(2023) Đề thi thử Sinh học THPT Nguyễn Xuân Viết, Vĩnh Phúc (Lần 3) có đáp án
(2023) Đề thi thử Sinh học THPT Nguyễn Xuân Viết, Vĩnh Phúc (Lần 3) có đáp án
-
132 lượt thi
-
40 câu hỏi
-
60 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Xét một số ví dụ sau:
(1) Cừu có thể giao phối với để tạo thành hợp tử nhưng hợp tử bị chết mà không phát triển thành phôi.
(2) Lừa giao phối với ngựa tạo ra con La, con La bất thụ
(3) Ruộng lúa và ruộng đỗ cạnh nhau đang cùng ra hoa nhưng hạt phấn của loài cây này không thụ phấn cho hoa của loài cây kia.
(4) Voi Ấn Độ và voi Châu Phi không giao phối được với nhau do trở ngại về mặt địa lý.
Ví dụ biểu hiện cho cách ly sau hợp tử là:
Cách li sau hợp tử là hiện tượng hai loài khác nhau giao phối tạo con lai nhưng con lai được tạo ra bất thụ
Cách giải:
Các ví dụ cách li sau hợp tử gồm có :
(1) Cừu có thể giao phối với để tạo thành hợp tử nhưng hợp tử bị chết mà không phát triển thành phôi.
(2) Lừa giao phối với ngựa tạo ra con La, con La bất thụ
Chọn C.
Câu 2:
Một loài thực vật có bộ NST 2n=6. Xét 3 cặp gen ( A,a; B,b và D,d) phân li độc lập. Cho các phát biểu sau:
(1). Các thể lưỡng bội của loài này có tối đa 27 kiểu gen
(2). Các thể ba của loài này có thể có các kiểu gen: AaaBbDd, AABBbDd, aaBBDdd.
(3). Các thể tam bội phát sinh từ loài này có tối đa 125 kiểu gen
(4). Các thể một của loài này có tối đa 108 loại kiểu gen
Theo lý thuyết, có bao nhiêu phát biểu đúng trong các phát biểu trên
Xét 1 cặp gen có 2 alen: A, a
Thể 2n về cặp này có 3 kiểu gen: AA, Aa, aa
Thể 2n + 1 về cặp này có 4 kiểu gen: AAA, Aaa, Aaa, aaa
Thể 2n -1 về cặp này có 2 kiểu gen: A, a
Tương tự với các cặp Bb và Dd
Cách giải:
Loài có 2n = 6
→có 3 cặp NST.
I đúng. Mỗi cặp gen cho 3 kiểu gen
→3 cặp gen cho 33 = 27 kiểu gen
II đúng. Các kiểu gen: AaaBbDd, AABBbDd, aaBBDdd đều là thể 3 của loài, do thừa 1 alen ở 1 cặp
III sai. Thể tam bội có bộ NST 3n
Ở 1 cặp NST có 3 chiếc thì có số kiểu gen là 4: ví dụ AAA, Aaa, Aaa, aaa
→3 cặp NST có số kiểu gen là: 43 = 64 kiểu gen
IV sai. Các thể 1 mất đi 1 NST ở 1 cặp, mỗi cặp NST đột biến có 2 kiểu gen, các cặp con lại có 3 kiểu gen.
Số kiểu gen là: 3×2×3×3=54 kiểu gen (3 là đột biến thể một có thể ở 1 trong 3 cặp NST, 2 là số kiểu gen thể
một ở cặp NST đó, 3 là số kiểu gen ở NST còn lại)
Có 2 ý đúng
Chọn D.9
Câu 3:
Mất đoạn lớn nhiễm sắc thể thường dẫn đến hậu quả:
Lí thuyết hậu quả của đột biến cấu trúc NST
Cách giải:
Mất đoạn lớn NST thường gây chết hoặc giảm sức sống.
Đáp án A và D là hậu quả của đb lặp đoạn NST.
Đáp án C là hậu quả của chuyển đoạn lớn NST.
Chọn B.
Câu 4:
Đối với một quần thể có kích thước nhỏ, nhân tố nào sau đây có thể sẽ thay đổi tần số alen của quần thể một cách nhanh chóng?
Các yếu tố ngẫu nhiên là các yếu tố tác động làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể một cách đột ngột (thiện tai, dịch bệnh, vật cản địa lý, con người,...)
Cách giải:
Với các quần thể có kích thước nhỏ, yếu tố ngẫu nhiên thường làm thay đổi tần số alen nhanh chóng hơn so với các quần thể có kích thước lớn.
Chọn B.
Câu 5:
Điều kiện nghiệm đúng chỉ có ở định luật phân li độc lập, không có ở định luật phân li là:
Điều kiện nghiệm đúng đặc trưng của quy luật phân li độc lập là các gen cần nằm trên các NST tương đồng khác nhau.
Sự phân li các NST ở thế hệ lai như nhau khi tạo giao tử và sự kết hợp ngẫu nhiên của các giao tử khi thụ tinh là đặc trưng chung của các quy luật Menden.
Cách giải:
Điều kiện nghiệm đúng chỉ có ở định luật phân li độc lập, không có ở định luật phân li là: Mỗi gen quy định 1 tính trạng, nằm trên các cặp NST tương đồng khác nhau.
Chọn A.
Câu 6:
Ở một loài động vật, A nằm trên NST thường quy định màu lông đỏ trội hoàn toàn so với a quy định lông trắng. Kiểu gen AA làm cho hợp tử bị chết ở giai đoạn phôi. Gen A là gen:
Kiểu gen AA làm cho hợp tử bị chết ở giai đoạn phôi → alen A tương tác với nhau gây chết
Cách giải:
Gen A là gen nằm trong sự tương tác với gen khác alen
Chọn A.
Câu 7:
Theo quan niệm tiến hóa hiện đại, phát biểu nào sau đây về vai trò của chọn lọc tự nhiên (CLTN) là không đúng?
Lí thuyết về nhân tốt tiến hóa: chọn lọc tự nhiên10
Cách giải:
Ý sai: CLTN làm xuất hiện các alen mới và làm thay đổi tần số tương đối của các alen.
Chọn C.
Câu 8:
Loại đột biến nào sau đây làm tăng các loại alen về một gen nào đó trong vốn gen của quần thể
Alen là một trạng thái của gen. Đột biến làm tăng các loại alen nào đó trong vốn gen của quần thể là đột biến điểm.
Cách giải:
Đột biến điểm làm tăng các loại alen về một gen nào đó trong vốn gen của quần thể
Chọn C.
Câu 9:
Một gen cấu trúc ở sinh vật nhân thực thực hiện quá trình phiên mã liên tiếp 5 lần sẽ tạo ra số phân tử mARN sơ khai là:
Quá trình phiên mã là quá trình tổng hợp mARN dựa trên mạch gốc của phân tử ADN.
Qua 1 lần phiên mã thì sẽ tạo nên 1 phân tử mARN; k lần phiên mã sẽ tạo thành k phân tử mARN.
Cách giải:
Gen cấu trúc phiên mã 5 lần → tạo thành 5 phân tử mARN.
Chọn A.
Câu 10:
Hai loài được hình thành từ một loài ban đầu bằng cách li tập tính sẽ có đặc điểm nào khác nhau?
Lí thuyết về hình thành loài cùng khu vực địa lí
Cách giải:
Hai loài hình thành bằng cách li tập tính sẽ khác nhau về tập tính.
Chọn C.
Câu 11:
Phương pháp nghiên cứu di truyền độc đáo của Menđen gọi là :
Nội dung cơ bản của phương pháp nghiên cứu của Menđen là: Lai các cặp bố mẹ thuần chủng khác nhau về một hoặc một số cặp tính trạng tương phản rồi theo dõi sự di truyền riêng rẽ của từng cặp tính trạng đó trên con cháu. Dùng toán thống kê để phân tích các số liệu thu được. Từ đó rút ra quy luật di truyền các tính trạng.
Cách giải:
Phương pháp phân tích các thế hệ lai là một trong những đặc điểm độc đáo trong phương pháp lái của Menđen.
Chọn C.
Câu 12:
Phân tử ADN ở vi khuẩn E.coli chỉ chứa N15 phóng xạ. Nếu chuyển E.coli này sang môi trường chỉ có N14 thì sau 5 lần tự sao, trong số các phân tử ADN con có bao nhiêu phân tử ADN con chỉ chứa N14 ?
Khi chuyển các phân tử Ecoli này sang môi trường chỉ chứa N15 thì vẫn có 2 mạch gốc ban đầu chứa N14
Cách giải:
Sau 5 lần tự sao thì số mạch ADN có trong các phân tử ADN con là: 25=32 phân tử
Số phân tử chỉ chứa N14 là:1
32-2=30 phân tử
Chọn D.
Câu 13:
Dựa vào hình vẽ trên, nhiều bạn đưa ra ý kiến của mình như sau:
1. Hình vẽ trên miêu tả quá trình hình thành loài mới bằng đa bội hóa cùng nguồn.
2. Sự hình thành loài bằng đột biến lớn diễn ra rất nhanh chóng.
3. Tế bào của lúa mì Triticum aestivum chứa bộ NST của hai loài bố mẹ, cơ thể loài lúa mì này chỉ có thể sinh sản sinh dưỡng mà không sinh sản hữu tính được.
4. Lai xa và đa bội hóa là con đường hình thành loài thường xảy ra ở thực vật.
5. Sự đa bội hóa diễn ra trong quá trình phân bào, khi các NST đang co xoắn cực đại tại kì giữa.
6. Loài lúa mì (T.aestivum) có bộ nhiễm sắc thể gồm ba bộ NST của ba loài khác nhau. 7. Lai xa và đa bội hóa là con đường hình thành loài duy nhất diễn ra nhanh chóng.
Những ý kiến nào là đúng?
Lí thuyết quá trình hình thành loài mới bằng lai xa đa bội hóa.
Cách giải:
Ý 1 sai vì hình vẽ trên miêu tả quá trình hình thành loài mới bằng đa bội hóa khác nguồn.
Ý 2 đúng. Quá trình hình thành loài mới diễn ra nhanh chóng, liên quan với những đột biến lớn như đa bội hóa, cấu trúc lại bộ NST.
Ý 3 sai tuy cơ thể lai xa chỉ có thể sinh sản sinh dưỡng mà không sinh sản hữu tính nhưng các em lưu ý loài lúa mì Triticum aestivum lại có khả năng sinh sản hữu tính.
Ý 4 đúng lai xa và đa bội hóa là con đường hình thành loài thường xảy ra ở thực vật, ít gặp ở động vật vì ở động vật cơ chế cách li sinh sản giữa hai loài rất phức tạp, sự đa bội hóa lại thường gây nên những rối loạn về giới tính.
Ý 5 sai vì sự đa bội hóa diễn ra trong quá trình phân bào, khi các NST đang phân li.
Ý 6 đúng.
Ý 7 sai vì lai xa và đa bội hóa không phải là con đường hình thành loài duy nhất diễn ra nhanh chóng.
→ Vậy các ý đúng là 2, 4, 6.
Chọn B.
Câu 14:
Bộ ba mở đầu (5’AUG3’)
Bộ ba mở đầu (5’AUG3’) mã hóa axit amin mêtiônin ở sinh vật nhân thực (ở sinh vật nhân sơ là foocmin mêtiônin).
Cách giải:
Bộ ba mở đầu (5’AUG3’) là tín hiệu mở đầu cho quá trình dịch mã
Chọn A.
Câu 15:
Con người đã ứng dụng những hiểu biết về ổ sinh thái vào bao nhiêu hoạt động sau đây?
(1) Trồng xen canh các loại cây ưa sáng và ưa bóng trong cùng một khu vườn.
(2) Khai thác vật nuôi ở độ tuổi càng cao để thu được năng suất cao.
(3) Trồng các loại cây đúng thời vụ.
(4) Nuôi ghép các loài cá ở các tầng nước khác nhau trong một ao nuôi.
Trong cùng một nơi ở có thể có nhiều ổ sinh thái của các loài khác nhau
Cách giải:
Con người ứng dụng những hiểu biết về ổ sinh thái vào các hoạt động : (1), (3), (4)
Chọn C.
Câu 16:
Hai cơ thể bố mẹ đều mang hai cặp gen dị hợp tử chéo có Ab/aB khoảng cách 2 gen Ab là 18cM. Biết mọi diễn biến trong giảm phân hình thành giao tử của cơ thể bố mẹ là như nhau. Theo lý thuyết, trong số 10.000 hạt thu được ở phép lai trên thì
Ab/aB có khoảng cách 2 gen Ab là 18cM → f=18%12
Cách giải:
Ab/aB x Ab/aB ; f = 0,18
→ ab/ab = 0,18.0,18:4 = 0,0081 = 0,81%
→ Số hạt có kiểu gen đồng hợp lặn là: 0,81% x 10000 = 81 hạt.
Chọn A.
Câu 17:
Gen lặn biểu hiện ra kiểu hình trong trường hợp nào?
(1). Thể đồng hợp lặn (2). Gen lặn trên X ở giới dị giao
(3). Thể đơn bội (4). Thể 1 nhiễm
(5). Thể dị hợp (6). Gen lặn trên X ở giới đồng giao
(7). Thể thể tam nhiễm (8). Thể khuyết nhiễm
Tổ hợp các ý đúng là:
Gen lặn khi thể đồng hợp hoặc trong điều kiện ngoại cảnh thích hợp có thể biểu hiện ra kiểu hình.
Cách giải:
Gen lặn biểu hiện ra kiểu hình trong trường hợp nào?
(1). Thể đồng hợp lặn
(2). Gen lặn trên X ở giới dị giao
(4). Thể 1 nhiễm
Chọn B.
Câu 18:
Theo thuyết tiến hóa hiện đại, có mấy phát biểu không đúng?
(1) Chọn lọc tự nhiên luôn làm thay đổi đột ngột tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể
(2) Mọi biến dị trong quần thể đều là nguyên liệu của quá trình tiến hóa
(3) Các yếu tố ngẫu nhiên làm nghèo vốn gen quần thể, giảm sự đa dạng di truyền nên không có vai trò đối với tiến hóa
(4) Giao phối không ngẫu nhiên sẽ dẫn đến làm tăng tần số alen có hại trong quần thể
Lí thuyết về thuyết tiến hóa hiện đại.
Cách giải:
Chọn lọc tự nhiên làm thay đổi tần số alen theo hướng xác định và dần dần. Yếu tố ngẫu nhiên mới là nhân tố làm thay đổi đột ngột tần số alen
Biến dị không di truyền( thường biến) không là nguyên liệu cho quá tình tiến hóa
Chỉ cần có thể làm thay đổi tần số alen hoặc thành phần kiểu gen của quần thể là có ý nghĩa với tiến hóa
Giao phối không ngẫu nhiên làm tăng tần số thể đồng hợp lặn biểu hiện kiểu hình xấu, còn tần số alen không thay đổi
Chọn A.
Câu 19:
Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về quá trình dịch mã của gen trong nhân của tế bào nhân thực?
Khi phiên mã, ribôxôm chuyển dịch theo chiều từ 5’ → 3’ trên mạch mARN
Cách giải:
Phát biểu không đúng: Khi phiên mã, ribôxôm chuyển dịch theo chiều từ 5’ → 3’ trên mạch gốc của phân tử ADN
Chọn C.
Câu 20:
Cho các phát biểu sau về ưu thế lai:
1. Ưu thế lai luôn biểu hiện ở con lai của phép lai giữa hai dòng thuần chủng.
2. Trong cùng một tổ hợp lai, lai thuận có thể không cho ưu thế lai nhưng phép lai nghịch có thể cho ưu thế lai và ngược lại.
3. Các con lai F1 có ưu thế lai thường được sử dụng làm giống gốc.
4. Ưu thế lai được biểu hiện ở F1, sau đó tăng dần qua các thế hệ.
5. Ưu thế lai được giải thích theo thuyết “siêu trội”.
6. Cơ thể có nhiều ưu thế lai thì kiểu gen có nhiều cặp gen dị hợp.
Số phát biểu đúng là:
Lí thuyết về ưu thế lai13
Cách giải:
(1) sai. Ví dụ: AABBCC x AABBCC → con lai không biểu hiện ưu thế lai.
(2) đúng.
(3) sai. F1 có kiểu gen dị hợp, nếu sử dụng làm giống thì đời sau sẽ có sự phân li.
(4) sai. Ưu thế lai được biểu hiện ở đời F1 và sau đó giảm dần ở các đời tiếp theo vì tỉ lệ đồng hợp tăng lên, tỷ lệ dị hợp giảm.
(5) đúng.
(6) đúng.
Chọn D.
Câu 21:
Theo quan điểm tiến hoá hiện đại, đơn vị nhỏ nhất có thể tiến hóa là:
Lí thuyết về tiến hóa hiện đại
Cách giải:
Theo quan niệm tiến hóa hiện đại, đơn vị nhỏ nhất có thể tiến hóa là cá thể.
Chọn C.
Câu 22:
Quan sát hình sau, cho biết các con số 1 và 2 trong hình lần lượt được chú thích bởi các chất nào sau đây?
Quan sát sơ đồ mối quan hệ giữa quang hợp và hô hấp:
Cách giải:
1, 2 trong hình lần lượt là C6H12O6 và O2
Chọn D.
Câu 23:
Một cơ thể dị hợp 3 cặp gen nằm trên 2 cặp NST tương đồng, khi giảm phân tạo giao tử ABD =15%, kiểu gen của cơ thể và tần số hoán vị gen là
Từ tỉ lệ giao tử ABD → biện luận ra tỉ lệ BD → Tìm P và f
Cách giải:
Giao tử ABD = 15%
Cơ thể có kiểu gen Aa giảm phân cho 0,5A : 0,5a
→ BD=0,15:0,5=0,3>0,25 → BD là giao tử liên kết
→ P: Aa BD/bd ; f =1-0,3x2= 40%.
Chọn B.
Câu 24:
Đem lai P thuần chủng khác nhau về kiểu gen thu được F1. Cho F1 tự thụ nhận được F2 như sau: 27 cây quả tròn - ngọt, 9 cây quả tròn - chua, 18 cây quả bầu - ngọt, 6 cây quả bầu - chua, 3 cây quả dài - ngọt, 1 cây quả dài - chua. Biết vị quả do 1 cặp gen Dd quy định. Kết quả lai giữa F1 với cá thể khác cho tỉ lệ kiểu hình: 9:9:6:6:1:1. Phát biểu nào đúng trong các phát biểu sau:
(1) Tính trạng hình dạng quả di truyền theo quy luật tương tác gen
(2) Tính trạng vị quả di truyền theo quy luật phân li
(3) Một cặp tính trạng hình dạng quả liên kết không hoàn toàn với tính trạng vị quả
(4) Cá thể F1 có kiểu gen dị hợp 3 cặp gen
(5) Cơ thể khác đem lai với F1 có kiểu gen Ab/ad Bb hoặc Bd/bd Aa
Xét sự di truyền riêng rẽ của từng cặp tính trạng
Cách giải:
F1: AaBbDd × cho tỉ lệ 9:9:6:6:1:1 → (9:6:1)(1:1) → Dd × dd: tỷ lệ 1:1
Tỷ lệ 9:6:1 là do AaBb × AaBb.
Hình dạng quả do tương tác gen, mùi vị quả do quy luật phân li.
→ (1), (2) đúng; (3), (5) sai
Tỷ lệ 9:6:1 là do AaBb × AaBb.
→ Kiểu gen đem lai với F1 là: AaBbdd. → F1: AaBbDd
→ (4) đúng
Chọn C.
Câu 25:
Ở mỗi loài, số nhóm gen liên kết bằng
Số lượng nhóm gen liên kết của một loài thường bằng số lượng nhiễm sắc thể trong bộ nhiễm sắc thể đơn bội.
Cách giải:
Ở mỗi loài, số nhóm gen liên kết bằng số nhiễm sắc thể đơn bội của loài đó (n)
Chọn D.
Câu 26:
Kết luận nào sau đây không đúng?
Sự trùng lặp ổ sinh thái là nguyên nhân gây ra sự cạnh tranh giữa các loài
Cách giải:
Sự trùng lặp ổ sinh thái là nguyên nhân gây ra sự cạnh tranh giữa các loài
→ xu hướng phân ly ổ sinh thái
→ ổ sinh thái thu hẹp lại, không làm mở rộng hệ sinh thái
Chọn D.
Câu 27:
Hình vẽ dưới đây mô tả khu vực phân bố và mật độ của 4 quần thể cây thuộc 4 loài khác nhau trong một khu vực sống có diện tích 10ha (tại thời điểm t). Biết rằng diện tích phân bố của 4 quần thể A, B, C, D lần lượt là 1,6 ha; 1,9 ha; 1,5 ha; 1,2 ha. Trong số các nhận xét được cho dưới đây, có bao nhiêu nhận xét đúng?
I. Quần thể A có tổng cộng 1600 cây.
II. Tại thời điểm thống kê, kích thước của quần thể D lớn hơn kích thước của quần thể C.
III. Kích thước của 4 quần thể theo thứ tự từ nhỏ đến lớn là B, A, D, C.
IV. Tổng số cá thể cây của 4 loài có trong khu phân bố 10 ha lớn hơn 10000 cây.
Dựa vào hình vẽ để tính theo yêu cầu của đề bài
Cách giải:
Số cá thể của quần thể A là: 1,6x1000=1600 cây
→ I đúng
Kích thước quần thể C là: 2500x1,5=3750 cây
Kích thước quần thể D là: 3000x1,2=3600 cây
Vì 3750>3600 nên kích thước quần thể D nhỏ hơn kích thước quần thể C
→ II sai
Kích thước quần thể B là: 1500x1,9=2850 cây
Kích thước các quần thể từ nhỏ đến lớn là: A<B<D<C
→ III sai
Tổng số cá thể cây của 4 loài có trong khu phân bố 10ha là:
1600+3750+3600+2850=10800>10000
→ IV đúng
Chọn C.
Câu 28:
Trong một ao, người ta có thể nuôi kết hợp nhiều loài cá khác nhau: mè trắng, mè hoa, trắm cỏ, trắm đen, trôi, chép...vì
Trong cùng một nơi ở có thể có nhiều ổ sinh thái của các loài khác nhau
Cách giải:
Trong một ao, người ta có thể kết hợp được nhiều loại cá trên vì mỗi loài có một ổ sinh thái riêng nên sẽ giảm mức độ cạnh tranh gay gắt với nhau.
Qua đó có thể tận dụng được tối đa nguồn sống của ao (tầng nổi, tầng giữa, tầng đáy) , có hiệu quả kinh tế lớn
Chọn A.
Câu 29:
Câu nào sau đây sai?
Lí thuyết về hoán vị gen
Cách giải:
C sai vì ở ruồi giấm cái có kiểu gen có thể cho 4 loại giao tử trong trường hợp có hoán vị gen
Chọn C.
Câu 30:
Gen A dài 0,51 μm có hiệu số giữa nuclêôtit loại G với nucleotit loại khác là 10%. Sau đột biến gen có số liên kết hidro là 3897. Dạng đột biến gen là:
Tính số liên kết hidro của gen ban đầu và so sánh với gen sau đột biến.
Cách giải:
Gen ban đầu có G=900, A = 600.
Vậy gen ban đầu có số liên kết hidro là 3900 liên kết.
Sau đột biến số liên kết hidro là 3897.
Vậy gen đột biến giảm 3 liên kết so với gen ban đầu
→ Đột biến mất một cặp G-X
Chọn B.
Câu 31:
Trường hợp gen cấu trúc bị đột biến thay thế 1 cặp A-T bằng 1 cặp G-X thì số liên kết hidro sẽ
A-T: 2 liên kết hidro
G-X: 3 liên kết hidro16
Cách giải:
Trường hợp gen cấu trúc bị đột biến thay thế 1 cặp A-T bằng 1 cặp G-X thì số liên kết hidro sẽ tăng lên: 3-2 = 1 liên kết
Chọn C.
Câu 32:
Một loài thực vật, cho cây thân cao, hoa trắng thuần chủng lai với cây thân thấp, hoa đỏ thuần chủng, ở F1 thu được toàn thân cao, hoa đỏ. Cho F1 tự thụ phấn, ở F2 thu được 4 loại kiểu hình trong đó kiểu hình thân cao, hoa trắng chiếm tỉ lệ 24%. Biết mỗi gen quy định một tính trạng, gen nằm trên nhiễm sắc thể thường. Mọi diễn biến của NST trong giảm phân ở tế bào sinh noãn và tế bào sinh hạt phấn giống nhau và không có đột biến. Xác định % cây thân cao, hoa đỏ ở F2?
Biện luận quy luật di truyền → Sử dụng công thức tính kiểu hình thân cao, hoa đỏ
Cách giải:
F1 thu được toàn cây thân cao, hoa đỏ → hai tính trạng này là trội hoàn toàn so với thân thấp, hoa trắng
Quy ước : A- thân cao ; a- thân thấp ; B- hoa đỏ ; b- hoa trắng
Đời con cho thân cao hoa trắng (A-bb) = 24% ≠ 3/16 →hai cặp gen cùng nằm trên 1 cặp NST thường và có HVG
Tỷ lệ aabb = 0,25 – 0,24 = 0,01 → ab = 0,1 → là giao tử hoán vị ; f=20%
→ Tỉ lệ thân cao, hoa đỏ (A-, B-) ở F2 là: 0,5+0,01=0,51=51%
Chọn B.
Câu 33:
Ở một loài động vật, cho cơ thể lông trắng lai phân tích thì đời con có tỉ lệ: 25% lông trắng; 75% lông đen. Hãy chọn kết luận đúng.
Lông đen: lông trắng = 75%:25%=3:1
Cách giải:
Ta có:
Cơ thể lông trắng lai phân tích mà đời con xuất hiện lông đen
→ Lông trắng là tính trạng trội so với lông đen
F1 có 4 tổ hợp giao tử → P lông trắng dị hợp 2 cặp gen
Mà lông đen: lông trắng = 3:1
→ Màu lông di truyền theo quy luật tương tác bổ sung
Chọn C.
Câu 34:
Trong một quần thể thực vật người ta phát hiện thấy NST số 7 phân bố theo trình tự giống nhau, do kết quả của đột biến đảo đoạn là:
(1) ABCDEFGH (2) ABGDCFEH (3) ABCDGFEH
Nếu dạng (1) là dạng ban đầu thì thứ tự xuất hiện các dạng tiếp theo là
Các dạng xuất hiện trước thì sai khác với dạng ban đầu ít hơn
Cách giải:
Ta thấy (1) đảo đoạn EFG tạo ra (3)
→ thứ tự là: 1→3→2
Chọn C.
Câu 35:
Tập hợp nhóm sinh vật nào sống trong đầm là quần thể ?
Quần thể sinh vật là tập hợp những cá thể cùng loài, sinh sống trong một khoảng không gian nhất định, ở một thời điểm nhất định. Những cá thể trong quần thể có khả năng sinh sản tạo thành những thế hệ mới.
Cách giải:
Tập hợp B được coi là quần thể vì chúng cùng loài
Chọn B.
Câu 36:
Định luật Hacđi – Vanbec không cần có điều kiện nào sau đây để nghiệm đúng?
Định luật Hacđi-Vanbec chỉ nghiệm đúng trong, những điều kiện nhất định đối với quần thể như: số lượng cả thể lớn, diễn ra sự ngẫu phối, các loại giao tử đều có sức sống và thụ tinh như nhau, các loại hợp tử đều có sức sống như nhau, không có đột biến và chọn lọc, không có sự di nhập gen...
Cách giải:
Định luật Hacđi – Vanbec không cần có điều kiện: Có sự cách li sinh sản giữa các cá thể trong quần thể.
Chọn A.
Câu 37:
Ở thực vật, pha tối của quang hợp diễn ra ở
Quang hợp bao gồm hai pha: pha sáng xảy ra ở thylakoid, còn pha tối xảy ra ở chất nền stroma lục lạp.
Cách giải:
Ở thực vật, pha tối của quang hợp diễn ra ở chất nền lục lạp
Chọn B.
Câu 38:
Nhóm động vật nào sau đây khi thở và hít đều có không khí giàu oxi qua phổi?
Chim có hệ thống túi khí
Cách giải:
Ở chim khi thở ra và hít vào đều có không khí giàu O2 đi qua phổi, vì chim có hệ thống túi khí.
Chọn D.
Câu 39:
Có thể tạo sinh vật biến đổi gen bằng bao nhiêu phương pháp trong số các phương pháp sau đây:
(1) Đưa thêm gen lạ vào hệ gen
(2) Nuôi cấy mô tế bào
(3) Làm biến đổi một gen có sẵn trong hệ gen
(4) Dung hợp 2 loại tế bào trần khác loài
(5) Loại bỏ hoặc làm bất hoạt một gen nào đó trong hệ gen
Lí thuyết tạo giống nhờ công nghệ gen
Cách giải:
Tạo sinh vật biến đổi gen bằng các phương pháp: 1,3,5
2,4: sử dụng trong tạo giống bằng công nghệ tế bào
Chọn D.18
Câu 40:
Trong một quần thể người, 90% alen ở locut Rh là R. Alen còn lại là r. 40 trẻ em của quần thể này đi đến một trường học. Xác suất để tất cả các em đều là Rh dương tính.
Tính tần số alen R và r → tính xác suất Rh âm tính → tính xác suất Rh dương tính
Cách giải:
90% alen ở locut Rh là R → f(R)=0,9; f(r)=0,1
Xác suất gặp Rh âm tính là: 0,10,1=0,01
Xác suất bắt gặp Rh dương tính là: 1-0,01=0,99
Vậy xác suất 40 em đều dương tính là: 0,9940
Chọn C.