Chủ nhật, 22/12/2024
IMG-LOGO
Trang chủ THI THỬ THPT QUỐC GIA Sinh học Thi Online (2023) Đề thi thử sinh học THPT soạn theo ma trận đề minh họa BGD (Đề 13) có đáp án

Thi Online (2023) Đề thi thử sinh học THPT soạn theo ma trận đề minh họa BGD (Đề 13) có đáp án

Thi Online (2023) Đề thi thử sinh học THPT soạn theo ma trận đề minh họa BGD (Đề 13) có đáp án

  • 412 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 45 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Theo lí thuyết, cơ thể có kiểu gen AabbDd giảm phân bình thường sẽ sinh ra giao tử AbD với tỉ lệ bao nhiêu?

Xem đáp án
Đáp án C
Theo lí thuyết, cơ thể có kiểu gen AabbDd giảm phân bình thường sẽ sinh ra giao tử AbD = 0,5×1×0,5=0,25

Câu 2:

Ở người, hội chứng bệnh nào sau đây chỉ xuất hiện ở nữ giới?

Xem đáp án
Đáp án A
AIDS xuất hiện cả nam và nữ
Đao (3NST số 21) liên quan đến NST thường, xuất hiện ở cả hai giới
Claiphento (XXY) chỉ xuất hiện ở nam.

Câu 3:

Vai trò của enzyme ADN polimerase trong quá trình nhân đôi ADN là

Xem đáp án
Đáp án C
Enzyme ADN polimerase có vai trò lắp ráp các nucleotit tự do theo nguyên tắc bổ sung với mọi mạch khuôn của ADN

Câu 4:

Quần thể nào sau đây ở trạng thái cân bằng di truyền?

Xem đáp án
Đáp án C
Quần thể cân bằng di truyền là C

Câu 5:

Khi nói về hô hấp ở thực vật, phát biểu nào sau đây sai?

Xem đáp án
Đáp án B
Nước là dung môi hòa tan các chất, là môi trường cho các phản ứng hóa học đồng thời có thể trực tiếp tham gia vào các phản ứng. Cường độ hô hấp tỷ lệ thuận với hàm lượng nước.

Câu 6:

Sự phân bố theo chiều thẳng đứng của nhiều tầng cây trong rừng thể hiện:

Xem đáp án
Đáp án B.
Khi phân bố theo chiều thẳng đứng nghĩa là các loài cây ưa sáng sẽ ở tầng cao nhất và theo thứ tự giảm đần nhu cầu của các cây đối với ánh sáng. Điều đó giúp tận dụng hoàn hảo ngưồn sáng với mức độ nhu cầu phù hợp của mỗi loài cây.

Câu 7:

Dạng carbon nào là chất đầu vào chủ yếu cho các hệ sinh thái trên cạn?

Xem đáp án
Đáp án A
Carbonic là chất đầu vào chủ yếu cho các hệ sinh thái trên cạn.

Câu 8:

Thụ tinh nhân tạo là một thành tựu áp dụng phưong pháp nào?

Xem đáp án
Đáp án B
Thụ tinh nhân tạo là phương pháp thực hiên trên tế bào giao tử, là một phương pháp sử dụng công nghệ tế bào.

Câu 9:

Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con có 1 loại kiểu gen?

Xem đáp án
Đáp án B
AA × aa → Aa

Câu 10:

Kết quả được xem là quan trọng nhất của quá trình ứng dụng kỹ thuật chuyển gen là:
Xem đáp án
Đáp án A
B. Kết quả của quá trình tạo giống bằng phương pháp gây đột biến.
C. Kết quả của quá trình ứng dụng biến dị tổ hợp vào chọn giống.
D. Đây là phương pháp phân tử, phân tích vật chất di truyền, không là kết quả của chuyển gen.
Lưu ý: Kỹ thuật chuyển gen người ta cũng có thể điều chỉnh hay sửa chữa các gen. Ví dụ như muốn tăng cường hoạt động của một gen chỉ cần bổ sung hàm lượng alen của gen đó vào tế bào. Một gen bị hư hỏng có thể bổ sung gen lành vào hoạt động thay thế cho gen bệnh. Muốn bất hoạt một gen chỉ cần bổ sung một đoạn gen khác mang alen trội lấn át hoạt động của gen đó.

Câu 11:

Xét một phần của chuỗi polipeptit có trình tự axit amin như sau:

Met – Val – Ala – Asp – Gly – Ser – Arg…

Thể đột biến về gen này có dạng:

Met – Val – Ala – Glu – Gly – Ser – Arg…

Đột biến thuộc dạng:

Xem đáp án
Đáp án B
Ta nhận thấy rằng chuỗi polipeptit trên đã bị thay axit amin Asp thành axit amin Glu và các axit amin khác vẫn như cũ 🡪 Gen quy định chuỗi polipeptit này đã bị đột biến thay thế 1 cặp nucleotit.

Câu 12:

Phép lai thuận, nghịch luôn cho kết quả giống nhau trong quy luật di truyền
Xem đáp án
Đáp án A
Phép lai thuận, nghịch luôn cho kết quả giống nhau trong quy luật di truyền phân li độc lập

Câu 13:

Trong số các thành phần hóa học sau đây, thành phần nào tham gia vào chức năng chứa thông tin di truyền?
Xem đáp án
Đáp án C
Các thành phần chứa thông tin di truyền: ADN, ARN

Câu 14:

Tài nguyên không tái sinh gồm có

Xem đáp án
Đáp án A

Câu 15:

Trong cơ chế điều hòa hoạt động của opêrôn Lac của vi khuẩn E. coli, giả sử gen Z nhân đôi 1 lần và phiên mã 20 lần. Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây đúng?
Xem đáp án
Đáp án D
Các gen cấu trúc Z, Y, A có chung một vùng điều hòa nên số lần phiên mã của các gen này bằng nhau. Vậy gen Z phiên mã 20 lần thì gen Y và gen A cũng phiên mã 20 lần → B sai, D đúng.
Gen Z và gen điều hòa cùng thuộc 1 NST nên số lần nhân đôi của các gen Z, Y, A và gen điều hòa là giống nhau → C sai.

Câu 16:

Trong các bằng chứng tiến hoá dưới đây, bằng chứng nào khác nhóm so với các bằng chứng còn lại
Xem đáp án
Đáp án B
Bằng chứng thuộc nhóm khác là B (bằng chứng trực tiếp) các bằng chứng còn lại là bằng chứng gián tiếp

Câu 17:

Phát biểu nào sau đây đúng về hiện tượng di nhập gen ?

Xem đáp án
Đáp án C
Phương án A sai vì chỉ có đột biến gen mới có thể tạo ra alen mới, còn di nhập gen chỉ có thể làm xuất hiện alen mới trong quần thể do quá trình nhập gen.
Phương án B sai vì di nhập gen làm thay đổi cả tần số alen và thành phần kiểu gen.
Phương án C đúng vì sự di nhập của các cá thể sẽ là giảm bớt sự phân hóa kiểu gen và tần số alen giữa các quần thể khác nhau của cùng một loài.
Phương án D sai vì di nhập gen phụ thuộc vào sự chênh lệch giữa số lượng cá thể đi vào và số lượng cá thể đi ra khỏi quần thể.

Câu 18:

Khi nói về quần thể tự phối, phát biểu nào sau đây sai?

Xem đáp án
Đáp án D
- Do tỉ lệ dị hợp giảm, đồng hợp tăng nên quần thể phân hóa thành các dòng thuần ⟶ A và C đúng.
- Do quần thể phân hóa thành các dòng thuần ⟶ không có sự đa dạng về kiểu hình, kiểu gen - việc chọn lọc là kém hiệu quả ⟶ B đúng, D sai.

Câu 19:

Quá trình nào sau đây sử dụng axit amin làm nguyên liệu?

Xem đáp án
Đáp án C
Quá trình tổng hợp protein sử dụng axit amin làm nguyên liệu. Quá trình tổng hợp ARN, ADN sử dụng nucleotit làm nguyên liệu.

Câu 20:

Cơ sở vật chất chủ yếu của sự sống là:

Xem đáp án
Đáp án A
Người ta đã chứng minh cơ sở vật chất của sự sống chính là prôtêin và axit nuclêic. Vì:
- Prôtêin: là hợp phần chủ yếu cấu tạo nên chất nguyên sinh và là thành phần chức năng cấu tạo của enzim và hoocmôn. Ngoài ra prôtêin còn giữ nhiều vai trò quan trọng như điều hòa, chất xúc tác, vận chuyển.
- Axit nuclêic (có trong ADN và ARN) đóng vai trò quan trọng trong quá trình sinh sản, di truyền và tiến hóa.

Câu 21:

Đặc điểm nào dưới đây không phải là đặc điểm di truyền của tính trạng được quy định bởi gen lặn trên vùng không tương đồng của NST giới tính X?

Xem đáp án
Đáp án C
Đặc điểm di truyền của tính trạng được quy định bởi gen lặn trên vùng không tương đồng của NST giới tính X: (SGK Sinh học 12 – Trang 51)
+ Có hiện tượng di truyền chéo → (1) đúng
+ Kết quả của phép lai thuận và phép lai nghịch là khác nhau → (2) đúng
+ Tính trạng có xu hướng dễ biểu thị ở cơ thể mang cặp NST giới tính XY vì chỉ có một NST × nên kiểu hình được biểu hiện ngay, ở cơ thể mang cặp NST XX thì cần 2 alen lặn mới biểu hiện kiểu hình lặn → (3) Sai
+ Tỉ lệ phân tính của tính trạng biểu hiện khác nhau ở 2 giới → (4) đúng

Câu 22:

Thứ tự các bộ phận trong hệ tiêu hóa của gà là

Xem đáp án
Đáp án B
Thứ tự các bộ phận trong hệ tiêu hóa của gà là miệng thực quản diều dạ dày tuyến dạ dày cơ ruột hậu môn 

Câu 23:

Khi nói về hoạt động của hệ tuần hoàn ở thú, phát biểu nào sau đây sai?

Xem đáp án
Đáp án B
B.sai, khi tâm thất trái co, máu từ tâm thất trái được đẩy vào động mạch chủ.

Câu 24:

Khi nói về ảnh hưởng của ánh sáng đến quá trình quang hợp ở thực vật, phát biểu nào sau đây sai?
Xem đáp án
Đáp án C
C. Các tia sáng xanh tím kích thích sự tổng hợp cabohydrate và lipid, trong khi các tia đỏ kích thích tổng hợp axit amin và protein ⟶ sai

Câu 25:

Nhóm sinh vật có mức năng lượng lớn nhất trong một hệ sinh thái là:
Xem đáp án
Đáp án C
Sinh vật sản xuất là nhóm sinh vật có mức năng lượng lớn nhất trong một hệ sinh thái. Thông thường, sinh vật sản xuất thường là các sinh vật đứng đầu chuỗi là lưới thức ăn.

Câu 26:

Một số đột biến ở ADN ti thể có thể gây bệnh ở người gọi là bệnh thần kinh thị giác di truyền Leber (LHON). Bệnh này đặc trưng bởi chứng mù đột phát ở người lớn. Phát biểu nào sau đây là không đúng?
Xem đáp án
Đáp án B
Chỉ cần người mẹ bị bệnh LHON thì người con sẽ bị bệnh, không cần bắt buộc người bố cũng phải bị.

Câu 27:

Quan hệ giữa hai loài A và B trong quần xã được biểu diễn bằng sơ đồ sau:

Media VietJack

Cho biết dấu (+) là loài được lợi, dấu (-) là loài bị hại. Sơ đồ trên biểu diễn mối quan hệ nào:

Xem đáp án
Đáp án D.
A.sai vì ức chế cảm nhiễm sẽ có một loại bị hại còn loài kia không lợi cũng không hại.
B.sai vì cạnh tranh thì cả hai loài đều hại.
C.sai vì cộng sinh, hợp tác, hội sinh đều không có loài bị hại.

Câu 28:

Sơ đồ phả hệ dưới đây mô tả sự di truyền bênh P và bệnh M ở người. Alen A quy định không bị bệnh P trội hoàn toàn so với alen a quy định bệnh P; alen B quy định không bị bệnh M trội hoàn toàn so với alen b quy định bệnh M, các gen này nằm ở vùng không tương đồng của NST X
Media VietJack
Theo lý thuyết có bao nhiêu kết luận sau đây đúng?
1. Người số 1 mang alen a
2. Có thể xác định chính xác kiểu gen của 5 người trong 8 người nói trên
3. Người số 5 có kiểu gen XAbXaB

4. Nếu cặp vợ chồng số 5,6 sinh đứa con thứ 2 là con trai và không bị bệnh thì ở người số 5 đã xảy ra hoán vị gen

Xem đáp án

Đáp án D

Ta có : người 8 bị bệnh P có kiểu gen XaBY → nhận XaB của mẹ (5) mà người bố của người (5) là người (2) có kiểu gen XAbY → Người số (1) có kiểu gen XaB XA- → I đúng.

- Có thể xác định kiểu gen của 4 người con trai, người (5) → II đúng

III đúng

- IV: để sinh người con trai không bị bệnh thì người (5) phải cho giao tử XAB hay người (5) có hoán vị gen. IV đúng


Câu 29:

Khi nói về quá trình hình thành loài mới, phát biểu nào sau đây đúng?
Xem đáp án

Đáp án A

Phát biểu đúng là A

B.sai, có cả sự hình thành loài mới khác khu vực địa lý

C.sai, hình thành loài mới bằng con đường gây đột biến là nhanh nhất

D.sai, lai xa và đa bội hoá ít xảy ra ở động vật,


Câu 30:

Dạng đột biến cấu trúc NST nào sau đây có thể làm cho 2 alen khác nhau của một gen cùng nằm trên 1 NST đơn?

Xem đáp án

Đáp án C

Chuyển đoạn có thể dẫn đến 2 alen của cùng 1 gen nằm trên 1 NST đơn


Câu 31:

Taber và Dasmann (1957) đã nghiên cứu ảnh hưởng của môi trường đến số lượng sống của hai nhóm cá thể hươu đen (Odocoileus hemionus colombianus) thuộc hai quần thể ổn định (I và II), sống ở hai địa điểm độc lập với các đặc điểm được thể hiện ở bảng dưới đây:.

Chỉ tiêu nghiên cứu

Quần thể 1

Quần thể 2

Mật độ quần thể (cá thể / km2)

25

10

Tuổi thành thục sinh sản

3

3

Môi trường sống

Ít cây bụi, thảm cỏ phát triển mạnh

Thảm cây bụi

Tác động của con người

Đốt, chặt, phá định kì

Không có tác động

Kết quả nghiên cứu được thể hiện ở hình dưới:

Media VietJack

Cho các phát biểu sau:

1. Cả 2 loài hươu đen đều có tỷ lệ tử vong trong 2 năm đầu tiên rất thấp.

2. Tuổi 1-2 quần thể I có mức cạnh tranh cùng loài cao gấp 2,5 lần so với quần thể II.

3. Từ tuổi 3 đến 10, tỷ lệ tử vong ổn định theo thời gian ở cả hai quần thể.

4. Sau 10 tuổi, tỷ lệ tử vong của cả hai quần thể đều cao do nguyên nhân tuổi thọ.

Số phát biểu đúng là:

Xem đáp án

Đáp án C

1. Đúng. Vì căn cứ vào đường cong sống sót của quần thể II có thể thấy:

Tỷ lệ tử vong trong 2 năm đầu tiên rất thấp (8/200 cá thể) đây là loài có tập tính chăm sóc bảo vệ con non. Hơn 1 nửa số cá thể (138/200 cá thể) chết ở nhóm tuổi 10-12 chết ở tuổi già, đạt tới giới hạn của tuổi thọ.

Quần thể I, số cá thể tử vong theo nhóm tuổi: 48,27,10,11,9,11,10,10,9,40,15

Quần thể II, số cá thể tử vong theo nhóm tuổi: 5,3,11,10,11,12,11,10,23,74,26

2. Đúng. Vì tuổi 1-2: Quần thể I có mật độ cao gấp 2,5 lần so với quần thể II nên mức cạnh tranh cùng loài cao, môi trường có nhiều thức ăn nhưng nhiễu loạn sinh thái mạnh con non sức chống chịu kém do đó tỷ lệ tử vong cao. Quần thể II sống trong môi trường ổn định, nhiễu loạn sinh thái, mật độ thấp, loài có tập tính chăm sóc bảo vệ con non nên tỷ lệ tử vong thấp trong hai năm đầu

3. Đúng. Vì từ tuổi 3 đến 10, tỷ lệ chết ổn định theo thời gian ở cả hai quần thể do đó đây là mức tử vong không phụ thuộc mật độ . Nguồn sống của quần thể I phong phú hơn quần thể II do quần thể I sống ở môi trường có thảm cỏ phát triển mạnh nhưng mức tử vong của hai quần thể tương đương nhau do đó đây là mức tử vong không phụ thuộc nguồn sống

- Nguyên nhân tử vong trong giai đoạn này do cạnh tranh trong sinh sản, đầu mùa sinh sản con đực tử vong do tìm kiếm, đánh nhau tranh giành con cái, cuối mùa sinh sản con cái chết do kiệt sức khi chăm sóc, bảo vệ con non do đó tỷ lệ tử vong ổn định hàng năm

4. Đúng.


Câu 33:

Một loài sinh vật ngẫu phối, xét một gen có hai alen nằm trên nhiễm sắc thể thường, alen A trội hoàn toàn so với alen a. Bốn quần thể của loài này đều đang ở trạng thái cân bằng di truyền và có tỉ lệ các cá thể mang kiểu hình trội như sau:

Quần thể

I

II

III

IV

Tỉ lệ kiểu hình trội

96%

64%

75%

84%

Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây sai?

Xem đáp án

 Đáp án D

Quần thể I:

Tỉ lệ kiểu hình trội

Tần số alen

Cấu trúc di truyền

96%

A = 0,8 / a = 0,2

0,64AA: 0,32Aa: 0,04aa


Quần thể II:

Tỉ lệ kiểu hình trội

Tần số alen

Cấu trúc di truyền

64%

A = 0,4 / a = 0,6

0,16AA: 0,48Aa: 0,36aa


Quần thể III:

Tỉ lệ kiểu hình trội

Tần số alen

Cấu trúc di truyền

75%

A = a = 0,5

0,25AA: 0,5Aa: 0,25aa


Quần thể IV:

Tỉ lệ kiểu hình trội

Tần số alen

Cấu trúc di truyền

84%

A = 0,6 / a = 0,4

0,36AA: 0,48Aa: 0,16aa

Phát biểu sai là: D


Câu 34:

Trong quá trình giảm phân của cơ thể đực, ở một số tế bào có cặp nhiễm sắc thể mang cặp gen Bb không phân li trong giảm phân I, giảm phân II bình thường; các tế bào còn lại giảm phân bình thường. Cơ thể cái giảm phân bình thường. Xét phép lai P: ♂ AaBbDd ×♀ AaBbdd, thu được F1. Biết không xảy ra đột biến gen. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về F1 của phép lai trên?

I. Có tối đa 18 loại kiểu gen không đột biến và 24 loại kiểu gen đột biến.

II. Có thể tạo ra thể ba có kiểu gen AabbbDd.

III. Có tối đa 48 kiểu tổ hợp giao tử.

IV. Có thể tạo ra thể một có kiểu gen aabdd.

Xem đáp án

Đáp án B

- Phép lai ♂ AaBbDd ×♀ AaBbdd sẽ có số kiểu gen không đột biến = 3 x 3 x 2 = 18 kiểu gen. Số kiểu gen đột biến = 3 x 4 x 2 = 24 kiểu gen.

- Vì Bb không phân li ở giảm phân I cho nên sẽ tạo ra giao tử Bb. Do vậy, qua thụ tinh không thể tạo nên thể ba có kiểu gen bbb.

- Số kiểu tổ hợp giao tử bằng tích số loại giao tử đực với số loại giao tử cái = 16 x 4 = 64.

Cơ thể đực có 3 cặp gen dị hợp sẽ cho 8 loại giao tử không đột biến và 8 loại giao tử đột biến.

Cơ thể cái có 2 cặp gen dị hợp sẽ cho 4 loại giao tử.

- Vì Bb không phân li ở giảm phân I cho nên sẽ tạo giao tử không mang b. Vì vậy có thể tạo ra thể một có kiểu gen aabdd.


Câu 35:

Khi tiến hành các phép lai giữa cá thể cà chua, người ta thu được kết quả sau đây :

- Phép lai 1: Cà chua quả tròn x cà chua quả dài thu được đồng loạt quả tròn.

- Phép lai 2: Cà chua quả dẹt x cà chua quả dài thu được đồng loạt quả dẹt.

- Phép lai 3: Cà chua quả dẹt x cà chua quả tròn thuần chủng thu được tỉ lệ 1 quả dẹt : 1 tròn.

- Phép lai 4: Cà chua quả tròn x cà chua quả tròn thu được tỉ lệ 3 quả tròn : 1 quả dài.

- Phép lai 5: Cà chua quả dẹt x cà chua quả dẹt thu được tỉ lệ 9 quả dẹt : 6 quả tròn : 1 quả dài.

Cho các nhận định sau về kết quả các phép lai trên :

1. Màu quả chịu ảnh hưởng tương tác bổ trợ.

2. Trong 5 phép lai, ở đời P có 5 cây cà chua có kiểu gen thuần chủng.

3. Có 1 phép lai bố hoặc mẹ mang gen dị hợp.

4. Có 2 phép lai bố và mẹ mang gen dị hợp.

Số nhận định đúng là:

Xem đáp án

Đáp án D

- Ở phép lai 5 ta thấy rõ tỉ lệ kiểu hình 9 :6 :1, từ đây em có thể quy ước gen ngay : A-B- : quả dẹt; A-bb + aaB- : quả tròn; aabb : quả dài, vậy (1) đúng.

- Phép lai 1 cho đồng loạt quả tròn vậy cây quả tròn có cặp gen đồng hợp trội suy ra kiểu gen của bố mẹ là AAbb (hoặc aaBB) x aabb

- Phép lai 2 cho đồng loạt quả dẹt vậy cây quả dẹt có kiểu gen đồng hợp trội suy ra kiểu gen của bố mẹ là AABB x aabb.

- Phép lai 3 A-B- (dẹt) x AAbb hoặc aaBB (tròn thuần chủng) cho tỉ lệ 1 dẹt: 1 tròn vậy cây quả dẹt phải có kiểu gen AABb X AAbb hoặc AaBB X aaBB hoặc AaBb x AAbb hoặc AaBb x aaBB.

- Phép lai 4 có cho kiểu hình quả dài (aabb) vậy bố mẹ phải có kiểu gen Aabb (tròn) x aaBb (tròn).

(1) đúng, màu quả chịu ảnh hưởng tương tác bổ trợ 9 :6 :1.

(2) đúng, ở đời P của 5 phép lai có 5 cây cà chua có kiểu gen thuần chủng.

(3) đúng vì phép lai 3 có bố hoặc mẹ mang gen dị họp

(4) đúng vì có 2 phép lai 4 và 5 bố và mẹ mang gen dị họp.


Câu 36:

Cho đồ thị mức độ sống sót của sinh vật như hình trong đó I, II và III là ba quần thể sinh vật.

Media VietJack

Trong số các nhận xét dưới đây, nhận xét chính xác liên quan đến các đường cong sống sót này là:

Xem đáp án

Đáp án C

Trong số các nhận xét dưới đây, nhận xét chính xác liên quan đến các đường cong sống sót này là: Đường cong số III xuất hiện trong tự nhiên ở các loài có tập tính chăm sóc con non tốt và số lượng con trong 1 lứa đẻ thường ít.


Câu 39:

Khi nói về quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể sinh vật, phát biểu nào sau đây sai?

Xem đáp án
Đáp án D
Phát biểu sai là D, cạnh tranh giữa các cá thể khá phổ biến.

Câu 40:

Gen M mã hóa enzim chuyển hóa chất P thành chất Q. Trong vùng mã hóa của gen M, xét 1 đoạn N mã hóa 10 axit amin có trình tự như sau:

Mạch 1: 3’TGG XAA XGG XXT XXX XXT GXX AXT XGG XXT5’.

Mạch 2: 5’AXX GTT GXX GGA GGG GGA XGG TGA GXX GGA3’.

Cho biết nối đoạn N trong vùng mã hóa của gen M là đoạn trình tự mã hóa 80 aa. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Có thể mạch 1 là mạch mang mã gốc.

II. Nếu gen M bị đột biến thay thế 1 cặp nucleotit ở đoạn N thành alen m và chuỗi polipeptit do alen m mã hóa ngắn hơn so với chuỗi polipeptit do gen M mã hóa thì đây là đột biến thay thế 1 cặp G-X bằng 1 cặp X-G.

III. Nếu gen M bị đột biến thêm 1 cặp G-X vào đoạn N thành alen m thì chuỗi polipeptit do alen m mã hóa có thể sẽ có cấu trúc và chức năng bị thay đổi so với chuỗi polipeptit do gen M mã hóa.

IV. Nếu gen M bị đột biến thay thế 1 cặp T-A bằng 1 cặp X-G ở đoạn N thành alen m thì chuỗi polipetit do alen m mã hóa và chuỗi polipeptit do gen M mã hóa có số axit amin bằng nhau.

Xem đáp án

Đáp án C.

Mạch mã gốc sẽ mang codon mở đầu và triplet quy định codon mở đầu và kết thúc.

Codon mở đầu: 5’AUG3’ => Triplet: 3’TAX5’

Codon kết thúc: 5’UAA3’; 5TJAG3’; 5’UGA3’ => Triplet: 3’ATT5’; 3’ATX5’; 3’AXT5’

I đúng.

Ta thấy:

Mạch 1: 3’TGG XAA XGG XXT XXX XXT GXX AXT XGG XXT5 ’.

Mạch 2: 5’AXX GTT GXX GGA GGG GGA XGG TGA GXX GGA3’.

=> mạch 1 là mạch gốc.

II sai, để chuỗi polipeptit của alen m ngắn hơn chuỗi polipeptit của alen M thì đột biến làm xuất hiện mã kết thúc sớm trước mã kết thúc 3’AXT5’.

=> có thể xuất hiện triplet quy định mã kết thúc ở

Mạch 1: 3’TGG XAA XGG XXT XXX XXT GXX AXT XGG XXT5’.

Triplet 3’XXT 5’ => 5’AXT5’=> Đột biến thay cặp X-G => A-T.

III đúng. Thêm 1 cặp nucleotit G-X vào làm thay đổi trình tự nucleotit => trình tự axit amin bị thay đổi => thay đổi chức năng của chuỗi polipeptit.

IV đúng, vì đột biến làm thay đổi codon này bằng codon khác mà không xuất hiện mã kết thúc => số axit amin không đổi


Bắt đầu thi ngay