(2023) Đề thi thử Sinh học Trường THPT Chuyên Hùng Vương, Gia Lai có đáp án
(2023) Đề thi thử Sinh học Trường THPT Chuyên Hùng Vương, Gia Lai có đáp án
-
151 lượt thi
-
40 câu hỏi
-
50 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Phương pháp:
Bước 1: Xác định giao tử là giao tử hoán vị hay giao tử liên kết.
Giao tử hoán vị ≤ 25% ≤ giao tử liên kết.
Bước 2: Tính tần số hoán vị gen.
Giao tử liên kết = (1-f)/2; giao tử hoán vị: f/2
Bước 3: Tính khoảng các giữa các gen.
Khoảng cách = tần số HVG.
Cách giải:
Cơ thể Ab/aB giảm phân cho giao tử AB =0,2 là giao tử hoán vị → f = 40% → khoảng cách giữa 2 gen A và B là 40cM.
Chọn C.
Câu 2:
Phương pháp:
Dựa vào nguyên nhân của các bệnh, hội chứng.
Cách giải:
A: Hội chứng Đao: 3 NST số 21 → thay đổi số lượng NST.
B: Hội chứng Tơcno: XO → thay đổi số lượng NST.
C: Hội chứng Claiphento: XXY→ thay đổi số lượng NST.
D: Bệnh phêninkêtô niệu: Đột biến gen → không làm thay đổi số lượng NST.
Chọn D.Câu 3:
Phương pháp:
Dựa vào khái niệm của gen.
Cách giải:
Gen là một đoạn của phân tử ADN mang thông tin mã hóa cho một chuỗi pôlipeptit hay một phân tử ARN.
Chọn A.Câu 4:
Phương pháp:
Bước 1: Tính tần số alen: tần số alen lặn = √tỉ lệ kiểu hình lặn → tần số alen trội = 1 – tần số alen lặn.
Bước 2: Tính tỉ lệ kiểu gen dị hợp của quần thể:
Quần thể cân bằng di truyền có cấu trúc: p2AA+2pqAa+q2aa=1.
Cách giải:
Tần số alen a = 1 – tần số alen A =0,6.
Tỉ lệ kiểu gen dị hợp trong quần thể là: 2 × 0,4 × 0,6 = 0,48.
Chọn A.
Câu 5:
Phương pháp:
Dựa vào năng suất sinh học của các nhóm thực vật.
Hô hấp sáng gây lãng phí sản phẩm quang hợp mà không tạo ATP.
Cách giải:
Thực vật C3 có hô hấp sáng còn thực vật C4 và CAM thì không.
Chọn D.
Câu 6:
Phương pháp:
Quần thể sinh vật là tập hợp những cá thể cùng loài, sinh sống trong một khoảng không gian nhất định, ở một thời điểm nhất định. Những cá thể trong quần thể có khả năng sinh sản tạo thành những thế hệ mới
Các mối quan hệ trong QT
+ Hỗ trợ: Chống lại kẻ thù, săn mồi, liền rễ ở thực vật,...
+ Cạnh tranh: Nguồn thức ăn, bạn tình, chỗ ở, ánh sáng,...
Cách giải:
Quần thể gồm các cá thể cùng loài nên không thể có mối quan hệ cộng sinh (mối quan hệ khác loài).
Chọn D.
Câu 7:
Phương pháp:
Mặc dù nước là nguồn tài nguyên tái sinh nhưng nguồn nước đang bị cạn kiệt do ô nhiễm môi trường.
Cách giải:
Phát biểu sai về chu trình nước là B, tài nguyên nước sạch là có hạn.
Chọn B.
Câu 8:
Phương pháp:
Giả thuyết siêu trội: kiểu gen càng có nhiều cặp gen dị hợp thì càng có ưu thế lai cao.
Ưu thế lai: Hiện tượng con lai có năng suất, sức chống chịu, khả năng sinh trưởng và phát triển vượt trội so với các dạng bố mẹ.
Ưu thế lai cao nhất ở F1 sau đó giảm dần ở các thế hệ.
Cách giải:
Trong các phép lai khác dòng, ưu thế lai thường giảm dần qua các thế hệ là do tỉ lệ kiểu gen dị hợp giảm dần qua các thế hệ.
Chọn D.
Câu 9:
Phương pháp:
Gen nằm trên NST giới tính X di truyền chéo, nằm trên Y di truyền thẳng.
Cách giải:
Để đời con 100% con cái mắt đỏ → ruồi đực bố phải mang alen A: XAY.
Để đời con 100% con đực mắt trắng → ruồi cái mẹ chỉ mang alen a: XaXa.
Chọn B.
Câu 10:
Một giống lúa có alen A gây bệnh vàng lùn, để tạo thể đột biến mang kiểu gen aa có khả năng kháng bệnh này người ta tiến hành các bước sau:
(1) Chọn lọc các cây có khả năng kháng bệnh.
(2) Xử lí hạt giống bằng tia phóng xạ để gây đột biến, gieo hạt mọc thành cây.
(3) Cho các cây kháng bệnh lại với nhau hoặc tự thụ phấn tạo dòng thuần.
Thứ tự đúng là
Phương pháp:
Quy trình tạo giống mới bằng gây đột biến nhân tạo.
Cách giải:
Một giống lúa có alen A gây bệnh vàng lùn, để tạo thể đột biến mang kiểu gen aa có khả năng kháng bệnh này người ta tiến hành các bước sau:
(2) Xử lí hạt giống bằng tia phóng xạ để gây đột biến, gieo hạt mọc thành cây.
(1) Chọn lọc các cây có khả năng kháng bệnh.
(3) Cho các cây kháng bệnh lại với nhau hoặc tự thụ phấn tạo dòng thuần.
Chọn C.
Câu 11:
Phương pháp:
Bộ ba không có tính thoái hóa: 2 UGG quy định Trp; AUG (mã mở đầu) quy định Met ở sinh vật nhân thực (fMet ở sinh vật nhân sơ).
Cách giải:
Ở sinh vật nhân thực, côdon 5’AUG 3’ mã hóa loại axit amin Met, còn ở sinh vật nhân sơ thì mã hóa cho fMet.
Chọn B.
Câu 12:
Phương pháp:
Nhận biết di truyền ngoài nhân:
+ Kết quả lai thuận, nghịch khác nhau.
+ Đời con có kiểu hình giống nhau và giống kiểu hình mẹ.
Cách giải:
Tính trạng do gen nằm trong lục lạp quy định sẽ di truyền theo dòng mẹ (đời con có kiểu hình giống nhau và giống mẹ).
Hạt phấn hoa đỏ × noãn hoa trắng → F1: toàn hoa trắng → F2: 100% hoa trắng.
Chọn C.Câu 13:
Có bao nhiêu phát biểu sai khi nói về cơ chế di truyền phân tử được thể hiện ở hình bên?
(1) Cả 2 quá trình phiên mã và dịch mã đang diễn ra.
(2) Tại thời điểm đang xét, chuỗi polipeptit được tổng hợp tử riboxom 1 có số axit amin nhiều nhất.
(3) Chữ cái A và B trong hình tương ứng lần lượt với đầu 5’ và 3’ của mạch mã gốc của gen.
(4) Chữ cái C trong hình tương ứng với đầu 5' của mARN.
Phương pháp:
SV nhân sơ phiên mã và dịch mã có thể xảy ra đồng thời vì gen không phân mảnh.
+ Phiên mã xảy ra theo chiều 3’-5’ trên mạch mã gốc của gen
+ Dịch mã diễn ra theo chiều 5’-3’ trên mARN.
Cách giải:
+ Phiên mã xảy ra theo chiều 3’-5’ trên mạch mã gốc ứng với B-A.
+ Dịch mã diễn ra theo chiều 5’- 3’ hay C là đầu 5’.
(1) đúng, vì mARN chưa tách khỏi ADN, trên mARN có các riboxom đang dịch mã.
(2) sai. Vì đầu C là đầu 5’ → ribosome 1 dịch mã cuối, nên ít axit amin nhất.
(3) đúng, (4) đúng.
Chọn D.Câu 14:
Phương pháp:
Operon Lac có 3 thành phần:
+ Các gen cấu trúc (Z, Y, A) quy định tổng hợp prôtêin tham gia chuyển hóa và sử dụng đường lactozơ.
+ Vùng vận hành: O: gen chỉ huy chi phối hoạt động của cụm gen cấu trúc.
+ P: vùng khởi động (nơi ARN – pôlimeraza bám vào và khởi đầu phiên mã).
+ R: gen điều hòa kiểm soát tổng hợp prôtêin ức chế
Gen điều hòa không thuộc cấu trúc operon Lac.
Cách giải:
Trong một Operon, nơi enzim ARN-polimeraza bám vào khởi động phiên mã là vùng khởi động.
Chọn B.
Câu 15:
Phương pháp:
Phép lai giữa các cơ thể cùng dị hợp về 1 cặp gen cho đời con kiểu gen phân li theo tỉ lệ 1:2:1.
Cách giải:
Phép lai: Aa × Aa → 1AA:2Aa:1aa.
Chọn B.
Câu 16:
Phương pháp:
Cách giải:
Bằng chứng trực tiếp về lịch sử tiến hóa của sinh giới là bằng chứng hóa thạch.
Chọn D.Câu 17:
Phương pháp:
Cách li địa lí ngăn cản sự giao phối tự do giữa các quần thể nên góp phần thúc đẩy sự phân hóa vốn gen giữa các quần thể.
Cách giải:
Trong quá trình tiến hóa, sự cách li địa lý có vai trò hạn chế sự giao phối tự do giữa các cá thể thuộc các quần thể cùng loài.
Chọn D.
Câu 18:
Mỗi quần thể sinh vật thuộc loài A có kích thước tối thiểu là 25 cá thể. Người ta thống kê 4 quần thể của loài này ở các môi trường ổn định khác nhau, thu được kết quả như sau:
Quần thể |
I |
II |
III |
IV |
Diện tích môi trường (ha) |
25 |
20 |
28 |
30 |
Mật độ cá thể (cá thể/ha) |
1 |
4 |
3 |
0,7 |
Biết không có hiện tượng di - nhập cư và tỉ lệ giới tính của mỗi quần thể đều là 1: 1, phát biểu nào sau đây đúng?
Phương pháp:
Kích thước của quần thể = Mật độ × diện tích phân bố.
- Kích thước của quần thể luôn thay đổi và phụ thuộc vào mức độ sinh sản, tử vong, nhập cư, xuất cư.
- Quần thể có khả năng điều chỉnh số lượng cá thể về trạng thái cân bằng để phù hợp với nguồn sống của môi trường.
Các quần có kích thước trên mức tối thiểu nên có xu hướng tự điều chỉnh ổn định.
Cách giải:
Quần thể |
I |
II |
III |
IV |
Diện tích môi trường (ha) |
25 |
20 |
28 |
30 |
Mật độ cá thể (cá thể/ha) |
1 |
4 |
3 |
0,7 |
Kích thước quần thể |
25 |
80 |
84 |
21 |
A sai, quần thể III có kích thước lớn nhất.
B sai, tỉ lệ giới tính của quần thể thay đổi theo thời gian.
C đúng.
D sai, nếu kích thước quần thể nhỏ hơn mức tối thiểu thì có thể sẽ dẫn tới diệt vong.
Chọn C.
Câu 19:
Phương pháp:
Cấu trúc của nhiễm sắc thể (NST)
+ Đầu mút: giúp bảo vệ NST, ngăn cản các NST dính vào nhau.
+ Tâm động: là vị trí gắn NST với thoi phân bào.
+ Trình tự khởi đầu nhân đôi ADN: là trình tự đặc hiệu với hệ enzym khởi đầu nhân đôi ADN.
Cách giải:
Mỗi nhiễm sắc thể điển hình đều chứa các trình tự nuclêôtit đặc biệt gọi là tâm động. Tâm động có chức năng là vị trí liên kết với thoi phân bào, giúp nhiễm sắc thể di chuyển về các cực của tế bào trong quá trình phân bào.
Chọn C.Câu 20:
Phương pháp:
Tiêu hóa là quá trình biến đổi các chất dinh dưỡng có trong thức ăn thành những chất đơn giản mà cơ thể hấp thụ được.
Dựa vào vai trò của các cơ quan tiêu hóa:
Thực quản: Co bóp đưa thức ăn từ hầu xuống dạ dày.
Dạ dày: Nghiền, đảo trộn, tiêu hóa protein.
Ruột non: Chứa các enzyme phân giải hoàn toàn carbohydrate, lipid, protein, nơi hấp thụ các chất dinh dưỡng.
Ruột già: Hấp thụ nước, tạo phân.
Cách giải:
Ở động vật có ống tiêu hoá, quá trình tiêu hoá hoá học diễn ra chủ yếu ở ruột non vì ở đó có đủ các loại enzyme phân giải thức ăn.
Chọn C.
Câu 21:
Phương pháp:
Giới hạn sinh thái: Là khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó sinh vật có thể
tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian.
Bao gồm
Khoảng chống chịu: Gây ức chế cho hoạt động sinh lí của sinh vật.
Khoảng thuận lợi: Sinh vật sống tốt nhất. Khoảng thuận lợi nằm vùng giữa của giới hạn sinh thái.
Cách giải:
- Trước I là khoảng giới hạn dưới.
- Sau I là khoảng giới hạn trên.
- I là khoảng thuận lợi.
Chọn B.
Câu 22:
Phương pháp:
Quá trình phát sinh và phát triển của sự sống trên Trái Đất gồm các giai đoạn:
- Tiến hoá hoá học: Hình thành các hợp chất hữu cơ từ chất vô cơ theo phương thức hóa học.
- Tiến hoá tiền sinh học: Hình thành nên các tế bào sơ khai, sau đó hình thành nên những tế bào sống đầu tiên
- Tiến hoá sinh học: Hình thành các loài sinh vật như ngày nay.
Cách giải:
Tiến hoá tiền sinh học: Hình thành nên các tế bào sơ khai, sau đó hình thành nên những tế bào sơ khai (tế bào nguyên thuỷ).
Chọn A.
Câu 23:
Phương pháp:
Trong hệ động mạch, càng xa tim, vận tốc máu càng giảm do càng xa tim, tác động của lực co cơ tim càng giảm.
|
Động mạch |
Mao mạch |
Tĩnh mạch |
Huyết áp |
Giảm dần: động mạch mao mạch tĩnh mạch |
||
Tổng tiết diện |
Nhỏ nhất |
Lớn nhất |
|
Vận tốc máu |
Lớn nhất |
Nhỏ nhất |
|
Cá sấu, chim, thú có tim 4 ngăn.
Cách giải:
A sai vì vận tốc máu thấp nhất ở mao mạch.
B đúng.
C sai vì cá sấu có tim 4 ngăn nên không có sự pha trộn máu giàu O2 với máu giàu CO2 ở tâm thất.
D sai vì huyết áp thấp nhất ở tĩnh mạch chủ.
Chọn B.
Câu 24:
Cho các phát biểu sau về quá trình quang hợp ở các nhóm thực vật C3, C4, và CAM.
(1) Sản phẩm cố định CO2 đầu tiên trong pha tối của thực vật C3 là Anđêhit photphoglixeric (AlPG).
(2) Chất nhận CO2 đầu tiên trong pha tối của thực vật C4 là Ribulôzơ -1,5 - điphotphat (RiDP).
(3) Giống nhau giữa thực vật C3, C4 và CAM trong pha tối quang hợp là đều xảy ra chu trình Canvin.
(4) Xương rồng, dứa, thanh long, thuốc bỏng, mía, rau dền đều thuộc nhóm thực vật CAM.
Số phát biểu sai là:
Phương pháp:
Thực vật C3: Chu trình Canvin:
Thực vật C4:
Thực vật CAM: gồm các cây mọng nước.7
Cách giải:
(1) sai. Vì Sản phẩm cố định CO2 đầu tiên trong pha tối của thực vật C3 là APG.
(2) sai. Chất nhận CO2 đầu tiên trong pha tối của thực vật C4 là PEP. Chất nhận CO2 đầu tiên trong pha tối của thực vật C3 là Ribulôzơ điphôtphat (RiDP).
(3) đúng.
(4) sai. Mía, rau dền thuộc nhóm thực vật C4.
Chọn B.Câu 25:
Phương pháp:
Cấu trúc HST:
+ Sinh vật sản xuất: Thực vật, VSV tự dưỡng.
+ Sinh vật tiêu thụ: Động vật ăn thực vật và động vật ăn động vật.
+ Sinh vật phân giải: Vi khuẩn, nấm, SV ăn mùn bã.
Cách giải:
Thành phần hữu sinh của hệ sinh thái gồm sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ và sinh vật phân giải.
Chọn D.Câu 26:
Cho các phát biểu sau:
(1) Coren là người đầu tiên phát hiện ở cây hoa phấn (Mirabilis jalapa) có sự di truyền tế bào chất.
(2) Ở sinh vật nhân sơ, gen ngoài nhân được thấy ở ti thể và lục lạp.
(3) Mọi hiện tượng di truyền theo dòng mẹ đều là di truyền tế bào chất.
(4) Di truyền tế bào chất qua thế hệ sau có cả ở con đực và cái.
(5) Di truyền tế bào chất còn gọi là di truyền ngoài nhân hay di truyền ngoài nhiễm sắc thể.
Số phát biểu đúng là:
Phương pháp:
Bộ NST giới tính ở động vật:
Người, ruồi giấm, thú: XX – con cái; XY – con đực.
Chim, bướm, bò sát, cá, ếch nhái: XY – con cái; XX – con đực.
Gen nằm trên NST giới tính X di truyền chéo, nằm trên Y di truyền thẳng.
Dấu hiệu nhận biết:
+ Tỉ lệ phân li kiểu hình ở 2 giới khác nhau.
+ Kết quả lai thuận – nghịch khác nhau.
Coren là nhà khoa học phát hiện ra quy luật di truyền tế bào chất nhờ lai thuận nghịch
Gen ngoài nhân
+ Nằm trong ti thể, lạp thể
+ Dạng mạch vòng, có nhiều bản sao, không phân mảnh
+ Di truyền theo dòng mẹ
Nhận biết di truyền ngoài nhân:
+ Kết quả lai thuận, nghịch khác nhau.
+ Đời con có kiểu hình giống nhau và giống kiểu hình mẹ.
Gen ngoài nhân ở ĐV (trong ti thể) ở thực vật (trong ti thể, lạp thể).
Cách giải:
(1) đúng.
(2) sai. Ở sinh vật nhân sơ chỉ có bào quan ribôxôm, không có ti thể hay lạp thể.
(3) sai, di truyền theo dòng mẹ có thể thấy gen nằm trên NST Y ở lớp chim.
(4) đúng, đời con sẽ có kiểu hình giống nhau và giống mẹ.
(5) đúng.
Chọn C.
Câu 27:
Trong các phát biểu sau đây, có bao nhiêu phát biểu đúng về bậc dinh dưỡng?
(1) Các loài có mức năng lượng giống nhau được xếp vào cùng một bậc dinh dưỡng.
(2) Trong một lưới thức ăn, một loài xác định có thể được xếp vào các bậc dinh dưỡng khác nhau.
(3) Các loài bị ăn bởi cùng một sinh vật tiêu thụ được xếp vào cùng một bậc dinh dưỡng.
(4) Các loài cùng ăn một loại thức ăn được xếp vào cùng một bậc dinh dưỡng.
(5) Trong một chuỗi thức ăn, mỗi bậc dinh dưỡng chỉ có một loài.
Phương pháp:
Chuỗi thức ăn: các loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau, mỗi loài là một mắt xích ứng với một bậc dinh dưỡng.
Lưới thức ăn: Gồm nhiều chuỗi thức ăn có các mắt xích chung.
Cách giải:
(1) đúng, các loài cùng 1 bậc dinh dưỡng thì cùng chung 1 mức năng lượng.
(2) đúng, trong 1 lưới thức ăn 1 loài vừa đồng thời thuộc chuỗi này vừa đồng thời thuộc chuỗi khác nên có thể thuộc các bậc dinh dưỡng khác nhau.
(3) sai, một loài sinh vật tiêu thụ có thể ăn nhiều loại thức ăn khác nhau thuộc các bậc dinh dưỡng khác nhau.
(4) sai, các loài cùng ăn 1 loại thức ăn nhưng thuộc các chuỗi thức ăn khác nhau có thể thuộc các bậc dinh dưỡng khác nhau.
(5) đúng. Mỗi bậc dinh dưỡng trong 1 chuỗi là thuộc 1 loài.
Chọn B.
Câu 28:
Cho sơ đồ phả hệ:
Cá thể số (4) và số (5) bị bệnh bạch tạng, cá thể số (14) mắc cả bệnh bạch tạng và bệnh mù màu đỏ - xanh lục. Biết rằng bệnh bạch tạng do gen lặn a nằm trên nhiễm sắc thể thường quy định, bệnh mù màu đỏ - xanh lục do gen lặn b nằm ở vùng không tương đồng trên nhiễm sắc thể giới tính X quy định. Xác suất cặp số (12) và (13) sinh ra 1 con không mang alen bệnh (a, b) bằng bao nhiêu?
Phương pháp:
Xác định kiểu gen của cặp 12 – 13.
Tính tỉ lệ giao tử của người 12 – 13.
Tính xác suất sinh con không mang alen gây bệnh.
Cách giải:
1: AaXBX- |
2: AaXBY |
|
3:- |
4: aaXBY |
|
5: aaXBY |
6: (1AA:2Aa)XBY |
7: (1AA:2Aa)XBX- |
8: AaXBY |
9: AaXBXB |
10: AaXBY |
|
|
|
|
|
14: aaXbY |
Xét bên chồng (12)
- Chồng không bị mù màu có kiểu gen: XBY
Xét bệnh bạch tạng:
- Người (7) có em trai bị bạch tạng → bố mẹ 1,2 có kiểu gen Aa → người (7): AA:2Aa
- Người (8) có bố bị bạch tạng → người (8) có kiểu gen: Aa
Vậy người con (12) của cặp bố mẹ (7),(8) có kiểu gen 2AA:3Aa
→ Người (12) : (2AA : 3Aa )XBY
Xét bên vợ (13):
Có em trai bị 2 bệnh → bố mẹ có kiểu gen : Aa(XBXb ´ XBY) → Người (13) có kiểu gen:
(1AA : 2Aa) (XBXB : XBXb)
Ta xét cặp vợ chồng:
(12) ´ (13) : (2AA : 3Aa )XBY ´ (1AA : 2Aa) (XBXB : XBXb)
Û (7A : 3a)(XB : Y )´ (2A :1a)(3XB :1Xb)
Xác suất sinh con (15) không mang alen lặn là: \(\frac{7}{{10}}A \times \frac{2}{3}A \times 1\left( {{X^B}:Y} \right) \times \frac{3}{4}{X^B} = \frac{7}{{20}} = 35\% \)
Chọn C.
Câu 29:
Phương pháp:
Quần thể sinh vật là tập hợp những cá thể cùng loài, sinh sống trong một khoảng không gian nhất định, ở một thời điểm nhất định. Những cá thể trong quần thể có khả năng sinh sản tạo thành những thế hệ mới
Quần xã là một tập hợp quần thể thuộc nhiều loài khác nhau, cùng sống trong một môi trường, tại một thời điểm xác định.
Hệ sinh thái là một hệ thống hoàn chỉnh và tương đối ổn định, bao gồm quần xã sinh vật và môi trường sống của quần xã.
Cách giải:
Trong hình ảnh trên có nhiều loài sinh vật → quần xã.
Có sinh cảnh: hồ nước, các yếu tố vô sinh khác.
→ Đây là một hệ sinh thái.
Chọn C.
Câu 30:
Cho rằng đột biến đảo đoạn không làm phá hỏng cấu trúc của các gen trên NST. Trong các hệ quả sau đây thì có bao nhiêu hệ quả của đột biến đảo đoạn NST?
(1) Làm thay đổi trình tự phân bố của các gen trên NST.
(2) Làm giảm hoặc làm gia tăng số lượng gen trên NST.
(3) Làm thay đổi thành phần nhóm gen liên kết.
(4) Làm cho một gen nào đó đang hoạt động có thể ngừng hoạt động.
(5) Có thể làm giảm khả năng sinh sản của thể đột biến.
(6) Có thể làm thay đổi chiều dài của phân tử ADN cấu trúc nên NST đó.
Phương pháp:
Đảo đoạn: Là 1 đoạn NST đứt ra rồi đảo ngược 180° và nối lại làm thay đổi trình tự phân bố các gen trên đó.
Đảo đoạn có thể chứa hoặc không chứa tâm động. Đột biến đảo đoạn thường ít ảnh hưởng đến sức sống do vật liệu di truyền không bị mất.
Hệ quả của đột biến đảo đoạn là làm thay đổi trình tự phân bố các gen trên NST. Do thay đổi vị trí gen trên NST nên sự hoạt động của gen có thể bị thay đổi làm cho một gen nào đó vẫn đang hoạt động này chuyển đến vị trí mới có thể không hoạt động hoặc tăng giảm mức độ hoạt động. Do vậy đột biến đảo đoạn có thể gây hại hoặc làm giảm khả năng sinh sản cho thể đột biến.
Cách giải:
Những hệ quả của đột biến đảo đoạn là: (1),(4),(5)
(2), (3), (6) sai, đột biến đảo đoạn không làm thay đổi chiều dài NST, số lượng gen trên NST.
Chọn A.
Câu 31:
Hình bên mô tả tháp năng lượng của một hệ sinh thái đồng cỏ, trong đó A, B, C, D, E là kí hiệu tên các loài sinh vật. Trong số các phát biểu được cho dưới đây, có bao nhiêu phát biểu đúng?
(1) Loài A có mức năng lượng cao nhất trong hệ sinh thái.
(2) Loài C có mức năng lượng cao hơn loài B.
(3) Năng lượng được tuần hoàn từ môi trường vào quần thể sinh vật thông qua loài A.
(4) Do loài C và D sống ở hai môi trường khác nhau nên hiệu suất sinh thái giữa loài C và D là cao nhất trong hệ sinh thái đồng cỏ đang xét.
Phương pháp:
Tháp sinh thái: Có 3 loại là tháp số lượng, tháp sinh khối, tháp năng lượng (tháp năng lượng luôn có đáy rộng và đỉnh hẹp).
Dòng năng lượng trong HST: Năng lượng được truyền theo một chiều từ mặt trời → SVSX→ SVTT bậc 1 → SVTT bậc 2 → SVTT bậc 3 và cuối cùng trở về dạng nhiệt.
Công thức tính hiệu suất sinh thái \(H = \frac{{{E_n}}}{{{E_{n - 1}}}} \times 100\% ;{E_n};{E_{n - 1}}\) là năng lượng tích luỹ ở bậc n và n-1.
Cách giải:
(1) đúng. Vì loài A là sinh vật sản xuất.
(2) sai. Tháp năng lượng luôn có đáy lớn đỉnh nhỏ, năng lượng qua mỗi bậc dinh dưỡng luôn giảm nên loài B có mức năng lượng cao hơn loài C.
(3) sai. Năng lượng được vận chuyển một chiều chứ không tuần hoàn.
(4) sai. Hiệu suất sinh thái phụ thuộc vào khả năng khai thác năng lượng ở bậc dinh dưỡng phía sau cũng như sự thất thoát năng lượng thông qua các quá trình sinh học.
Chọn A.
Câu 32:
Quá trình tổng hợp sắc tố đỏ ở cảnh hoa của 1 loài cây xảy ra theo sơ đồ sau:
Chất có màu trắng sắc tố xanh sắc tố đỏ
Để chất màu trắng chuyển đổi thành sắc tố xanh cần có enzim do gen A qui định. Alen a không có khả năng tạo enzym có hoạt tính. Để chuyển sắc tố xanh thành sắc tố đỏ cần có enzym do gen B qui định, còn alen b không tạo được enzim có chức năng. Gen A, B thuộc các nhiễm sắc thể thường khác nhau. Thực hiện một phép lai (P) giữa một cây hoa xanh với một cây hoa trắng, đời F1 thu được 50% cây hoa đỏ và 50% cây hoa trắng. Ở F1 nếu cho các cây hoa đỏ giao phấn với cây hoa trắng thì tỉ lệ cây hoa đỏ xuất hiện ở đời lai là:
Phương pháp:
Bước 1: Quy ước gen.
Bước 2: Từ kiểu hình của F1 → Kiểu gen P → Kiểu gen F1.
Bước 3: Cho cây hoa đỏ F1 × hoa trắng F1 → Tính tỉ lệ hoa đỏ.
Cách giải:
Quy ước gen: A-B-: hoa đỏ; A-bb: hoa xanh; aaB-/aabb: hoa trắng.
- P: A-bb × aaB- (hoặc aabb) → F1: 1/2 A-B- và 1/2 (aaB- + aabb).
- Vì F1: 1/2A-B- = 1/2A- × 1B- → P: Aabb × aaBB → F1: 1/2AaBb, 1/2aaBb.
- Đỏ F1: AaBb × trắng F1: aaBb → con A-B- = 1/2 × 3/4 = 3/8 = 37,5%.
Chọn A.
Câu 33:
Phương pháp:
Tính tỉ lệ giao tử ở P → loại bỏ giao tử ab và tính lại tỉ lệ.
Tính tỉ lệ cây thân cao, hoa đỏ.
Cách giải:
P: 0,4 AaBb : 0,6 aaBb
Gp: 0,1AB : 0,1Ab : 0,4aB : 0,4ab (loại ab vì không có khả năng thụ tinh)
→ Gp: \(\frac{1}{6}AB:\frac{1}{6}Ab:\frac{4}{6}aB\)
Số thân cao hoa đỏ ở F1 là: \(A - B - = \frac{1}{6}AB \times 1 + \frac{1}{6}Ab \times \frac{5}{6}\left( {1 - Ab} \right) + \frac{4}{6}aB \times \frac{2}{6}\left( {1 - aB} \right) = \frac{{19}}{{36}}\)
Chọn C.
Câu 34:
Trong trường hợp không xảy ra đột biến mới, các thể tử bội giảm phân chỉ tạo giao tử 2n có khả năng thụ tinh. Theo lí thuyết, các phép lai nào sau đây cho đời con có các kiểu gen phân li theo tỉ lệ 1:2:1?
I. AAAа × AAAа. II. Aaaa × Aaaa. III. AAaa × AAAa. IV. AAaa × Aaaa.
Phương pháp:
Sử dụng sơ đồ hình chữ nhật: Cạnh và đường chéo của hình chữ nhật là giao tử lưỡng bội cần tìm.
Cách giải:
\(AAAa \to \frac{1}{2}AA:\frac{1}{2}Aa\)
\(AAaa \to \frac{1}{6}AA:\frac{4}{6}Aa:\frac{1}{6}aa\)
\(Aaaa \to \frac{1}{2}Aa:\frac{1}{2}aa\)
I. AAAa \( \times {\rm{AAAa}} \to \left( {\frac{1}{2}AA:\frac{1}{2}Aa} \right)\left( {\frac{1}{2}AA:\frac{1}{2}Aa} \right) \to 1AAAA:2AAAa:1AAaa\)
II. Aaaa \( \times \) Aaaa \( \to \left( {\frac{1}{2}Aa:\frac{1}{2}aa} \right)\left( {\frac{1}{2}Aa:\frac{1}{2}aa} \right) \to 1AAaa:2Aaaa:1aaaa\)
III. AAaa \( \times {\rm{AAAa}} \to \left( {\frac{1}{6}AA:\frac{4}{6}Aa:\frac{1}{6}aa} \right)\left( {\frac{1}{2}AA:\frac{1}{2}Aa} \right) \to 1AAAA:5AAAa:5AAaa:1Aaaa\).
IV. AAaa \( \times \) Aaaa \( \to \left( {\frac{1}{6}AA:\frac{4}{6}Aa:\frac{1}{6}aa} \right)\left( {\frac{1}{2}Aa:\frac{1}{2}aa} \right) \to 1AAAa:5AAaa:5Aaaa:1aaaa\).
Chọn B.Câu 35:
Một loài thực vật, tình trạng chiều cao thân do 2 cặp gen A, a và B, b phân li độc lập cùng quy định: kiểu gen có cả 2 loại alen trội A và B quy định thân cao, các kiểu gen còn lại đều quy định thân thấp. Alen D quy định hoa vàng trội hoàn toàn so với alen d quy định hoa trắng. Cho cây dị hợp tử về 3 cặp gen (P) tự thụ phấn, thu được F1 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 6 cây thân cao, hoa vàng : 6 cây thân thấp, hoa vàng : 3 cây thân cao, hoa trắng : 1 cây thân thấp, hoa trắng. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Kiểu gen của cây P có thể là Ad/aD Bb.
II. Trong số cá thể F1 có 1/4 số cây thân cao, hoa vàng dị hợp tử về 3 cặp gen.
III. F1 có tối đa 7 loại kiểu gen.
IV. F1 có 3 loại kiểu gen quy định cây thân thấp, hoa vàng.
Phương pháp:
Bước 1: Dựa vào tỉ lệ các kiểu hình → Xác định quy luật di truyền.
Bước 2: Xác định kiểu gen của P → Viết phép lai từ P → F1.
Bước 3: Xét các phát biểu.
Cách giải:
Giả sử cặp gen Aa và Dd cùng nằm trên 1 cặp NST.
Khi cho cơ thể dị hợp 3 cặp gen tự thụ phấn, tỷ lệ thân cao hoa đỏ
\(A - D - B - = \frac{6}{{16}} = 0,375 \to A - D - = \frac{{0,375}}{{0,75}} = 0,5 \to \) Các gen liên kết hoàn toàn, dị hợp tử đối (vì nếu dị hợp tử đều thì tỷ lệ này \( = 0,75\))
\(P:\frac{{Ad}}{{aD}}Bb \times \frac{{Ad}}{{aD}}Bb \to \left( {1\frac{{Ad}}{{Ad}}:2\frac{{Ad}}{{aD}}:1\frac{{aD}}{{aD}}} \right)(1BB:2Bb:1bb)\)
Xét các phát biếu:
I đúng, kiểu gen của cây P: \(\frac{{Ad}}{{aD}}Bb\)
II sai, trong số cây thân cao hoa vàng tỷ lệ thân cao hoa vàng dị hợp về 3 cặp gen là \(\frac{{Ad/aDBb}}{{0,375}} = \frac{{0,25}}{{0,375}} = \frac{2}{3}\) III sai, \({F_1}\) có tối đa 9 loại kiểu gen
IV đúng, số kiểu gen quy định thân thấp hoa vàng là \(\frac{{aD}}{{aD}}(BB:Bb);\frac{{Ad}}{{aD}}bb\)
Chọn A.
Câu 36:
Đường cong tăng trưởng của một quần thể sinh vật được biểu diễn ở hình bên. Phân tích hình, hãy cho biết phát biểu nào sau đây đúng?
Phương pháp:
Đường cong của kiểu tăng trưởng này có dạng chữ S.
Điểm C là điểm uốn của đồ thị
Từ đó thị có thể thấy, ban đầu, số lượng cá thể tăng chậm do kích thước quần thể còn nhỏ. Sau đó, số lượng tăng lên rất nhanh trước điểm uốn nhờ tốc độ sinh sản vượt trội so với tốc độ tử vong. Qua điểm uốn, sự tàng trưởng chậm dần do nguồn sống giảm, tốc độ tử vong tăng, tốc độ sinh sản giảm và cuối cùng, số lượng bước vào trạng thái ổn định, cân bằng với sức chịu đựng của môi trường, nghĩa là ở đó, tốc độ sinh sản và tốc độ tử vong xấp xỉ như nhau.
Cách giải:
Theo đồ thị, quần thể có kiểu tăng trưởng theo hình chữ S, trong điều kiện môi trường bị giới hạn, chứ không phải theo hình chữ J( theo tiềm năng sinh học).
Ở điểm E trên đồ thị, sinh bằng tử, quần thể cân bằng, không tăng trưởng.
Điểm D có tốc độ tăng trưởng cao hơn điểm E.
Ở điểm C là điểm quần thể đang tăng trưởng theo hàm số mũ, đồ thị gần như dựng đứng (cong parabol) , đó cũng là điểm mà tốc độ tăng trưởng của quần thể cao nhất.
Chọn C.
Câu 37:
Cho các phát biểu sau về các nhân tố tiến hóa:
(1) Đột biến tạo ra alen mới và làm thay đổi tần số tương đối các alen của quần thể rất chậm.
(2) Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu gen và làm thay đổi tần số tương đối các alen theo một hướng xác định.
(3) Di - nhập gen có thể làm phong phú thêm hoặc làm nghèo vốn gen của quần thể.
(4) Các yếu tố ngẫu nhiên có thể làm tăng tần số của một alen có hại trong quần thể.
(5) Giao phối không ngẫu nhiên làm biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể.
Các phát biểu đúng là:
Phương pháp:
Các nhân tố tiến hóa:
Đột biến: Thay đổi tần số alen rất chậm, làm xuất hiện alen mới, cung cấp nguồn biến dị sơ cấp, tăng đa dạng di truyền.
Di nhập gen: Tăng hoặc giảm tần số alen, làm tăng hoặc giảm sự đa dạng di truyền.ọc tự nhiên: Giữ lại kiểu hình thích nghi, loại bỏ kiểu hình không thích nghi, làm thay đổi tần số alen, thành phần kiểu gen theo một hướng xác định.
Các yếu tố ngẫu nhiên: có thể loại bỏ bất kì alen nào. Thay đổi tần số alen mạnh và đột ngột.
Giao phối không ngẫu nhiên: Không làm thay đổi tần số alen.
Cách giải:
(1) đúng, đột biến tạo ra alen mới và làm thay đổi tần số tương đối các alen của quần thể rất chậm.
(2) sai, chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu hình, gián tiếp làm thay đổi tần số tương đối các alen theo một hướng xác định.
(3) đúng, di – nhập gen có thể làm phong phú thêm hoặc làm nghèo vốn gen của quần thể.
(4) đúng, các yếu tố ngẫu nhiên có thể làm tăng tần số của một alen có hại trong quần thể vì có thể loại bỏ alen bất kì.
(5) sai, giao phối không ngẫu nhiên không làm biến đổi tần số alen mà chỉ làm biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể.
Chọn C.
Câu 38:
Trong cùng một thuỷ vực, người ta thường nuôi ghép các loài cá khác nhau, mỗi loài chỉ kiếm ăn ở một tầng nước nhất định. Có bao nhiêu phát biểu đúng về mục đích chủ yếu của việc nuôi ghép các loài cá khác nhau này?
I. Làm tăng tính cạnh tranh giữa các loài, do đó thu được năng suất cao hơn.
II. Hình thành nên chuỗi và lưới thức ăn trong thủy vực.
III. Tận dụng tối đa nguồn thức ăn, nâng cao năng suất sinh học của thủy vực.
IV. Tăng cường mối quan hệ cộng sinh giữa các loài.
Phương pháp:
Trong cùng một thuỷ vực, người ta thường nuôi ghép các loài cá khác nhau, mỗi loài chỉ kiếm ăn ở một tầng nước nhất định. Việc nuôi này tránh được sự cạnh tranh giữa các loài khác nhau, trong khi đó lại tận dụng được nguồn sống tối đa, nuôi được số lượng lớn trong một không gian vừa phải → mang lại giá trị kinh tế cao.
Cách giải:
I sai. Giảm tính cạnh tranh giữa các loài do mỗi loài kiếm ăn ở 1 tầng nước nhất định → thu được năng suất cao hơn.
II sai. Các loài cá này đều là sinh vật tiêu thụ, chúng không ăn nhau nên không tạo thành chuỗi thức ăn.
III đúng.
IV sai. Các loài khác nhau về ổ sinh thái dinh dưỡng nên ít cạnh tranh nhưng không có quan hệ cộng sinh.
Chọn B.Câu 39:
Phương pháp:
Khi số lượng cá thể tăng lên thì cạnh tranh làm giảm số lượng cá thể. Khi số lượng cá thể giảm về ở mức độ phù hợp thì không xảy ra cạnh tranh.
Cạnh tranh có thể làm cho 1 nhóm cá thể di cư đến các vùng đất trống nên đã giúp phân bố cá thể ở mức độ phù hợp với sức chứa của mỗi trường.
Cách giải:
A đúng. Cạnh tranh có thể làm cho 1 nhóm cá thể di cư đến các vùng đất trống nên đã giúp phân bố cá thể ở mức độ phù hợp với sức chứa của mỗi trường.
B đúng. Vì khi khan hiếm nguồn sống và mật độ tăng cao thì các cá thể tranh giành nguồn sống một cách khốc liệt (cạnh tranh khốc liệt).
C sai. Vì cạnh tranh cùng loài thúc đẩy sự tiến hóa của loài, không làm suy thoái loài.
D đúng. Vì cạnh tranh cũng loài làm cho sinh vật di cư mở rộng lãnh thổ nên thường làm mở rộng ở sinh thái của loài.
Chọn C.
Câu 40:
Cho biết các côdon mã hóa một số loại axit amin như sau:
Côđon |
5’GAU3’ 5’GAX3’ |
5’UAU3’; 5’UAX3’ |
5’AGU3’; 5’AGX3’ |
5’XAU3’; 5’XAX3’ |
Axit amin |
Aspactic |
Tirôzin |
Xêrin |
Histiđin |
Một đoạn mạch làm khuôn tổng hợp mARN của alen M có trình tự nuclêotit là 3'TAX XTA GTA ATG TXA...ATX5'.
Alen M bị đột biến điểm tạo ra 4 alen có trình tự nuclêôtit ở đoạn mạch này như sau:
(1). Alen M1: 3'TAX XTG GTA ATG TXA...ATX5'.
(2). Alen M2: 3'TAX XTA GTG ATG TXA...ATX5'.
(3). Alen M3: 3'TAX XTA GTA GTG TXA...ATX5'.
(4). Alen M4: 3'TAX XTA GTA ATG TXA...ATX5'.
Theo lí thuyết, trong 4 alen trên, có bao nhiêu alen mã hóa chuỗi pôlipeptit có thành phần axit amin bị thay đổi so với chuỗi pôlipeptit do alen M mã hóa?
Phương pháp:
Xác định trình tự mARN, trình tự axit amin của alen M.
Áp dụng nguyên tắc bổ sung trong quá trình phiên mã: A-U; T-A; G-X; X-G.
So sánh trình tự của alen M và các alen khác → tìm điểm khác biệt → sự thay đổi trong trình tự mARN, trình tự axit amin.
Cách giải:
Bình thường: 3’TAX XTA GTA ATG TXA…ATX5’
mARN: 5’ AUG GAU XAU UAX AGU…UAG3’
Trình tự aa: Met – Asp – His – Tyr – Ser - …KT
|
Trình tự |
Thay đổi trên mARN |
Axit amin thay đổi |
Bình thường |
3’TAX XTA GTA ATG TXA … ATX 5’ |
|
|
M1 |
3’TAX XTG GTA ATG TXA … ATX 5’ |
5’GAX3’ |
Không đổi |
M2 |
3’TAX XTA GTG ATG TXA … ATX 5’ |
5’XAX3’ |
Không đổi |
M3 |
3’TAX XTA GTA GTG TXA … ATX 5’ |
5’XAX3’ |
His |
M4 |
3’TAX XTA GTA ATG TXG … ATX 5’ |
5’AGX3’ |
Không đổi |
Vậy có 1 trường hợp làm thay đổi trình tự axit amin trong chuỗi polipeptit.
Chọn C.