Chủ nhật, 22/12/2024
IMG-LOGO
Trang chủ THI THỬ THPT QUỐC GIA Sinh học (2023) Đề thi thử Sinh học Sở giáo dục và đào tạo Thanh Hóa (Lần 1) có đáp án

(2023) Đề thi thử Sinh học Sở giáo dục và đào tạo Thanh Hóa (Lần 1) có đáp án

(2023) Đề thi thử Sinh học Sở giáo dục và đào tạo Thanh Hóa (Lần 1) có đáp án

  • 158 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 60 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Động vật nào sau đây hô hấp bằng phổi?

Xem đáp án

Hình thức hô hấp ở động vật.

+ Qua bề mặt cơ thể: ruột khoang, giun tròn, giun dẹp, lưỡng cư.

+ Bằng ống khí: Côn trùng.

Ống khí phân nhánh và tiếp xúc trực tiếp với tế bào để đưa khí đến tế bào

+ Bằng mang: Trai, ốc, tôm, cua, cá.

+ Bằng phổi: Lưỡng cư, Bò sát, chim, thú.

Cách giải:

Cá voi thuộc lớp Thú, hô hấp bằng phổi.

Chọn D.


Câu 2:

Tập hợp nào sau đây được gọi là quần thể sinh vật?

Xem đáp án

Quần thể sinh vật là tập hợp những cá thể cùng loài, sinh sống trong một khoảng không gian nhất định, ở một thời điểm nhất định. Những cá thể trong quần thể có khả năng sinh sản tạo thành những thế hệ mới.

Cách giải:

Những con tê giác một sừng sống trong Vườn Quốc gia Cát Tiên được coi là quần thể sinh vật.

Tập hợp A,D gồm nhiều loài sinh vật.

Tập hợp B thì không có khả năng sinh sản.

Chọn C.


Câu 3:

Ở thực vật, bào quan nào sau đây thực hiện quá trình quang hợp?

Xem đáp án

Lá là cơ quan quang hợp, lục lạp là bào quan thực hiện.

Cách giải:

Ở thực vật, lục lạp thực hiện quá trình quang hợp.

Chọn D.


Câu 4:

Môi trường sống của các sinh vật kí sinh là

Xem đáp án

Môi trường sống của sinh vật: Đất, nước, không khí, sinh vật.

Cách giải:

Môi trường sống của các sinh vật kí sinh là môi trường sinh vật.

Chọn D.10


Câu 5:

Loại nuclêôtit nào sau đây không tham gia cấu tạo nên ADN?

Xem đáp án

ADN cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, đơn phân là các nucleotit A,T,G,X.

Cách giải:

Uraxin không tham gia cấu tạo nên ADN.

Chọn B.


Câu 6:

Một nhóm ribôxôm đồng thời hoạt động trên một phân tử mARN trong quá trình dịch mã được gọi là

Xem đáp án

Trên mỗi phân tử mARN thường có một số ribôxôm cùng hoạt động được gọi là pôliribôxôm.

Một nhóm ribôxôm đồng thời hoạt động trên một phân tử mARN trong quá trình dịch mã được gọi là 	A. pôlinuclêôxôm. 	B. pôlinucleotit. 	C. pôlipeptit. 	D. pôlixôm. (ảnh 1)

Cách giải:

Một nhóm ribôxôm đồng thời hoạt động trên một phân tử mARN trong quá trình dịch mã được gọi là pôlixôm.

Chọn D.


Câu 7:

Enzim nào trong số các enzim sau đây tham gia vào quá trình phiên mã?

Xem đáp án

Phiên mã là quá trình tổng hợp ARN từ mạch gốc của gen trên ADN.

Enzyme ARN polimeraza tổng hợp mạch ARN từ mạch ADN.

Cách giải:

Enzyme ARN polimeraza tổng hợp mạch ARN từ mạch ADN trong quá trình phiên mã.

Chọn C.


Câu 8:

Ở sinh vật nhân thực, nhiễm sắc thể được cấu tạo từ chất nhiễm sắc bao gồm chủ yếu là

Xem đáp án

Cấu trúc siêu hiển vi của NST: NST gồm: ADN và prôtêin (loại histôn), xoắn theo các mức khác nhau.

Cách giải:

Ở sinh vật nhân thực, nhiễm sắc thể được cấu tạo từ chất nhiễm sắc bao gồm chủ yếu là ADN và prôtêin histôn.

Chọn C.11


Câu 10:

Một loài thực vật, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng. Phép lai nào sau đây là phép lai phân tích?

Xem đáp án

Phép lai phân tích là phép lai giữa cơ thể mang tính trạng trội cần xác định kiểu gen với cơ thể mang tính trạng lặn.

Cách giải:

Phép lai AA × aa là phép lai phân tích.

Chọn A.


Câu 11:

Ở thú, xét 1 gen ở vùng không tương đồng của NST giới tính Y có 2 alen A và a, cách viết kiểu gen nào sau đây đúng?

Xem đáp án

Gen trên vùng không tương đồng của Y sẽ không có alen tương ứng trên X.

Cách giải:

Cách viết kiểu gen đúng là XYA.

Chọn C.


Câu 12:

Theo lí thuyết, phép lai P: AaBb × AaBb tạo ra F1 có bao nhiêu loại kiểu gen?

Xem đáp án

Cơ thể có n cặp gen dị hợp, phân li độc lập, trội là trội hoàn toàn

→ Tự thụ phấn cho đời con: 3n kiểu gen; 2n kiểu hình

Cách giải:

P: AaBb × AaBb → P có 2 cặp gen dị hợp → số kiểu gen là 32=9.

Chọn B.


Câu 13:

Kĩ thuật tạo ADN tái tổ hợp có trong phương pháp tạo giống nào sau đây?

Xem đáp án

Công nghệ gen là quy trình tạo ra những tế bào hoặc sinh vật có gen bị biến đổi hoặc có thêm gen mới.

Quy trình:

Tạo ADN tái tổ hợp

Đưa ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận: Dùng xung điện cao áp hoặc muối CaCl2 để làm giãn màng sinh chất.

Phân lập dòng tế bào chứa ADN tái tổ hợp.

Cách giải:

Kĩ thuật tạo ADN tái tổ hợp có trong phương pháp tạo giống nhờ công nghệ gen.

Chọn A.


Câu 14:

Thành tựu nào sau đây được tạo ra bằng công nghệ tế bào?

Xem đáp án

 

Thành tựu

Chọn lọc nguồn biến dị tổ hợp

Chọn lọc, lai tạo các giồng lúa, cây trồng, vật nuôi.

Tạo giống có ưu thế lai cao

Gây đột biến

Dâu tằm tam bội, tứ bội, dưa hấu không hạt,..

Tạo ra giống lúa, đậu tương, các chủng VSV có đặc điểm quý.

Công nghệ tế bào

Lai sinh dưỡng: Cây pomato

Nhân nhanh các giống cây trồng.

Nhân bản vô tính: Cừu Đôly

Cấy truyền phôi: Tạo ra nhiều con vật có kiểu gen giống nhau

Công nghệ gen

Tạo cừu sản xuất sữa có protein của người

Chuột nhắt mang gen chuột cống, cây bông mang hoạt gen gen chống sâu bệnh, giống lúa gạo vàng,..cà chua chín muộn

Vi khuẩn sản xuất hooc môn của người,...

Cách giải:

A: Công nghệ gen

B: Gây đột biến

C: Công nghệ gen

D: Công nghệ tế bào.

Chọn D.


Câu 15:

Một quần thể thực vật có thành phần kiểu gen: 0,2AA : 0,2Aa : 0,6aa. Theo lí thuyết, tần số alen A của quần thể này là

Xem đáp án

Quần thể có thành phần kiểu gen : xAA:yAa:zaa

Tần số alen pA=x+y2qa=1pA

Cách giải:

Quần thể có thành phần kiểu gen : 0,2AA : 0,2Aa : 0,6aa

Tần số alen pA=0,2+0,22=0,3 

Chọn D.


Câu 16:

Theo thuyết tiến hóa hiện đại, nhân tố tiến hóa nào sau đây chỉ làm thay đổi tần số kiểu gen mà không làm thay đổi tần số alen của quần thể?

Xem đáp án

Các nhân tố tiến hóa:

Đột biến: Thay đổi tần số alen rất chậm, làm xuất hiện alen mới, cung cấp nguồn biến dị sơ cấp, tăng đa dạng di truyền.

Di nhập gen: Tăng hoặc giảm tần số alen, làm tăng hoặc giảm sự đa dạng di truyền.ọc tự nhiên: Giữ lại kiểu hình thích nghi, loại bỏ kiểu hình không thích nghi, làm thay đổi tần số alen, thành phần kiểu gen theo một hướng xác định.

Các yếu tố ngẫu nhiên: có thể loại bỏ bất kì alen nào. Thay đổi tần số alen mạnh và đột ngột.

Giao phối không ngẫu nhiên: Không làm thay đổi tần số alen.

Cách giải:

Theo thuyết tiến hóa hiện đại, giao phối không ngẫu nhiên chỉ làm thay đổi tần số kiểu gen mà không làm thay đổi tần số alen của quần thể.

Chọn A.


Câu 17:

Trong các con đường hình thành loài sau, con đường nào diễn ra nhanh nhất?

Xem đáp án

Con đường

Cách li

Đặc điểm

Đối tượng

Khác khu vực địa lí

Cách li địa lí

Điều kiện địa lí khác nhau

→ CLTN theo các hướng khác nhau

- Diễn ra chậm chạp qua nhiều giai đoạn trung gian.

Động vật có khả năng phát tán mạnh (ví dụ chim, thú).

Cùng khu vực địa lí

Cách li tập tính

Do có tập tính giao phối thay đổi nên từ 1 loài ban đầu đã hình thành nên 2 loài mới.

Các loài động vật có tập tính giao phối phức tạp.

Cách li sinh thái

Hai quần thể của cùng một loài sống ở 2 ổ sinh thái khác nhau, dần dần sẽ hình thành nên 2 loài mới.

ĐV ít di chuyển

Lai xa và đa bội hóa

Lai xa kèm theo đa bội hoá con lại có bộ NST song nhị bội nên bị cách li sinh sản với loài bố và loài mẹ.

Là con đường nhanh nhất.

Thực vật

Cách giải:

Hình thành loài bằng lai xa và đa bội hóa là con đường hình thành loài nhanh nhất.

Chọn B.14


Câu 18:

Theo quan điểm của Đacuyn, đối tượng của chọn lọc tự nhiên là

Xem đáp án

Quan điểm của Đacuyn

+ Các cá thể sinh vật luôn phải đấu tranh sinh tồn, chỉ những cá thể nào mang nhiều biến dị có lợi thì + mới sống sót và sinh sản ưu thế.

+ Đấu tranh sinh tồn chính là động lực thúc đẩy sự tiến hóa của loài.

+ Nguyên liệu của quá trình tiến hóa là biến dị cá thể

Cách giải:

Theo quan điểm của Đacuyn, đối tượng của chọn lọc tự nhiên là cá thể.

Chọn D.


Câu 19:

Trong lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất, bò sát cổ ngự trị ở

Xem đáp án

Dựa vào lịch sự phát triển của sinh giới qua các đại địa chất.

Cách giải:

Trong lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất, bò sát cổ ngự trị ở kỉ Jura thuộc đại Trung sinh.

Chọn C.


Câu 20:

Loại bằng chứng nào sau đây là bằng chứng trực tiếp có thể giúp chúng ta xác định được loài nào xuất hiện trước, loài nào xuất hiện sau trong lịch sử phát sinh và phát triển của sự sống trên Trái Đất?

Xem đáp án
Loại bằng chứng nào sau đây là bằng chứng trực tiếp có thể giúp chúng ta xác định được loài nào xuất hiện trước, loài nào xuất hiện sau trong lịch sử phát sinh và phát triển của sự sống trên Trái Đất? 	A. Bằng chứng sinh học phân tử. 	B. Bằng chứng tế bào học. 	C. Bằng chứng giải phẫu so sánh. 	D. Bằng chứng hóa thạch. (ảnh 1)

Cách giải:

Hóa thạch là bằng chứng trực tiếp có thể giúp chúng ta xác định được loài nào xuất hiện trước, loài nào xuất hiện sau trong lịch sử phát sinh và phát triển của sự sống trên Trái Đất.

Chọn D.15


Câu 21:

Khi nói về hoạt động của tim và hệ mạch, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Tim co dãn tự động theo chu kì là do có hệ dẫn truyền tim.

II. Vận tốc máu trong hệ mạch tỉ lệ thuận với tổng tiết diện của mạch.

III. Nhịp tim tỉ lệ nghịch với khối lượng cơ thể.

IV. Huyết áp giảm dần từ động mạch → tĩnh mạch → mao mạch.

Xem đáp án

- Tim có tính tự động, hoạt động theo chu kì và hoạt động theo quy luật “tất cả hoặc không có gì”. Tính tự động của tim là do hoạt động của hệ dẫn truyền tim.

Nhịp tim tỉ lệ nghịch với khối lượng cơ thể.

 

Động mạch

Mao mạch

Tĩnh mạch

Huyết áp

Giảm dần: động mạch  mao mạch tĩnh mạch

Tổng tiết diện

Nhỏ nhất

Lớn nhất

 

Vận tốc máu

Lớn nhất

Nhỏ nhất

 

Cách giải:

I đúng.

II sai, vận tốc máu tỉ lệ nghịch với tổng tiết diện của mạch.

III đúng.

IV sai. Huyết áp giảm dần từ động mạch → mao mạch → tĩnh mạch

Chọn D.


Câu 22:

Ở cây lúa, quá trình hô hấp hiếu khí diễn ra mạnh mẽ nhất ở giai đoạn nào trong số các giai đoạn sau?

Xem đáp án

Ở cây lúa, quá trình hô hấp hiếu khí diễn ra mạnh mẽ nhất ở giai đoạn hạt lúa đang nảy mầm.

Chọn A.


Câu 23:

Hình sau mô tả quá trình sinh tổng hợp một đại phân tử trong tế bào. Theo lý thuyết, nhận định nào sau đây sai?

Hình sau mô tả quá trình sinh tổng hợp một đại phân tử trong tế bào. Theo lý thuyết, nhận định nào sau đây sai?   A. Enzim tham gia quá trình này vừa có chức năng tháo xoắn hai mạch ADN mẹ vừa có chức năng tổng hợp mạch mới. B. Quá trình này dựa trên nguyên tắc bổ sung. C. Quá trình này chỉ tổng hợp nên mARN. D. Nguyên liệu của quá trình này là 4 loại nuclêôtit A, U, G, X. (ảnh 1)
Xem đáp án

Phiên mã là quá trình tổng hợp ARN từ mạch gốc của gen trên ADN.

Áp dụng nguyên tắc bổ sung trong quá trình phiên mã: A-U; T-A; G-X; X-G.

Cách giải:

Hình ảnh trên mô tả quá trình phiên mã tạo ra ARN từ mạch gốc trên ADN.

A đúng. ARN polimeraza vừa có khả năng tháo xoắn vừa có khả năng tổng hợp mạch mới.

B đúng.

C sai, quá trình này tổng hợp nên các loại ARN.

D đúng.

Chọn C.


Câu 24:

Một đoạn pôlipeptit gồm 4 axit amin có trình tự:

... Val – Trp – Lys – Pro....

Biết các côđon mã hóa các axit amin tương ứng như sau:

Trp - UGG; Val - GUU; Lys – AAG; Pro – XXA.

Đoạn mạchgốc của gen mang thông tin mã hóa cho đoạn pôlipeptit nói trên có trình tự nuclêôtit là

Xem đáp án

Tìm trình tự mARN → trình tự ADN.

Áp dụng nguyên tắc bổ sung trong quá trình phiên mã: A-U; T-A; G-X; X-G.

Cách giải:

Đoạn polipeptid : Val – Trp – Lys – Pro

→ mARN : 5’ GUU – UGG – AAG – XXA 3’

→ mạch mã gốc : 3’ XAA – AXX – TTX – GGT 5’

↔ 5’ TGG – XTT – XXA – AAX 3’

Chọn C.


Câu 25:

Giả sử loài thực vật A có bộ NST 2n = 4 kí hiệu là AaBb, loài thực vật B có bộ NST 2n = 6 kí hiệu là CcDdEe. Người ta đã tạo ra thể song nhị bội bằng cách lai cây loài A và cây loài B tạo ra cây F1 sau đó đa bội hóa. Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây sai?

Xem đáp án

Lai xa và đa bội hóa tạo thể song nhị bội mang bộ NST của 2 loài, là dòng thuần.

Thể đột biến có khả năng sinh sản hữu tính.

Cách giải:

Loài A: AaBb × Loài B →F1: nA + nB = 5 NST → đa bội hóa.

A đúng.                           B đúng.                       C đúng.

D sai, thể song nhị bội này đồng hợp tất cả các cặp gen nên chỉ tạo 1 loại giao tử.

Chọn D.


Câu 26:

Ở đậu Hà Lan, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa trắng. Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây tạo ra đời con có cây thân thấp, hoa trắng chiếm tỉ lệ 25%?

Xem đáp án

Phân tích tỉ lệ kiểu hình thấp, trắng thành các tỉ lệ nhỏ để tìm kiểu gen của P phù hợp.

Cách giải:

Để tạo cây thấp, trắng = 25% = 0,5 × 0,5 = 0,25 × 1 có thể có 2 phép lai:

AaBb × aabb hoặc Aabb × aaBb.

Chọn B.


Câu 27:

Ở gà, gen quy định màu sắc lông nằm trên vùng không tương đồng của NST giới tính X; alen A quy định lông vằn trội hoàn toàn so với alen a quy định lông không vằn. Phép lai nào sau đây có thể giúp phân biệt sớm giới tính ở gà con dựa trên màu lông?

Xem đáp án

Ở gà XX- con trống; XY-con mái.

Để phân biệt được giới tính của gà dựa trên màu lông thì con trống và con mái phải có kiểu hình khác nhau.

Phép lai: XaXa × XAY → XAXa : XaY → Cho con trống lông vằn: con mái không vằn.

Kiểu hình của P: Con trống không vằn × con mái lông vằn.

Chọn D.


Câu 28:

Cho cây (P) dị hợp 2 cặp gen (A, a và B, b) tự thụ phấn, thu được F1 có 10 loại kiểu gen, trong đó tổng tỉ lệ kiểu hình trội một tính trạng là 18%. Biết rằng mỗi gen qui định một tính trạng và alen trội là trội hoàn toàn. Biết rằng hoán vị gen xảy ra 2 bên với tần số bằng nhau. Theo lí thuyết, loại kiểu gen có 2 alen trội ở F1 chiếm tỉ lệ

Xem đáp án

Bước 1: Tính tần số HVG

Sử dụng công thức

+ P dị hợp 2 cặp gen :A-B- = 0,5 + aabb; A-bb/aaB - = 0,25 – aabb

+ Tính ab/ab → ab = ?

+ Tính f khi biết ab

Bước 2: Tính tỉ lệ các giao tử của P → Tính tỉ lệ kiểu hình cần tìm.7

Cách giải:

F1 có 10 kiểu gen → P có HVG ở 2 giới.

Ta có Abb+aaB=0,18Abb=aaB=0,25aabbabab=0,16ab=0,4 

P:ABab×ABab;f=20%GP:0,4AB:0,1Ab:0,1aB:0,4ab 

Tỉ lệ loại kiểu gen có 2 alen trội ở F1 chiếm tỉ lệ: 2 ´ 0,42 + 4 ´ 0,12 = 0,36

Chọn B.


Câu 29:

Giả sử một tế bào có 2 cặp NST tương đồng, trên đó có các gen kí hiệu như hình bên.

Giả sử một tế bào có 2 cặp NST tương đồng, trên đó có các gen kí hiệu như hình bên.   Theo lí thuyết, có bao nhiêu nhận định sau đây đúng? I. Số lần nhân đôi của gen A, B, C, D, E bằng nhau. II. Gen C và M phân li độc lập với nhau trong giảm phân. III. Có 4 nhóm gen liên kết. IV. Số lần phiên mã của gen D và O luôn giống nhau. 	A. 1. 	B. 2. 	C. 3. 	D. 4. (ảnh 1)

Theo lí thuyết, có bao nhiêu nhận định sau đây đúng?

I. Số lần nhân đôi của gen A, B, C, D, E bằng nhau.

II. Gen C và M phân li độc lập với nhau trong giảm phân.

III. Có 4 nhóm gen liên kết.

IV. Số lần phiên mã của gen D và O luôn giống nhau.

Xem đáp án

Trong 1 chu kì tế bào, số lần nhân đôi của các gen trong nhân là như nhau, số lần phiên mã phụ thuộc vào nhu cầu sản phẩm của gen.

Cách giải:

I đúng, các gen trên cùng 1 NST sẽ có lần nhân đôi bằng nhau.

II đúng, vì gen C và M không cùng nhóm gen liên kết.

III sai, chỉ có 3 nhóm gen liên kết.

IV sai, số lần phiên mã của gen phụ thuộc vào nhu cầu sản phẩm của gen.

Chọn B.


Câu 30:

Trong các ví dụ sau, ví dụ nào minh họa cho cơ chế cách li sau hợp tử?

Xem đáp án
Trong các ví dụ sau, ví dụ nào minh họa cho cơ chế cách li sau hợp tử? A. Hạt phấn của hoa cây bưởi không thể nảy mầm trên vòi nhụy của hoa cây cam. B. Hai loài ếch đốm có tiếng kêu khác nhau khi giao phối nên không giao phối với nhau. C. Loài cỏ sâu róm trên bờ đê ra hoa kết quả quanh năm, loài cỏ sâu róm chân đê ngập nước ra hoa một lần trước khi lũ về nên không thụ phấn cho nhau. 	D. Cây lai của hai loài cà độc dược chỉ sống được một thời gian rất ngắn. (ảnh 1)

Cách giải:

A: Cách li trước hợp tử.

B: Cách li tập tính.

C: Cách li thời gian.

D: Cách li sau hợp tử.

Chọn D.8


Câu 31:

Có 3 tế bào của một cơ thể đực có kiểu gen ABabDd tiến hành giảm phân, trong đó:

- Một tế bào xảy ra hoán vị gen, không xảy ra đột biến.

- Một tế bào xảy ra đột biến, cặp NST mang gen Dd không phân li trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường, không xảy ra hoán vị gen.

- Một tế bào giảm phân bình thường, không có đột biến, không có hoán vị gen.

Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Có thể tạo ra tối đa 8 loại giao tử.

II. Có thể có tối thiểu 4 loại giao tử.

III. Nếu có 6 loại giao tử thì tỉ lệ của các loại giao tử là 3:3:2:2:1:1.

IV. Trong tổng số giao tử được tạo ra, loại giao tử mang cả alen D và d chiếm tỉ lệ 1/6.

Xem đáp án

Xét quá trình giảm phân của 3 tế bào, tìm tỉ lệ giao tử.

Một tế bào có kiểu gen ABab giảm phân:

+ Không có HVG tạo 2 loại giao tử liên kết: AB, ab.

+ Có HVG tạo 4 loại giao tử với tỉ lệ 1:1:1:1;

GT liên kết: AB, ab; GT hoán vị: Ab, aB.

Cách giải:

Có 3 tế bào sinh tinh có kiểu gen ABab giảm phân:

+ Một tế bào xảy ra HVG: tạo 4 loại giao tử tỉ lệ 1:1:1:1

+ Một tế bào xảy ra đột biến, không có HVG tạo 2 loại giao tử đột biến với tỉ lệ 2:2.

+ Một tế bào không xảy ra HVG: tạo 2 loại giao tử tỉ lệ 2:2

Xét các phát biểu:

I đúng, nếu 2 tế bào giảm phân bình thường cho các loại giao tử khác nhau → 6 loại giao tử bình thường, 1 tế bào bị đột biến cho 2 loại giao tử đột biến.

II sai, tạo tối thiểu 6 loại giao tử: 4 giao tử bình thường, 2 loại giao tử đột biến.

III đúng, nếu tạo 6 loại giao tử thì 2 tế bào giảm phân bình thường cho các giao tử liên kết giống nhau.

 

Giao tử liên kết

Giao tử hoán vị

Giao tử đột biến

Loại

1

2

3

4

5

6

Có HVG

1

1

1

1

 

 

Không HVG

2

2

 

 

 

 

Đột biến

 

 

 

 

2

2

Tỉ lệ chung

3

3

1

1

2

2

 

IV đúng, ở tế bào có đột biến, Dd → 1/2Dd: 1/2O

Có 3 tế bào, 1 tế bào bị đột biến → tỉ lệ giao tử mang Dd là 13×12=16.

Chọn C.


Câu 32:

Giả sử có 3 tế bào vi khuẩn E. coli, mỗi tế bào có chứa một phân tử ADN vùng nhân được đánh dấu bằng 15N ở cả hai mạch đơn. Người ta nuôi các tế bào vi khuẩn này trong môi trường chỉ chứa 14N mà không chứa 15N trong thời gian 3 giờ. Trong thời gian nuôi cấy này, thời gian thế hệ của vi khuẩn là 20 phút. Cho biết không xảy ra đột biến, dự đoán nào dưới đây không đúng?

Xem đáp án

Có a phân tử ADN chỉ có N15 nhân đôi k lần trong môi trường chỉ có N14:

- Số phân tử ADN con: a´2k

- Số phân tử ADN chỉ có N14: a ´ (2k - 2)

- Số phân tử ADN có cả N14 và N15: 2a

Công thức tính thời gian thế hệ: g=tn 

với: t: thời gian; n: số lần phân chia trong thời gian t.

Cách giải:

A đúng, trong 1h có 60:20 = 3 thế hệ. Số phân tử ADN thu được sau 3 thế hệ là: 3 × 23 = 24.

B sai, trong 3h có 3×60:20 = 9 thế hệ (9 lần nhân đôi ADN)

Số mạch đơn có N14 sau 3h là 2×3×(29 – 1) = 3066

C đúng, số phân tử ADN chỉ chứa N14 sau 3h là 3×(29 – 2) = 1530

D đúng, số mạch đơn có N15 là 2×3 = 6

Chọn B.


Câu 34:

Một loài động vật đơn tính, cá thể cái có NST giới tính là XY, cá thể đực có NST giới tính là XX. Gen quy định màu sắc lông có 2 alen: alen A quy định lông đen trội hoàn toàn so với alen a quy định lông xám. Theo lý thuyết, có bao nhiêu nhận định sau đây đúng?

I. Nếu P : ♀ lông đen × ♂ lông xám, F1: ♂♀ lông đen và P : ♀ lông xám × ♂ lông đen, F1: ♂♀ lông xám thì gen quy định màu sắc lông nằm trong ti thể.

II. Nếu P : lông đen × lông đen, F1: 75% lông đen : 25% lông xám thì gen quy định màu sắc lông nằm trên NST thường.

III. Nếu P : ♀ lông đen × ♂ lông xám, F1: 50% lông đen : 50% lông xám, F2: 50% lông đen : 50% lông xám thì kiểu gen của P có thể là Aa × aa.

IV. Trong loài có thể có tối đa 7 loại kiểu gen về màu sắc lông.

Xem đáp án

Nhận biết di truyền ngoài nhân:

+ Kết quả lai thuận, nghịch khác nhau.

+ Đời con có kiểu hình giống nhau và giống kiểu hình mẹ.

Gen ngoài nhân ở ĐV (trong ti thể) ở thực vật (trong ti thể, lục lạp).

Cách giải:

I đúng, phép lai thuận – nghịch cho kết quả khác nhau, đời con 100% kiểu hình giống mẹ → gen nằm ngoài nhân (trong ti thể) quy định.

II sai, trong trường hợp XAXa × XAY cũng cho đời con tỉ lệ 75% lông đen : 25% lông xám.

III sai, nếu P: Aa × aa → F1: 1Aa:1aa → F2: (1A:3a)(1A:3a) → 1AA:6Aa:9aa → 6 lông đen: 9 lông xám.

IV đúng, nếu gen nằm trên vùng tương đồng của NST X và NST Y:

+ Giới cái: XAYA; XAYa; XaYA; XaYa.

+ giới đực: XAXa; XAXA; XaXa.

Chọn B.


Câu 35:

Một loài thực vật, xét 2 cặp gen không alen A, a và B, b cùng tương tác bổ sung với nhau quy định hình dạng quả. Nếu kiểu gen có cả alen A và B thì quy định quả dẹt, nếu kiểu gen chỉ có alen A hoặc B thì quy định quả tròn và kiểu gen thiếu cả hai alen trội thì quy định quả dài. Alen D quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen d quy định hoa trắng. Các cặp gen nằm trên các cặp NST thường khác nhau. Nếu không tính phép lai thuận nghịch, theo lí thuyết, có tối đa bao nhiêu phép lai có thể cho tỉ lệ cây hoa đỏ, quả dẹt chiếm 56,25% ?

Xem đáp án

Phân tích tỉ lệ đề cho thành các tỉ lệ nhỏ hơn, xét các trường hợp có thể xảy ra.

Cách giải:

9/16 A-B-D- được phân tích thành 2 trường hợp:

+ TH1: 9/16 A-B- × 1D-

Hai cặp đầu là AaBb × AaBb và cặp sau là DD×DDDD×DdDD×dd, vậy có 3 phép lai.

+ TH2: 3/4 A-B- × 3/4D-

Hai cặp đầu được phân tích thành 2 TH: 3/4A-×1B- hoặc 1A-×3/4B- (tính 1 trường hợp rồi nhân 2)

3/4A chỉ có phép lai Aa × Aa, cặp sau 1B- có 3 TH là BB×BBBB×BbBB×bb 

Cặp sau D- chỉ có 1 TH là Dd×Dd.

Như vậy có 3×2 = 6 phép lai.

Tổng các phép lai là 3 + 6=9.

Chọn D.21


Câu 36:

Một quần thể của loài thú, kiểu gen AA quy định lông đen, kiểu gen aa quy định lông xám, kiểu gen Aa quy định lông đen đực và lông xám ở con cái, gen này nằm trên NST thường. Thế hệ P của quần thể này có thành phần kiểu gen là 0,25 AA : 0,5 Aa : 0,25 aa. Biết rằng ở loài này chỉ các cá thể cùng màu lông mới giao phối với nhau. Theo lí thuyết, có bao nhiêu nhận định sau đây đúng?

I. Trong tổng số các cá thể lông đen ở thế hệ P, số cá thể có kiểu gen đồng hợp chiếm tỉ lệ 1/3.

II. Tỉ lệ cá thể lông đen ở thế hệ F1 là 7/9.

III. Tần số alen A ở thế hệ P và F1 bằng nhau.

IV. Quần thể ở thế hệ F1 cân bằng di truyền.

Xem đáp án

P: xAA:yAa:zaa sau n thế hệ tự thụ phấn có thành phần kiểu gen

x+y11/2n2AA:y2nAa:z+y11/2n2aa 

Giao phối không làm thay đổi tần số alen.

Cách giải:

P: 0,25 AA : 0,5 Aa : 0,25 aa.

I đúng, trong tổng số các cá thể lông đen ở thế hệ P, số cá thể có kiểu gen đồng hợp chiếm tỉ lệ:

0,25AA0,25AA+0,5Aa=13 

II sai, khi các con Aa giao phối với nhau sẽ tạo con lông trắng với tỉ lệ: 0,52 ´ 0,25aa = 0,0625 

→ Tỉ lệ lông đen ở đời con = tỉ lệ lông đen ở P – tỉ lệ lông trắng tạo ra từ Aa  =0,75 – 0,0675=0,6875 = 11/16.

III đúng, giao phối không làm thay đổi tần số alen.

IV sai, quần thể không giao phối ngẫu nhiên nên không cân bằng di truyền.

Chọn B.


Câu 39:

Ở chuột, gen chi phối hoạt động của cơ quan tiền đình trong tai nằm trên NST thường gồm 2 alen: alen W quy định chuột đi bình thường trội hoàn toàn so với alen w quy định chuột đi hình vòng và nhảy múa (còn gọi là nhảy van). Phép lai P : Chuột mẹ bình thường × Chuột bố nhảy van. F: 9 lứa toàn chuột bình thường; 1 lứa xuất hiện một con chuột nhảy van. Có bao nhiêu cách giải thích sau đây đúng về sự xuất hiện con chuột nhảy van ở F1?

I. Chuột bố mẹ có kiểu gen Ww × ww, quá trình hình thành giao tử ở chuột bố mẹ không xảy ra đột biến.

II. Chuột bố mẹ có kiểu gen WW × ww, quá trình hình thành giao tử ở chuột mẹ xảy ra đột biến cấu trúc NST.

III. Chuột bố mẹ có kiểu gen WW × ww, quá trình hình thành giao tử ở chuột mẹ xảy ra đột biến gen.

IV. Chuột bố mẹ có kiểu gen WW × ww, quá trình hình thành giao tử ở chuột mẹ xảy ra đột biến số lượng NST.

Xem đáp án

Để gen lặn được biểu hiện thì có các trường hợp:

+ Đồng hợp lặn

+ Đột biến gen trội → gen lặn ở cơ thể dị hợp.

+ Chỉ có 1 alen lặn trong tế bào.

Cách giải:

I sai, nếu P: Ww × ww thì đời con có 50% chuột nhảy van khác với đề cho.

II đúng, P: WW × ww → Ww và w.

Chuột nhảy van được hình thành từ sự kết hợp giao tử mang đột biến mất đoạn NST mang gen W với giao tử w.

III đúng, P: WW × ww → Ww và ww.

Chuột nhảy van được hình thành từ sự kết hợp giao tử mang đột biến gen W → w với giao tử w.

IV đúng, P: WW × ww → Ww và w.

Nếu cơ thể WW giảm phân có sự không phân li của NST sẽ tạo thành giao tử O và WW

Chuột nhảy van được hình thành từ sự kết hợp giao tử không mang gen W với giao tử w.

Vậy có 3 cách giải thích phù hợp.

Chọn C.


Câu 40:

Ở đậu Hà Lan, xét 2 tính trạng, mỗi tính trạng đều do 1 gen có 2 alen quy định, alen trội là trội hoàn toàn. Phép lai P: 2 cây giao phấn với nhau, tạo ra F1. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Nếu F1 có 7 loại kiểu gen thì trong đó có tối thiểu 3 loại kiểu gen quy định kiểu hình trội về 2 tính trạng.

II. Nếu F1 có 10 loại kiểu gen thì trong đó có tối đa 5 loại kiểu gen quy định kiểu hình trội về 1 tính trạng.

III. Nếu F1 có 2 loại kiểu hình thì trong đó tỉ lệ kiểu hình trội về 2 tính trạng có thể là 75%.

IV. Nếu F1 có 4 loại kiểu gen và tỉ lệ kiểu gen giống tỉ lệ kiểu hình thì 2 cây ở thế hệ P có kiểu gen giống nhau.

Xem đáp án

Bước 1: Biện luận các trường hợp có thể xảy ra: phân li độc lập, liên kết gen

+ 2 loại kiểu hình → P cùng chứa 1 loại alen lặn.

+ 7 loại kiểu gen → cần xét trường hợp các gen liên kết với nhau, có HVG ở 1 bên, P dị hợp 2 cặp gen.

+ 10 loại kiểu gen → cần xét trường hợp các gen liên kết với nhau, có HVG ở 2 bên, P dị hợp 2 cặp gen.

Bước 2: Viết sơ đồ lai và xét tính đúng/sai của phát biểu.

Cách giải:

I đúng, F1 có 7 loại kiểu gen → P có HVG ở 1 giới: AbaB×AbaBAB:ABAb;ABaB;AbaB 

II sai, nếu F1 có 10 loại kiểu gen thì phép lai có thể xảy ra: ABab×ABab;f kiểu hình trội về 1 tính trạng: AbAb;Abab;aBaB;aBab 4 kiểu gen

III đúng, nếu có 2 loại kiểu hình, các phép lai có thể là: ABab×ABAbAB=75% 

IV sai: Để có 4 loại kiểu gen, tỉ lệ kiểu gen giống tỉ lệ kiểu hình ta xét các trường hợp có thể xảy ra như sau:

PLDL:AaBb×aabbLKG:ABab×ababAbaB×ababAbab×aBab → P không thể có kiểu gen giống nhau.

Chọn B.


Bắt đầu thi ngay