IMG-LOGO
Trang chủ THI THỬ THPT QUỐC GIA Sinh học Thi Online (2023) Đề thi thử Sinh học THPT Quế Võ 1,Bắc Ninh có đáp án

Thi Online (2023) Đề thi thử Sinh học THPT Quế Võ 1,Bắc Ninh có đáp án

Thi Online (2023) Đề thi thử Sinh học THPT Quế Võ 1,Bắc Ninh có đáp án

  • 433 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 45 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Khi nói về tiêu hóa của động vật, phát biểu nào sau đây đúng?

Xem đáp án

Phương pháp:

- Hình thức tiêu hóa ở động vật chưa có cơ quan tiêu hóa (gặp ở động vật đơn bào): tiêu hóa nội bào

- Hình thức tiêu hóa ở động vật có túi tiêu hóa (gặp ở ruột khoang và giun dẹp): tiêu hóa ngoại bào kết hợp tiêu hóa nội bào

- Hình thức tiêu hóa ở động vật có ống tiêu hóa (gặp ở động vật chưa có xương sống và động vật có xương sống): tiêu hóa ngoại bào

Cách giải:

A, B → S: vì động vật có ống tiêu hóa chỉ tiêu hóa ngoại bào

C → Đ: Các loài động vật có xương sống đều có ống tiêu hóa → tiêu hóa theo hình thức ngoại bào

D → S: vì không phải tất cả thú ăn cỏ đều có dạ dày 4 ngăn, ví dụ như Ngựa

Chọn C.


Câu 2:

Khi nói về hô hấp của thực vật, phát biểu nào dưới đây không đúng?

Xem đáp án

Phương pháp:

- Quan sát sơ đồ hô hấp ở thực vật sau:

Khi nói về hô hấp của thực vật, phát biểu nào dưới đây không đúng? (ảnh 1)

Cách giải:

A → Đ: Hô hấp hiếu khí cần có O2 làm chất nhận e cuối cùng. Nếu không có O2, thực vật sẽ tiến hành hô hấp

kỵ khí

B → Đ: Hô hấp hiếu khí gồm 3 giai đoạn: đường phân, chu trình krep và chuỗi truyền e

C → S: Hô hấp sáng ở thực vật C3 không tạo ra ATP

D → Đ: Hô hấp kỵ khí tạo 2ATP ở giai đoạn đường phân

Chọn C.


Câu 3:

Động vật nào sau đây trao đổi khí với môi trường thông qua hệ thống ống khí?

Xem đáp án

Phương pháp:

Trao đổi khí với môi trường thông qua hệ thống ống khí có ở côn trùng

Cách giải:

Châu chấu thuộc lớp côn trùng → trao đổi khí bằng hệ thống ống khí

Chọn A.


Câu 4:

Vi khuẩn Rhizôbium có khả năng cố định đạm vì chúng có loại enzim nào sau đây?

Xem đáp án

Phương pháp:

- Cố định đạm (cố định nitơ) cần có enzyme nitrogenaza

Cách giải:

Vi khuẩn Rhizôbium có khả năng cố định đạm vì chúng có enzim nitrogenaza

Chọn A.


Câu 5:

Loại đột biến nào sau đây làm thay đổi số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào?

Xem đáp án

Phương pháp:

- Đột biến số lượng NST gồm: Đột biến lệch bội và đột biến đa bội

Cách giải:

A → S: Đột biến gen là biến đổi trong cấu trúc của gen liên quan tới một hoặc một số cặp nucleotide, không làm thay đổi số lượng NST

B → Đ: Đột biến đa bội là sự biến đổi số lượng NST ở tất cả các cặp NST trong tế bào theo hướng tăng thêm số nguyên lần bộ đơn bội và lớn hơn 2n

C,D → S: Đột biến đảo đoạn và đột biến lặp đoạn NST thuộc đột biến cấu trúc NST

Chọn B.


Câu 6:

Một loài có bộ nhiễm sắc thể 2n = 24. Thể tam bội của loài này có bao nhiêu NST?

Xem đáp án

Phương pháp:

B1: Xác định CT tổng quát về số lượng NST trong thể đột biến đó

B2: Thay số liệu để tính

Cách giải:

Thể tam bội có kí hiệu bộ NST LÀ 3n

Loài này có bộ NST là 2n=24 → n=12

Vậy thể tam bội có số lượng NST là: 3n=3.12=36

Chọn D.


Câu 7:

Loại axit nucleic nào sau đây là thành phần cấu tạo nên ribôxôm?

Xem đáp án

Phương pháp:

- Xác định chức năng của các loại ARN và ADN

Cách giải:

A: tARN - vận chuyển acid amin

B: rARN – là thành phần cấu tạo nên riboxôm

C: AND – lưu giữ và bảo quản thông tin di truyền

D: mARN – mang thông tin quy định trình tự acid amin

Chọn B.


Câu 8:

Trong cơ chế điều hòa hoạt động gen của opêron Lac, sự kiện nào sau đây thường xuyên diễn ra?

Xem đáp án

Phương pháp:

Quan sát sơ đồ sau:

Trong cơ chế điều hòa hoạt động gen của opêron Lac, sự kiện nào sau đây thường xuyên diễn ra? (ảnh 1)

Cách giải:

A → S: Chỉ khi môi trường có lactose thì phân tử lactôzơ liên kết với prôtêin ức chế.

B → Đ: Gen điều hòa R tổng hợp prôtêin ức chế ngay cả khi có và không có lactose

C → S: Các gen cấu trúc Z, Y, A phiên mã tạo ra các phân tử mARN tương ứng khi protein ức chế không liên kết với vùng vận hành O ( môi trường có lactose)

D → S: Vì ARN pôlimeraza liên kết với vùng khởi động của opêron Lac và tiến hành phiên mã khi môi trường có lactozo.

Chọn B.


Câu 9:

Dùng cônsixin xử lý hợp tử có kiểu gen BbDd, sau đó cho phát triển thành cây hoàn chỉnh thì có thể tạo ra thể tứ bội có kiểu gen

Xem đáp án

Phương pháp:

- Consixin gây tứ bội hóa bằng cách ngăn cản hình thành thoi vô sắc, làm cho tất cả các cặp NST. Do đó tất cả các gen đều được gấp đôi

Cách giải:

Dùng cônsixin xử lý hợp tử có kiểu gen BbDd ta thu được thể tứ bội có kiểu gen: BBbbDDdd

Chọn A.


Câu 10:

(Đột biến điểm làm thay thế 1 nuclêôtit ở vị trí bất kì của triplet nào sau đây đều không xuất hiện côđôn kết thúc?

Xem đáp án

Phương pháp:

- Đột biến điểm là đột biến xảy ra ở 1 cặp nucleotide

- So sánh với trình tự mạch gốc, nếu sai khác 2 nu trở lên thì không xuất hiện bộ ba kết thúc vì đây là đột biến điểm

Cách giải:

- Bộ ba kết thúc trên mARN bao gồm: 5’UAA3’; 5’UAG3’; 5’UGA3’ → trình tự nu tương ứng trên mạch gốc: 3’ATT5’; 3’ATX3’; 5’AXT3’

A → Đ: Với trình tự nucleotide này, thì phải xảy ra đột biến ở 2 nucleotide thì mới xuất hiện bộ ba kết thúc. Còn đột biến điểm không thể làm xuất hiện bộ ba kết thúc

B,C,D → S: Đột biến điểm dạng thay thế có thể làm xuất hiện bộ ba kết thúc

Chọn A.


Câu 11:

Loại enzim nào sau đây có khả năng làm tháo xoắn đoạn phân tử ADN, tách 2 mạch của ADN và xúc tác tổng hợp mạch polinuclêôtit mới bổ sung với mạch khuôn?

Xem đáp án

Phương pháp:

- Chức năng của enzyme ARN polimeraza trong quá trình phiên mã

Cách giải:

Trong quá trình tổng hợp mạch polinucleotit mới bổ sung với mạch khuôn, enzim ARN polimeraza có chức năng tháo xoắn, tách mạch phân tử AND và xúc tác tổng hợp mạch polinucleotit mới

Chọn C.


Câu 12:

Xét một phân tử ADN vùng nhân của vi khuẩn E.Coli chứa N15 . Nuôi cấy vi khuẩn trong môi trường N14 , sau 3 thế hệ trong môi trường nuôi cấy có

Xem đáp án

Phương pháp:

Xét a phân tử ADN vùng nhân của vi khuẩn E.Coli chứa N15. Nuôi cấy vi khuẩn trong môi trường N14, sau n thế hệ trong môi trường nuôi cấy có:

- Số phân tử ADN chỉ chứa N14 là: a. 2n2

- Số phân tử chỉ chứa N15=0

Cách giải:

Xét một phân tử ADN vùng nhân của vi khuẩn E. Coli chứa N15. Nuôi cấy vi khuẩn trong môi trường N14, sau 3 thế hệ trong môi trường nuôi cấy có:

Số phân tử ADN chỉ chứa N14 là: a×2n2=1×232=6

Chọn B.


Câu 13:

Một gen ở sinh vật nhân sơ, trên mạch 1 có %A – %X = 10% và %T – %X = 30%; trên mạch 2 có %X– %G = 20%. Theo lý thuyết, trong tổng số nuclêôtit trên mạch 2, số nuclêôtit loại G chiếm tỉ lệ

Xem đáp án

Phương pháp:

Gọi A1, T1, G1, X1 là nucleotit trên mạch 1 của gen

       A2, T2, G2, X2 là nucleotit trên mạch 2 của gen

Ta có: %A1 = %T2; %T1 = %A2; %G1 = %X2; %X1 = %G2

Tổng % số nu trên 1 mạch = 100%

Đối với bài toán này, ta biến đổi để quy đổi mối quan hệ về tỉ lệ % trên mạch 2 của gen

Sau đó áp dụng phép thế/giải hệ để tìm ra tỉ lệ % của các loại nucleotit

Cách giải:

Ta có:

%A1 – %X1 = 0,1 → %T2 – %G2 = 0,1 → %T2 = 0,1 + %G2 (1)

%T1 – %X1 = 0,3 → %A2 - %G2 = 0,3 → %A2 = 0,3+ %G2 (2)

%X2– %G2 = 0,2 → %X2= 0,2 + %G2 (3)

%A2 + %T2 + %G2 + %X2 = 1 (4)

Thế (1),(2),(3) vào (4) ta được:

0,3 + %G2 + 0,1 + %G2 + %G2 + 0,2 + %G2 = 1

=> %G2 = 0,4 = 40%

Chọn B.


Câu 14:

Một loài thực vật, cặp nhiễm sắc thể số 1 chứa cặp gen Aa; cặp nhiễm sắc thể số 3 chứa cặp gen Bb. Nếu ở tất cả các tế bào, cặp NST số 1 không phân li trong giảm phân 2, cặp NST số 3 phân li bình thường thì cơ thể có kiểu gen AaBb giảm phân sẽ tạo ra các loại giao tử có kiểu gen

Xem đáp án

Phương pháp:

1 cặp NST không phân li trong GP tạo ra giao tử đột biến (n-1) và (n+1)

Cách giải:

Căp nhiễm sắc thể số 1 chứa cặp gen Aa không phân li trong GP II tạo ra giao tử : AA(n); aa (n+1) và giao tử 0(n1)

Cặp NST số 3 chứa cặp gen Bb phân li bình thường trong GP tạo giao tử: B và b

 Nếu ở tất cả các tế bào, cặp NST số 1 không phân li trong giảm phân 2, cặp NST số 3 phân li bình thường thì cơ thể có kiểu gen AaBb giảm phân sẽ tạo ra các loại giao tử:(AA,aa,0)×(B,b)=AAB;Aab;aaB;aab;B;b

Chọn A.


Câu 15:

Một cơ thể đực có kiểu gen AB/ab. Biết khoảng cách giữa hai gen A và B là 20cM; Theo lí thuyết, tần số hoán vị gen là bao nhiêu?

Xem đáp án

Cách giải:

Khoảng cách giữa hai gen A và B là 20cM → Tần số hoán vị gen là 20%

Chọn B.


Câu 16:

Ở một loài thực vật, khi trong kiểu gen có cả gen A và gen B thì hoa có màu đỏ. Nếu trong kiểu gen chỉ có A hoặc chỉ có B thì hoa có màu vàng, nếu không có gen trội nào thì hoa có màu trắng. Tính trạng di truyền theo quy luật

Xem đáp án

Phương pháp:

- Nhiều gen cùng quy định 1 tính trạng là kiểu di truyền theo quy luật tương tác, bao gồm: tương tác bổ sung, tương tác át chế, tương tác cộng gộp

+ Tương tác bổ sung là kiểu tương tác của hai hay nhiều gen không alen cùng qui định một tính trạng, trong đó sự xuất hiện của 2 alen trội làm xuất hiện kiểu hình mới.

+ Tương tác cộng gộp là kiểu tác động của nhiều gen, trong đó mỗi gen đóng góp 1 phần như nhau vào sự phát triển của cùng 1 tính trạng

+ Tương tác át chế là hiện tượng tương tác giữa hai (hay nhiều) gen trong đó 1 gen này kìm hãm sự hoạt động của 1 gen khác thuộc locut khác nhau

Cách giải:

Hai gen không alen A và B cùng qui định một tính trạng màu sắc hoa, trong đó sự xuất hiện của 2 alen trội làm xuất hiện kiểu hình mới → Tính trạng di truyền theo quy luật tương tác bổ sung

Chọn C.


Câu 17:

Cơ thể có kiểu gen nào sau đây được gọi là thuần chủng?

Xem đáp án

Phương pháp:

Kiểu gen thuần chủng là kiểu gen có tất cả các cặp gen đồng hợp

Cách giải:

- Cơ thể có tất cả các cặp gen đồng hợp là: AAbb

Chọn A.


Câu 18:

Ở ruồi giấm, xét 1 gen nằm ở vùng tương đồng trên NST giới tính X có 2 alen là A và a. Theo lí thuyết, cách viết kiểu gen nào sau đây đúng?

Xem đáp án

Phương pháp:

Gen nằm trên vùng tương đồng NST giới tính X vừa có alen trên X, vừa có alen trên Y

Cách giải:

A → S: Đây là cách viết kiểu gen của gen nằm trên NST thường

B → S: Đây là cách viết kiểu gen của gen nằm trên vùng không tương đồng trên X

C → S: Đây là cách viết kiểu gen của gen nằm trên vùng không tương đồng trên Y

D → Đ: Gen có 2 alen vừa nằm trên X, vừa có trên Y

Chọn D.


Câu 19:

Ở một loài thực vật, gen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng, không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu hình ở đời con của phép lai Aa × Aa là

Xem đáp án

Phương pháp:

Viết SĐL

Cách giải:

P: Aa (đỏ)       Aa (đỏ)

G: (A;a)                 (A;a)

F1: 1AA;2Aa;1aa

à TLKH: 3 hoa đỏ: 1 hoa trắng

Chọn C.


Câu 20:

Ở người, alen A quy định mắt đen là trội hoàn toàn so với alen a quy định mắt xanh. Nếu không có đột biến xảy ra, cặp vợ chồng nào sau đây có thể sinh ra con có người mắt đen, có người mắt xanh?

Xem đáp án

Phương pháp:

- Người mắt đen có kiểu gen: AA hoặc Aa

- Người mắt xanh có kiểu gen: aa

- Để sinh ra con có người mắt xanh thì cả bố và mẹ đều phải cho giao tử mang alen a

- Để sinh ra con có người mắt đen thì người bố hoặc mẹ hoặc cả 2 người phải cho giao tử A

Cách giải:

A → S: vì cả bố và mẹ không cho giao tử A

B → S: vì chỉ một người cho giao tử a

C → Đ: vì cả bố và mẹ đều cho giao tử a, một người cho giao tử A

D → S: vì chỉ một người cho a

Chọn C.


Câu 21:

Một quần thể đang ở trạng thái cân bằng di truyền có tần số alen A = 0,6. Tỉ lệ kiểu gen Aa là bao nhiêu?

Xem đáp án

Phương pháp:

P(A) + q(a) = 1

Cấu trúc quần thể cân bằng: P2AA: 2Pq Aa : q2aa

Cách giải:

P(A) = 0,6 → q(a) = 0,4

→ TLKG Aa = 2Pq = 2 × 0,6 × 0,4 = 0,48

Chọn A.


Câu 22:

Một quần thể thực vật lưỡng bội, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp. Ở thế hệ xuất phát (P) gồm 25% cây thân cao và 75% cây thân thấp. Khi (P) tự thụ phấn liên tiếp qua hai thế hệ, ở F2, cây thân cao chiếm tỉ lệ 17,5%. Theo lí thuyết, trong tổng số cây thân cao ở (P), cây thuần chủng chiếm tỉ lệ

Xem đáp án

Cách giải:

P: xAA : yAa:0,75aa F2 có aa =10,175=0,875

Ta lại có, sau 2 thế hệ, kiểu gen aa =0,75+y122y2

0,75+y122y2=0,8750,75+y122y2=0,875y=0,2

Ta có: x+y+0,75=1x=10,750,2=0,05

Vậy cấu trúc P:0,05AA:0,2Aa:0,75aa

Tỷ lệ của cây thuần chủng trong tổng số cây thân cao ở (P) :

AAA=0,050,25=0,2%

Chọn A.


Câu 23:

Quá trình nào sau đây không thuộc công nghệ tế bào?

Xem đáp án

Phương pháp:

Công nghệ tế bào là ngành kĩ thuật về quy trình ứng dụng phương pháp nuôi cấy tế bào hoặc mô trên môi trường dinh dưỡng nhân tạo để tạo ra cơ quan hoặc có thể hoàn chỉnh.

Cách giải:

Đáp án A,B,C thuộc là công nghệ tế bào

Đáp án D thuộc công nghệ gen

Chọn D.


Câu 24:

Các bằng chứng cổ sinh vật học cho thấy: trong lịch sử phát triển sự sống trên trái đất, thực vật có hoa xuất hiện ở

Xem đáp án

Phương pháp:

Đối với loại câu hỏi liên quan đến các kỉ, các đại thì rất khó nhớ. Tuy nhiên, chúng ta cần nắm một số vấn đề cơ bản như sau:

+ Ở đại Trung sinh đã bắt đầu xuất hiện cây có hoa, thú. Đại Tân sinh bắt đầu xuất hiện bộ khỉ.

+ Các nhóm sinh vật bao giờ cũng xuất hiện ở đại trước rồi mới phát triển ưu thế ở đại tiếp theo

+ Thực vật có hoa thuộc kỷ Phấn trắng (cách ghi nhớ: cấu tạo hoa có hạt phấn)

Cách giải:

Trong lịch sử phát triển sự sống trên trái đất, thực vật có hoa xuất hiện ở kỷ Phấn trắng thuộc đại Trung sinh

Chọn D.


Câu 25:

Trong thí nghiệm năm 1953 của S.Miller và Urey nhằm kiểm tra giả thiết về nguồn gốc sự sống của Oparin và Haldan, hai ông đã sử dụng hỗn hợp khí để mô phỏng thành phần của khí quyển cổ đại giả định, các thành phần khí có mặt trong hỗn hợp bao gồm:

Xem đáp án

Phương pháp:

Quan sát hình ảnh dưới đây:

Trong thí nghiệm năm 1953 của S.Miller và Urey nhằm kiểm tra giả thiết về nguồn gốc sự sống của Oparin và Haldan, (ảnh 1)

Cách giải:

Thành phần khí được sử dụng trong giả định gồm: CH4, NH3, H2 và hơi nước

Chọn A.


Câu 26:

Ba loài ếch: Rana pipiens; Rana clamitans và Rana sylvatica cùng giao phối trong một cái ao, song chúng bao giờ cũng bắt cặp đúng cá thể cùng loài vì các loài ếch này có tiếng kêu khác nhau. Đây là ví dụ về loại cách ly nào sau đây:

Xem đáp án

Phương pháp:

- Cách li trước hợp tử: trứng không được thụ tinh với tinh trùng (không giao phối) hoặc trứng thụ tinh với tinh trùng nhưng không tạo thành hợp tử

- Cách li sau hợp tử: sinh ra con bất thụ

- Cách li cơ học: cấu tạo cơ quan sinh sản khác nhau

- Cách li tập tính: tập tính giao phối khác nhau

- Cách li sinh thái: chiếm cứ sinh cảnh khác nhau trong cùng một khu sinh thái

Cách giải:

- 3 loài này không giao phối với nhau mà chỉ có các cá thể cùng loài mới giao phối nhau → cách li trước hợp tử.

- Các cá thể trong cùng loài chỉ cặp đôi giao phối với nhau và sự kết cặp đôi giao phối chỉ trong loài là nhờ tiếng kêu → chính là cách li tập tính.

Chọn C.


Câu 27:

Khi nói về các yếu tố ngẫu nhiên, phát biểu nào sau đây sai?

Xem đáp án

Phương pháp:

- Yếu tố ngẫu nhiên (thiên tai, dịch bệnh...): làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể một cách đột ngột, không thể dự đoán

- Tác động của các yếu tố ngẫu nhiên thường dẫn tới làm nghèo vốn gen của quần thể, giảm sự đa dạng di truyền và có thể dẫn tới làm suy thoái quần thể

Cách giải:

A,B,D → Đúng

C → Sai vì khi kích thước quần thể càng nhỏ thì số lượng cá thể càng ít nên sự giảm số lượng cá thể bởi các yếu tố ngẫu nhiên làm thay đổi tần số alen mạnh hơn so với khi quần thể có số lượng cá thể động. Ví dụ một quần thể có 1000 cá thể AA, 2000 cá thể Aa, 1000 cá thể aa. Giả sử yếu tố ngẫu nhiên làm chết 200 cá thể aa thì tần số a sẽ thay đổi, giảm từ 0,5 xuống còn 0,487. Nhưng khi quần thể chỉ có 100 cá thể AA, 200 cá thể Aa, 100 cá thể aa và yếu tố ngẫu nhiên làm chết 100 cá thể aa thì tần số a giảm từ 0,5 xuống còn 0,333.

Chọn C.


Câu 28:

Quan sát số lượng cây cỏ mực ở trong một quần xã sinh vật, người ta đếm được 28 cây/m2. Số liệu trên cho ta biết được đặc trưng nào của quần thể?

Xem đáp án

Phương pháp:

Mật độ cá thể của quần thể là số lượng sinh vật của quần thể trên một đơn vị diện tích hay thể tích của quần thể. Số lượng sinh vật được tính bằng đơn vị cá thể (con, cây) hay khối lượng sinh vật (sinh khối)

Cách giải:

Trong một quần xã sinh vật, người ta đếm được 28 cây/m2 → Số lượng cây (28 cây) trên 1 đơn vị diện tích (m2). Vậy đây là đặc trưng về mật độ cá thể trong quần thể

Chọn D.


Câu 29:

Trên một cây to có nhiều loài chim sinh sống, cố loài làm tổ trên cao, có loài làm tổ dưới thấp, có loài kiếm ăn ban đêm, có loài kiếm ăn ban ngày. Đó là ví dụ về:

Xem đáp án

Phương pháp:

Các loài gần nhau về nguồn gốc khi sống trong cùng một sinh cảnh, sử dụng cùng nguồn thức ăn thì chúng có xu hướng phân chia nơi ở khác nhau, thời gian kiếm ăn khác nhau… để hạn chế sự cạnh tranh giữa các loài. Hiện tượng đó gọi là phân li ổ sinh thái

Cách giải:

Trên một cây to có nhiều loài chim sinh sống, cố loài làm tổ trên cao, có loài làm tổ dưới thấp, có loài kiếm ăn ban đêm, có loài kiếm ăn ban ngày. Đây chính là ví dụ về phân li ổ sinh thái (phân chia thức ăn, nơi làm tổ)

Chọn A

Câu 30:

Khi trâu bò ăn cỏ chúng đánh động đã làm nhiều loài côn trùng trú ẩn trong cỏ bay ra. Các loài chim ăn côn trùng sắn mồi gần đàn trâu, bò sẽ ăn côn trùng. Quan hệ giữa chim ăn côn trùng và trâu bò là mối quan hệ gì?

Xem đáp án

Phương pháp:

- Đặc điểm của các mối quan hệ:

+ Ký sinh - vật chủ: vật ký sinh sống trên người vật chủ, lấy chất dinh dưỡng từ vật chủ và làm suy yếu vật chủ

+ Hội sinh: Một bên có lợi, một bên không có lợi cũng không có hại

+ Hợp tác: 2 bên cùng có lợi, mối quan hệ này không bắt buộc

+ Cạnh tranh: 2 bên đều bị hại

Cách giải:

Mối quan hệ giữa chim ăn côn trùng và trâu bò là mối quan hệ hội sinh vì: Chim được lợi (ăn được côn trùng bay ra khi bò đánh động cỏ). Bò không có lợi cũng không bị hại

Chọn B.


Câu 31:

Khi nói về giới hạn sinh thái, phát biểu nào sau đây sai?

Xem đáp án

Phương pháp:

- Giới hạn sinh thái là khoảng giá trị của một nhân tố sinh thái mà sinh vật ở trong khoảng giá trị đó thì mới có thể tồn tại và phát triển.

Cách giải:

A → S: Giới hạn sinh thái càng hẹp thì có vùng phân bố càng hẹp

B → Đ: Vùng cực có sự chệnh lệch nhiệt độ giữa ban đêm và bên ngày lớn hơn nhiều so với vùng xích đạo. Do đó loài sống ở vùng cực sẽ có giới hạn sinh thái về nhiệt rộng hơn.

C → Đ: Cơ thể non nhỏ, có tỷ lệ S/V lớn → mất nhiều nhiệt, khả năng chịu đựng và thích nghi kém hơn cơ thể trưởng thành → giới hạn sinh thái hẹp hơn

D → Đ: Khoảng cực thuận là khoảng giới hạn mà tại đó sinh vật sinh trưởng và phát triển tốt nhất

Chọn A.


Câu 32:

Mối quan hệ giữa hai loài nào sau đây là mối quan hệ kí sinh?

Xem đáp án

Phương pháp:

- Mối quan hệ kí sinh: vật ký sinh sống trên cơ thể vật chủ, lấy nước, chất khoáng, các chất dinh dưỡng từ vật chủ và làm suy yếu vật chủ.

- Đây là mối quan hệ một bên có lợi, một bên có hại

Cách giải:

A → Đ: Cây tầm gửi bám trên cây gỗ, hút nước, khoáng và các chất dinh dưỡng từ cây gỗ nhưng không mang lợi ích cho cây gỗ

B → S: Đây là mối quan hệ hội sinh

C → S: Đây là mối quan hệ cộng sinh

D → S: Đây là mối quan hệ hợp tác

Chọn A

Câu 33:

Cho biết các gen phân li độc lập, các alen trội là trội hoàn toàn và không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 1:1:1:1?

Xem đáp án

Cách giải:

- Tỷ lệ 1:1:1:1=(1:1)(1:1) Xét riêng mỗi cặp gen ở P khi lai với nhau đều phải cho tỷ lệ (1:1)

+ Xét tính trạng do các alen (A,a) quy định, để F1 thu được kiểu hình 1: 1 thì P phải có kiểu gen: Aa×aa

+ Xét tính trạng do các alen (B,b) quy định, để  thu được kiểu hình 1: 1 thì P phải có kiểu gen: Bb×bb

- Ghép các cặp gen của từng cặp tính trạng với nhau, ta được các phép lai sau cho đời con có tỉ lệ phân ly kiểu hình 1: 1: 1: 1

+  P:AaBb×aabb+  P:Aabb×aaBb

Chọn A.


Câu 34:

Ở một loài thực vật, cho 2 cây (P) đều dị hợp tử về 2 cặp gen cùng nằm trên 1 NST giao phấn với nhau thu được F1. Cho biết các gen liên kết hoàn toàn. Theo lí thuyết, F1 có tối đa bao nhiêu loại kiểu gen?

Xem đáp án

Phương pháp:

- 2 cặp gen liên kết hoàn toàn tạo ra tối đa 2 loại giao tử → số loại kiểu gen tạo ra tối đa là 4 loại nếu mỗi cơ

thể cho 2 loại giao tử khác nhau

Cách giải:

Cho 2 cây (P) đều dị hợp tử về 2 cặp gen cùng nằm trên 1 NST giao phấn với nhau thu được F1:

P: ABab×AbaBF1:ABAb:ABaB:Abab:aBab (4 loại kiểu gen)

Chọn C.


Câu 35:

Ở đậu Hà Lan, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng. Trong thí nghiệm thực hành lai giống giữa các giống lưỡng bội bình thường, một nhóm học sinh đã lấy tất cả các hạt phấn của 1 cây đậu hoa đỏ thụ phấn cho 1 cây đậu hoa đỏ khác. Biết không có đột biến phát sinh, theo lí thuyết, dự đoán nào sau đây sai?

Xem đáp án

Phương pháp:

- Cây hoa đỏ có 2 kiểu gen: AA và Aa

- Viết tất cả các phép lai có thể xảy ra để tìm kiểu gen và kiểu hình ở đời con, sau đó so sánh với đáp án.

Cách giải:

- Lấy tất cả các hạt phấn của 1 cây đậu hoa đỏ thụ phấn cho 1 cây đậu hoa đỏ khác, có các trường hợp sau đây:

+ TH1: P: AA  ×AAF1:100%AA (1 kiểu gen, 1 kiểu hình)

+ TH2: P:AA×AaF1:1AA:1Aa (2 kiểu gen, 1 kiểu hình)

+ TH3: P: Aa ×Aa F1: 1AA: 2Aa: laa (3 kiểu gen, 2 kiểu hình)

Chọn D.


Câu 37:

Một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể 2n = 8. Xét 4 cặp gen Aa, Bb, DD, EE nằm trên 4 cặp nhiễm sắc thể; mỗi cặp gen quy định một cặp tính trạng, trong đó alen trội là trội hoàn toàn. Do đột biến, bên cạnh thể lưỡng bội có bộ nhiễm sắc thể 2n thì trong loài đã xuất hiện các dạng thể một tương ứng với các cặp nhiễm sắc thể khác nhau. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về loài này?

I. Ở các cơ thể lưỡng bội có tối đa 9 loại kiểu gen.

II. Có 16 kiểu gen quy định kiểu hình trội về 4 tính trạng.

III. Có 5 kiểu gen quy định kiểu hình trội về 2 tính trạng.

IV. Có 39 kiểu gen ở các đột biến thể một.

Xem đáp án

Cách giải:

I  Đ. Vì ở các thể lưỡng bội có số kiểu gen =3×3×1×1=9 kiểu gen.

II  Đ: Kiểu hình trội về 4 tính trạng A_B_D_E_

+ Thể một ở cặp A có số kiểu gen =1×2×1×1=2 kiểu gen.

+ Thể một ở cặp B có số kiểu gen =2×1×1×1=2 kiểu gen.

+ Thể một ở cặp D có số kiểu gen =2×2×1×1=4 kiểu gen.

+ Thể một ở cặp E có số kiểu gen =2×2×1×1=4 kiểu gen.

+ Thể bình thường (2n) có số kiểu gen =2×2×1×1=4 kiểu gen.

 Tổng số kiểu gen =2+2+4+4+4=16kiểu gen.

III  Đ. Kiểu hình trội về 2 tinh trạng là kiểu hình aabbD_E_

+ Thể một có số kiểu gen =4×1×1×1=4 kiểu gen.

+ Thể bình thường (2n) có số kiểu gen =1×1×1×1=1 kiểu gen.

 Tổng số kiểu gen =4+1=5 kiểu gen.

IV S : Vì có 30 kiểu gen

+ Thể một ở cặp A có số kiểu gen =2×3×1×1=6 kiểu gen.

+ Thể một ở cặp B có số kiểu gen =3×2×1×1=6 kiểu gen.

+ Thể một ở cặp D có số kiểu gen =3×3×1×1=9 kiểu gen.

+Thể một ở cặp E có số kiểu gen =3×3×1×1=9 kiểu gen.

 Tổng số kiểu gen ở các thể một = 6+6+9+9 = 30 kiểu gen

Chọn C.


Câu 38:

Ở gà, alen A quy định chân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định chân thấp. Cho gà trống chân cao có kiểu gen dị hợp tử lai với gà mái thứ nhất, tỉ lệ phân li kiểu hình ở F1 là: 1 gà mái chân thấp : 2 gà trống chân cao : 1 gà mái chân cao. Cho lai với gà mái thứ hai, tỉ lệ phân li kiểu hình ở F1 là: 1 gà trống chân cao : 1 gà trống chân thấp : 1 gà mái chân cao : 1 gà mái chân thấp. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Ở đời con của phép lai thứ nhất, gà trống có kiểu gen đồng hợp chiếm 25%.

II. Ở phép lai thứ hai, gen nằm trên nhiễm sắc thể thường.6

III. Gà mái thứ nhất có chân cao, gà mái thứ hai có chân thấp.

IV. Nếu cho tất cả các cá thể F1 của phép lai 2 giao phối ngẫu nhiên thì ở F2 có số gà chân thấp chiếm 56,25%.

Xem đáp án

Cách giải:

Có 3 phát biểu đúng, đó là I, III và IV. Giải thích:

- Dựa vào phép lai thứ nhất  tính trạng liên kết giới tính, gen trên NST giới tính  II sai.

- Ở phép lai thứ nhất, gà trống đem lai có kiểu gen XAXa thu được F1:1 gà mái chân thấp : 2 gà trống chân cao : 1 gà mái chân cao  không xuất hiện gà trống chân thấp nên gà mái đem lại có kiểu gen XAY

SĐL:XAXa× XAY

G: 12XA,12Xa    12XA,12Y

TLKG F1: 14XAXA,14XAY,14XAXa,14XaY

 Gà trống đồng hợp có tỉ lệ là 14=25%I đúng

- Ở F1 của phép lai 2 có 1 gà trống chân thấp XaXa gà mái thứ 2 có kiểu gen XaY

 Gà mái 1 có kiểu gen XAY và gà mái 2 có kiểu gen XaY III đúng.

- Ở F1 của phép lai 2 có 1XAXa;1XaXa;1XAY;1XaY Trong số các gà trống, giao tử mang gen a=34.Trong số các gà mái, giao tử không mang gen A=34

 Kiểu hình chân thấp F2=34×34=916 IV đúng.

Chọn B.


Câu 39:

Một cơ thể (P), xét 3 cặp gen dị hợp Aa, Bb, Dd. Trong đó, cặp Bb và cặp Dd cùng nằm trên một cặp nhiễm sắc thể. Giả sử quá trình giảm phân bình thường, cơ thể P đã tạo ra loại giao tử Abd chiếm 15%. Cho biết không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Kiểu gen của P là Aa, BD, bd.

II. Cơ thể P sẽ tạo ra giao tử có 3 alen trội chiếm 10%.

III. Trong quá trình giảm phân đã xảy ra hoán vị gen với tần số 40%.

IV. Cho P tự thụ phấn, thu được F1 có số cá thể mang kiểu gen đồng hợp tử về tất cả các gen chiếm 26%.

Xem đáp án

- Giao tử Abd¯ có tỉ lệ là 15% Giao tử bd có tỉ lệ =30% Đây là giao tử liên kết. Do đó kiểu gen của P là: AaBD¯b dtần số hoán vị gen là 1f2=0,3f=0,4=40%I và III đúng

- Cơ thể P có kiểu gen: AaBD¯b d và có tần số hoán vị gen là 40% cho nên sẽ sinh ra giao tử có 3 alen trội (ABD¯) có tỉ lệ là 15% II sai

-  tự thụ phấn: AaBD¯b d×AaBD¯b d=(Aa×Aa)BD¯b d×BD¯b d

+(Aa×Aa) sẽ sinh ra đời con có 12 số cá thể đồng hợp

 +  BD¯b d×BD¯b d (hoán vị gen 40% ) sẽ sinh ra tỉ lệ số cá thể có kiểu gen đồng hợp là:

0,3×0,3BD¯BD+0,3×0,3b d¯b d+0,2×0,2Bd¯Bd+0,2×0,2bD¯bD=0,26

- Vậy tỉ lệ số cá thể đồng hợp 3 cặp gen là: 12×0,26=0,13=13% IV sai

Chọn C.


Câu 40:

Sơ đồ phả hệ dưới đây mô tả sự di truyền của 2 bệnh M và N ở người; mỗi bệnh do một trong hai alen của một gen quy định. Hai gen này cùng nằm trên một nhiễm sắc thể và liên kết hoàn toàn. Biết rằng không xảy ra đột biến, người số 4 và người số 5 không mang alen bệnh M, người số 6 mang cả hai loại alen gây bệnh M và N.

Sơ đồ phả hệ dưới đây mô tả sự di truyền của 2 bệnh M và N ở người; mỗi bệnh do một trong hai alen của một gen quy định. (ảnh 1)

Phân tích phả hệ trên, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Có thể xác định được tối đa kiểu gen của 11 người.

II. Không có đứa con nào của cặp vợ chồng 10 -11 bị cả 2 bệnh.

III. Xác suất sinh con thứ 3 bị bệnh của cặp 8-9 là 50%.

IV. Nếu đứa con đầu lòng của cặp vợ chồng 10 - 11 bị bệnh M thì xác suất đứa thứ 2 bị bệnh M là 1/4.

Xem đáp án

Cách giải:

- Cặp số 8-9 không bị bệnh sinh con số 12 là gái bị bệnh M Bệnh M do gen lặn nằm trên NST thường. Cặp số 8-9 không bị bệnh sinh con số 13 bị bệnh N Bệnh N do gen lặn quy định.

- Vì bài toán cho biết gen quy định hai bệnh cùng nằm trên một NST  Cả hai bệnh đều do gen lặn nằm trên NST thường quy định.

- Quy ước: a quy định bệnh M; b quy định bệnh N; các alen trội A và B không quy định bệnh.

+ Theo đề bài, người số 5 không mang alen bệnh M :

+ Người số 5 có kiểu gen AbAb

+ Người số 6 có kiểu gen AB¯ab hoặc Ab¯aB

+ Người số 11 có kiểu gen ABab hoặc AbaB

+ Người số 1 có kiểu gen abab

+ Người số 8 có kiểu gen ABab Người số 2 có kiểu gen ABaB

+ Người số 4 có kiểu gen AbAb

+ Người số 7 bị bệnh M nên có kiểu gen aBab

+ Người số 3 bị bệnh M và có con bị bệnh N nên kiểu gen của người số 3 là aBab

+ Người số 10 có kiểu gen Abab

+ Người số 9 có kiểu gen AbaB

+ Người só 12 có kiểu gen aBab

+ Người số 13 có kiểu gen Abab

Chọn D.

 


Bắt đầu thi ngay