Nội dung - Văn học trung đại
-
493 lượt thi
-
10 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Hoành sóc giang sơn kháp kỉ thu
Tam quân tì hổ khí thôn ngưu
Nam nhi vị liễu công danh trái
Tu thính nhân gian thuyết Vũ hầu
(Tỏ lòng – Phạm Ngũ Lão)
Tác phẩm Tỏ lòng khắc họa điều gì?
Tỏ lòngkhắc họa vẻ đẹp của con người có sức mạnh, có lí tưởng, nhân cách cao cả cùng khí thế hào hùng của thời đại.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 2:
Món “nợ” được Phạm Ngũ Lão nhắc đến trong tác phẩm “Tỏ lòng” là:
Nam nhi vị liễu công danh trái
Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ Hầu
=>Phạm Ngũ Lão nhắc đến món nợ công danh.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 3:
Hoành sóc giang sơn kháp kỉ thu
Tam quân tì hổ khí thôn ngưu
Nam nhi vị liễu công danh trái
Tu thính nhân gian thuyết Vũ hầu
(Tỏ lòng – Phạm Ngũ Lão)
Vũ Hầu được nhắc đến trong tác phẩm Tỏ lònglà ai?
Vũ hầu: tức Gia Cát Lượng, người thời Tam quốc, có nhiều công lao giúp Lưu Bị khôi phục nhà Hán, được phong tước Vũ Lượng hầu (thường gọi tắt là Vũ hầu).
Đáp án cần chọn là: C
Câu 4:
Đáp án nào không đúng về nội dung được phản ánh trong tác phẩm Đọc Tiểu Thanh kí của Nguyễn Du?
- Bài thơ Đọc Tiểu Thanh kíthể hiện cảm xúc, suy tư của Nguyễn Du về số phận bất hạnh của người phụ nữ có tài văn chương trong xã hội phong kiến. Điều đó cũng nói lên một phương diện quan trọng trong chủ nghĩa nhân đạo của Nguyễn Du: xót xa cho những giá trị tinh thần bị chà đạp.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 5:
Đáp án nào không đúng về nội dung được phản ánh trong tác phẩm Thu hứng của Đỗ Phủ?
- Thu hứng là bức tranh mùa thu hiu hắt cũng là bức tranh tâm trạng buồn lo của nhà thơ trong cảnh loạn li: nỗi lo âu cho đất nước, nỗi buồn nhớ quê hương và nỗi ngậm ngùi, xót xa cho thân phận mình.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 6:
Nội dung chính của tác phẩm Đại cáo Bình Ngô là:
- Với nghệ thuật chính luận tài tình, với cảm hứng trữ tình sâu sắc, Đại cáo bình Ngôtố cáo tội ác kẻ thù xâm lược, ca ngợi cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Bài cáo được coi là bản tuyên ngôn độc lập, một áng “thiên cổ hùng văn” của dân tộc ta.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 7:
Từ “Rồi” trong câu thơ “Rồi hóng mát thuở ngày trường” (trích Cảnh ngày hè– Nguyễn Trãi) được hiểu là:
“Rồi”: Rỗi rãi
Đáp án cần chọn là: A
Câu 8:
Mục đích dạo chơi thiên nhiên, chiến địa của nhân vât “khách” trong bài Phú sông Bạch Đằngcủa Trương Hán Siêu không mang nội dung nào?
Mục đích dạo chơi thiên nhiên, chiến địa của nhân vật “khách”:
- “Khách” dạo chơi không chỉ để thưởng thức vẻ đẹp thiên nhiên mà còn nghiên cứu cảnh trí đất nước, bồi bổ trí thức.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 9:
Trong tác phẩm Bình ngô đại cáo, Nguyễn Trãi đã đưa ra thêm những yếu tố căn bản nào để xác định độc lập, chủ quyền của dân tộc mà tác phẩm Sông núi nước nam chưa nêu ra được?
Ý thức độc lập dân tộc trong Sông núi nước Namđược xác định chủ yếu trên hai yếu tố: lãnh thổ và chủ quyền, còn đến Đại cáo bình Ngô, một số yếu tố nữa được bổ sung: văn hiến, phong tục tập quán, lịch sử,…
Đáp án cần chọn là: A
Câu 10:
“Dẽ có ngu cầm đàn một tiếng”
Câu thơ trên trong bài “Cảnh ngày hè” của Nguyễn Trãi được hiểu là:
Dẽ có ngu cầm đàn một tiếng
Mong muốn có đàn của vua Thuấn để đàn một khúc Nam phong cho nhân dân no ấm.
Đáp án cần chọn là: A