Top 10 đề thi Đánh giá năng lực trường ĐHQG HCM có đáp án (Đề 3)
-
3382 lượt thi
-
120 câu hỏi
-
150 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Phương pháp giải:
Áp dụng kiến thức đã học về thành ngữ.
Giải chi tiết:
- Thành ngữ là loại cụm từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh.
- Theo đề:
+ Ý A: Cả hai câu đều không phải thành ngữ
+ Ý B: “Tháng rộng năm dài” không phải thành ngữ
+ Ý D: “Nước mắt chan hòa” không phải thành ngữ
Câu 2:
Phương pháp giải:
Sử dụng kiến thức phần văn bản THPT
Giải chi tiết:
+ Ý B: Được trích trong tác phẩm “Cảnh ngày hè” của tác giả Nguyễn Trãi
+ Ý C: Được trích trong tác phẩm “Cáo bệnh bảo mọi người” của tác giả Mãn Giác
+ Ý D: Được trích trong tác phẩm “Nhàn” của tác giả Nguyễn Bỉnh Khiêm
+Ý A: Được trích trong tác phẩm “Tì bà hành” của tác giả Bạch Cư Dị (người tỉnh Thiểm Tây – Trung Quốc. Là nhà thơ nổi tiếng sáng tác rất nhiều tác phẩm thời nhà Đường)
Câu 3:
Phương pháp giải:
Sử dụng kiến thức phần tiểu dẫn của các tác phẩm THPT
Giải chi tiết:
+ Ý A: Tập “Hoa dọc chiến hào” là sáng tác của nhà thơ Xuân Quỳnh
+ Ý C: Tập “Lửa thiêng” là sáng tác của nhà thơ Huy Cận
+ Ý D: Tập “Vang bóng một thời” là sáng tác của nhà văn Nguyễn Tuân.
+ Ý B: “Hai đứa trẻ” là truyện ngắn tiêu biểu của nhà văn Thạch Lam được trích từ tập “Nắng trong vườn”
Câu 4:
Phương pháp giải:
Sử dụng kiến thức bài từ ghép, từ láy.
Giải chi tiết:
Nhung nhớ, ngân nga => Từ láy.
Mòn mỏi, đỏ đen => “đỏ đen” là từ ghép.
Ngân nga, tươi tốt => “tươi tốt” là từ ghép.
Chiều chiều, quan san => “quan san” là từ ghép.
Câu 5:
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức của tác phẩm Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi
Giải chi tiết:
Điếu phạt: Điếu là thương xót, phạt là trừng phạt kẻ có tội. Hai chữ điếu phạt được rút gọn từ điếu dân phạt tội tức là thương dân đánh kẻ có tội.
Câu 6:
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức của tác phẩm Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi
Giải chi tiết:
Điếu phạt: Điếu là thương xót, phạt là trừng phạt kẻ có tội. Hai chữ điếu phạt được rút gọn từ điếu dân phạt tội tức là thương dân đánh kẻ có tội.
Câu 7:
Phương pháp giải:
Sử dụng kiến thức tác phẩm “Ai đã đặt tên cho dòng sông” của Hoàng Phủ Ngọc Tường.
Giải chi tiết:
Hình ảnh cô gái Di-gan là hình ảnh tượng trưng cho vẻ đẹp của sông Hương khi chảy ở đoạn thượng nguồn. “Giữa lòng Trường Sơn, sông Hương đã sống một nữa cuộc đời mình như một cô gái Di-gan phóng khoáng và man dại. Rừng già đã hun đúc cho nó một bản lĩnh gan dạ, một tâm hồn tự do và trong sáng”.
Câu 8:
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức về mặt nội dung của tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” của nhà văn Tô Hoài.
Giải chi tiết:
Hình ảnh chiếc lá ngón xuất hiện lần thứ hai là trong thời gian Mị làm dâu nhà thống lý. Mấy năm qua, bố Mị đã chết nhưng cô không còn ý định ăn lá ngón tự tử nữa. Sống lâu trong cái khổ Mị quen rồi. Khi không còn ý định tự tử nghĩa là không còn ý thức được cái khổ của bản thân. Mị đã tê liệt về tinh thần.
Câu 9:
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức tác phẩm Qua Đèo Ngang
Giải chi tiết:
Cảnh Đèo Ngang được miêu tả vào khi chiều tà được thể hiện qua câu thơ “Bước tới đèo ngang bóng xế tà”
Câu 10:
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức về quan hệ từ
Giải chi tiết:
Cặp quan hệ từ càng – càng trong câu thể hiện mối quan hẹ tăng tiến. Mạch cảm xúc của tác giả ngày càng dâng trào sâu sắc hơn khi thấy ảnh Bác Hồ
Câu 11:
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức về trạng ngữ
Giải chi tiết:
- Trạng ngữ là thành phần phụ của câu, bổ sung ý nghĩa cho nòng cốt câu.
- Trên nương cao là trạng ngữ chỉ nơi trốn.
Trong câu “Trên những nương cao, mạch ba góc mùa thu chín đỏ sậm” (Trích Vùng biên ải, Ma Văn Kháng) đâu là thành phần trạng ngữ?
Câu 12:
Phương pháp giải:
Kiến thức về ca dao dân ca
Giải chi tiết:
Câu ca dao: “Hoa lài, hoa lựu, hoa ngâu/ Sao bằng hoa bưởi thơm lâu dịu dàng”
Câu 13:
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức về từ đồng nghĩa
Giải chi tiết:
-Trong các từ ở ý D, từ nhỏ nhen mang nghĩa khác với hai từ còn lại.
- Thấp, nhỏ nhắn là các từ mang ý nghĩa chỉ hình dáng; Nhỏ nhen là từ mang ý nghĩa chỉ tính cách.
Câu 14:
Phương pháp giải:
Kiến thức câu nghi vấn
Giải chi tiết:
Mục đích câu nghi vấn trên dùng để khẳng định tình mẫu tử của thảo mộc (măng tre)
Câu 15:
Phương pháp giải:
vận dụng kiến thức trong bài thơ “Khi con tu hú “ của Tố Hữu
Giải chi tiết:
“Khi con tu hú” là tác phẩm thể hiện lòng yêu cuộc sống, khát khao tự do cháy bỏng của người chiến sĩ cách mạng đang trong cảnh tù đày. Từ phòng trong câu thơ ám chỉ phòng giam nơi tác giả đang bị giam giữ.
Câu 16:
I. Con sông hiền hòa mang một vẻ đẹp vô cùng lãng mạng.
II. Cô gái im lặng rồi sau đó trả lời bằng một cái giọng ráo hoảnh.
III. Bà lão lật đật trở về với vẻ mặt băn khoăn.
IV. Có vẻ như một tương lai sáng lạng đang đón chờ thằng bé ở phía trước con đường.
Những câu nào mắc lỗi:
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức chữa lỗi dùng từ
Giải chi tiết:
I. Từ dùng sai “lãng mạng”. Chữa lại: Lãng mạn
IV. Từ dùng sai “sáng lạng”. Chữa lại: “Xán lạn”
Câu 17:
Phương pháp giải:
Căn cứ vào các phương pháp lập luận đã học: giải thích, so sánh, phân tích, bình luận, bác bỏ.
Giải chi tiết:
Phương pháp lập luận: So sánh.
Tác giả đưa ra các hiện tượng sử dụng ngôn ngữ trên bảng hiệu ở Hàn Quốc và Việt Nam.
Câu 18:
Phương pháp giải:
Đọc, phân tích, tổng hợp.
Giải chi tiết:
Tác giả muốn nói rằng ở Hàn Quốc họ ưu tiên sử dụng ngôn ngữ của quốc gia mình còn ở Việt Nam thì sính ngôn ngữ ngoại. Điều này ở hai quốc gia là trái ngược nhau và tình trạng sính ngôn ngữ ngoại ở Việt Nam rất phổ biến, điều này làm mất đi giá trị của tiếng nói dân tộc.
Câu 19:
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức về biện pháp tu từ kết hợp với nội dung câu văn.
Giải chi tiết:
- Ẩn dụ là gọi tên sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác có nét tương đồng.
- Con rồng nhỏ là ám chỉ một nên kinh tế mới phát triển nhưng rất mạnh mẽ và có tiềm lực.
Câu 20:
Phương pháp giải:
Đọc, phân tích, tổng hợp.
Giải chi tiết:
Nội dung chính của đoạn trích: Hiện tượng các biển hiệu in chữ nước ngoài quá nhiều tại Việt Nam. Bày tỏ sự phê phán đối với hiện tượng lạm dụng tiếng nước ngoài và không coi trọng tiếng Việt.
Câu 21:
Phương pháp giải:
Kiến thức: Thì tương lai đơn
Giải chi tiết:
Sau các động từ: think, hope, believe,… thường dùng động từ chia thì tương lai đơn.
Cấu trúc: S + will + V-nguyên thể
Phương án B là thì tương lai tiếp diễn.
Phương án C là thì hiện tại tiếp diễn.
Phương án D là thì hiện tại hoàn thành.
Tạm dịch: Tôi nghĩ là tôi và vợ sẽ sống ở một trang trại nhỏ khi tôi về hưu.
Câu 22:
Phương pháp giải:
Kiến thức: Lượng từ
Giải chi tiết:
all: toàn bộ
half: một nửa
many: nhiều
several: một vài
More than (hơn…) => không dùng với các lượng từ chỉ sự tuyệt đối.
Tạm dịch: Hơn một nửa số sách cực kỳ nổi tiếng của ông được viết sau khi ông đã 70 tuổi.
Câu 23:
Phương pháp giải:
Kiến thức: Từ loại
Giải chi tiết:
Trước động từ “like” cần điền một trạng từ.
(Trạng từ có thể đứng 1 mình đầu câu, đứng trước động từ, đứng trước tính từ, đứng sau động từ)
A. particular (adj): đặc biệt, cụ thể
B. particularly (adv): một cách đặc biệt
C. particularity (n): tính cá biệt, riêng biệt
D. particularize (v): nêu rõ, riêng tên riêng biệt
Tạm dịch: Nhiều người châu Á đặc biệt thích săn voi để lấy ngà và hổ để lấy xương.
Câu 24:
Phương pháp giải:
Kiến thức: Cấu trúc so sánh
Giải chi tiết:
much + more + adj dài + than: nhiều … hơn => so sánh hơn
the most + adj dài: … nhất => so sánh nhất
less + adj dài + than: ít … hơn => so sánh kém hơn
so + adj + that: quá … đến nỗi … => mệnh đề kết quả
Đầu câu có “Fortunately” (may mắn thay) => điều sẽ nói sau đó mang nghĩa tích cực.
Tạm dịch: May mắn thay, vụ lộn xộn mà cô ấy bị những người bạn lạ của mình lôi vào hóa ra lại ít nghiêm trọng hơn chúng ta nghĩ lúc đầu.
Câu 25:
Phương pháp giải:
Kiến thức: Giới từ
Giải chi tiết:
arrive at + địa điểm nhỏ (làng xã, sân bay...)
arrive in + địa điểm lớn (thành phố, nước...)
at + night / noon: vào ban đêm/buổi trưa (buổi cụ thể)
Nhưng khi trước “night” là ngày => dùng “on”.
in + tháng/năm: vào …
Tạm dịch: Chúng tôi đến ngôi làng vào một đêm thứ bảy tháng 10.
Câu 26:
Phương pháp giải:
Kiến thức: Sự hòa hợp chủ vị
Giải chi tiết:
Chủ ngữ là “Every + N số ít” => động từ theo sau chia số ít.
Sửa: were => was
Tạm dịch: Mọi học sinh đều bị ốm vào tuần trước, vì vậy giáo sư đã hủy buổi giảng.
Câu 27:
Phương pháp giải:
Kiến thức: Mạo từ
Giải chi tiết:
Dùng mạo từ “the” trước danh từ đã xác định.
“money” được xác định bởi mệnh đề “you gave me yesterday” => nó là danh từ đã xác định.
Sửa: a => the
Tạm dịch: Cậu có thể mình mượn thêm chút tiền được không? Mình đã dùng hết số tiền cậu đưa mình hôm qua rồi.
Câu 28:
Phương pháp giải:
Kiến thức: Đại từ sở hữu
Giải chi tiết:
her + danh từ: … của cô ấy => phải có danh từ theo sau
hers: …. của cô ấy => có thể đứng 1 mình cuối câu
Sửa: her => hers (hers = her specialty)
Tạm dịch: Tôi không thể giúp cô ấy nghiên cứu vì chuyên môn của tôi khác chuyên môn cô ấy.
Câu 29:
Phương pháp giải:
Kiến thức: Đại từ quan hệ
Giải chi tiết:
Trong mệnh đề quan hệ, chỉ dùng các đại từ “whom, which” đứng sau giới từ.
Chủ ngữ là “The people” chỉ người => dùng “whom”
Sửa: who => whom
Tạm dịch: Những người cô ấy đang nói chuyện không biết tiếng Đức.
Câu 30:
Phương pháp giải:
Kiến thức: Từ loại
Giải chi tiết:
Phân biệt “alike” và “like”:
- “alike” (adj, prep.): giống nhau
+ Luôn đứng một mình, ở sau hai danh từ hoặc danh từ số nhiều.
+ Không dùng “alike” đứng trước một danh từ.
- “like” (prep): giống như
+ Không đứng một mình
+ Sau “like” là danh từ
Cấu trúc: Like + N, S + V: Giống như …
Sửa: Alike => Like
Tạm dịch: Giống như sóng ánh sáng, vi sóng có thể bị phản xạ và tập trung vào các nguyên tử.
Câu 31:
Phương pháp giải:
Kiến thức: Câu điều kiện loại 3
Giải chi tiết:
Cách dùng: Câu điều kiện loại 3 diễn tả điều kiện không có thật ở quá khứ, dẫn đến kết quả trái với thực tế ở quá khứ.
Công thức: If S + had (not) + P2, S + would (not) have P2
= But for + N, S + would (not) have P2 (nếu không có, nếu không nhờ….)
Tạm dịch: Nếu không có anh ấy, tôi sẽ đã không thể nào hoàn thành công việc rồi.
A. Anh ấy đã ngăn tôi không thể hoàn thành công việc của mình. => sai nghĩa
B. Tôi đã cố gắng hết sức để hoàn thành công việc của mình cho anh ấy. => sai nghĩa
C. Nếu anh ấy không giúp tôi, tôi không thể hoàn thành công việc của mình.
D. Tôi không thể hoàn thành công việc của mình vì anh ấy. => sai nghĩa
Câu 32:
Phương pháp giải:
Kiến thức: Câu tường thuật đặc biệt
Giải chi tiết:
complain: phàn nàn
refuse: từ chối
beg: cầu xin
apologize: xin lỗi
Tạm dịch: "Anh xin lỗi vì anh đã quên sinh nhật của em," anh ấy nói với tôi.
A. Anh ấy phàn nàn rằng tôi đã quên sinh nhật của anh ấy. => sai nghĩa
B. Anh ấy từ chối đi dự tiệc sinh nhật của tôi. => sai nghĩa
C. Anh ấy cầu xin tôi quên sinh nhật của mình. => sai nghĩa
D. Anh ấy xin lỗi vì đã quên sinh nhật của tôi.
Câu 33:
Phương pháp giải:
Kiến thức: Động từ khuyết thiếu
Giải chi tiết:
unlikely: không chắc, không có khả năng >< likely, certain: chắc chắn
mustn’t: không được (phép)
there’s no way: không cách nào
might: có thể, có lẽ
might not: không thể, không có khả năng
Tạm dịch: Chiều nay không có khả năng mưa.
A. Buổi chiều không được (phép) khô ráo.
B. Chiều nay không có cách nào mưa.
C. Buổi chiều có thể ẩm ướt.
D. Chiều nay trời có lẽ không mưa.
Câu 34:
Phương pháp giải:
Kiến thức: Cấu trúc so sánh
Giải chi tiết:
truck (n): xe tải (có thể tháo rời thùng xe, thường rất to)
van (n): xe tải (không thể tháo rời thùng xe, thường nhỏ)
as + adj + as: như … => so sánh bằng
more + adj dài + than: … => so sánh hơn
the same + N: cùng, giống
Tạm dịch: Thực tế là xe tải (có thể tháo rời) cũng rẻ như xe tải (không thể tháo rời).
A. Xe tải không thể tháo rời đắt hơn chiếc xe tải có thể tháo rời. => sai nghĩa
B. Xe tải có thể tháo rời thực dụng như xe tải không thể tháo rời. => sai nghĩa
C. Xe tải có thể tháo rời và xe tải không thể tháo rời có cùng giá.
D. Xe tải không thể tháo rời đắt hơn xe tải có thể tháo rời một chút. => sai nghĩa
Câu 35:
Phương pháp giải:
Kiến thức: Câu bị động đặc biệt
Giải chi tiết:
Cấu trúc câu bị động truyền khiến: have /had + sth + P2 (thuê/nhờ ai đó làm gì)
Cấu trúc dạng chủ động: have sb do sth
Tạm dịch: Stephan đã được trang trí cho cây thông Noel của anh ấy.
A. Stephan đã phải trang trí cây thông Noel của mình. => sai nghĩa
B. Stephan đã có ai đó trang trí cây thông Noel cho mình.
C. Cây thông Noel của anh ấy sẽ được trang trí bởi Stephan. => sai nghĩa
D. Stephan vừa trang trí cây thông Noel của mình. => sai nghĩa
Câu 36:
Phương pháp giải:
Kiến thức: Đọc hiểu – ý chính
Giải chi tiết:
Đoạn văn chủ yếu thảo luận nội dung gì?
A. Những thay đổi về giáo dục trong xã hội Canada
B. Canada trong Chiến tranh thế giới thứ hai
C. Xu hướng dân số ở Canada thời hậu chiến
D. Mức sống ở Canada
Thông tin:
- Basic to any understanding of Canada in the 20 years after the Second World War is the country's impressive population growth.
- After the peak year of 1957, the birth rate in Canada began to decline.
- Although the growth in Canada's population had slowed down by 1966 (the increase in the first half of the 1960s was only nine percent), another large population wave was coming over the horizon.
Tạm dịch:
- Bất kỳ hiểu biết cơ bản nào về Canada trong 20 năm sau Chiến tranh thế giới thứ hai đều là sự gia tăng dân số ấn tượng của đất nước.
- Sau năm đỉnh cao là 1957, tỷ lệ sinh ở Canada bắt đầu giảm.
- Mặc dù sự tăng trưởng dân số của Canada đã chậm lại vào năm 1966 (mức tăng trong nửa đầu những năm 1960 chỉ là 9%), một làn sóng dân số lớn khác đang đến gần.
Câu 37:
Phương pháp giải:
Kiến thức: Đọc hiểu – từ vựng
Giải chi tiết:
Từ "surging" trong đoạn 1 gần nghĩa nhất với ________.
A. new (adj): mới
B. extra (adj): phụ, thêm
C. accelerating (adj): tăng tốc
D. surprising (adj): đáng ngạc nhiên
=> surging (adj): tăng vọt, vượt bậc = accelerating
Thông tin: Most of these surging growth came from natural increase.
Tạm dịch: Phần lớn sự tăng trưởng vượt bậc này đến từ sự tăng tự nhiên.
Câu 38:
Phương pháp giải:
Kiến thức: Đọc hiểu – chi tiết
Giải chi tiết:
Tác giả đề cập tất cả những điều sau đây là nguyên nhân của sự giảm gia tăng dân số sau năm 1957 TRỪ ________.
A. mọi người được giáo dục tốt hơn
B. mọi người kết hôn sớm hơn
C. mức sống tốt hơn
D. cặp vợ chồng mua nhà
Thông tin: Young people were staying at school longer; more women were working; young married couples were buying automobiles or houses before starting families; rising living standards were cutting down the size of families.
Tạm dịch: Những người trẻ tuổi đã ở lại trường lâu hơn (A); nhiều phụ nữ đi làm hơn; các cặp vợ chồng trẻ đã mua ô tô hoặc nhà (D) trước khi lập gia đình; mức sống tăng cao (C) đã cắt giảm quy mô gia đình.
Câu 39:
Phương pháp giải:
Kiến thức: Đọc hiểu – chi tiết
Giải chi tiết:
Có thể suy ra từ đoạn văn rằng trước cuộc Cách mạng Công nghiệp ________.
A. gia đình lớn hơn
B. thống kê dân số không đáng tin cậy
C. dân số tăng đều
D. điều kiện kinh tế tồi tệ
Thông tin: It appeared that Canada was once more falling in step with the trend toward smaller families that had occurred all through the Western world since the time of the Industrial Revolution.
Tạm dịch: Có vẻ như Canada một lần nữa rơi vào xu hướng hướng tới các gia đình nhỏ hơn đã xảy ra khắp thế giới phương Tây kể từ thời Cách mạng Công nghiệp.
=> trước cuộc Cách mạng Công nghiệp, quy mô gia đình ở Canada thường lớn hơn.
Câu 40:
Phương pháp giải:
Kiến thức: Đọc hiểu – từ thay thế
Giải chi tiết:
Từ "It" trong đoạn cuối ám chỉ ________.
A. horizon (n): chân trời
B. population wave (n): làn sóng dân số
C. nine percent: 9%
D. first half: nửa đầu
Thông tin: Although the growth in Canada's population had slowed down by 1966 (the increase in the first half of the 1960s was only nine percent), another large population wave was coming over the horizon. It would be composed of the children of the children who were born during the period of the high birth rate prior to 1957.
Tạm dịch: Mặc dù sự tăng trưởng dân số của Canada đã chậm lại vào năm 1966 (mức tăng trong nửa đầu những năm 1960 chỉ là 9%), một làn sóng dân số lớn khác đang đến gần. Nó sẽ bao gồm con cái của những đứa trẻ được sinh ra trong thời kỳ tỷ lệ sinh cao trước năm 1957.
Câu 41:
Phương pháp giải:
- Cô lập m, đưa về sự tương giao của hai đồ thị hàm số: Số nghiệm của phương trình \[f\left( x \right) = g\left( x \right)\] chính là số giao điểm của hai đồ thị hàm số \[y = f\left( x \right);{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} y = g\left( x \right)\].
- Lập BBT của hàm số không chứa mm, từ đó tìm điều kiện để phương trình có 3 nghiệm phân biệt.
Giải chi tiết:
TXĐ: \[D = \mathbb{R}\]
Ta có \[{x^3} - 3x + 1 + m = 0 \Leftrightarrow m = - {x^3} + 3x - 1{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} \left( * \right)\].
Số nghiệm của (*) là số giao điểm của đồ thị hàm số \[y = - {x^3} + 3x - 1\] và đường thẳng \[y = m\] song song với trục hoành.
Xét hàm số \[y = - {x^3} + 3x - 1\] có \[y' = - 3{x^2} + 3 = 0 \Leftrightarrow \left[ {\begin{array}{*{20}{l}}{x = 1 \Rightarrow y = 1}\\{x = - 1 \Rightarrow y = - 3}\end{array}} \right.\].
BBT :
Từ BBT ta thấy đường thẳng \[y = m\] cắt đồ thị hàm số \[y = - {x^3} + 3x - 1\] tại 3 điểm phân biệt khi \[ - 3 < m < 1\] hay \[m \in \left( { - 3;1} \right)\].
Câu 42:
Phương pháp giải:
Đặt ẩn phụ, đưa về tính môđun và tìm quỹ tích điểm biểu diễn các số phức z
Giải chi tiết:
Đặt \[z = x + yi{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} \left( {x,y \in \mathbb{R}} \right),\] ta có \[z - 1 = x - 1 + yi\] và \[\bar z - i = x - \left( {y + 1} \right)i.\]
Khi đó \[\left| {z - 1} \right| = \left| {\bar z - i} \right| \Leftrightarrow {\left| {z - 1} \right|^2} = {\left| {\bar z - i} \right|^2} \Leftrightarrow {\left( {x - 1} \right)^2} + {y^2} = {x^2} + {\left( {y + 1} \right)^2} \Leftrightarrow x + y = 0.\]
Vậy tập hợp các điểm biểu diễn các số phức z là đường thẳng \[x + y = 0.\]
Câu 43:
Phương pháp giải:
Sử dụng công thức tính tỉ số thể tích hai khối chóp tam giác:
\[\frac{{{V_{S.A'B'C'}}}}{{{V_{S.ABC}}}} = \frac{{SA'}}{{SA}}.\frac{{SB'}}{{SB}}.\frac{{SC'}}{{SC}}\]
Công thức tính thể tích khối chóp \[V = \frac{1}{3}Sh\] với S là diện tích đáy, h là chiều cao.
Giải chi tiết:
Gọi D là giao điểm của MB và EN thì D là trung điểm của MB.
Ta có: \[{V_{MNEF}} = {V_{M.NEF}} = \frac{1}{3}{S_{NEF}}.d\left( {M,\left( {NEF} \right)} \right)\]
Do D là trung điểm của MB và MB cắt (EFN) tại D nên \[d\left( {M,\left( {NEF} \right)} \right) = d\left( {B,\left( {NEF} \right)} \right)\]
\[ \Rightarrow {V_{MNEF}} = \frac{1}{3}{S_{NEF}}.d\left( {B,\left( {NEF} \right)} \right)\] \[ = {V_{B.NEF}}\]
Mà \[\frac{{{V_{B.NEF}}}}{{{V_{B.CAS}}}} = \frac{{BN}}{{BC}}.\frac{{BE}}{{BA}}.\frac{{BF}}{{BS}} = \frac{1}{2}.\frac{1}{2}.\frac{2}{3} = \frac{1}{6}\]
\[ \Rightarrow {V_{B.NEF}} = \frac{1}{6}{V_{B.CAS}} = \frac{1}{6}{V_{S.ABC}}\]
Vì SA=SB=SC nên S nằm trên trục đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC.
Mà ABC vuông cân nên M là tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác. Do đó \[SM \bot \left( {ABC} \right)\].
Diện tích tam giác ABC là \[{S_{ABC}} = \frac{1}{2}AB.BC = \frac{1}{2}.4.4 = 8\]
Tam giác ABC vuông cân tại B nên \[AC = \sqrt {A{B^2} + B{C^2}} = \sqrt {{4^2} + {4^2}} = 4\sqrt 2 \]
\[ \Rightarrow AM = \frac{1}{2}AC = \frac{1}{2}.4\sqrt 2 = 2\sqrt 2 \]
Tam giác SMA vuông tại M nên theo Pitago ta có: \[SM = \sqrt {S{A^2} - A{M^2}} = \sqrt {{{12}^2} - {{\left( {2\sqrt 2 } \right)}^2}} = 2\sqrt {34} \]
Thể tích khối chóp S.ABC là: \[{V_{S.ABC}} = \frac{1}{3}{S_{ABC}}.SM = \frac{1}{2}.8.2\sqrt {34} = 8\sqrt {34} \]
Thể tích khối tứ diện MNEF là: \[{V_{MNEF}} = \frac{1}{6}.{V_{S.ABC}} = \frac{1}{6}.8\sqrt {34} = \frac{{4\sqrt {34} }}{3}\]
Câu 44:
Phương pháp giải:
Tính \[R = d\left( {I,\left( P \right)} \right)\] và viết phương trình mặt cầu.
Giải chi tiết:
Ta có: \[R = d\left( {I,\left( P \right)} \right) = \frac{{\left| {2 - 2.\left( { - 1} \right) - 2.\left( { - 1} \right) + 3} \right|}}{{\sqrt {{1^2} + {2^2} + {2^2}} }} = 3\]
Phương trình mặt cầu: \[\left( S \right):{\left( {x - 2} \right)^2} + {\left( {y + 1} \right)^2} + {\left( {z + 1} \right)^2} = {3^2} \Leftrightarrow {x^2} + {y^2} + {z^2} - 4x + 2y + 2z - 3 = 0\]
Câu 45:
Phương pháp giải:
Đặt \[t = \sqrt {3\tan x + 1} \], lưu ý đổi cận.
Giải chi tiết:
Đặt \[t = \sqrt {3\tan x + 1} \Leftrightarrow {t^2} = 3\tan x + 1 \Leftrightarrow 2tdt = \frac{3}{{{{\cos }^2}x}}dx\] và \[\tan x = \frac{{{t^2} - 1}}{3}\]
Đổi cận \[\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{x = 0 \Leftrightarrow t = 1}\\{x = \frac{\pi }{4} \Leftrightarrow t = 2}\end{array}} \right.\]. Khi đó ta có:
\[I = \int\limits_1^2 {\frac{{2\tan x.3}}{{{{\cos }^2}x\sqrt {3\tan x + 1} }}dx} = 2\int\limits_1^2 {\frac{{\frac{{{t^2} - 1}}{3}.2tdt}}{t}} = \frac{4}{3}\int\limits_1^2 {\left( {{t^2} - 1} \right)dt} \]
Câu 46:
Phương pháp giải:
Cứ mỗi cách chọn ra 3 điểm không thẳng hàng ta lại có được một tam giác.
Giải chi tiết:
Do 2019 điểm phân biệt trên đường tròn nên không có 3 điểm nào thẳng hàng.
Mỗi cách chọn 3 trong 2019 điểm ta được một tam giác nên số tam giác là số cách chọn 3 trong 2019 điểm.
Vậy có \[C_{2019}^3\] tam giác.
Câu 47:
Phương pháp giải:
Sử dụng qui tắc nhân xác suất và xác suất của biến cố đối.
Giải chi tiết:
Gọi A là biến cố: “Ít nhất một bạn ghi bàn”
Khi đó \[\bar A\] là biến cố: “Không có bạn nào ghi bàn”
Xác suất để Việt không ghi bàn là: \[1 - 0,7 = 0,3\].
Xác suất để Nam không ghi bàn là: \[1 - 0,8 = 0,2\].
Xác suất để cả hai bạn không ghi bàn là: \[P\left( {\bar A} \right) = 0,3.0,2 = 0,06\].
Xác suất để ít nhất một bạn ghi bàn là: \[P\left( A \right) = 1 - P\left( {\bar A} \right) = 1 - 0,06 = 0,94\].
Câu 48:
Phương pháp giải:
Sử dụng tính đơn điệu của hàm số.
Giải chi tiết:
ĐKXĐ: \[\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{x + 1 > 0}\\{mx > 0}\end{array}} \right. \Leftrightarrow \left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{x > - 1}\\{mx > 0}\end{array}} \right.\]
Ta có: \[\log \left( {mx} \right) = 2\log \left( {x + 1} \right) \Leftrightarrow \log \left( {mx} \right) = \log {\left( {x + 1} \right)^2} \Leftrightarrow mx = {\left( {x + 1} \right)^2}\]
Do \[{\left( {x + 1} \right)^2} > 0\] nên \[x \ne 0\], khi đó ta có \[mx = {x^2} + 2x + 1 \Leftrightarrow m = x + 2 + \frac{1}{x}\] \[\left( {x > - 1,{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} x \ne 0} \right)\].
Xét hàm số \[f\left( x \right) = x + \frac{1}{x} + 2\] trên khoảng \[\left( { - 1;0} \right) \cup \left( {0; + \infty } \right)\], có: \[f'\left( x \right) = 1 - \frac{1}{{{x^2}}},f'\left( x \right) = 0 \Leftrightarrow x = \pm 1.\]
Ta có BBT sau:
Số nghiệm của phương trình \[m = x + 2 + \frac{1}{x}\] là số giao điểm của đồ thị hàm số \[y = f\left( x \right)\] và đường thẳng \[y = m\] song song với trục hoành.
Như vậy, để phương trình đã cho có đúng 1 nghiệm thì \[\left[ {\begin{array}{*{20}{l}}{m < 0}\\{m = 4}\end{array}} \right..\].
Với \[m < 0\], phương trình \[f\left( x \right) = m\] có 1 nghiệm \[x \in \left( { - 1;0} \right)\], nghiệm này là nghiệm âm, do đó thỏa mãn điều kiện \[mx > 0\].
Với \[m = 4 > 0\], phương trình \[f\left( x \right) = m\] có 1 nghiệm \[x = 1\], nghiệm này là nghiệm dương, do đó thỏa mãn điều kiện \[mx > 0\].
Mà m là số nguyên và \[ - 10 < m < 10 \Rightarrow m \in \left\{ { - 9; - 8;...; - 1;{\mkern 1mu} 4} \right\}\]
Vậy có 10 giá trị của .. thỏa mãn yêu cầu bài toán.
Câu 49:
Phương pháp giải:
Gọi số tiền đủ để Al, Lew và Karen mua món quà tặng bạn là \[x{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} \$ {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} \left( {x > 0} \right).\].
Dựa vào đề bài, biểu diễn số tiền mà Al, Lew và Karen góp để mua quà tặng bạn.
Từ đó lập được phương trình, giải phương trình vừa lập được để tìm x.
Đối chiếu với điều kiện rồi kết luận.
Giải chi tiết:
Gọi số phiếu bầu cử của các ứng cử viên \[X,{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} Y,{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} Z\] lần lượt là \[x,{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} y,{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} z\left( {x;{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} y;{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} z \in {\mathbb{N}^*}} \right)\].
Vì ứng cử viên X nhận nhiều hơn 1/3 số phiếu bầu so với ứng cử viên Y nên ta có phương trình \[\frac{{x - y}}{y} = \frac{1}{3}\]
Vì ứng cử viên Y nhận được ít hơn 1/4 số phiếu bầu so với ứng cử viên Z nên ta có phương trình \[\frac{{y - z}}{z} = - \frac{1}{4}\]Do đó ta có hệ phương trình \[\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{\frac{{x - y}}{y} = \frac{1}{3}{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} \left( 1 \right)}\\{\frac{{y - z}}{z} = - \frac{1}{4}{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} \left( 2 \right)}\\{z = 24000{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} \left( 3 \right)}\end{array}} \right.\]
Thay (3) vào (2) ta có: \[\frac{{y - 24000}}{{24000}} = - \frac{1}{4} \Leftrightarrow y = 18000\]
Thay \[y = 18000\] vào (1) ta có \[\frac{{x - 18000}}{{18000}} = \frac{1}{3} \Leftrightarrow x = 24000\]
Vậy ứng cử viên X nhận được 24000 biếu bầu.
Câu 50:
Phương pháp giải:
Gọi số tuổi của ông nội An, cha An và An hiện nay lần lượt là: \[x,{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} y,{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} z\] (tuổi), \[\left( {x,{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} y,{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} z \in {\mathbb{N}^*},{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} x > y > z} \right).\]
Dựa vào các giả thiết của đề bài để biểu diễn số tuổi của ông nội, cha An và An sau các năm và lập hệ phương trình.
Giải hệ phương trình tìm các ẩn. Đối chiếu với điều kiện rồi chọn đáp án đúng.
Giải chi tiết:
Gọi giá tiền của một quyển tập, 1 cây bút và một hộp đựng bút lần lượt là \[x,{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} y,{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} z{\mkern 1mu} \] (đồng) (ĐK: \[x;{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} y;{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} z > 0\])
Vì An mua 20 quyển tập, 4 cây bút và 1 hộp đựng bút hết 176000 đồng nên ta có phương trình
\[20x + 4y + z = 176000\]
Vì Cúc mua 2 cây bút và 1 hộp đựng bút nhưng chỉ trả 36000 đồng do Cúc là khách hàng thân thiết nên được giảm 10% trên tổng số tiền mua nên ta có phương trình:
\[\left( {2y + z} \right).90\% = 36000 \Leftrightarrow 2y + z = 40000\]
Bình mua 2 cây bút và 20 quyển tập thì hết số tiền là
\[20x + 2y = \left( {20x + 4y + z} \right) - \left( {2y + z} \right) = 176000 - 40000 = 136000\] (đồng)
Câu 51:
Cho mệnh đề sai: “Nếu đốt nóng thanh sắt thì chiều dài của nó tăng lên” là mệnh đề sai. Số mệnh đề đúng trong các mệnh đề sau là:
Nếu đốt nóng thanh sắt thì chiều dài của nó không tăng lên.
Nếu không đốt nóng thanh sắt thì chiều dài của nó tăng lên
Nếu không đốt nóng thanh sắt thì chiều dài của nó không tăng lên..
Nếu chiều dài của thanh sắt tăng lên thì đốt nóng thanh sắt.
Nếu chiều dài của thanh sắt tăng lên thì không đốt nóng thanh sắt.
Nếu chiều dài của thanh sắt không tăng lên thì ta đốt nóng thanh sắt.
Nếu chiều dài của thanh sắt không tăng lên thì ta không đốt nóng thanh sắt.
Phương pháp giải:
Mệnh đề \[A \Rightarrow B\] chỉ sai khi A đúng, B sai.
Giải chi tiết:
Gọi A là mệnh đề: “đốt nóng thanh sắt”, B là mệnh đề “chiều dài của nó tăng lên”.
Theo bài ra ta có \[A \Rightarrow B\] sai nên A đúng, B sai.
Xét mệnh đề: Nếu đốt nóng thanh sắt thì chiều dài của nó không tăng lên.
Tức là \[A \Rightarrow \bar B\] là mệnh đề đúng do A đúng, \[\bar B\] đúng.
Xét mệnh đề: Nếu không đốt nóng thanh sắt thì chiều dài của nó tăng lên.
Tức là \[\bar A \Rightarrow B\] là mệnh đề đúng do \[\bar A\] sai, B sai.
Xét mệnh đề: Nếu không đốt nóng thanh sắt thì chiều dài của nó không tăng lên.
Tức là \[\bar A \Rightarrow \bar B\] là mệnh đề đúng do \[\bar A\] sai, \[\bar B\] đúng.
Xét mệnh đề: Nếu chiều dài của thanh sắt tăng lên thì đốt nóng thanh sắt.
Tức là \[B \Rightarrow A\] là mệnh đề đúng do B sai, A đúng.
Xét mệnh đề: Nếu chiều dài của thanh sắt tăng lên thì không đốt nóng thanh sắt.
Tức là \[B \Rightarrow \bar A\] là mệnh đề đúng do B sai, \[\bar A\] sai.
Xét mệnh đề: Nếu chiều dài của thanh sắt không tăng lên thì ta đốt nóng thanh sắt.
Tức là \[\bar B \Rightarrow A\] là mệnh đề đúng do \[\bar B\] đúng, A đúng.
Xét mệnh đề: Nếu chiều dài của thanh sắt không tăng lên thì ta không đốt nóng thanh sắt.
Tức là \[\bar B \Rightarrow \bar A\] là mệnh đề sai do \[\bar B\] đúng, \[\bar A\] sai.
Vậy có tất cả 6 mệnh đề đúng.
Câu 52:
Phương pháp giải:
Giả sử từng đáp án đúng, xét các ý kiến còn lại xem có thỏa mãn mỗi ý kiến đúng một nửa hay không.
Giải chi tiết:
Giả sử ý của bà là A: “Bà và mẹ đi”.
Khi đó ý kiến E: “Bố và Y đi” không có ý nào đúng => Loại đáp án A.
Giả sử ý của bà là B: “Bố và bà đi”.
Khi đó tất cả các ý kiến khác đều có 1 phần đúng => Đáp án B đúng.
Giả sử ý của bà là C: “Bà và X đi”.
Khi đó ý kiến B: “Bố và mẹ đi”, ý kiến E: “Bố và Y đi” không có ý nào đúng => Loại đáp án C.
Giả sử ý của bà là D: “Bà và X đi”.
Khi đó ý kiến B: “Bố và mẹ đi”, ý kiến E: “Bố và Y đi” không có ý nào đúng => Loại đáp án D.
Câu 53:
Phương pháp giải:
Suy luận từ các giả thiết của bài toán.
Giải chi tiết:
Vì Châu không thể cùng tiểu ban với Danh nên nếu Châu là thành viên của tiểu ban X thì Danh phải là thành viên của tiển ban Y.
Do đó điều bắt buộc phải đúng là đáp án D.
Câu 54:
Phương pháp giải:
Suy luận từ các giả thiết của bài toán.
Giải chi tiết:
Vì An không thể cùng tiểu ban với Bình và Lan nên giả sử Bình và Lan ở tiểu ban X thì An ở tiểu ban Y.
Khi đó tiểu ban X đã đủ 2 người => Châu và Danh phải cùng ở tiểu ban Y => Trái với giả thiết “Châu không thể cùng tiểu ban với Danh.”
=> Giả sử sai => Bình và Lan ở tiểu ban Y, An ở tiểu ban X.
Khi đó nếu Châu ở tiểu ban X thì Danh ở tiểu ban Y và ngược lại => Châu có thể ở tiểu ban X.
Câu 55:
Phương pháp giải:
Suy luận từ đề bài.
Giải chi tiết:
Vì đề bài cho “Nga không làm việc chung với Mai hoặc Danh”, tức là Mai và Danh ở khác tiểu ban.
Do đó khẳng định không thể đúng là “Danh cùng tiểu ban với Mai.”
Câu 56:
Phương pháp giải:
Suy luận từ đề bài.
Giải chi tiết:
Xét đáp án A: An và Nga phải làm ở tiểu ban X, Châu phải làm ở tiểu ban Y.
Ta có bảng sau:
=> Danh làm việc ở tiểu ban X, Bình và Lan ở tiểu ban Y.
Còn Mai không có điều kiện gì, nên có thể làm việc ở một trong hai tiểu ban, khi đó ta có 2 cách:
Hoặc
=> Loại đáp án A.
Xét đáp án B: Lan, Châu phải làm ở tiểu ban X và Mai, Nga phải là ở tiểu ban Y.
Ta có bảng sau:
=> Danh làm việc ở tiểu ban Y, An làm việc ở tiểu ban Y, Bình làm việc ở tiểu ban X.
Tức là chỉ có 1 cách phân 7 người vào 2 tiểu ban, đó là:
Câu 57:
Phương pháp giải:
Suy luận từ các giả thiết của bài toán.
Giải chi tiết:
Theo bài ra ta có bảng sau:
Loại |
Tác giả |
Nhà xuất bản |
|
Ruận |
S |
Truyện trinh thám |
|
H |
Truyện khoa học viễn tưởng |
Bình |
|
Tiểu thuyết |
Hùng |
|
Do “Truyện khoa học viễn tưởng được viết bởi tác giả Bình và không được xuất bản bởi B” nên được xuất phản bởi nhà xuất bản P.
Vậy P xuất bản truyệt khoa học viễn tưởng.
Câu 58:
Phương pháp giải:
Suy luận từ các giả thiết của bài toán.
Giải chi tiết:
Theo bài ra ta và theo câu 56 có bảng sau:
Loại |
Tác giả |
Nhà xuất bản |
Truyện kinh dị |
Ruận |
S |
Truyện trinh thám |
Giang |
H |
Truyện khoa học viễn tưởng |
Bình |
P |
Tiểu thuyết |
Hùng |
B |
Do đó tác giả Giang sáng tác truyện trinh thám, xuất bản bởi H.
Câu 59:
Phương pháp giải:
Suy luận từ các giả thiết của bài toán.
Giải chi tiết:
Theo bài ra ta và theo câu 56 có bảng sau:
Loại |
Tác giả |
Nhà xuất bản |
Truyện kinh dị |
Ruận |
S |
Truyện trinh thám |
Giang |
H |
Truyện khoa học viễn tưởng |
Bình |
P |
Tiểu thuyết |
Hùng |
B |
Dựa vào bảng trên ta thấy, Danh mua sách của các tác giả Bình và Hùng thì anh ấy đã không mua truyện kinh dị.
Câu 60:
I. tác giả Ruận viết truyện kinh dị hoặc truyện trinh thám
II. S xuất bản truyện kinh dị hoặc truyện trinh thám
III. cuốn sách của tác giả Bình được xuất bản bởi S hoặc P
Phương pháp giải:
Suy luận từ các giả thiết của bài toán.
Giải chi tiết:
Ta có các thông tin sau:
Danh phân vân không biết nên chọn mua cuốn nào trong 4 cuốn sách. Danh đang xem xét một cuốn truyện trinh thám, một truyện kinh dị, một tiểu thuyết và một cuốn truyện khoa học viễn tưởng. Các cuốn sách được viết bởi các tác giả Ruận, Giang, Bình, và Hùng, không nhất thiết theo thứ tự đó và được xuất bản bởi các nhà xuất bản H, P, B, và S, không nhất thiết theo thứ tự đó.
2. Truyện trinh thám được xuất bản bởi H
3. Truyện khoa học viễn tưởng được viết bởi tác giả Bình và không được xuất bản bởi B
4. Tiểu thuyết được viết bởi tác giả Hùng
Khi đó ta có bảng sau:
Loại |
Tác giả |
Nhà xuất bản |
Truyện kinh dị |
|
|
Truyện trinh thám |
|
H |
Truyện khoa học viễn tưởng |
Bình |
|
Tiểu thuyết |
Hùng |
|
Tác giả Ruận viết truyện kinh đị hoặc truyện trinh thám => Khẳng định I đúng.
H đã xuất bản truyện trinh thám nên S không thể xuất bản truyện trinh thám => Khẳng định II sai.
Cuốn sách của tác giả Bình là khoa học viễn tưởng, không được xuất bản bởi B, và H đã xuất bản truyện trinh thám, nên có thể xuất bản bởi P hoặc S => Khẳng định III đúng.
Câu 61:
Phương pháp giải:
- Dựa vào biểu đồ xác định số film Hàn Quốc sản xuất được trong mỗi năm từ 1998 đến 2001.
- Áp dụng công thức tính trung bình cộng của n số: \[\bar X = \frac{{{x_1}{n_1} + {x_2}{n_2} + ... + {x_n}{n_n}}}{n}\]
Giải chi tiết:
* Hàn Quốc:
- Năm 1998: 50 film
- Năm 1999: 52 film
- Năm 2000: 70 film
- Năm 2001: 88 film
Trung bình mỗi năm Hàn Quốc sản xuất được số film là: \[\left( {50 + 52 + 70 + 88} \right):4 = 65\] (film)
Câu 62:
Phương pháp giải:
Quan sát biểu đồ, lấy dữ liệu để tính toán tỉ số phần trăm số film Mỹ sản xuất so với 4 quốc gia đã sản xuất qua từng năm và so sánh.
Giải chi tiết:
Tỉ số phần trăm số film Mỹ sản xuất so với 4 quốc gia đã sản xuất qua từng năm như sau:
Năm 1998: \[\frac{{85}}{{85 + 50 + 8 + 15}} \times 100\% = \frac{{85}}{{158}} \times 100\% \approx 53,8\% \]
Năm 1999: \[\frac{{85}}{{85 + 52 + 15 + 9}} \times 100\% = \frac{{85}}{{161}} \times 100\% \approx 52,8\% \]
Năm 2000: \[\frac{{80}}{{80 + 70 + 17 + 12}} \times 100\% = \frac{{80}}{{179}} \times 100\% \approx 44,7\% \]
Năm 2001: \[\frac{{90}}{{90 + 88 + 23 + 34}} \times 100\% = \frac{{90}}{{235}} \times 100\% \approx 38,3\% \]
Như vậy, năm 1998 số film Mỹ sản xuất chiếm tỉ lệ cao nhất trong tổng số film 4 quốc gia đã sản xuất.
Câu 63:
Phương pháp giải:
Áp dụng công thức tìm tỉ lệ phần trăm A nhiều hơn B : \[P = \frac{{A - B}}{B}.100\% \]
Giải chi tiết:
* Năm 1999:
- Thái Lan: 15 film
- Việt Nam: 9 film
Số film Thái Lan sản xuất nhiều hơn số film Việt Nam sản xuất số phần trăm là: \[\frac{{15 - 9}}{9} \times 100\% \approx 66,7\% \]
Câu 64:
Phương pháp giải:
Áp dụng công thức tính trung bình cộng \[\bar X = \frac{{{x_1}{n_1} + {x_2}{n_2} + ... + {x_n}{n_n}}}{n}\] với \[{n_1} + {n_2} + ... + {n_n} = n\].
Giải chi tiết:
Doanh thu bán hàng trung bình mỗi năm của bách hóa Tràng Tiền là:
\[\frac{{7510 + 7860 + 8050 + 8380 + 8500}}{5} = 8060\] (triệu đồng) = 8,06 tỉ đồng.
Câu 65:
Phương pháp giải:
Áp dụng công thức A nhiều hơn B ta có: \[\frac{{A - B}}{B} \times 100\% \]
Giải chi tiết:
Doanh thu bán hàng năm 2008 so với năm 2007 tăng số phần trăm là: \[\frac{{8500 - 8380}}{{8380}} \times 100\% \approx 1,43\% \]
Câu 66:
Phương pháp giải:
Tỉ số của A và B được tính bởi công thức: \[A:B = \frac{A}{B}\].
Giải chi tiết:
Doanh thu bán hàng (triệu đồng):
Năm 2004: 7510
Năm 2008: 8500
Tỉ số doanh thu bán hàng năm 2004 và năm 2008 là: \[\frac{{7510}}{{8500}} \approx 0,88\].
Câu 67:
Phương pháp giải:
Năng suất lao động bình quân chung = Tổng sản lượng : Tổng số công nhân
Sản lượng = năng suất × số công nhân
Số công nhân = sản lượng : năng suất
Giải chi tiết:
Số công nhân phân xưởng 1 là: \[50{\mkern 1mu} 000:500 = {\mkern 1mu} 100\] (người)
Số công nhân phân xưởng 2 là: \[72000:600 = 120\] (người)
Số công nhân phân xưởng 3 là: \[50{\mkern 1mu} 050:550 = 91\] (người)
Tổng số công nhân của cả ba phân xưởng là: \[100 + 120 + 91 = 311\] (người)
Tổng sản lượng của cả ba phân xưởng là: \[50{\mkern 1mu} 000 + {\mkern 1mu} 72{\mkern 1mu} 000 + {\mkern 1mu} 50{\mkern 1mu} 050 = 172{\mkern 1mu} 050\] (kg)
Năng suất lao động bình quân chung là: \[172{\mkern 1mu} 050:{\mkern 1mu} 311 \approx 553,215\] (kg/người)
Đáp số: 553,215 kg/người.
Câu 68:
Phương pháp giải:
Tính chi phí sản xuất của từng phân xưởng sau đó cộng lại với nhau.
Chi phí = Giá thành đơn vị sản phẩm × Sản lượng
* Chú ý: Giá thành đơn vị sản phẩm (1000 đ), đổi đơn vị tiền tệ sao cho chính xác.
Giải chi tiết:
Chi phí sản xuất của cả ba phân xưởng là: \[20 \times 50{\mkern 1mu} 000{\mkern 1mu} + {\mkern 1mu} 18 \times 72{\mkern 1mu} 000 + 19 \times 50{\mkern 1mu} 050 = 3{\mkern 1mu} 246{\mkern 1mu} 950\] (nghìn đồng)
Đổi: 3 246 950 nghìn đồng = 3 246 950 000 đồng = 3 246, 95 triệu đồng = 3, 24695 tỉ đồng
Câu 69:
Phương pháp giải:
Giá thành bình quân chung = Tổng chi phí : Tổng sản lượng
Chi phí = Giá thành đơn vị sản phẩm ×× Sản lượng
Giải chi tiết:
Chi phí sản xuất của cả ba phân xưởng là: \[20 \times 50{\mkern 1mu} 000{\mkern 1mu} + {\mkern 1mu} 18 \times 72{\mkern 1mu} 000 + 19 \times 50{\mkern 1mu} 050 = 3{\mkern 1mu} 246{\mkern 1mu} 950{\mkern 1mu} \] (nghìn đồng)
Tổng sản lượng của cả 3 phân xưởng là: \[50{\mkern 1mu} 000 + {\mkern 1mu} 72{\mkern 1mu} 000 + 50{\mkern 1mu} 050 = 172{\mkern 1mu} 050\] (kg)
Giá thành đơn vị sản phẩm bình quân của doanh nghiệp là: \[3{\mkern 1mu} 246{\mkern 1mu} 950{\mkern 1mu} :{\mkern 1mu} 172{\mkern 1mu} 050{\mkern 1mu} \approx 18,87\] (nghìn đồng)
Câu 70:
Phương pháp giải:
Mức lương bình quân chung = Tổng lương : Tổng số công nhân.
= Tổng (mứclương × số CN) : Tổng số công nhân.
Giải chi tiết:
Theo câu 67 ta đã tính được: Phân xưởng 1 có 100 công nhân, phân xưởng 2 có 120 công nhân và phân xưởng 3 có 91 công nhân.
Tổng lương của các công nhân phân xưởng 1 là: \[100 \times 2000 = 200{\mkern 1mu} 000\] (nghìn đồng) = 200 triệu đồng
Tổng lương của các công nhân phân xưởng 2 là: \[120 \times 2200 = 264000\] (nghìn đồng) = 264 triệu đồng
Tổng lương của các công nhân phân xưởng 3 là: \[91 \times 2100 = 191{\mkern 1mu} 100\] (nghìn đồng) = 191,1 triệu đồng
Tổng số công nhân của cả ba phân xưởng là: 311 người (câu 67)
Mức lương bình quân của một công nhân là: \[\left( {200 + 264 + 191,1} \right):311 \approx 2,106\] (triệu đồng) = 2 106 000 đồng/người
Đáp số: 2 106 000 đồng/người.
Câu 71:
Phương pháp giải:
Độ đặc khít của mạng tinh thể lập phương tâm khối là 68%.
Xét 1 mol chất ⟹ V1 nguyên tử ⟹ Vthực ⟹ Vtinh thể ⟹ mtinh thể = M (do xét 1 mol).
Giải chi tiết:
Xét 1 mol tinh thể kim loại X (có chứa 6,022.1023 nguyên tử X)
Ta có: R = 0,23 nm = 2,3.10-8 cm.
V1 nguyên tử = \[\frac{4}{3}\pi {R^3}\] = 5,1.10-23 (cm3).
⟹ Vthực = V1 nguyên tử . 6,022.1023 = 5,1.10-23.6,022.1023 = 30,7 (cm3).
Độ đặc khít của mạng tinh thể lập phương tâm khối là 68%.
⟹ Vtinh thể = Vthực /68% = 30,7.(100/68) = 45,1 (cm3).
⟹ mtinh thể = Dtinh thể.Vtinh thể = 0,862.45,1 = 39 gam.
⟹ MX = m = 39 (do xét 1 mol tinh thể kim loại X).
Vậy X là kim loại K.
Câu 72:
Phương pháp giải:
Muối của một kim loại với nhiều loại gốc axit khác nhau được gọi là muối hỗn tạp.
Giải chi tiết:
Clorua vôi được tạo bởi kim loại Ca và 2 gốc axit khác nhau là Cl- và ClO- nên được gọi là muối hỗn tạp.
Câu 73:
Phương pháp giải:
Sử dụng bảo toàn nguyên tố C, H để tính số mol CO2 và H2O.
Câu 74:
Phương pháp giải:
Để thủy phân hoàn toàn 1 mol Y cần 4 mol NaOH ⟹ Y là tetrapeptit.
Viết CTCT của Y sao cho khi phân cắt liên kết peptit thu được hai đipeptit Gly-Gly và Ala-Ala.
Giải chi tiết:
- Để thủy phân hoàn toàn 1 mol Y cần 4 mol NaOH ⟹ Y là tetrapeptit.
- Thủy phân không hoàn toàn peptit Y mạch hở thu được hỗn hợp sản phẩm trong đó có hai đipeptit Gly-Gly và Ala-Ala
⟹ Có 2 CTCT phù hợp với Y là Gly-Gly-Ala-Ala và Ala-Ala-Gly-Gly.
Câu 75:
Phương pháp giải:
Giải chi tiết:
Đơn vị đo của mức cường độ âm là Ben (B)(B).
Câu 76:
Phương pháp giải:
Bước sóng: \[\lambda = \frac{v}{f}\]
Biên độ dao động tổng hợp tại M: \[{a_M} = 2A\left| {\cos \frac{{\pi \left( {{d_2} - {d_1}} \right)}}{\lambda }} \right|\]
Giải chi tiết:
Bước sóng là: \[\lambda = \frac{v}{f} = \frac{3}{{25}} = 0,12{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} \left( m \right) = 12{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} \left( {cm} \right)\]
Biên độ dao động của điểm M là: \[{a_M} = 2A\left| {\cos \frac{{\pi \left( {{d_2} - {d_1}} \right)}}{\lambda }} \right| = 2A\left| {\cos \frac{{\pi .\left( {17 - 15} \right)}}{{12}}} \right| = 12 \Rightarrow A = 4\sqrt 3 {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} mm\]
Điểm N cách trung điểm O 2 cm, có: \[\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{AN = 10,5{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} cm}\\{BN = 14,5{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} cm}\end{array}} \right.\]
Biên độ dao động của điểm N là: \[{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {a_N} = 2A\left| {\cos \frac{{\pi \left( {BN - AN} \right)}}{\lambda }} \right| = 2.4\sqrt 3 \left| {\cos \frac{{\pi .\left( {14,5 - 10,5} \right)}}{{12}}} \right| = 4\sqrt 3 {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} \left( {mm} \right)\]
Câu 77:
Phương pháp giải:
Sóng dừng hai
Phương trình dao động: \[x = A\cos \left( {\omega t + \varphi } \right)\]
Với x là li độ
A là biên độ
ω là tần số góc
φ là pha ban đầu
\[\left( {\omega t + \varphi } \right)\] là pha dao động
đầu cố định, tần số sóng: \[f = k\frac{v}{{2{\rm{l}}}}\]
Giải chi tiết:
Phương trình dao động: \[x = A\cos \left( {\omega t + \varphi } \right)\]
Pha dao động là: \[\left( {\omega t + \varphi } \right)\] là hàm bậc nhất với thời gian
Câu 78:
Phương pháp giải:
Sử dụng lý thuyết pin quang điện
Giải chi tiết:
Pin quang điện biến đổi trực tiếp quang năng thành điện năng
Câu 79:
Phương pháp giải:
Giải chi tiết:
Xét về mặt năng lượng, quang hợp ở thực vật là quá trình chuyển hóa năng lượng ánh sáng thành năng lượng hóa học.
Câu 80:
Bề mặt trao đổi khí của cơ quan hô hấp ở động vật có các đặc điểm nào?
1. Diện tích lớn; 2. Mỏng và luôn khô ráo;
3. Mỏng và luôn ẩm ướt; 4. Có sự lưu thông khí tạo sự chênh lệch nồng độ O2 và CO2;
5. Diện tích hạn chế; 6. Có nhiều mao mạch và máu có sắc tố hô hấp.
Phương pháp giải:
Giải chi tiết:
Bề mặt trao đổi khí có đặc điểm:
1. Diện tích lớn;
3. Mỏng và luôn ẩm ướt;
4. Có sự lưu thông khí tạo sự chênh lệch nồng độ O2 và CO2;
6. Có nhiều mao mạch và máu có sắc tố hô hấp.
(SGK Sinh 11 trang 71)
Câu 81:
Phương pháp giải:
Áp dụng công thức tính số kiểu gen tối đa trong quần thể (n là số alen)
Nếu gen nằm trên NST thường: \[\frac{{n(n + 1)}}{2}\] kiểu gen hay \[C_n^2 + n\]
Nếu gen nằm trên vùng không tương đồng NST giới tính X
+ giới XX : \[\frac{{n(n + 1)}}{2}\] kiểu gen hay \[C_n^2 + n\]
+ giới XY : n kiểu gen
Nếu có nhiều gen trên 1 NST coi như 1 gen có số alen bằng tích số alen của các gen đó
Số kiểu gen đồng hợp bằng số alen của gen, số kiểu gen dị hợp \[C_n^2\]
Giải chi tiết:
Xét gen 1 và gen 2 tạo ra tối đa 8 loại giao tử → số alen của gen 1 × số alen của gen 2 = 8, ta coi như 1 gen có 8 alen.
+ Số kiểu gen đồng hợp: 8
+ Số kiểu gen dị hợp: \[C_8^2 = 28\]
Số kiểu gen tối đa về 2 gen này là: 28 + 8 = 36 KG.
Xét gen 3 và gen 4 tạo ra tối đa 7 loại tinh trùng (gồm 6 loại X và 1 loại Y)
+ Số kiểu gen ở giới XX : \[C_6^2 + 6 = 21\]
+ Số kiểu gen ở giới XY : 6
Số kiểu gen tối đa về 2 gen này là: 21 + 6 = 27 KG.
Số kiểu gen tối đa trong quần thể là 36 × 27= 972 KG.
Câu 82:
(1) AAAA. (2) AAAa. (3) AAaa. (4) Aaaa. (5) aaaa.
Phương án đúng là:
Phương pháp giải:
Giải chi tiết:
Khi xử lí các dạng lưỡng bội có kiểu gen AA, Aa, aa bằng tác nhân consixin, có thể tạo ra được các dạng tứ bội: AAAA, AAaa, aaaa
Câu 83:
Phương pháp giải:
Kiến thức bài 2 – Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ (trang 16 sgk Địa 12)
Giải chi tiết:
Nước ta nằm ở vị trí tiếp giáp giữa lục địa và đại dương, liền kề vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương và Địa Trung Hải nên có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú.
Câu 84:
Phương pháp giải:
Kiến thức bài 6 – Đất nước nhiều đồi núi (trang 33 sgk Địa 12)
Giải chi tiết:
Điểm giống nhau giữa đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long là: cả 2 đồng bằng đều có nguốc hình thành do phù sa của các hệ thống lớn bồi đắp nên.
- Đồng bằng sông Hồng do phù sa sông Hồng và sông Thái Bình
- Đồng bằng sông Cửu Long do phù sa sông Tiền và sông Hậu
Câu 85:
Phương pháp giải:
Liên hệ kiến thức bài 9 – Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa
Giải chi tiết:
- Gió mùa đông Bắc chỉ hoạt động mạnh ở khu vực miền Bắc từ dãy Bạch Mã trở ra Bắc, đem lại mùa đông lạnh.
=> Do vậy các tỉnh/thành phố như Hà Nội, Nghệ An, Bắc Giang đều có đặc điểm khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa với một mùa đông lạnh. => loại A, C D
- Riêng Quảng Nam thuộc miền khí hậu phía Nam, do dãy Bạch Mã chắn lại nên không chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc, không có mùa đông lạnh.
Câu 86:
Phương pháp giải:
Kiến thức bài 8 – Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển
Giải chi tiết:
- Nguyên nhân khiến nước ta chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển là do:
+ Vị trí tiếp giáp biển Đông rộng lớn => biển Đông là nguồn dự trữ ẩm dồi dào, đem lại lương mưa lớn, khiến khí hậu nước ta mang tính hải dương điều hòa.
+ Lãnh thổ kéo dài và hẹp ngang + địa hình có hướng nghiêng tây bắc – đông nam thấp dần về phía biển => tạo điều kiện thuận lợi cho tác động của biển vào sâu trong đất liền và dễ dàng hơn.
=> loại đáp án A, C, D
- Địa hình chủ yếu là đồi núi không phải là đặc điểm khiến nước ta chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển
Câu 87:
Phương pháp giải:
SGK Lịch sử 12, trang 5.
Giải chi tiết:
Theo quyết định của Hội nghị lanta (2-1945), Áo và Phần Lan trở thành những nước trung lập.
Câu 88:
Phương pháp giải:
Phân tích các phương án để rút ra bài học.
Giải chi tiết:
A loại vì nội dung của phương án này chỉ phù hợp với thực tế Trung Quốc.
B, C loại vì việc xây dựng đặc khu kinh tế hay phát triển công nghiệp nặng phải tùy thuộc vào tình hình thực tế của đất nước.
D chọn vì thành công của công cuộc cải cách - mở cửa của Trung Quốc đã để lại bài học kinh nghiệm đối với các nước xây dựng chủ nghĩa xã hội, trong đó có Việt Nam là chuyển sang kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa linh hoạt hơn. Điều này phù hợp với tình hình thực tiễn lịch sử của Việt Nam. Trên thực tế, Việt Nam đã xây dựng nền kinh nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa, đặt dưới sự quản lí của nhà nước.
Câu 89:
Phương pháp giải:
Dựa vào nội dung chiến lược kinh tế được các nước sáng lập ASEAN thực hiện (SGK Lịch sử 12, trang 29) để đánh giá, liên hệ và rút ra bài học.
Giải chi tiết:
B loại vì nội dung của phương án này thiếu thị trường trong nước.
C, D loại vì nội dung của phương án này thiếu thị trường nước ngoài, vốn, kĩ thuật bên ngoài.
Câu 90:
Phương pháp giải:
So sánh chính sách đối ngoại của Nga và Mĩ sau Chiến tranh lạnh.
Giải chi tiết:
- Nga: từ sau năm 1991, Nga thực hiện chính sách đối ngoại ngả về phương Tây. Mặt khác, khôi phục và phát triển mối quan hệ với các nước châu Á (Trung Quốc, Ấn Độ, các nước ASEAN,…).
- Mĩ: trong thập niên 90, chính quyền B. Clinton thực hiện chiến lược “Cam kết và mở rộng”. Sau khi trật tự hai cực Ianta tan rã, Mĩ càng tìm cách vươn lên chi phối, lãnh đạo thế giới.
=> Điểm chung: cả Nga và Mĩ đều ra sức điều chỉnh chính sách đối ngoại để mở rộng ảnh hưởng.
Câu 91:
Phương pháp giải:
- Gọi công thức của muối clorua là MCl.
- Tính số mol Cl2 theo công thức \[n = \frac{{pV}}{{RT}}\]
Trong đó:
+ p là áp suất (đơn vị: atm)
+ V là thể tích (đơn vị: lít)
+ n là số mol (đơn vị: mol)
+ R là hằng số, R = 0,082
+ T là nhiệt độ (đơn vị: K; cách đổi từ oC sang K là T (K) = t (oC) + 273)
PTHH: 2MCl 2M + Cl2
Giải chi tiết:
Gọi công thức của muối clorua là MCl
PTHH: 2MCl 2M + Cl2
Ta có: \[{n_{C{l_2}}} = \frac{{1.1,568}}{{0,082.(109,2 + 273)}} = 0,05\] (mol).
Theo PTHH ⟹ \[{n_{MCl}} = 2{n_{C{l_2}}} = 0,1\] (mol).
⟹ \[{M_{MCl}} = \frac{{4,25}}{{0,1}} = 42,5\]
⟹ \[{M_M} = 42,5 - 35,5 = 7\].
Vậy M là Li.
Câu 92:
Phương pháp giải:
Dựa vào tính chất hóa học của NaHCO3.
Giải chi tiết:
Ở nhiệt độ cao, NaHCO3 bị nhiệt phân tạo ra CO2 khiến cho bánh trở nên phồng xốp hơn.
PTHH: 2NaHCO3 Na2CO3 + CO2 + H2O.
Câu 93:
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức tổng hợp về tính chất và ứng dụng của kim loại kiềm.
Giải chi tiết:
B sai vì các kim loại kiềm có cấu trúc mạng tinh thể lập phương tâm khối.
Câu 94:
(1) Glucozơ và fructozơ đều là chất rắn, không màu, tan nhiều trong nước và có vị ngọt.
(2) Glucozơ có vị ngọt hơn fructozơ.
(3) Glucozơ và fructozơ có trong hoa quả tạo nên vị ngọt của hoa quả.
(4) Nếu nồng độ glucozơ trong máu của người vượt quá 0,1% thì có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
(5) Có thể truyền dung dịch fructozơ trực tiếp qua đường máu để tăng lực cho bệnh nhân.
(6) Để tráng ruột phích người ta dùng phản ứng của glucozơ với dung dịch AgNO3 trong NH3.
(7) Hàm lượng fructozơ trong mật ong cao (khoảng 40%) nên mật ong có vị ngọt đậm.
(8) Glucozơ và fructozơ là đồng đẳng của nhau.
Số phát biểu đúng là
Phương pháp giải:
Dựa vào lý thuyết về glucozơ, fructozơ đã học và kiến thức được cung cấp ở phần đề bài.
Giải chi tiết:
(1) đúng.
(2) sai, fructozơ ngọt hơn glucozơ.
(3) đúng.
(4) đúng.
(5) sai, để tăng lực cho bệnh nhân ta truyền glucozơ trực tiếp qua đường máu.
(6) đúng.
(7) đúng.
(8) sai, glucozơ và fructozơ là đồng phân của nhau.
Vậy có 5 phát biểu đúng.
Câu 95:
Phương pháp giải:
Dựa vào lý thuyết về glucozơ, fructozơ đã học và kiến thức được cung cấp ở phần đề bài.
Giải chi tiết:
- A đúng, vì chúng có cùng CTPT là C6H12O6.
- B đúng.
- C sai, fructozơ có phản ứng tráng gương.
- D đúng.
Câu 96:
Phương pháp giải:
- Đổi các đơn vị sang cm2, cm.
Lưu ý: 1 m2 = 104 cm2; 1 μm = 10-6 m = 10-4 cm.
- Xét 1 gương:
+ Tính thể tích lớp bạc trên 1 gương: V = S.d (S là diện tích bề mặt; d là độ dày của lớp bạc).
+ Tính khối lượng bạc trên 1 gương: m = D.V (D là khối lượng riêng của bạc nguyên chất; V là thể tích của lớp bạc).
- Xét phản ứng tráng gương:
+ Tính số mol glucozơ ban đầu, suy ra số mol glucozơ phản ứng.
+ Viết PTHH; từ số mol glucozơ phản ứng suy ra số mol của Ag sinh ra; suy ra khối lượng Ag.
- Số lượng gương sản xuất được = khối lượng Ag : khối lượng Ag trên 1 gương.
Giải chi tiết:
Đổi đơn vị: 0,35 m2 = 3500 cm2; 0,1 μm = 10-5 cm.
- Xét 1 gương:
+ Thể tích lớp bạc trên 1 gương là: V = S.d = 3500.10-5 = 0,035 cm3.
+ Khối lượng bạc trên 1 gương là: m = D.V = 10,49.0,035 = 0,36715 gam.
- Xét phản ứng tráng gương:
\[{n_{{C_6}{H_{12}}{O_6}\left( {b{\rm{d}}} \right)}} = \frac{{30,6}}{{180}} = 0,17\left( {mol} \right)\]
\[{n_{{C_6}{H_{12}}{O_6}\left( {pu} \right)}} = 0,17.80\% = 0,136\left( {mol} \right)\]
PTHH: C5H11O5-CHO + 2AgNO3 + 3NH3 + H2O C5H11O5-COONH4 + 2Ag + 2NH4NO3
+ Theo PTHH: \[{n_{Ag}} = 2{n_{{C_6}{H_{12}}{O_6}\left( {pu} \right)}} = 2.0,136 = 0,272\left( {mol} \right)\]
+ Khối lượng Ag sinh ra trong phản ứng tráng gương là: \[{m_{Ag}} = 0,272.108 = 29,376\left( g \right)\]
- Số lượng gương sản xuất được là: \[\frac{{29,376}}{{0,36715}} = 80\] (chiếc).
Câu 97:
Phương pháp giải:
Lực điện: \[F = k\frac{{\left| {{q_1}{q_2}} \right|}}{{\varepsilon {r^2}}}\]
Giải chi tiết:
Lực điện giữa một electron và một hạt bụi là:
\[F = k\frac{{\left| {{q_1}{q_2}} \right|}}{{\varepsilon {r^2}}} = {9.10^9}.\frac{{\left| { - {{1,6.10}^{ - 19}}{{.9,3.10}^{ - 13}}} \right|}}{{{{1.0,05}^2}}} = {5,3568.10^{ - 19}}{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} \left( N \right)\]
Câu 98:
Khói thải từ một số nhà máy, xí nghiệp có thể chứa nhiều hạt bụi gây ô nhiễm môi trường. Một biện pháp có thể giữ lại phần lớn các hạt bụi này là dùng máy lọc bụi tĩnh điện. Bài toán sau mô tả nguyên tắc cơ bản của máy lọc này.
Hai bản kim loại tích điện trái dấu được đặt thẳng đứng, khoảng cách giữa 2 bản là \[d = 25{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} cm\], chiều cao của mỗi bản tụ là l. Hiệu điện thế giữa hai bản tụ là \[U = {5.10^4}{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} V\].
Không khí chứa bụi được thổi đi lên theo phương thẳng đứng qua khoảng giữa hai bản tụ. Cho rằng mỗi hạt bụi đều có khối lượng \[m = {10^{ - 9}}{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} kg\], điện tích là \[{4.10^{ - 14}}{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} C\]. Khi bắt đầu đi vào khoảng giữa hai bản tụ, hạt bụi có vận tốc \[{v_0} = 18{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} m/s\] theo phương thẳng đứng hướng lên. Bỏ qua tác dụng của trọng lực. Tìm ll để mọi hạt bụi để dính hút vào bản kim loại
Phương pháp giải:
Lực điện: \[F = \left| q \right|.E = \left| q \right|.\frac{U}{d}\]
Sử dụng phương pháp giải bài toán của vật bị ném ngang
Giải chi tiết:
Chọn gốc tọa độ nơi hạt bụi đi vào điện trường là sát bản âm
Trục \[Ox\] nằm ngang từ bản âm sang bản dương
Trục \[Oy\] thẳng đứng hướng lên
Gốc thời gian là lúc hạt bụi đi vào điện trường
Do bỏ qua tác dụng của trọng lực → theo phương \[Oy\], hạt bụi chuyển động đều với vận tốc \[{v_0}\]
Theo phương \[Ox\], lực tác dụng lên hạt bụi là: \[F = \left| q \right|\frac{U}{d} = ma \Rightarrow a = \frac{{\left| q \right|U}}{{m.d}}\]
Phương trình vận tốc của hạt bụi theo phương \[Ox,Oy\] là: \[\left\{ \begin{array}{l}{v_x} = a.t\\{x_y} = {v_0}\end{array} \right.\]
Phương trình chuyển động của hạt bụi theo phương \[Ox,{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} Oy\] là: \[\left\{ \begin{array}{l}x = \frac{{a{t^2}}}{2}\\y = {v_0}t \Rightarrow t = \frac{y}{{{v_0}}}\end{array} \right. \Rightarrow x = \frac{{a{y^2}}}{{2{v_0}^2}} = \frac{{\left| q \right|U{y^2}}}{{2m.d.{v_0}^2}}\]
Để mọi hạt bụi dính vào bản tụ, ta có: \[\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{x = d}\\{y \le {\rm{l}}}\end{array}} \right. \Rightarrow d \le \frac{{\left| q \right|U{{\rm{l}}^2}}}{{2md{v_0}^2}} \Rightarrow {{\rm{l}}^2} \ge \frac{{2m{d^2}{v_0}^2}}{{\left| q \right|U}}\]
\[ \Rightarrow {{\rm{l}}^2} \ge 20,25 \Rightarrow {\rm{l}} \ge 4,5{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} \left( m \right)\]
Câu 99:
Phương pháp giải:
Lực điện: \[F = \left| q \right|.E = \left| q \right|.\frac{U}{d}\]
Sử dụng phương pháp giải bài toán của vật bị ném ngang
Giải chi tiết:
Lực điện tác dụng lên hạt bụi theo phương ngang là: \[F = \left| q \right|E = ma \Rightarrow a = \frac{{\left| q \right|}}{m}.E\]
Theo phương thẳng đứng, hạt bụi chuyển động đều với thời gian là: \[t = \frac{{\rm{l}}}{{{v_0}}} = \frac{{24}}{6} = 4{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} \left( s \right)\]
Chuyển động của hạt bụi theo phương ngang là: \[d = \frac{1}{2}a{t^2} \Rightarrow d = \frac{1}{2}.\frac{{\left| q \right|}}{m}.E.{t^2}\]
\[ \Rightarrow E = \frac{{2d}}{{\frac{{\left| q \right|}}{m}.{t^2}}} = \frac{{2.0,5}}{{{{2.10}^{ - 5}}{{.4}^2}}} = 3125{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} \left( {V/m} \right)\]
Câu 100:
Phương pháp giải:
Cường độ dòng điện: \[I = \frac{q}{t}\]
Số electron đập vào màn hình: \[n = \frac{q}{{\left| e \right|}}\]
Giải chi tiết:
Cường độ dòng điện chạy qua bóng đèn hình là:
\[I = \frac{q}{t} = \frac{{n\left| e \right|}}{t} \Rightarrow \frac{n}{t} = \frac{I}{{\left| e \right|}} = \frac{{{{50.10}^{ - 6}}}}{{\left| { - {{1,6.10}^{ - 19}}} \right|}} = {3,125.10^{14}}{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} \left( {electron/s} \right)\]
Câu 101:
Phương pháp giải:
Công của lực điện: \[A = \left| q \right|Ed = \left| q \right|U\]
Định lí biến thiên động năng: \[A = {W_{ds}} - {W_{dt}}\]
Giải chi tiết:
Áp dụng định lí biến thiên động năng, ta có: \[A = {W_{ds}} - {W_{dt}} \Rightarrow \left| q \right|U = {W_d} - 0\]
\[ \Rightarrow U = \frac{{{W_d}}}{{\left| q \right|}} = \frac{{{{40.10}^{ - 20}}}}{{\left| { - {{1,6.10}^{ - 19}}} \right|}} = 2,5{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} \left( V \right)\]
Câu 102:
Phương pháp giải:
Công của lực điện: \[A = \left| q \right|Ed = \left| q \right|U\]
Định lí biến thiên động năng: \[A = {W_{ds}} - {W_{dt}}\]
Giải chi tiết:
Áp dụng định lí biến thiên động năng, ta có:
\[A = {W_{ds}} - {W_{dt}} \Rightarrow \left| q \right|U = \frac{1}{2}m{v^2} - 0 \Rightarrow v = \sqrt {\frac{{2\left| q \right|U}}{m}} \]
\[ \Rightarrow v = \sqrt {\frac{{2.\left| { - {{1,6.10}^{ - 19}}} \right|{{.2,5.10}^3}}}{{{{9,1.10}^{ - 31}}}}} \approx {3.10^7}{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} \left( {m/s} \right)\]
Câu 103:
Phương pháp giải:
Giải chi tiết:
Phát biểu đúng về gen ngoài nhân là: A
B sai, gen ngoài nhân không tồn tại thành từng cặp, biểu hiện ngay ra kiểu hình.
C sai, do sự phân chia tế bào chất không đều nên gen ngoài nhân được phân chia không đều.
D sai, gen ngoài nhân biểu hiện ở cả giới cái và giới đực.
Câu 104:
Phương pháp giải:
Giải chi tiết:
Gen trong tế bào chất di truyền theo dòng mẹ. Nếu mẹ bị bệnh thì con có thể bị bệnh hoặc không bị.
Con bị bệnh trong trường hợp: tế bào chất của trứng có gen gây bệnh, hợp tử phân chia nhiều lần, những ti thể mang gen gây bệnh nằm trong tế bào não của người con.
Con không bị bệnh trong trường hợp: người mẹ đó tạo ra trứng không mang ti thể có gen đột biến hoặc ti thể mang gen đột biến không nằm trong tế bào não của người con.
Câu 105:
Phương pháp giải:
Giải chi tiết:
Chuyển nhân từ tế bào xoma con đực A : chân cao, kháng thuốc vào tế bào trứng mất nhân của cơ thể cái B chân thấp, không kháng thuốc được tế bào C
Tế bào C gồm : nhân A : đực, chân cao + tế bào chất (chứa ti thể) B không kháng thuốc
Kiểu hình cá thể C là : đực, chân cao, không kháng thuốc
Câu 106:
Phương pháp giải:
Giải chi tiết:
Kích thước quần thể phụ thuộc vào tỷ lệ sinh và tỷ lệ tử cũng như xuất nhập cư.
Câu 107:
Phương pháp giải:
Giải chi tiết:
Trong trường hợp: B>D; I=E thì kích thước quần thể sẽ tăng.
B,C: kích thước quần thể giảm
D: kích thước quần thể không đổi.
Câu 108:
Phương pháp giải:
Giải chi tiết:
Kích thước của quần thể đó ở thời điểm thống kê là 5000 × (100% + 2% - 2% - 4%) = 4800
Câu 109:
Phương pháp giải:
Đọc kĩ đoạn tư liệu số 1, tìm các từ khóa về vấn đề môi trường
Giải chi tiết:
Theo bài đọc, Việt Nam đang phải đối mặt với những vấn đề môi trường nghiêm trọng như: rác thải nhựa, ô nhiễm không khí và ô nhiễm nguồn nước
- Lượng rác thải của Việt Nam dự báo tăng gấp đôi trong vòng chưa đầy 15 năm tới
- Việt Nam cũng là một trong mười quốc gia trên thế giới bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi ô nhiễm không khí
- Ô nhiễm nguồn nước đang gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với năng suất của các ngành quan trọng và với sức khỏe của người dân.
Câu 110:
Phương pháp giải:
Đọc kĩ đoạn tư liệu số 1, chú ý từ khóa ‘‘không phải“ của câu hỏi
Giải chi tiết:
Theo bài đọc, nguyên nhân gây nên các vấn đề về ô nhiễm môi trường ở nước ta là do mặt trái của quá trình đô thị hóa, tăng trưởng kinh tế và gia tăng dân số.
Ví dụ:
- Đô thị hóa kéo theo sự tập trung dân cư đông đúc, tự phát => gia tăng lượng rác thải, khói bụi, tiếng ồn.
- Kinh tế phát triển sẽ hình thành nhiều khu công nghiệp, nếu không có biện pháp môi trường hợp lí sẽ thải ra rất nhiều chất thải công nghiệp độc hại.
- Gia tăng dân số quá nhanh cũng gây nên những áp lực về rác thải và tài nguyên.
=> Như vậy loại bỏ được đáp án A, C, D
- Đặc điểm vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ chỉ quy định 1 số đặc điểm nổi bật của thiên nhiên nước ta, đây không phải là nguyên nhân gây nên các vấn đề ô nhiễm môi trường.
Câu 111:
Phương pháp giải:
Đọc kĩ đoạn cuối
Giải chi tiết:
NDCs là viết tắt của chương trình Đóng góp Quốc gia tự quyết định.
* Một số hiểu biết về NDCs:
Tại Hội nghị lần thứ 21 (COP21) năm 2015, các Bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (sau đây gọi tắt là Công ước) đã thông qua Thoả thuận Paris về biến đổi khí hậu. Đây là Thoả thuận mang tính lịch sử, là cơ sở pháp lý toàn cầu đầu tiên ràng buộc trách nhiệm của tất cả các Bên trong ứng phó với biến đổi khí hậu. Việc thực hiện trách nhiệm của mỗi Bên trong ứng phó với biến đổi khí hậu chủ yếu thông qua Đóng góp dự kiến do quốc gia tự quyết định (INDC). INDC của Việt Nam bao gồm hợp phần giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và hợp phần thích ứng với biến đổi khí hậu.
Câu 112:
Phương pháp giải:
Đọc kĩ đoạn tư liệu số 1
Giải chi tiết:
Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm là một trong những ngành công nghiệp trọng điểm ở nước ta với cơ cấu ngành đa dạng nhờ nguồn nguyên liệu tại chỗ phong phú và thị trường tiêu thụ rộng lớn ở trong và ngoài nước.
Câu 113:
Phương pháp giải:
Liên hệ thế mạnh của ngành này
Giải chi tiết:
Công nghiệp chế biến lương thực – thực phẩm ở nước ta có thế mạnh là thị trường tiêu thụ rộng lớn cả trong và ngoài nước => do vậy nhận định thị trường tiêu thụ hạn chế là sai
Câu 114:
Phương pháp giải:
Đọc kĩ đoạn tư liệu số 3
Giải chi tiết:
Việt Nam đã và đang tham gia ký các hiệp định thương mại tự do (FTA, CPTPP), điều này mở ra rất nhiều lợi thế về thị trường cho doanh nghiệp ngành chế biến lương thực nước ta.
Câu 115:
Phương pháp giải:
Dựa vào thông tin được cung cấp để trả lời.
Giải chi tiết:
Cơ quan ngôn luận của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên là báo Thanh niên.
Câu 116:
Phương pháp giải:
Dựa vào thông tin được cung cấp, suy luận.
Giải chi tiết:
Sau khi tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc là con đường cách mạng vô sản thì Nguyễn Ái Quốc đã tích cực nghiên cứu và truyền bá chủ nghĩa Mác – Lê-nin, lí luận giải phóng dân tộc về nước. Tháng 6/1925, Người sáng lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên là tổ chức tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam sau này => Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên là tổ chức cách mạng đi theo khuynh hướng vô sản.
Câu 117:
Phương pháp giải:
Phân tích vai trò của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên để chọn phương án phù hợp với yêu cầu của câu hỏi.
Giải chi tiết:
Vai trò của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên đối với cách mạng Việt Nam:
- Tích cực truyền bá lý luận giải phóng dân tộc theo con đường vô sản vào Việt Nam, xác lập một con đường cứu nước mới, góp phần giải quyết vấn đề đường lối cho cách mạng Việt Nam đầu thế kỉ XX.
- Tích cực chuẩn bị điều kiện về tư tưởng chính trị và tổ chức cho sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam.
- Góp phần vào sự thắng thế của khuynh hướng vô sản trong cuộc đấu tranh giành quyền lãnh đạo cách mạng Việt Nam đầu thế kỉ XX.
Câu 118:
Phương pháp giải:
Dựa vào thông tin được cung cấp để trả lời.
Giải chi tiết:
Các nước thắng trận tổ chức Hội nghị ở Vécxai và Oasinhtơn nhằm kí kết hòa ước và các hiệp ước phân chia quyền lợi.
Câu 119:
Phương pháp giải:
Dựa vào thông tin được cung cấp, suy luận.
Giải chi tiết:
- Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc, các nước tư bản đã tổ chức Hội nghị hòa bình ở Véc-xai (1919 - 1920) và Oa-sinh-tơn (1921 - 1922) để kí kết hòa ước và các hiệp ước phân chia quyền lợi.
- Một trật tự thế giới mới được thiết lập thông qua các văn kiện được kí kết ở Véc-xai và Oa-sinh-tơn. Được gọi là hệ thống Véc-xai - Oa-sinh-tơn.
Câu 120:
Phương pháp giải:
Dựa vào thông tin được cung cấp để phân tích các phương án.
Giải chi tiết:
A loại vì cuộc khủng hoảng 1929 – 1933 chỉ làm xói mòn trật tự Véc-xai-Oa-sinh-tơn.
B loại vì các khối liên minh quân sự được hình thành do tham vọng của các cường quốc nhằm chia lại thị trường thế giới.
C chọn vì để vượt qua khủng hoảng, các nước đế quốc đã có những lựa chọn khác nhau. Trái ngược với việc thực hiện cải cách như Mĩ, Anh, các nước Đức, Ý, Nhật lựa chọn phát xít hóa bộ máy chính quyền và bành trước xâm lược.
D loại vì chủ nghĩa đế quốc có bị suy yếu sau cuộc khủng hoảng nhưng đây không phài là hậu quả lớn nhất của cuộc khủng hoảng 1929 – 1933.