Thứ năm, 09/05/2024
IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 9 Hóa học Giải SGK Hóa học 9 Chương 1: Các loại hợp chất vô cơ

Giải SGK Hóa học 9 Chương 1: Các loại hợp chất vô cơ

Bài 10: Một số muối quan trọng

  • 3896 lượt thi

  • 9 câu hỏi

  • 30 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Có những muối sau: CaCO3, CaSO4, Pb(NO3)2, NaCl. Muối nào nói trên:

a) Không được phép có trong nước ăn vì tính độc hại của nó?

b) Không độc nhưng cũng không được có trong nước ăn vì vị mặn của nó?

c) Không tan trong nước, nhưng bị phân hủy ở nhiệt độ cao?

d) Rất ít tan trong nước và khó bị phân hủy ở nhiệt độ cao?

Xem đáp án

a) Không được phép có trong nước uống vì tính độc hại: Pb(NO3)2

b) Không độc nhưng cũng không nên có trong nước uống vì vị mặn của nó: NaCl

c) Không tan trong nước nhưng bị phân hủy ở nhiệt độ cao: CaCO3

PTHH: CaCO3 Giải bài tập Hóa học lớp 9 | Giải hóa lớp 9 CaO + CO2

d) Rất ít tan trong nước và khó bị phân hủy ở nhiệt độ cao: CaSO4.


Câu 2:

Hai dung dịch tác dụng với nhau, sản phẩm thu được có NaCl. Hãy cho biết hai cặp dung dịch các chất ban đầu có thể đã dùng. Minh họa bằng các phương trình hóa học.

Xem đáp án

Muối NaCl là sản phẩm của phản ứng hai dung dịch sau:

– Phản ứng trung hòa HCl bằng dung dịch NaOH:

HCl + NaOH → NaCl + H2O

- Phản ứng trao đổi giữa:

Muối + axit: Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + CO2 ↑ + H2O

Muối + muối: Na2SO4 + BaCl2 → BaSO4 ↓ + 2NaCl

Na2CO3 + BaCl2→ BaCO3 ↓ + 2NaCl

Muối + kiềm: CuCl2 + 2NaOH → Cu(OH)2 + 2NaCl.


Câu 4:

Dung dịch NaOH có thể dùng để phân biệt hai muối có trong mỗi cặp chất sau đây được không? (Nếu được thì ghi dấu (x), nếu không được thì ghi dấu (o) vào các ô vuông).

a) Dung dịch K2SO4 và dung dịch Fe2(SO4)3

b) Dung dịch Na2SO4 và dung dịch CuSO4

c) Dung dịch NaCl và dung dịch BaCl2

Viết các phương trình hóa học nếu có.

Xem đáp án

- Dung dịch NaOH có thể dùng để phân biệt được hai muối ở phần a) và b).

a) K2SO4 và Fe2(SO4)3

K2SO4 + NaOH → không phản ứng

Fe2(SO4)3 + 6NaOH → 3Na2SO4 + 2Fe(OH)3 nâu đỏ

b) Na2SO4 và CuSO4

Na2SO4 + NaOH → không phản ứng

CuSO4 + 2NaOH → Na2SO4 + Cu(OH)2 xanh

c) Cả NaCl và BaCl2 đều không phản ứng với NaOH nên dùng NaOH không thể phân biệt được hai dung dịch này.


Câu 5:

Trong phòng thí nghiệm có thể dùng muối KClO3 hoặc KNO3 để điều chế khí oxi bằng phản ứng phân hủy.

a) Viết các phương trình hóa học xảy ra đối với mỗi chất.

b) Nếu dùng 0,1 mol mỗi chất thì thể tích oxi thu được có khác nhau không? Hãy tính thể tích khí oxi thu được.

c) Cần điều chế 1,12 lít khí oxi, hãy tính khối lượng mỗi chất cần dùng. Các thể tích khí được đo ở điều kiện tiêu chuẩn.

Xem đáp án

a) Các phương trình phản ứng phân hủy:

2KNO3 → 2KNO2 + O2 ↑ (1)

2KClO3 → 2KCl + 3O2 ↑ (2)

b) Theo phương trình (1) và (2): số mol hai muối tham gia phản ứng nhu nhau (0,1 mol), nhưng số mol oxi sinh ra không như nhau.

Theo phương trình (1):

Giải bài tập Hóa học lớp 9 | Giải hóa lớp 9

VO2 = 0,05. 22,4= 1,12 lít

Theo phương trình (2):

Giải bài tập Hóa học lớp 9 | Giải hóa lớp 9

VO2= 0,15 .22,4 = 3,36 lít.

c) Giải bài tập Hóa học lớp 9 | Giải hóa lớp 9

2KNO3 → 2KNO2 + O2

2KClO3 → 2KCl + 3O2

Theo pt: nKNO3 = 2.nO2 = 0,05 . 2 = 0,1 mol,

Giải bài tập Hóa học lớp 9 | Giải hóa lớp 9

MKNO3 = 101g/mol ; MKClO3 = 122,5 g/mol

mKNO3 cần dùng = 0,1 x 101 = 10,1g

mKClO3 cần dùng = 0,1 /3 x 122,5 = 4,08g.


Câu 6:

Trong tự nhiên muối natri clorua có nhiều trong:

Xem đáp án

Đáp án: A


Câu 8:

Muối kali nitrat (KNO3):

Xem đáp án

Đáp án: C


Bắt đầu thi ngay