khu vực có độ cao khác nhau do cường độ của các cuộc vận động tạo núi khác nhau.


Câu 19:

Căn cứ vào biểu độ tỉ lệ diện tích lưu vực các hệ thống sông ở Atlat Địa lý Việt Nam trang 10, cho biết sông nào sau đây ở nước ta có tỉ lệ diện tích lưu vực lớn nhất?

Xem đáp án

Đáp án B

Căn cứ vào biểu độ tỉ lệ diện tích lưu vực các hệ thống sông ở Atlat Địa lý Việt Nam trang 10, ta thấy sông Hồng (21,91%) là lưu vực sông ở nước ta có tỉ lệ diện tích lưu vực lớn nhất, tiếp đến là sông Cửu Long (21,40%), sông Đồng Nai,…


Câu 20:

Điểm giống nhau của gió mùa mùa đông và gió Tín phong Bắc bán cầu hoạt động trên lãnh thổ

Xem đáp án

Đáp án A

Điểm giống nhau của gió mùa mùa đông và gió Tín phong Bắc bán cầu hoạt động trên lãnh thổ nước ta là đều có hướng đông bắc.


Câu 21:

Cho bảng số liệu:

NHIỆT ĐỘ TRUNG BÌNH TẠI MỘT SỐ ĐỊA ĐIỂM

(Đơn vị: 0C)

Địa điểm

Nhiệt độ trung bình tháng I

Nhiệt độ trung bình tháng VII

Nhiệt dộ trung bình năm

Lạng Sơn

13,3

27,0

21,1

Hà Nội

16,4

28,9

23,5

Huế

19,7

29,4

25,1

Đà Nẵng

21,3

29,1

25,7

Quy Nhơn

23,0

29,7

26,8

TP. Hồ Chí Minh

25,8

27,1

27,1

(Nguồn: SGK Địa lí 12, NXB Giáo dục Việt Nam)

Nhận xét nào sau đây không đúng với nội dung bảng số liệu trên?

Xem đáp án

Đáp án D

Qua bảng số liệu, rút ra nhận xét sau:

- Nhiệt độ trung bình năm tăng dần từ Bắc vào Nam.

- Nhiệt độ trung bình tháng VII nhìn chung ít thay đổi khi đi từ Bắc vào Nam, dao động từ 27 – 290C.

- Nhiệt độ trung bình tháng I tăng dần từ Bắc vào Nam.

Như vậy, các ý A, B, C đúng và ý D sai.


Câu 22:

Vào đầu mùa hạ, khối khí nào sau đây gây mưa lớn cho đồng bằng Nam Bộ và Tây Nguyên?

Xem đáp án

Đáp án C

Vào đầu mùa hạ, khối khí Bắc Ấn Độ Dương thổi vào nước ta theo hướng Tây Nam gây mưa lớn cho đồng bằng Nam Bộ và Tây Nguyên. Khi vượt qua dãy Trường Sơn, gây nên hiện tượng phơn cho vùng Bắc trung Bộ.


Câu 23:

Miền núi nước ta có các cao nguyên và thung lũng tạo thuận lợi cho việc hình thành

Xem đáp án

Đáp án B

Miền núi nước ta có các cao nguyên và thung lũng tạo thuận lợi cho việc hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp, cây ăn quả và chăn nuôi gia súc lớn. Điển hình là các vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên, Trung Du và miền núi Bắc Bộ hay các trang trai gia súc lớn trên các cao nguyên Sơn La, Mộc Châu,…


Câu 24:

Dựa vào trang Hành chính Atlat Địa lí Việt Nam, cho biết điểm cực Bắc lãnh thổ nước ta (xã Lũng Cú) nằm ở tỉnh nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án C

Dựa vào trang Hành chính Atlat Địa lí Việt Nam, ta thấy điểm cực Bắc lãnh thổ nước ta (xã Lũng Cú) nằm ở tỉnh Hà Giang

Câu 25:

Tháng 1- 2007, Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án B

Tháng 1- 2007, Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức WTO (Tổ chức thương mại thế giới - World Trade Organization).


Câu 26:

Việt Nam không phải là thành viên của tổ chức nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án B

Hiệp định Mậu dịch Tự do Bắc Mỹ (tiếng Anh: North American Free Trade Agreement; viết tắt: NAFTA) là hiệp định thương mại tự do giữa Canada, Mỹ và Mexico. Việt Nam không phải thành viên của tổ chức này.


Câu 27:

Ở miền Bắc, đai nhiệt đới gió mùa có độ cao

Xem đáp án

Đáp án B

Ở miền Bắc, đai nhiệt đới gió mùa có độ cao trung bình dưới 600-700m, ở miền Nam lên đến độ cao 900-1000m.


Câu 28:

Trong vùng đặc quyền kinh tế của nước ta, các quốc gia khác được quyền

Xem đáp án

Đáp án B

Vùng đặc quyền về kinh tế là vùng tiếp liền với lãnh hải và hợp với lãnh hải thành một vùng biển rộng 200 hải lí tính từ đường cơ sở. Ở vùng này, Nhà nước ta có chủ quyền hoàn toàn về kinh tế nhưng các nước khác đặt ống dẫn dầu, dây cáp ngầm và tàu thuyền, máy bay nước ngoài được tự do về hoạt động hàng hải và hàng không theo Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982.


Câu 29:

Nhân tố nào sau đây là nguyên nhân chủ yếu gây ra sự phân hóa khí hậu nước ta theo chiều Bắc – Nam?

Xem đáp án

Đáp án B

Nguyên nhân chủ yếu gây ra sự phân hóa khí hậu nước ta theo chiều Bắc – Nam là do tác động của hoàn lưu gió mùa, đặc biệt là gió mùa mùa đông và hướng chạy của các dãy núi với hướng phổ biến là Tây Bắc – Đông Nam, hướng vòng cung,…


Câu 30:

Cảnh quan thiên nhiên tiêu biểu của phần lãnh thổ phía Nam nước ta là

Xem đáp án

Đáp án C

Cảnh quan thiên nhiên tiêu biểu của phần lãnh thổ phía Nam nước ta là đới rừng cận xích đạo gió mùa. Thành phần thực vật, động vật phần lớn thuộc vùng xích đạo và nhiệt đới từ phương Nam (nguồn gốc Mã Lai- Inđônêxia) đi lên hoặc từ phía tây (Ấn Độ -Mianma) di cư sang. Trong rừng xuất hiện nhiều loài cây chịu hạn, rụng lá vào mùa khô như các loài cây thuộc họ Dầu,…


Câu 31:

Dựa vào trang Hành chính Atlat Địa lí Việt Nam, cho biết tỉnh nào sau đây của nước ta có đường biên giới tiếp giáp với Lào và Campuchia?

Xem đáp án

Đáp án B

Dựa vào trang Hành chính Atlat Địa lí Việt Nam, ta thấy tỉnh Kon Tum (Thuộc vùng Tây Nguyên) là tỉnh duy nhất của nước ta có đường biên giới tiếp giáp với Lào và Campuchia.


Câu 32:

Từ Đông sang Tây, thiên nhiên nước ta phân hoá thành 3 dải rõ rệt, đó là

Xem đáp án

Đáp án C

Từ Đông sang Tây, thiên nhiên nước ta phân hoá thành 3 dải rõ rệt, đó là vùng biển và thềm lục địa - Vùng đồng bằng ven biển và vùng đồi núi.


Câu 33:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, hãy sắp xếp các cánh cung sau đây theo thứ tự từ Tây sang Đông?

Xem đáp án

Đáp án D

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, ta thấy các cánh cung ở vùng Đông Bắc theo thứ tự từ Tây sang Đông là cánh cung Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn và Đông Triều.


Câu 34:

Ý nào sau đây là đặc điểm khí hậu của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ?

Xem đáp án

Đáp án B

Đặc điểm cơ bản nhất của khí hậu miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ là khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có 1 mùa đông lạnh.


Câu 35:

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 14, cho biết vịnh Cam Ranh thuộc

Xem đáp án

Đáp án D

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 14, ta thấy vịnh Cam Ranh thuộc tỉnh/thành phố Khánh Hòa vùng Duyên hải Nam Trung Bộ của nước ta.


Câu 36:

Vùng biển nước ta có diện tích khoảng

Xem đáp án

Đáp án C

Vùng biển Việt Nam tiếp giáp với vùng biển của các nước: Trung Quốc, Camphuchia, Philippin, Malaixia, Brunây, Inđônêxia, Thái Lan và vùng biển nước ta có diện tích khoảng 1 triệu km2.


Câu 37:

Một trong những biện pháp quan trọng để bảo vệ tài nguyên đất ở vùng đồi núi nước ta là

Xem đáp án

Đáp án C

Một trong những biện pháp quan trọng để bảo vệ tài nguyên đất ở vùng đồi núi nước ta là bảo vệ rừng và đất rừng, tổ chức định canh, định cư cho dân cư miền núi tránh tình trạng du canh – du cư.


Câu 38:

Biển Đông đã ảnh hưởng như thế nào đến thời tiết, khí hậu nước ta vào thời kì mùa Đông?

Xem đáp án

Đáp án D

Biển Đông rộng, nhiệt độ nước biển cao và biển động theo mùa đã làm tăng độ ẩm của các khối khí qua biển, mang lại cho nước ta lượng mưa và độ ẩm lớn, đồng thời làm giảm tính chất khắc nghiệt của thời tiết lạnh khô trong mùa đông và làm dịu bớt thời tiết nóng bức trong mùa hạ. Nhờ có Biển Đông, khí hậu nước ta mang nhiều đặc tính của khí hậu hải dương nên điều hòa hơn.


Câu 39:

Ở nước ta, địa hình bán bình nguyên thể hiện rõ nhất ở

Xem đáp án

Đáp án D

Ở nước ta, địa hình bán bình nguyên thể hiện rõ nhất ở Đông Nam Bộ. Các bán bình nguyên ở vùng này có đất badan màu mỡ là điều kiện để hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp (cao su, cà phê, điều,…) rộng lớn.


Câu 40:

Tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa và tính chất khép kín của biển Đông thể hiện rõ qua các yếu tố

Xem đáp án

Đáp án A

Tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa và tính chất khép kín của biển Đông được thể hiện qua các yếu tố hải văn (nhiệt độ, độ muối của biển, sóng, thủy triều, hải lưu) và sinh vật biển.


Bắt đầu thi ngay

Bài thi liên quan


Có thể bạn quan tâm


Các bài thi hot trong chương