Chủ nhật, 28/04/2024
IMG-LOGO
Trang chủ THI THỬ THPT QUỐC GIA Sinh học Thi Online (2023) Đề thi thử sinh học THPT soạn theo ma trận đề minh họa BGD (Đề 10) có đáp án

Thi Online (2023) Đề thi thử sinh học THPT soạn theo ma trận đề minh họa BGD (Đề 10) có đáp án

Thi Online (2023) Đề thi thử sinh học THPT soạn theo ma trận đề minh họa BGD (Đề 10) có đáp án

  • 241 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 45 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 2:

Cánh của dơi và cánh của chim có cấu trúc khác nhau nhưng chức năng lại giống nhau. Đây là bằng chứng về:

Câu 4:

Ở sinh vật nhân thưc, từ 1 phân tử ADN phiên mã 1 lần sẽ tạo thành:


Câu 9:

Quan hệ giữa hai loài sống chung với nhau, cả hai cùng có lợi và không nhất thiết phải xảy ra là

Xem đáp án
Đáp án A
Quan hệ giữa hai loài sống chung với nhau, cả hai cùng có lợi và không nhất thiết phải xảy ra là hợp tác.

Câu 11:

Hình vẽ dưới đây mô tả cơ chế phát sinh một dạng đột biến cấu trúc NST. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về dạng đột biến đó?

Media VietJack


Câu 12:

Theo quan điểm tiến hóa hiện đại, nhân tố nào sau đây không phải là nhân tố tiến hóa?


Câu 14:

Thông tin di truyền trên gen được biểu hiện thành tính trạng nhờ quá trình


Câu 15:

Theo thuyết tiến hóa hiện đại, phát biểu nào dưới đây là sai về chọn lọc tự nhiên?

Xem đáp án
Đáp án D
Dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên, vốn gen của quần thể có xu hướng gia tăng độ đa dạng và mức độ thích nghi của quần thể. => sai, CLTN làm nghèo vốn gen của quần thể.

Câu 16:

Trong quá trình dịch mã loại tARN có bộ ba đối mã nào sau đây sẽ được sử dụng đầu tiên để vận chuyển axit amin tiến vào tiểu phần bé của riboxom?


Câu 18:

Một đột biến điểm có thể làm giảm tối đa bao nhiêu liên kết hiđrô?

Xem đáp án
Phương pháp: Đột biến điểm là loại đột biến chỉ liên quan tới 1 cặp nucleotit.
A liên kết với T bằng 2 liên kết hidro.
G liên kết với X bằng 3 liên kết hidro.
Cách giải: Đột biến mất 1 cặp G – X có thể làm giảm tối đa 3 liên kết hidro.
Chọn B

Câu 19:

Nhà khoa học nào sau đây phát hiện ra hiện tượng di truyền liên kết với giới tính ở ruồi giấm?

Xem đáp án
T.H. Moocgan đã nghiên cứu trên ruồi giấm và phát hiện ra hiện tượng di truyền liên kết với giới tính.
Menđen: QL phân li và PLĐL.
Coren: Di truyền tế bào chất.
Mônô: Mô hình Operon Lac.
Chọn A

Câu 21:

Ở một loài cây lưỡng bội, tính trạng màu hoa do một cặp gen có 2 alen quy định. Khi cho cây hoa hồng (P) tự thụ phấn, F1 thu được 25% cây hoa đỏ: 50% cây hoa hồng: 25% cây hoa trắng. Các cây hoa trắng, cứ ra hoa nào lại bị côn trùng làm hỏng hoa đó (có lẽ hoa màu trắng dẫn dụ loài côn trùng gây hại). Khi các cây F1 tạp giao, thì tỉ lệ cây hoa đỏ F2 sẽ là:

Xem đáp án
Đáp án A
F1 thu được 25% cây hoa đỏ: 50% cây hoa hồng: 25% cây hoa trắng (1 đỏ: 2 hồng: 1 trắng)
=> trội không hoàn toàn: AA đỏ; Aa hồng; aa trắng
Các cây hoa trắng, cứ ra hoa nào lại bị côn trùng làm hỏng hoa đó (có lẽ màu trắng dẫn dụ loài côn trùng gây hại)  tức là các cây hoa trắng không có khả năng sinh sản.
F1: 13 AA: 23Aa = 1 (tạp giao)
=> alen A =  23; a = 13
Tỉ lệ hoa đỏ ở F2 = 49

Câu 22:

Ở động vật có ống tiêu hóa, quá trình tiêu hóa hóa học diễn ra chủ yếu ở cơ quan nào sau đây?

Xem đáp án
Ở động vật có ống tiêu hóa, quá trình tiêu hóa hóa học diễn ra chủ yếu ở ruột non, ở đây có các enzyme tiêu hóa.
Chọn A

Câu 23:

Trong quá trình diễn thế nguyên sinh, sự cạnh tranh giữa các quần thể trong quần xã diễn ra khốc liệt nhất khi nào?
Xem đáp án
Chọn đáp án B
Khi các quần thể có mật độ lớn, sự cạnh tranh là mạnh nhất.

Câu 24:

Khi nói về các nhân tố tiến hóa theo thuyết tiến hóa hiện đại, phát biểu nào sau đây đúng?
Xem đáp án
Phương pháp: Đột biến Thay đổi tần số alen rất chậm
Di nhập gen: Tăng hoặc giảm tần số alen.
Chọn lọc tự nhiên: Giữ lại kiểu hình thích nghi, Loại bỏ kiểu hình không thích nghi
Các yếu tố ngẫu nhiên: Loại bỏ bất kì alen nào.
Giao phối không ngẫu nhiên: Không làm thay đổi tần số alen.
Cách giải:
Phát biểu đúng là A, các yếu tố ngẫu nhiên làm thay đổi tần số alen, tần số kiểu gen của quần thể nhanh chóng và đột ngột.
Ý B sai vì di nhập gen làm thay đổi tần số alen của quần thể xảy ra di – nhập gen.
Ý C sai vì đột biến gen cung cấp nguyên liệu sơ cấp cho tiến hóa.
Ý D sai vì giao phối ngẫu nhiên làm thành phần kiểu gen của quần thể phân hóa thành các dòng thuần.
Chọn A

Câu 25:

Để xác định mật độ cá rô phi trong ao ta cần phải xác định


Câu 26:

Loài ưu thế là loài

Xem đáp án
Chọn đáp án B
Loài ưu thế là loài có số lượng nhiều hơn hẳn các loài khác và có vai trò quan trọng trong quần xã.

Câu 27:

Quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể có ý nghĩa
Xem đáp án
Chọn đáp án B
Quan hệ cạnh tranh giữa các cá thẻ trong quần thể giúp quần thể duy trì ổn định số lượng phù hợp với nguồn sống.

Câu 28:

Khi nói về hình thành loài nhận xét nào sau đây chính xác?

Xem đáp án
Nhận xét chính xác là
A đúng, lai xa kèm theo đa bội hóa thường xuất hiện chủ yếu ở thực vật, một số loài đồng vật sinh sản bằng hình thức trinh sản như thằn lặn thì hình thức lai xa và đa bội hóa vẫn xảy ra.
B sai, hình thành loài bằng cách li địa lý là 1 quần thể của loài bị chia ra thành các quần thể nhỏ, cách biệt nhau bởi các cản trở địa lý
C sai, cách li tập tính chỉ có ở động vật
D sai, cách li sinh thái không nhất thiết phải xuất hiện đột biến liên quan đến tập tính giao phối
Đáp án A

Câu 29:

Một loài động vật, xét 2 cặp alen A, a; B, b quy định 2 tính trạng; các alen trội là trội hoàn toàn. Phép lai P: 2 cá thuần chủng có kiểu hình khác nhau về 2 tính trạng giao phối với nhau, thu được F1. Cho F1 giao phối với cá thể M trong loài, thu được đời con có tỉ lệ kiểu hình là: 3: 3: 1: 1. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng về F2?
I. Các cá thể có kiểu hình trội về 2 tính trạng có 3 loại kiểu gen quy định.
II. Có 3 kiểu gen đồng hợp về cả 2 cặp gen quy định 2 tính trạng trên.
III. Có 7 kiểu gen quy định 2 tính trạng trên.
IV. Khoảng cách giữa 2 gen trên khoảng 25 cm.
Xem đáp án
Phân tích tỉ lệ đề bài, xét các trường hợp: PLĐL; liên kết gen.
Giải chi tiết:
P thuần chủng → F1 dị hợp 2 cặp gen.
F1 × M → 4 loại kiểu hình → cây M và F1 đều phải mang alen a và b
→ F1 dị hợp 2 cặp gen.
Tỉ lệ đời con: 3:3:1:1, có 2 trường hợp có thể xảy ra:
TH1: Các gen PLĐL: AaBb  ×  Aabb (hoặc aaBb ) => 1AA : 2Aa : 1aa1Bb : 1bb
I sai, có 2 kiểu gen quy định kiểu hình trội 3 tính trạng.
II sai, có 2 kiểu gen đồng hợp 2 cặp gen.
III sai, có 6 kiểu gen quy định 2 tính trạng
IV sai.
→ loại trường hợp này
TH2: Các gen liên kết với nhau:
+ABab×abab    3AB:3Ab:1aB:1ab×ab   4 KG
→ chỉ có phát biểu IV đúng.
+ ABab×Abab    3AB:3Ab:1aB:1ab×1Ab:1ab  7KG
I đúng, các cá thể có kiểu hình trội về 2 tính trạng có 3 loại kiểu gen quy định: AB/Ab, AB/ab; Ab/aB.
II sai, chỉ có 2 kiểu gen đồng hợp quy định 2 tính trạng trên.
III đúng.
IV đúng, tần số HVG =1Ab+1aB3+3+1+1=25%
Chọn C

Câu 32:

Có bao nhiêu biện pháp sau đây có tác dụng bảo vệ tài nguyên rừng?
(1) Ngăn chặn thực hiện nạn phá rừng, tích cực trồng rừng.
(2) Xây dựng hệ thống các khu bảo vệ thiên nhiên.
(3) Vận động đồng bào dân tộc bỏ lối sống trong rừng du canh, du cư.
(4) Chống xói mòn, khô hạn, ngập úng và chống mặn cho đất.
(5) Thay thế các rừng nguyên sinh bằng các rừng trồng có năng suất cao hơn.
Xem đáp án
Đáp án C
Các biện pháp bảo vệ tài nguyên rừng bao gồm: (1), (2), (3).
Biện pháp (4) chỉ có tác dụng bảo vệ tài nguyên đất.
(5) sai vì các rừng nguyên sinh có giá trị cao về đa dạng sinh học, không thể thay thế bằng các rừng trồng có năng suất cao hơn được.

Câu 33:

Một cơ thể có kiểu gen ABab giảm phân bình thường. Khoảng cách giữa A và B là 20cM. Xác suất tạo 2 tinh trùng có kiểu gen khác nhau là
Xem đáp án
Đáp án A
Đúng. Xác suất loại giao tử: AB = ab = 40% và Ab = aB = 10%
+ 2 tinh trùng đều là AB = 40% x 40% = 16%
+ 2 tinh trùng đều là ab = 40% x 40% = 16%.
+ 2 tinh trùng đều là Ab = 10% x 10% = 1.
+ 2 tinh trùng đều là aB = 10% x 10% = 1.
=> * Xác suất 2 trứng giống nhau = 34% =>Xác suất 2 tinh trùng khác nhau = 1 – 34% = 66%.

Câu 35:

Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng khi nói về tác động của 5 nhân tố tiến hóa ( (chọn lọc tự nhiên, đột biến gen, giao phối không ngẫu nhiên, di- nhập gen, yếu tố ngẫu nhiên)

(1) Chỉ có 4 nhân tố tiến hóa làm nghèo vốn gen của quần thể.

(2) Chỉ có 4 nhân tố tiến hóa làm thay đổi tần số alen của quần thể.

(3) Chỉ có 1 nhân tố tiến hóa có thể làm phong phú vốn gen của quần thể.

(4) Chỉ có 1 nhân tố tiến hóa làm thay đổi tần số alen theo một hướng xác định.

Xem đáp án
Đáp án C
(1) Đúng vì chỉ có 4 nhân tố làm nghèo vốn gen là giao phối không ngẫu nhiên, chọn lọc tự nhiên, các yếu tố ngẫu nhiên và có thể là di gen.
(2) Đúng vì giao phối không ngẫu nhiên không làm thay đổi tần số alen của quần thể.
(3) Sai vì có 2 nhân tố có thể làm phong phú vốn gen quần thể là đột biến dị - nhập gen.
(4) Đúng vì chỉ có 1 nhân tố tiến hóa làm thay đổi tần số alen theo một hướng xác định là chọn lọc tự nhiên.

Câu 36:

Ở một trang trại ngô, một người nông dân đã tiến hành gieo riêng lẻ hai dòng Ngô thuần chủng về màu vào 2 khu vực (M, N) như hình bên. Cho biết alen A quy định hạt màu vàng trội hoàn toàn so với alen a quy định hạt màu trắng.
- Khi thu hoạch các hạt giống ở mùa thứ nhất và mùa thứ 2 tại khu vực N người dân thống kê được bảng như bên dưới
Media VietJack
 
Media VietJack
Cho các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng?
I.Khi thu hoạch mùa 2 có các hạt màu trắng vì hạt phấn tại khu vực M đã phát tán qua khu vực N.
II. Ở mùa 2 giống ngô chỉ có 2 kiểu gen là AA, aa
III. Ở các thế hệ sau, hạt ngô ở khu vực N có lẫn vàng và trắng, người trồng ngô muốn lấy hạt chỉ có một màu vàng hoặc trắng người ta sẽ cho giao phấn ngẫu nhiên hạt ngô giữa khu vực M và N.
IV.Nên sử dụng giống ngô có kiểu gen Aa ở F1 làm giống bằng cách tự thụ qua các thế hệ.
Xem đáp án

Đáp án D

Chỉ có đáp án I đúng
Cây Ngô là cây tự thụ phấn nhờ các tác nhân như gió, côn trồng, các tác nhân đã mang hạt phấn của cây aa ở khu M sang thụ phấn cho AA ở khu N
Ở vụ mùa thứ nhất ở khu N trên cây có kiểu gen AA và Aa cho hạt màu vàng => 2 sai
Ở vụ mùa thứ 2 ở khu N cây có kiểu gen AA và Aa (hạt vàng) ngoài ra có thêm cây aa ( hạt trắng) do hạt phấn khu M thụ phấn với khu N =>1 đúng.
Ở các thế hệ sau, hạt ngô ở khu vực N có lẫn vàng và trắng, người trồng ngô muốn lấy hạt chỉ có một màu vàng hoặc trắng người ta sẽ cho giao hạt ngô có kiểu gen AA, Aa, aa. mọc thành cây, sau đó cho các cây tự thụ, chọn ra những cây 100% hạt 1 loại kiểu hình làm giống cho mùa sau => 3 sai
Ý IV sai


Câu 39:

Một loài động vật, tính trạng màu lông do 2 cặp gen Aa và Bb quy định, trong đó có cặp gen Bb nằm trên vùng không tương đồng của NST giới tính X. Khi trong kiểu gen có cả 2 gen trội A và B thì quy định màu đỏ và các kiểu gen còn lại quy định màu trắng. Khi kiểu gen không có alen lặn thì gây chết ở giai đoạn phôi. Biết rằng không xảy ra đột biến. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

(1) Có tối đa 15 loại kiểu gen quy định kiểu hình màu mắt.

(2) Thực hiện phép lai ♂AaXBY x AaXbXb, thu được F1 có 40 con đực mắt trắng thì có 30 con đực mắt đỏ.

(3) Thực hiện phép lai ♂AaXBY x AaXbXb, thu được F1 có 40 con đực mắt trắng thì sẽ có 30 con cái mắt trắng.

(4) Thực hiện phép lai ♂AaXBY x AaXBXb, thu được đời con có tỉ lệ kiểu hình: 5 con cái mắt đỏ: 2 con đực mắt đỏ: 2 con cái mắt trắng: 5 con đực mắt trắng.

Xem đáp án

Đáp án A

Chỉ có ý 4 đúng

(1) Sai. Số kiểu gen ở giới đực:

• Cặp gen A có 3 kiểu gen (AA, Aa, aa).

• Cặp gen B có 2 kiểu gen (XBY, XbY).

- Vì AAXBY bị chết ở giai đoạn phôi cho nên sổ kiểu gen ở đực là: 3 x 2 - 1 = 5 kiểu gen.

Số kiểu gen ở giới cái:

• Cặp gen A có 3 kiểu gen (AA, Aa, aa).

• Cặp gen B có 3 kiểu gen (XBXB, XBXb, XbXb).

- Vì AAXBXB bị chết ở giai đoạn phôi cho nên số kiểu gen ở cái là 3 x 3 – 1 = 8 kiểu gen.

à Tính trạng màu mắt có số kiểu gen là 5 + 8 = 13 kiểu gen.

(2) và (3) sai. Thực hiện phép lai AaXBYx AaXbXb = (Aa x Aa)( XBY x XbXb)

• Aa x Aa sẽ sinh ra đời con có 3A - laa.

• XBY x XbXb sẽ sinh ra đời con có tỉ lệ 1XB Xb: 1XbY.

- Cá thể đực mắt trắng chiếm tỉ lệ là (34A +14aa) x 12=12

- Cá thể cái mắt đỏ là: 34A x 12XBXb =38

- Cá thể cái mắt trắng là: 14aa x 12XBXb= 18

à Có 40 con đực mắt trắng à Số con cái mắt đỏ là (40: 12) x 38 = 30 con à Số con cái mắt trắng là ( 40: 12) x 18= 10 con.

(4) Đúng. Ta có phép lại: AaXBY x AaXBXb = (Aa x Aa) (XBY x XBXb).

• Aa x Aa sẽ sinh ra đời con có 3A -: 1aa.

• XBY x XBXb sẽ sinh ra đời con có tỉ lệ 2XBX-: 1XBY: 1XbY.

- Tỉ lệ kiểu hình ở đời con sẽ là: (3A -: 1aa) (2XBX-: 1XBY: 1XbY). Vì AAXBXB và AAXBY bị chết giai đoạn phôi, cho nên ta có kiểu hình ở đời con là: 5A-XBX-: 2A-XBY: 2aaXBX-: 3A-XbY: laaXBY: laaXbY. à Tỉ lệ kiểu hình = 5 con cái mắt đỏ: 2 con đực mắt đỏ: 2 con cái mắt trắng: 5 con đực mắt trắng.


Câu 40:

Cho một số codon và amino acid tương ứng trong bảng sau:

Axit amin

Met

Cys

Glu

Ile

Gly

Thr

Codon

5’AUG3’

5’UGX3’

5’UGU3’

5’GAA3’

5’GAG3’

5’AUA3’

5’AUX3’

5’GGA3’

5’GGG3’

5’AXA3’

5’AXG3’

Một gene mã hóa protein có trình một đoạn mạch bổ sung với mạch gốc như sau:

5’ATG AXG GGX GGG TGX ATT…3’

Theo lý thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đúng?

I. Khi mARN của gene dịch mã, các tARN mang amino acid vào ribosome theo trình tự Met – Thr – Gly – Gly – Cys – Ile.

II. Nếu gene xảy ra đột biến điểm tại các triplet đang quan tâm, chỉ có 1 triplet có khả năng đột biến làm chuỗi polypepide bị ngắn đi.

III. Đột biến điểm xảy ra ở triplet thứ 3 hoặc thứ 4 đều có thể khiến Gly bị thay thế bởi Glu trong chuỗi polypeptide.

IV. Đột biến điểm dạng G – X thay bằng X – G sẽ không xảy ra ở triplet mở đầu.

Xem đáp án
Đáp án C (I và II đúng).
Mạch gốc: 3’TAX TGX XXG XXX AXG TAA…5’
mARN: 5’AUG AXG GGX GGG UGX AUU…5’
Axit amin: Met - Thr – Gly – Gly – Cys – Ile…
Do vậy:
- I đúng.
- II đúng, chỉ có triplet thứ 5, do codon UGX chỉ khác codon kết thúc UGA một nucleotide, cho nên nếu đột biến điểm xảy ra thì chỉ có thể ở triplet này mới tạo được mã kết thúc.
- III sai, chỉ có triplet thứ 4 – XXX quy định codon GGG mới khác các codon của Glu tại một nucleotide (GAG), cho nên chỉ triplet này đột biến thì Gly mới có thể thành Glu.

Bắt đầu thi ngay