(2023) Đề thi thử Sinh học THPT soạn theo ma trận đề minh họa BGD (Đề 28) có đáp án
(2023) Đề thi thử Sinh học THPT soạn theo ma trận đề minh họa BGD (Đề 28) có đáp án
-
161 lượt thi
-
40 câu hỏi
-
50 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Mã bộ ba nào sau đây trên mARN mã hóa axit amin?
Phương pháp:
Số bộ ba không mã hóa axit amin: 3 mã kết thúc: 5’UAA3’; 5’UAG3’; 5’UGA3’
Cách giải:
Bộ ba 3’UGA5’ mã hóa axit amin, các bộ ba còn lại là bộ ba kết thúc.
Chọn D
Câu 2:
Phân tử nào sau đây là thành phần cấu tạo ribôxôm?
Phương pháp:
Phân loại: Có 3 loại ARN
+ mARN - ARN thông tin, làm khuôn cho quá trình dịch mã.
+ tARN - ARN vận chuyển: vận chuyển axit amin tới riboxom để tổng hợp chuỗi polipeptit
+ rARN - ARN riboxom: Kết hợp với prôtêin để tạo nên ribôxôm. Riboxom thực hiện dịch mã để tổng hợp protein.
Cách giải:
Phân tử tARN là thành phần cấu tạo ribôxôm.
Chọn C
Câu 3:
Từ cây có kiểu gen AabbDD, bằng phưong pháp nuôi cấy hạt phấn trong ống nghiệm có thể tạo ra dòng cây lưỡng bội có kiểu gen nào sau đây?
Phương pháp:
Nuôi cấy hạt phấn sẽ tạo ra dòng thuần.
Cách giải:
Cây có kiểu gen AabbDD giảm phân cho 2 loại giao tử: AbD và abD lưỡng bội hóa thu được: AAbbDD, aabbDD.
Chọn B
Câu 4:
Trong lịch sử tiến hóa của sinh giới qua các đại địa chất, cây có mạch và động vật lên cạn xuất hiện ở đại nào sau đây?
Chọn C
Câu 5:
Cho chuỗi thức ăn: Lúa Châu chấu => Nhái => Rắn => Đại bàng. Trong chuỗi thức ăn này, sinh vật nào là sinh vật sản xuất?
Phương pháp:
Cấu trúc HST
+ Sinh vật sản xuất: Thực vật, VSV tự dưỡng.
+ Sinh vật tiêu thụ: Động vật ăn thực vật và động vật ăn động vật
+ Sinh vật phân giải: Vi khuẩn, nấm, SV ăn mùn bã
Cách giải:
Trong chuỗi thức ăn Lúa Châu chấu Nhái Rắn Đại bàng, sinh vật sản xuất là lúa.
Chọn D
Câu 7:
Một loài có 10 nhóm gen liên kết. Trong bào sinh dưỡng của một cá thể loài này bị đột biến dạng thể ba có số nhiễm sắc thể là
Phương pháp:
Xác định bộ NST của thể ba: 2n +1
Số nhóm gen liên kết bằng số NST có trong bộ đơn bội của loài
Cách giải:
Số nhóm gen liên kết bằng số NST có trong bộ đơn bội của loài
Có 10 nhóm gen liên kết 2n +1 =21
Chọn C
Câu 8:
Theo thuyết tiến hóa hiện đại, nhân tố nào sau đây không làm thay đổi tần số alen của quần thể qua các thế hệ?
Chọn D
Câu 9:
Trong cấu trúc của opêron, vùng nào sau đây có trình tự nuclêôtit đặc thù để enzim ARN pôlimeraza bám vào thực hiện quá trình phiên mã?
Operon Lac có 3 thành phần:
+ Các gen cấu trúc (Z, Y, A) quy định tổng hợp prôtêin tham gia chuyển hóa và sử dụng đường lactozơ.
+ Vùng vận hành: O: gen chỉ huy chi phối hoạt động của cụm gen cấu trúc.
+ P: vùng khởi động (nơi ARN - pôlimeraza bám vào và khởi đầu phiên mã).
+ R: gen điều hòa kiểm soát tổng hợp prôtêin ức chế
Gen điều hòa không thuộc cấu trúc operon Lac.
Cách giải:
Trong cấu trúc của opêron, vùng khởi động có trình tự nuclêôtit đặc thù để enzim ARN pôlimeraza bám vào thực hiện quá trình phiên mã.
Chọn A
Câu 11:
Chọn C
Câu 12:
Thành tựu nào sau đây không phải ứng dụng của công nghệ gen?
Phương pháp:
Công nghệ gen là quy trình tạo ra những tế bào hoặc sinh vật có gen bị biến đổi hoặc có thêm gen mới.
Công nghệ gen tác động vào gen.
Cách giải:
Tạo ra cây pomato là cây lai giữa khoai tây và cà chua là ứng dụng của công nghệ tế bào, không phải công nghệ gen.
Chọn B
Câu 13:
Trình tự mô tả đúng các giai đoạn tiến hóa của sự sống trên Trái Đất là: Tiến hóa hóa học tiến hóa tiền sinh học tiến hóa sinh học.
Chọn C
Câu 14:
Mối quan hệ giữa các sinh vật nào sau đây thuộc quan hệ hội sinh?
Phương pháp:
Hỗ trợ (Không có loài nào bị hại) |
Đối kháng (Có ít nhất 1 loài bị hại) |
|||||
Cộng sinh |
Hợp tác |
Hội sinh |
Cạnh tranh |
Kí sinh |
Ức chế cảm nhiễm |
Sinh vật ăn sinh vật |
+ + |
+ + |
+ 0 |
-- |
+ - |
0 - |
+ - |
Chặt chẽ |
|
|
|
|
|
|
(+): Được lợi; (-) bị hại |
Cách giải:
A: Hải quỳ và cua cộng sinh
B: Lươn biển và cá nhỏ hợp tác
C: Cây nắp ấm và ruồi Sinh vật ăn sinh vật
D: Cá ép sống bám trên cá lớn hội sinh.
Chọn D
Câu 16:
Theo thuyết tiến hóa hiện đại, nhân tố nào sau đây làm biến đổi tần số alen của quần thể theo hướng xác định?
Phương pháp:
Đột biến: Thay đổi tần số alen rất chậm, làm xuất hiện alen mới, cung cấp nguồn biến dị sơ cấp, tăng đa dạng di truyền.
Di nhập gen: Tăng hoặc giảm tần số alen, mang lại alen mới cho quần thể, làm tăng hoặc giảm sự đa dạng di truyền.
Chọn lọc tự nhiên: Giữ lại kiểu hình thích nghi, loại bỏ kiểu hình không thích nghi, làm thay đổi tần số alen, thành phần kiểu gen theo một hướng xác định. Là nhân tố định hướng quá trình tiến hóa.
Các yếu tố ngẫu nhiên: có thể loại bỏ bất kì alen nào, làm thay đổi tần số alen, thành phần kiểu gen không theo một hướng xác định.
Giao phối không ngẫu nhiên: Không làm thay đổi tần số alen, chỉ thay đổi thành phần kiểu gen.
Cách giải:
Chọn lọc tự nhiên là nhân tố làm biến đổi tần số alen của quần thể theo hướng xác định. Các nhân tố còn lại là nhân tố vô hướng.
Chọn A
Câu 17:
Một loài có bộ nhiễm sắc thể 2n = 24. Thể tam bội của loài này có số lượng nhiễm sắc thể là
Phương pháp:
Tam bội có bộ NST: 3n
Cách giải:
2n = 24 3n = 36.
Chọn A
Câu 18:
Một "không gian sinh thái" mà ở đó tất cả các nhân tố sinh thái của môi trường nằm trong giới hạn sinh thái cho phép loài đó tồn tại và phát triển gọi là
Một "không gian sinh thái" mà ở đó tất cả các nhân tố sinh thái của môi trường nằm trong giới hạn sinh thái cho phép loài đó tồn tại và phát triển gọi là ổ sinh thái.
Chọn C
Câu 19:
Ở vùng biển Pêru, cứ khoảng 10 -12 năm có dòng nước nóng chảy về làm cá chết hàng loạt. Đây là dạng biến động
Phương pháp:
Biến động số lượng cá thể
+ Không theo chu kì: tăng hoặc giảm số lượng đột ngột
+ Theo chu kì: tăng hoặc giảm theo chu kì
Cách giải:
Ở vùng biển Pêru, cứ khoảng 10-12 năm có dòng nước nóng chảy về làm cá chết hàng loạt. Đây là dạng biến động theo chu kì nhiều năm.
Chọn C
Câu 20:
Biện pháp nào sau đây giúp bảo quản hạt giống?
Phương pháp:
Phương trình tổng quát của hô hấp:C6H2O6 + 6O2 6 CO2 + 6H2O + ATP + nhiệt.
Dựa vào phương trình tổng quát của hô hấp ta thấy hô hấp làm:
+ Tiêu hao chất hữu cơ
+ Tăng nhiệt độ, độ ẩm môi trường bảo quản
+ Tăng CO2 giảm O2.
Để bảo quản nông phẩm cần hạn chế tối đa hô hấp của nông phẩm.
Cách giải:
Để bảo quản nông phẩm có thể giảm độ ẩm của hạt về mức thích hợp bằng cách phơi khô.
A: Tăng nhiệt độ làm tăng cường độ hô hấp.
B: Tăng nồng độ O2 => tăng hô hấp.
C: Môi trường không có O2 => ức chế hoàn toàn hô hấp => hạt giống sẽ hỏng.
Chọn D
Câu 21:
Động vật nào sau đây có túi tiêu hóa?
Phương pháp:
Tiêu hóa ở ĐV đơn bào: Tiêu hóa nội bào
Tiêu hóa ở ĐV có túi tiêu hóa: Tiêu hóa nội bào + ngoại bào
Ở ruột khoang, giun dẹp, VD: Thủy tức
Tiêu hóa ở ĐV có ống tiêu hóa: Tiêu hóa ngoại bào
Cách giải:
Thủy tức có túi tiêu hóa, các loài còn lại có ống tiêu hóa.
Chọn D
Câu 22:
Ở người có hệ tuần hoàn hoạt động bình thường, khi tâm thất co, máu từ tâm thất trái được bơm vào
Phương pháp:
Đường đi của máu trong hệ tuần hoàn người: Tâm thất trái Động mạch chủ Mao mạch Tĩnh mạch chủ Tâm nhĩ phải Tâm thất phải Động mạch phổi Phổi Tĩnh mạch phổi Tâm nhĩ trái Tâm thất trái.
Cách giải:
Khi tâm thất co, máu từ tâm thất trái được bơm vào động mạch chủ mang máu đi nuôi cơ thể.
Chọn A
Câu 23:
Hình dưới đây mô tả cấu trúc một nhiễm sắc thể bình thường và một nhiễm sắc thể đột biến.
Dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể được mô tả là
Phương pháp:
Mất đoạn: Mất đi 1 đoạn NST, mất đoạn thường gây chết hay giảm sức sống.
Lặp đoạn: Là 1 đoạn NST có thể lặp lại 1 hay nhiều lần, làm tăng số lượng gen trên đó. Nhìn chung lặp đoạn không gây hậu quả nặng nề như mất đoạn.
Đảo đoạn: Là 1 đoạn NST đứt ra rồi đảo ngược 180° và nối lại làm thay đổi trình tự phân bố các gen trên đó. Đảo đoạn có thể chứa hoặc không chứa tâm động.
Chuyển đoạn: Là sự trao đổi đoạn giữa các NST không tương đồng, hoặc chuyển đoạn trên 1 NST, một số gen trong nhóm liên kết này chuyển sang nhóm liên kết khác.
Cách giải:
So sánh trình tự gen trước và sau đột biến Mất đoạn D.
Chọn C
Câu 24:
Tập hợp sinh vật nào sau đây gọi là quần thể?
Phương pháp:
Quần thể sinh vật là tập hợp những cá thể cùng loài, sinh sống trong một khoảng không gian nhất định, ở một thời điểm nhất định. Những cá thể trong quần thể có khả năng sinh sản tạo thành những thế hệ mới.
Cách giải:
Tập hợp sinh vật là quần thể: Tập hợp cá Cóc sống trong Vườn Quốc Gia Tam Đảo. Các tập hợp khác gồm nhiều loài sinh vật khác nhau.
Chọn C
Câu 25:
Thực hiện phép lai giữa cây hoa đỏ với cây hoa trắng đều thuần chủng thu được F1 gồm 100% cây hoa đỏ. Cho F1 tự thụ phấn, F2 có tỉ lệ kiểu hình là 9 hoa đỏ: 7 hoa trắng. Nếu đem F1 lai phân tích thì tỉ lệ kiểu hình ở Fa là
Phương pháp:
Bước 1: Xác định quy luật di truyền, quy ước gen.
Bước 2: Viết phép lai F1 lai phân tích.
Bước 3: Tính yêu cầu đề bài.
Cách giải:
F2 phân li 9:7 tính trạng do 2 gen tương tác bổ sung.
A-B-: đỏ; A-bb/aaB-/aabb: trắng
F2 có 16 tổ hợp F1 dị hợp 2 cặp gen.
F1 lai phân tích: AaBb aabb 1 AaBb: 1 Aabb: 1 aaBb: 1 aabb.
KH: 1 đỏ: 3 trắng.
Chọn A
Câu 26:
Nghiên cứu một quần thể thực vật gồm 250 cá thể có kiểu gen AA, 400 cá thể có kiểu gen Aa, 350 cá thể có kiểu gen aa. Tần số alen A và alen a trong quần thể trên lần lượt là
Phương pháp:
Bước 1: Tính thành phần kiểu gen của quần thể
Quần thể có số lượng cá thể mang kiểu gen AA, Aa, aa lần lượt là a,b,c.
Thành phần kiểu gen của quần thể:
Bước 2: Tính tần số alen của quần thể
Quần thể có thành phần kiểu gen: xAA:yAa:zaa
Cách giải:
Tổng số cá thể là: 250 + 400 + 350 = 1000
Thành phần kiểu gen của quần thể là:Câu 27:
Khi nói về quang hợp ở thực vật, phát biểu nào sau đây đúng?
Phương pháp:
Sơ đồ hai pha của quá trình quang hợp:
Cách giải:
A sai, khi cường độ ánh sáng tăng thì cường độ quang hợp tăng, khi cường độ ánh sáng vượt qua điểm bão hòa ánh sáng thì cường độ quang hợp sẽ không tăng nữa.
B đúng, sản phẩm của pha sáng gồm O2, ATP, NADPH, trong đó O2 thoát ra môi trường không được sử dụng trong pha tối.
C sai. khi nồng độ CO2 tăng thì cường độ quang hợp tăng, nồng độ CO2 vượt qua điểm bão hòa CO2 thì cường độ quang hợp sẽ không tăng nữa mà sẽ giảm.
D sai, khi có ánh sáng, có thể xảy ra quá trình quang phân li nước tạo O2.
Chọn B
Câu 28:
Khi nói về quá trình nhân đôi ADN ở sinh vật nhân thực, phát biểu nào sau đây đúng?
Phương pháp:
Chiều tổng hợp mạch mới: 5’ 3’.
Quá trình nhân đôi cần nhiều loại enzim, trong đó enzim ADN polimeraza không có khả năng tháo xoắn ADN mẹ.
Cách giải:
A đúng, enzim ADN polimeraza tổng hợp và kéo dài mạch mới theo chiều 5’ - 3’.
C sai, trên mỗi phân tử ADN có nhiều điểm khởi đầu nhân đôi.
B sai, ADN polimeraza không tham gia tháo xoắn ADN, đây là nhiệm vụ của các enzyme tháo xoắn.
D sai, ADN ti thể và ADN trong nhân có số lần nhân đôi khác nhau.
Chọn A
Câu 29:
Khi nói về quá trình hình thành loài khác khu vực địa lí, phát biểu nào sau đây đúng?
Hình thành loài khác khu vực địa lí thường diễn ra chậm chạp qua nhiều giai đoạn trung gian chuyển tiếp.
A, D đều sai, hình thành loài khác khu vực địa lí có chịu tác động của chọn lọc tự nhiên, liên quan đến sự hình thành quần thể thích nghi và gặp ở cả thực vật hay các loài sinh vật khác.
B sai, cách li địa lí chỉ duy trì sự khác biệt về vốn gen được tạo ra bởi các nhân tố tiến hóa.
Chọn C
Câu 30:
Khi nói về chuỗi thức ăn và lưới thức ăn trong quần xã sinh vật, phát biểu nào sau đây đúng?
Phương pháp:
Chuỗi thức ăn: các loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau, mỗi loài là một mắt xích ứng với một bậc dinh dưỡng
Lưới thức ăn: Gồm nhiều chuỗi thức ăn có các mắt xích chung
Cách giải:
A sai, chuỗi thức ăn có thể bắt đầu bằng sinh vật tự dưỡng hoặc sinh vật ăn mùn bã hữu cơ.
B đúng.
C sai, trong một chuỗi thức ăn, mỗi mắt xích chỉ có 1 loài sinh vật.
D sai, chuỗi thức ăn thể hiện mối quan hệ dinh dưỡng giữa các loài trong quần xã.
Chọn B
Câu 31:
Theo thuyết tiến hóa hiện đại, phát biểu nào sau đây đúng?
Phương pháp:
Đột biến: Thay đổi tần số alen rất chậm, làm xuất hiện alen mới, cung cấp nguồn biến dị sơ cấp, tăng đa dạng di truyền.
Di nhập gen: Tăng hoặc giảm tần số alen, mang lại alen mới cho quần thể, làm tăng hoặc giảm sự đa dạng di truyền.
Chọn lọc tự nhiên: Giữ lại kiểu hình thích nghi, loại bỏ kiểu hình không thích nghi, làm thay đổi tần số alen, thành phần kiểu gen theo một hướng xác định. Là nhân tố định hướng quá trình tiến hóa.
Các yếu tố ngẫu nhiên: có thể loại bỏ bất kì alen nào, làm thay đổi tần số alen, thành phần kiểu gen không theo một hướng xác định.
Giao phối không ngẫu nhiên: Không làm thay đổi tần số alen, chỉ thay đổi thành phần kiểu gen.
Cách giải:
A sai, CLTN và di gen làm giảm độ phong phú vốn gen của quần thể.
B đúng.
C sai, các yếu tố ngẫu nhiên làm giảm đa dạng di truyền.
D sai, di nhập gen làm thay đổi tần số alen của quần thể.
Chọn B
Câu 32:
Câu 33:
Một loài thực vật lưỡng bội, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp, alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa trắng. Phép lai P: 2 cây đều dị hợp 1 cặp gen giao phấn với nhau tạo ra F1 có 4 loại kiểu hình. Cho cây thân cao, hoa đỏ ở F1 tự thụ phấn tạo ra F2. Theo lý thuyết, tỉ lệ kiểu hình ở F2 có thể là những trường hợp nào sau đây?
I. 1:1: 1: 1. II.1:2:1. III.3:4:1.
IV. 1:1:3: 3. V. 9:3:3:1.
Đáp án B
II và V đúng
Trường hợp 1: Các gen PLĐL
P Aabb x aaBb => Cây F1 dị hợp 2 cặp gen là AaBb => Cây F1 tự thụ => F2 có tỉ lệ 9:3:3:1.
Trường hợp 1: Các gen LKHT
Câu 34:
Năm 2011, một lượng lớn hạt nhân phóng xạ đã được thải ra môi trường do sự cố nhà máy điện hạt nhân, trong đó 137Cs là nguyên tố phóng xạ nguy hiểm nhất, có khả năng lan truyền trực tiếp từ nhà máy điện đến khu rừng trên. Ban đầu, 137Cs được giữ lại trên bề mặt thực vật, sau đó được thấm vào đất do sự rụng lá hoặc do bị rửa trôi bởi mưa. Trong lòng đất, nguyên tố phóng xạ này liên kết với các vật liệu hữu cơ hoặc liên kết với các hạt khoáng mica, làm cho sự hấp thu cesium từ rễ của thực vật có mạch trở nên khó khăn hơn. Tuy nhiên, một số loài nấm (nguồn thức ăn của sinh vật phân giải) vẫn có khả năng tích lũy 137Cs. Ba biểu đồ dưới đây thể hiện sự thay đổi về hàm lượng 137Cs được tích luỹ trong quần thể của các loài châu chấu, nhện và giun đất trong vòng 3 năm sau khi sự cố rò rỉ phóng xạ xảy ra. Thứ tự mỗi đồ thị A, B, C tương ứng với 3 loài trên lần lượt là ?
Đáp án A
Giun là động vật phân giải sử dụng nấm làm thức ăn, mà nấm có khả năng tích lũy 137Cs, cho nên tốc độ
loại thải chất phóng xạ của quần thể giun là chậm nhất trong 3 loài biểu đồ C là của loài giun.
- Châu chấu là động vật ăn thực vật, mà thực vật có mạch gặp khó khăn trong việc hấp thu 137Cs, cho nên
nguồn thức ăn của châu chấu ít bị nhiễm độc phỏng xạ tố cđộ loại thải chất phóng xạ của quần thể
châu chấu là tương đối cao → biểu đồ B là của loài châu chấu
- Nhện sử dụng cả châu chấu và giun làm thức ăn, do đó tốc độ loại thải chất phóng xạ của quần thể nhện
là trung gian giữa hai quần thể còn lại biểu đồ A là của nhện.
Câu 35:
Tại một quần thể thực vật, màu sắc hoa do 1 gen gồm 3 alen nằm trên NST thường quy định. Trong đó, alen A1 quy định hoa vàng trội hoàn toàn so với A2, A3; alen A2 quy định hoa tím trội hoàn toàn so với alen A3 quy định hoa trắng. Cho biết quần thể thực vật này giao phấn ngẫu nhiên và đang ở trạng thái cân bằng di truyền có tỉ lệ các kiểu gen A1A1: A2A2: A3A3 là 1:9:1. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đúng?
I.Tỉ lệ kiểu hình của quần thể là 9 vàng: 15 tím: 1 trắng.
II.Trong các kiểu gen dị hợp, những cây hoa tím chiếm tỉ lệ nhiều hơn những cây hoa vàng.
III. Chọn một cây hoa tím rồi cho tự thụ phấn, xác suất đời con có hoa trắng là 10%.
IV.Nếu chỉ có những cây hoa vàng giao phấn ngẫu nhiên, thế hệ sau có tỉ lệ kiểu gen thuần chủng là: 35/81.
Đáp án D – phát biểu I và IV
-Vì QTCB nên sẽ có cấu trúc: A1A1: A2A2: A3A3 = 1:9:1à A1:A2:A3 = 1:3:1
àtần số các alen lần lượt là A1 = 1/5; A2= 3/5; A3= 1/5. Khi đó:
Hoa vàng (A1-) = A1A1 + A1A2+A1A3 = 9/25
Hoa tím( A2-) = A2A2 + A2A3 = 15/25
Hoa trắng = A3A3 = 1/25
-I đúng
-II sai à vì trong các kiểu gen dị hợp, hoa đỏ gồm A1A2 +A1A3 = 8/25; hoa tím gồm: A2A3 =6/25
-III đúng, vì trong các cây hoa tím, cây A2A3 chiếm tỉ lệ 6/16 =2/5 à xác suất cây tím tự thụ cho đời con có hoa trắng là 2/5 x ¼ =10%
-IV đúng à vì nếu những cây hoa vàng giao phối ngẫu nhiên gồm A1A1 + A1A2+A1A3, lúc này tần số các alen A1: A2: A3 = 5/9: 3/9:1/9
Tỉ lệ các kiểu gen thuần chủng thế hệ sau: (5/9)2 + (3/9)2 + (1/9)2 = 35/81
Câu 37:
Theo thuyết tiến hóa hiện đại, khi nói về quá trình hình thành loài mới có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Hai quần thể cùng loài sống trong cùng một khu vực địa lí nhưng ở 2 ổ sinh thái khác nhau. Lâu dần có thể xuất hiện cơ chế cách li sinh sản làm xuất hiện loài mới.
II. Hình thành loài bằng con đường địa lí thường gắn với quá trình hình thành quần thể thích nghi. Hình thành quần thể thích nghi luôn gắn với sự hình thành loài mới.
III. Cơ chế lai xa và đa bội hóa góp phần hình thành loài mới trong một khu vực địa lí vì sự sai khác về NST nhanh chóng dẫn đến sự cách li sinh sản.
IV. Cách li tập tính và cách li sinh thái có thể dẫn đến sự hình thành nên loài mới.
Chọn D
Câu 38:
Khi nói về diễn thế sinh thái, trong số các phát biểu dưới đây, có bao nhiêu phát biểu chính xác?
I. Song song với diễn thế trong quần xã có sự biến đổi về độ ẩm, hàm lượng mùn trong đất.
II. Các quần xã bị hủy diệt có thể trở thành quần xã suy thoái do khả năng phục hồi thấp.
III. Trong quần xã, nhóm loài ưu thế đóng vai trò quan trọng nhất gây ra diễn thế sinh thái.
IV. Theo diễn biến của diễn thế nguyên sinh,các lưới thứ càng ngày càng phức tạp và xuất hiện nhiều chuỗi thứ căn sử dụng mùn bã hữu cơ.
Chọn A
Câu 39:
Quá trình sản xuất điện từ năng lượng gió yêu cầu các nhà máy phải chặn và làm thay đổi hướng gió, gây nên nhiều bất lợi cho các loài chim. Một số nhà máy phong điện đã được xây dựng ở môi trường sống của các loài: gà gỗ đỏ (Lagopus lagopus scotica), chim dẽ giun (Gallinago gallinago), chim chiền chiện (Alauda arvensis), chim rẽ (Numenius sp.) và chim sẻ (Anthus pratensis). Mật độ quần thể của mỗi loài trên ở các thời điểm trước khi khởi công xây dựng, trong quá trình xây dựng và sau khi nhà máy đi vào hoạt động đã được theo dõi và ghi lại. Kết quả được thể hiện trong hình dưới đây
Xét các phát biểu sau về kết quả nghiên cứu, có bao nhiêu phát biểu đúng
I.Trong quá trình xây dựng nhà máy phong điện, có 4 loài kích thước quần thể bị suy giảm
II. Trong các loài trên, quần thể của loài chim rẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi hoạt động của nhà máy điện.
III. Có 1 loài được hưởng lợi nhiều nhất từ quá trình xây dựng các nhà máy điện.
IV. Quần thể loài chim dẽ giun không bị ảnh hưởng đáng kể sau khi nhà máy điện được xây xong.
Chọn C
Câu 40:
Một đoạn gen cấu trúc có trình tự nuclêôtit trên mạch bổ sung như sau:
Biết trong đoạn mạch trên chỉ có một bộ ba mở đầu và một bộ ba kết thúc, bộ ba 5’UGG3’ chỉ mã hóa cho axit amin triptôphan. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Vùng mã hóa trên mạch gốc của gen trên có 84 triplet.
II. Đột biến thay thế cặp nuclêôtit A - T bằng cặp G - X ở bộ ba thứ 82 làm biến đổi thành phần axit amin của chuỗi pôlipeptit do gen đột biến tổng hợp.
III. Đột biến thay thế một cặp nuclêôtit X - G bằng cặp A - T ở bộ ba thứ 4 có thể làm chuỗi pôlipeptit do gen đột biến tổng hợp giảm đi một axit amin so với chuỗi pôlipeptit bình thường.
IV. Đột biến mất một cặp nuclêôtit G - X ở bộ ba thứ nhất làm chuỗi pôlipeptit do gen đột biến tổng hợp bị thay đổi trình tự sắp xếp các axit amin so với chuỗi pôlipeptit bình thường.Phương pháp:
Bước 1: Viết trình tự mạch mARN bằng cách thay T ở mạch bổ sung bằng U.
Bước 2: Tìm vị trí bộ ba mở đầu và kết thúc (Chú ý chiều mARN 5’ 3’)
Bước 3: Xét các phát biểu.
Cách giải:
I sai, vùng mã hóa trên mạch gốc của gen trên có 81 triplet
II đúng, bộ ba thứ 82 là 5'UGG3’ qui định tryptophan không có tính thoái hóa nên đột biến thay thế một cặp nucleotit bất kì xảy ra tại bộ ba thứ 82 trong đoạn gen trên luôn làm biến đổi thành phần của chuỗi polipeptit do gen qui định tổng hợp.
III đúng. Đột biến thay thế một cặp nucleotit X - G thành A - T xảy ra tại bộ ba thứ 4:
Trên mạch bổ sung: 3’GAG5’ mạch gốc: 3’GAT5’ Trên mARN: 3’GAU5’ (hay 5’UAG3’) là mã kết thúc làm chuỗi polipeptit do gen quy định tổng hợp bị mất đi một axit amin so với chuỗi polipeptit bình thường.
IV sai. Đột biến thay thế một cặp nucleotit X - G thành G - X xảy ra tại nucleotit thứ nhất không đổi trình tự axit amin.