Chủ nhật, 22/12/2024
IMG-LOGO
Trang chủ THI THỬ THPT QUỐC GIA Sinh học (2023) Đề thi thử Sinh học THPT Yên Thế, Bắc Giang (Lần 2) có đáp án

(2023) Đề thi thử Sinh học THPT Yên Thế, Bắc Giang (Lần 2) có đáp án

(2023) Đề thi thử Sinh học THPT Yên Thế, Bắc Giang (Lần 2) có đáp án

  • 139 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 60 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Cho các bệnh, tật và hội chứng di truyền sau đây:

1. Bệnh phêninkêtô niệu.                                    2. Bệnh ung thư máu   3. Tật có túm lông ở vành tai

4. Hội chứng Đao            5. Hội chứng tơcnơ     6. Bệnh máu khó đông.

Có bao nhiêu bệnh, tật, hội chứng di truyền có thể gặp ở cả nam và nữ là

Xem đáp án

Vận dụng kiến thức đã học về các bệnh, tật di truyền ở người.

Cách giải:

Bệnh tật, hội chứng di truyền có thể gặp ở nam và nữ là:

1. Bệnh phêninkêtô niệu (do đột biến gen lặn trên NST thường gây ra)

2. Bệnh ung thư máu (do đột biến mất đoạn NST số 21 gây ra)

4. Hội chứng Đao (do đột biến thể ba nhiễm cặp NST số 21)

6. Bệnh máu khó đông (do đột biến gen lặn trên vùng không tương đồng của NST X gây ra)

Chọn B.


Câu 2:

Một quần thể thực vật đang ở trạng thái cân bằng di truyền có tần số alen A là 0,3. Theo lí thuyết, tần số kiểu gen AA của quần thể này là

Xem đáp án

Quần thể cân bằng di truyền có thành phần kiểu gen thỏa mãn định luật Hacđi-Vanbec:

p2 AA + 2pq Aa + q2 aa = 1

Cách giải:

Vì quần thể đang ở trạng thái cân bằng di truyền → Tần số kiểu gen AA = 0,32 = 0,09.

Chọn A.


Câu 3:

Quá trình hình thành các loại B, C, D từ loài A (loài gốc) được mô tả ở hình bên. Phân tích hình này, theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

Quá trình hình thành các loại B, C, D từ loài A (loài gốc) được mô tả ở hình bên. Phân tích hình này, theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?   I. Các cá thể của loài A ở đảo I có thể mang một số alen đặc trưng mà các cá thể của loài A ở đất liền không có. II. Khoảng cách giữa các đảo có thể là yếu tố duy trì sự khác biệt về vốn gen giữa các quần thể ở đảo I, đảo II và đảo III. III. Vốn gen của các quần thể thuộc loài B ở đảo I, đảo II và đảo III phân hóa theo các hướng khác nhau. IV. Điều kiện địa lí ở các đảo là nhân tố trực tiếp gây ra những thay đổi về vốn gen của một quần thể. 	A. 4. 	B. 1. 	C. 2 	D. 3. (ảnh 1)

I. Các cá thể của loài A ở đảo I có thể mang một số alen đặc trưng mà các cá thể của loài A ở đất liền không có.

II. Khoảng cách giữa các đảo có thể là yếu tố duy trì sự khác biệt về vốn gen giữa các quần thể ở đảo I, đảo II và đảo III.

III. Vốn gen của các quần thể thuộc loài B ở đảo I, đảo II và đảo III phân hóa theo các hướng khác nhau.

IV. Điều kiện địa lí ở các đảo là nhân tố trực tiếp gây ra những thay đổi về vốn gen của một quần thể.

Xem đáp án

Vận dụng kiến thức về ảnh hưởng của cách li địa lý đến quá trình hình thành loài mới.

Cách giải:

I đúng, vì loài A tai tại đảo 1 có thể hình thành một số đặc điểm thích nghi với môi trường mới và xuất hiện một số alen đặc trưng.

II đúng, vì cách li địa lí có vai trò duy trì sự khác biệt về vốn gen giữa các quần thể được tạo ra do tác động của các nhân tố tiến hóa.

III đúng, vì môi trường tại 3 đảo là khác nhau nên vốn gen của quần thể B thay đổi theo các hướng khác nhau.

IV sai, vì nhân tố trực tiếp làm thay đổi vốn gen của quần thể là các nhân tố tiến hóa.

Chọn D.7


Câu 4:

Tất cả các loài sinh vật hiện nay đều dùng chung 1 loại mã di truyền, đều dùng cùng 20 loại axit amin để cấu tạo nên protein chứng tỏ các loài có chung nguồn gốc. Đây là bằng chứng tiến hóa nào?

Xem đáp án

Vận dụng kiến thức về các bằng chứng tiến hóa chứng minh các loài sinh vật được tiến hóa từ một tổ tiên chung.

Cách giải:

Tất cả các loài sinh vật hiện nay đều dùng chung 1 loại mã di truyền, đều dùng cùng 20 loại axit amin để cấu tạo nên protein chứng tỏ các loài có chung nguồn gốc. Đây là bằng chứng tiến hóa sinh học phân tử.

Chọn D.


Câu 5:

Cho biết mỗi gen quy định 1 tính trạng, các alen trội là trội hoàn toàn. Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con có nhiều loại kiểu hình nhất?

Xem đáp án

Vận dụng kiến thức về quy luật phân li độc lập.

Cách giải:

Phép lai A: P: AaBb × AaBB cho F1: 2 × 1 = 2 loại kiểu hình.

Phép lai B: P: AaBb × AAbb cho F1: 1 × 2 = 2 loại kiểu hình

Phép lai C: P: AaBb × AABb cho F1: 1 × 2 = 2 loại kiểu hình

Phép lai D: P: AaBb × AaBb cho F1: 2 × 2 = 4 loại kiểu hình.

Vậy phép lai cho đời con có nhiều loại kiểu hình nhất là phép lai D.

Chọn D.


Câu 6:

Một trong những đặc điểm của thường biến là

Xem đáp án

Vận dụng kiến thức về khái niệm và đặc điểm của thường biến.

Cách giải:

Thường biến là những biến đổi về kiểu hình, không liên quan tới kiểu gen giúp cơ thể thích nghi với môi trường.

Thường biến thường xuất hiện đồng loại, theo hướng xác định.

Thường biến không làm thay đổi kiểu gen nên không được di truyền cho đời sau.

Chọn C.


Câu 7:

Cho phép lại (P): AbDaBd×AbDaBd. Theo lí thuyết, có bao nhiêu kết luận đúng với thế hệ F1?

(1). Có tối đa 27 loại kiểu gen về ba locut trên.

(2). Có tối đa 9 loại kiểu gen đồng hợp về cả ba locut trên.

(3). Có tối đa 10 loại kiểu gen dị hợp về một trong ba locut trên.

(4). Có tối đa 4 loại kiểu gen dị hợp về cả ba locut trên.

Xem đáp án

Vận dụng kiến thức đã học về quy luật hoán vị gen để giải bài tập.

Cách giải:

Vì 2 cá thể ở P đều dị hợp về 3 cặp gen

→ Số loại kiểu gen về 3 locut trên ở F1 là: 2 × 2 × 2 × (2 × 2 × 2 + 1) : 2 = 36 (kiểu gen) → I sai.

Mỗi cặp gen có 2 kiểu gen đồng hợp → Số kiểu gen đồng hợp ở F1: 2 × 2 × 2 = 8 (KG) → II sai.

Số kiểu gen dị hợp về 1 trong 3 locut là: 3 × 1 × 4 = 12 (KG) → C sai.

Có 4 kiểu gen dị hợp về 3 cặp gen là: AbDaBd:ABDabd:ABdabD:AbdaBD  

Chọn A.


Câu 8:

Theo thuyết tiến hóa hiện đại, nhân tố tiến hóa nào sau đây không làm thay đổi tần số alen của quần thể?

Xem đáp án

Vận dụng kiến thức về các nhân tố tiến hóa theo thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại.

Cách giải:

Nhân tố tiến hóa không làm thay đổi tần số alen của quần thể là giao phối không ngẫu nhiên.

Chọn A.


Câu 9:

Mức cấu trúc xoắn của nhiễm sắc thể có đường kính 30nm là

Xem đáp án

Phương pháp:

Vận dụng kiến thức về các mức độ xoắn của NST để vừa với nhân tế bào.

Cách giải:

Có 3 mức xoắn theo mức cao dần:

+ Mức xoắn 1: sợi cơ bản, đường kính 11nm

+ Mức xoắn 2: sợi chất nhiễm sắc, đường kính 30nm.

+ Mức xoắn 3: siêu xoắn, đường kính 300nm.

– 1 crômatit có đường kính là 700nm, và 1 NST kép (có 2 crômatit) có đường kính là 1400nm.

Chọn C.


Câu 10:

Phép lai P: ABab×abab thu được F1. Cho biết quá trình giảm phân đã xảy ra hoán vị gen. Theo lí thuyết, F1 có tối đa bao nhiêu loại kiểu gen?

Xem đáp án

Vận dụng kiến thức về quy luật liên kết gen và hoán vị gen để giải bài tập.

Cách giải:

Khi có xảy ra hoán vị gen, cá thể AB//ab cho 4 loại giao tử; ab//ab cho 1 loại giao tử

→ Số loại kiểu gen ở F1 là: 4 × 1 = 4 (loại kiểu gen)

Chọn D.


Câu 11:

Một quần thể có thành phần kiểu gen là: 0,16AA:0,48Aa:0,36aa. Tần số alen A của quần thể này là bao nhiêu?

Xem đáp án

Quần thể cân bằng di truyền có thành phần kiểu gen thỏa mãn định luật Hacđi-Vanbec:

p2 AA + 2pq Aa + q2 aa = 1

Cách giải:

Quần thể có cấu trúc di truyền đang ở trạng thái cân bằng → Tần số alen A của quần thể = √0,16= 0,4.

Chọn B.


Câu 12:

Tập hợp sinh vật nào sau đây là 1 quần thể sinh vật?

Xem đáp án

Quần thể sinh vật là tập hợp các cá thể cùng loài, sống tại cùng một khu vực, trong cùng một khoảng thời gian và có khả năng giao phối với nhau tạo thành thế hệ mới.

Cách giải:

Tập hợp là quần thể sinh vật là: Tập hợp cây thông nhựa trên đồi

Chọn D.


Câu 13:

Một gen tác động đến sự biểu hiện của 2 hay nhiều tính trạng khác nhau được gọi là

Xem đáp án

Vận dụng kiến thức về các quy luật di truyền.

Cách giải:

Gen đa hiệu là hiện tượng một gen tác động lên sự biểu hiện của 2 hay nhiều tính trạng khác nhau.

Chọn A.


Câu 14:

Hệ tuần hoàn hở có máu chảy trong động mạch dưới áp lực

Xem đáp án

Vận dụng kiến thức đã học về các dạng hệ tuần hoàn ở động vật.

Cách giải:

Hệ tuần hoàn hở có máu chảy trong động mạch dưới áp lực thấp, tốc độ chậm.

Chọn A.


Câu 15:

Theo thuyết tiến hóa hiện đại, nhân tố nào sau đây định hướng quá trình tiến hóa?

Xem đáp án

Vận dụng kiến thức về các nhân tố tiến hóa trong thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại.

Cách giải:

Theo thuyết tiến hóa hiện đại, nhân tố chọn lọc tự nhiên có vai trò định hướng quá trình tiến hóa,

Chọn C.


Câu 16:

Theo thuyết tiến hóa hiện đại, khi nói về quá trình hình thành loài mới, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Hình thành loài mới có thể xảy ra trong cùng khu vực địa lí hoặc khác khu vực địa lí.

II. Đột biến đảo đoạn có thể góp phần tạo nên loài mới.

III. Lai xa và đa bội hóa có thể tạo ra loài mới có bộ NST song nhị bội.

IV. Quá trình hình thành loài mới có thể chịu sự tác động của các yếu tố ngẫu nhiên.

Xem đáp án

Vận dụng kiến thức về các con đường hình thành loài mới theo thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại.

Cách giải:

I đúng.

II đúng, vì đột biến đảo đoạn nhiều lần có thể hình thành loài muỗi mới.

III đúng, vì khi thực hiện hình thức lai xa và đa bội hóa, loài mới có bộ NST song nhị bội.

IV đúng, vì trong quá trình hình thành loài mới, quần thể có thể chịu tác động của các nhân tố tiến hóa.

Chọn C.


Câu 17:

Đâu không phải là một trong số các loại môi trường sống chủ yếu của sinh vật?

Xem đáp án

Vận dụng kiến thức về các loại môi trường sống của sinh vật.

Cách giải:

Môi trường không phải là môi trường sống chủ yếu của sinh vật là môi trường chân không.

Chọn A.


Câu 18:

Hợp tử được hình thành trong trường hợp nào sau đây có thể phát triển thành thể ba?

Xem đáp án

Vận dụng kiến thức về đặc điểm của các thể đột biến.

Cách giải:

Hợp tử được hình thành trong trường hợp giao tử n kết hợp với giao tử n + 1 có thể phát triển thành thể ba.

Chọn A.


Câu 19:

Ở người, bệnh bạch tạng do gen lặn nằm trên NST thường quy định. Bố và mẹ đều có kiểu gen dị hợp tử. Xác suất để cặp bố, mẹ này sinh được một đứa con trai bị bệnh và một đứa con gái bình thường là bao nhiêu? Biết rằng tỷ lệ sinh nam : nữ lần lượt là 1 : 1.

Xem đáp án

Phương pháp:

Vận dụng kiến thức về cách giải bài tập di truyền người để giải bài tập.

Cách giải:

Quy ước: A - bình thường; a - bị bệnh bạch tạng.

P: Aa × Aa

→ Xác suất sinh một đứa con trai bị bệnh và một đứa con gái bình thường là:

¼ × ½ × ¾ × ½ × 2 = 3/32.

Chọn B.


Câu 20:

Một loài thực vật, xét 2 cặp NST kí hiệu là A, a và B, b. Cơ thể nào sau đây là thể một?

Xem đáp án

Vận dụng kiến thức về đặc điểm của các thể đột biến số lượng NST.

Cách giải:

Cơ thể là thể một là: AaB.

Chọn B.


Câu 21:

Cá mập con khi mới nở ra sử dụng ngay các trứng chưa nở làm thức ăn. Đây là ví dụ về mối quan hệ

Xem đáp án

Vận dụng kiến thức về các mối quan hệ trong quần thể sinh vật.

Cách giải:

Cá mập con khi mới nở ra sử dụng ngay các trứng chưa nở làm thức ăn là ví dụ về mối quan hệ cạnh tranh cùng loài.

Chọn C.


Câu 22:

Ngựa cái lai với lừa đực sinh ra con la bất thụ. Đây là biểu hiện của dạng cách li

Xem đáp án

Vận dụng kiến thức về các hình thức cách li tạo thành loài mới.

Cách giải:

Ngựa cái lai với lừa đực sinh ra con la bất thụ. Đây là biểu hiện của dạng cách li sau hợp tử.

Chọn C.11


Câu 23:

Trong các phương thức hình thành loài mới, hình thành loài khác khu vực địa lí

Xem đáp án

Vận dụng kiến thức về đặc điểm con đường hình thành loài mới bằng cách li địa lý.

Cách giải:

Trong các phương thức hình thành loài mới, hình thành loài khác khu vực địa lí thường diễn ra chậm chạp qua nhiều giai đoạn trung gian chuyển tiếp.

Chọn A.


Câu 24:

Trong cơ chế điều hòa hoạt động của opêron Lac ở vi khuẩn E. coli, protein nào sau đây được tổng hợp ngay cả khi môi trường không có lactôzơ?

Xem đáp án

Vận dụng kiến thức về quá trình điều hòa hoạt động operon Lac ở vi khuẩn E.coli.

Cách giải:

Trong cơ chế điều hòa hoạt động của opêron Lac ở vi khuẩn E. coli, protein ức chế được gen điều hòa tổng hợp ngay cả khi môi trường có hay không có lactôzơ.

Chọn D.


Câu 25:

Theo lí thuyết, quá trình giảm phân ở cơ thể có kiểu gen nào sau đây tạo giao tử ab?

Xem đáp án

Vận dụng kiến thức về quá trình hình thành giao tử ở các cơ thể với kiểu gen khác nhau.

Cách giải:

Cơ thể A có kiểu gen AAbb cho 1 loại giao tử là Ab.

Cơ thể B có kiểu gen AaBB cho 2 loại giao tử là: AB và aB.

Cơ thể C có kiểu gen aaBB cho 1 loại giao tử là aB.

Cơ thể D có kiểu gen Aabb cho 2 loại giao tử là: Ab và ab.

Chọn D.


Câu 26:

Theo quan niệm tiến hóa hiện đại, đơn vị tiến hóa cơ sở ở các loài giao phối là

Xem đáp án

Vận dụng kiến thức đã học về đơn vị tiến hóa theo thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại.

Cách giải:

Theo quan niệm tiến hóa hiện đại, đơn vị tiến hóa cơ sở ở các loài giao phối là quần thể.

Chọn B.


Câu 27:

Ở ruồi giấm gen W quy định tính trạng mắt đỏ, gen w quy định tính trạng mắt trắng mắt trắng nằm trên NST giới tính X không có alen tương ứng trên NST Y. Trong quần thể sẽ có bao nhiêu kiểu gen và kiểu giao phối khác nhau?

Xem đáp án

Vận dụng kiến thức về quy luật di truyền liên kết với giới tính.

Cách giải:

Các loại kiểu gen có thể có trong quần thể này là:

Ở giới cái: XWXW; XWXw; XwXw.

Ở giới đực: XWY; XwY.

Từ đó, số kiểu giao phối khác nhau ở loài này là: 2 × 3 = 6 (kiểu).

Chọn B.


Câu 28:

Một quần thể có thế hệ xuất phát toàn những cây quả ngọt. Sau 2 lần tự thụ phấn, cây quả chua chiếm tỉ lệ 0,15. Tỉ lệ kiểu gen đồng hợp trội của quần thể ban đầu là:

Xem đáp án

Vận dụng kiến thức giải bài tập di truyền quần thể tự thụ phấn.

Cách giải:

P toàn cây quả ngọt, sau 2 thế hệ tự thụ cho cây quả chua → Quả ngọt là trội hoàn toàn so với quả chua.

Quy ước: A - quả ngọt >> a - quả chua

Gọi tỉ lệ cây có kiểu gen AA và Aa ở thế hệ xuất phát là x và y (x, y > 0; x + y = 1)

P: x AA : y Aa

F2: aa = 0,15 mà cây aa ở F2 được tạo ra từ cây Aa tự thụ phấn

→ y . (1 - ¼) : 2 = 0,15 → y = 0,4

→ Tỉ lệ kiểu gen ở thế hệ xuất phát là: 0,6 AA : 0,4 Aa.

Chọn C.


Câu 29:

Chồn đốm phương đông giao phối vào cuối đông, chồn đốm phương tây giao phối vào cuối hè. Đây là hiện tượng cách li

Xem đáp án

Vận dụng kiến thức về các hình thức cách li trước sinh sản bao gồm: cách li nơi ở, cách li tập tính, cạc lo cơ học và cách li thời gian.

Cách giải:

Chồn đốm phương đông giao phối vào cuối đông, chồn đốm phương tây giao phối vào cuối hè. Đây là hiện tượng cách li thời gian.

Hai quần thể có thời gian giao phối khác nhau nên không thể giao phối với nhau để tạo thành thế hệ sau.

Chọn D.


Câu 30:

Gen nằm ở vùng không tương đồng trên NST Y chỉ truyền trực tiếp cho

Xem đáp án

Vận dụng kiến thức đã học về đặc điểm của các gen di truyền trên cặp NST giới tính.

Cách giải:

Gen nằm ở vùng không tương đồng trên NST Y chỉ truyền trực tiếp cho giới dị giao tử (giới XY).

Chọn B.


Câu 31:

Nhân tố sinh thái nào sau đây là nhân tố vô sinh?

Xem đáp án

Nhân tố sinh thái được chia thành 2 nhóm là nhân tố vô sinh và nhân tố hữu sinh. Trong đó nhân tố vô sinh là những nhân tố của môi trường, như thời tiết, độ ẩm, ánh sáng, xác động thực vật, …

Cách giải:

Trong các nhân tố sinh thái trên, nhân tố vô sinh là nhân tố ánh sáng.

Chọn C.13

Câu 32:

Có thể sử dụng nguyên liệu nào sau đây để chiết rút diệp lục?

Xem đáp án

Diệp lục là sắc tố quang hợp có khả năng hấp thụ và chuyển hóa năng lượng ánh sáng thành năng lượng hóa năng trong quá trình quang hợp.

Sắc tố diệp lục có nhiều trong các loại thực vật có màu xanh.

Cách giải:

Có thể sử dụng nguyên liệu lá xanh tươi để chiết rút diệp lục.

Chọn A.


Câu 33:

Ở một quần thể tự phối, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng. Thế hệ xuất phát của quần thể có tỉ lệ kiểu gen: 0,6AA : 0,4Aa. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Ở F2, kiểu gen Aa chiếm tỉ lệ 10%.

II. Qua các thế hệ, tỉ lệ kiểu hình hoa đỏ giảm dần và tiến tới bằng 80%.

III. Qua các thế hệ, hiệu số giữa tỉ lệ kiểu gen AA với tỉ lệ kiểu gen aa luôn = 0,6.

IV. Ở thế hệ F3, tỉ lệ kiểu hình là 33 cây hoa đỏ : 7 cây hoa trắng.

V. Nếu kiểu hình hoa trắng bị chết ở giai đoạn phôi thì ở F2, cây có kiểu gen Aa chiếm tỉ lệ 3/17.

Xem đáp án

Vận dụng kiến thức đã học về quy luật di truyền quần thể tự phối để giải bài tập.

Cách giải:

P: 0,6AA : 0,4Aa

I đúng. Vì ở F2, tỉ lệ kiểu gen Aa = 0,4 × ¼ = 0,1.

II sai. Vì qua các thế hệ tự phối, tỉ lệ kiểu gen đồng hợp tăng dần, tỉ lệ kiểu gen dị hợp giảm dần.

III đúng. Vì tỉ lệ kiểu gen AA và aa đều tăng lên sau mỗi thế hệ tự thụ và tăng lên một phần bằng nhau, vậy nên ở P hiệu số AA với aa là 0,6 thì ở Fn, hiệu số này vẫn giữ nguyên.

IV đúng.

Tỉ lệ cây hoa trắng ở F3 là: 0,4 × (1 - ⅛) : 2 = 0,175 = 7/40

→ Tỉ lệ kiểu hình ở F3 là: 33 cây hoa đỏ : 7 cây hoa trắng.

V sai. Cây aa bị chết ở giai đoạn phôi nên:

P: 0,6 AA : 0,4 Aa

F1 trước khi loại bỏ aa có tỉ lệ: 0,7 AA : 0,2 Aa : 0,1 aa

→ Tỉ lệ kiểu gen F1 sau khi loại bỏ cây hoa trắng: 7/9 AA : 2/9 Aa

F2 trước khi loại cây hoa trắng: 15/18 AA : 1/9 Aa : 1/18 aa

→ Tỉ lệ kiểu gen F2 sau khi loại bỏ hoa trắng: 15/17 AA : 2/17 Aa.

Chọn D.


Câu 34:

Ở một quần thể tự phối, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng. Thế hệ xuất phát của quần thể có tỉ lệ kiểu gen: 0,6AA : 0,4Aa. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Ở F2, kiểu gen Aa chiếm tỉ lệ 10%.

II. Qua các thế hệ, tỉ lệ kiểu hình hoa đỏ giảm dần và tiến tới bằng 80%.

III. Qua các thế hệ, hiệu số giữa tỉ lệ kiểu gen AA với tỉ lệ kiểu gen aa luôn = 0,6.

IV. Ở thế hệ F3, tỉ lệ kiểu hình là 33 cây hoa đỏ : 7 cây hoa trắng.

V. Nếu kiểu hình hoa trắng bị chết ở giai đoạn phôi thì ở F2, cây có kiểu gen Aa chiếm tỉ lệ 3/17.

Xem đáp án

Vận dụng kiến thức đã học về quy luật di truyền quần thể tự phối để giải bài tập.

Cách giải:

P: 0,6AA : 0,4Aa

I đúng. Vì ở F2, tỉ lệ kiểu gen Aa = 0,4 × ¼ = 0,1.

II sai. Vì qua các thế hệ tự phối, tỉ lệ kiểu gen đồng hợp tăng dần, tỉ lệ kiểu gen dị hợp giảm dần.

III đúng. Vì tỉ lệ kiểu gen AA và aa đều tăng lên sau mỗi thế hệ tự thụ và tăng lên một phần bằng nhau, vậy nên ở P hiệu số AA với aa là 0,6 thì ở Fn, hiệu số này vẫn giữ nguyên.

IV đúng.

Tỉ lệ cây hoa trắng ở F3 là: 0,4 × (1 - ⅛) : 2 = 0,175 = 7/40

→ Tỉ lệ kiểu hình ở F3 là: 33 cây hoa đỏ : 7 cây hoa trắng.

V sai. Cây aa bị chết ở giai đoạn phôi nên:

P: 0,6 AA : 0,4 Aa

F1 trước khi loại bỏ aa có tỉ lệ: 0,7 AA : 0,2 Aa : 0,1 aa

→ Tỉ lệ kiểu gen F1 sau khi loại bỏ cây hoa trắng: 7/9 AA : 2/9 Aa

F2 trước khi loại cây hoa trắng: 15/18 AA : 1/9 Aa : 1/18 aa

→ Tỉ lệ kiểu gen F2 sau khi loại bỏ hoa trắng: 15/17 AA : 2/17 Aa.

Chọn D.


Câu 35:

Một loài sinh vật chỉ sống được ở nhiệt độ từ 5,6oC - 42oC, sinh trưởng tốt nhất ở nhiệt độ từ 20oC - 35oC. Theo lí thuyết, giới hạn sinh thái về nhiệt độ của loài này là

Xem đáp án

Giới hạn sinh thái của sinh vật về một nhân tố sinh thái xác định là khoảng giá trị của nhân tố sinh thái mà tại

đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển bình thường.

Cách giải:

Giới hạn sinh thái về nhiệt độ ở loài sinh vật này là 5,6oC - 42oC.

Chọn C.


Câu 36:

Loài động vật nào sau đây có hình thức hô hấp qua phổi?

Xem đáp án

Vận dụng kiến thức về đặc điểm các hình thức hô hấp của sinh vật.

Cách giải:

Phổi là cơ quan hô hấp của động vật sống trên cạn: bò sát, chim, thú.

Chọn D.


Câu 37:

Theo lí thuyết, bằng phương pháp gây đột biến tự đa bội, từ các tế bào thực vật có kiểu gen DD, Dd và dd không tạo ra được tế bào tứ bội có kiểu gen nào sau đây?

Xem đáp án

Vận dụng kiến thức về đặc điểm cơ thể được tạo ra từ phương pháp gây đột biến đa bội.

Cách giải:

Cơ thể có kiểu gen DD được xử lí đa bội sẽ tạo ra cơ thể đột biến có kiểu gen: DDDD.

Cơ thể có kiểu gen Dd được xử lí đa bội sẽ tạo ra cơ thể đột biến có kiểu gen: DDdd.

Cơ thể có kiểu gen dd được xử lí đa bội sẽ tạo ra cơ thể đột biến có kiểu gen: dddd.

Chọn B.


Câu 38:

Nhiều bộ ba khác nhau cùng xác định 1 loại axit amin, trừ 5'AUG3’ và 5'UGG3’, điều này chứng tỏ mã di truyền có tính

Xem đáp án

Vận dụng kiến thức về đặc trưng của bộ mã di truyền.

Cách giải:

Nhiều bộ ba khác nhau cùng xác định 1 loại axit amin, trừ 5'AUG3’ và 5'UGG3’, điều này chứng tỏ mã di truyền có tính thoái hóa.

Chọn C.


Câu 39:

Đặc điểm nào của thực vật giúp chúng tăng diện tích bề mặt hấp thụ nước và muối khoáng lên cao nhất?

Xem đáp án

Vận dụng kiến thức đã học về con đường hấp thu nước và muối khoáng của thực vật. Hầu hết các loài thực vật đều hấp thu nước và muối khoáng ở rễ.

Cách giải:

Rễ có số lượng lông hút lớn giúp chúng tăng diện tích bề mặt hấp thụ nước và muối khoáng lên cao nhất.

Chọn C.15

Câu 40:

Các chữ in hoa là alen trội và chữ thường là alen lặn. Mỗi gen quy định 1 tính trạng. Thực hiện phép lai: P: ♀ AaBbCcDd ×♂ AabbCcDd. Tỉ lệ phân li của kiểu hình aaB-C-dd là

Xem đáp án

Vận dụng kiến thức giải bài tập quy luật di truyền phân li độc lập.

Cách giải:

P: ♀ AaBbCcDd ×♂ AabbCcDd

→ Tỉ lệ kiểu hình aaB-C-dd ở F1 chiếm: ¼ × ½ × ¾ × ¼ = 7/128.

Chọn C.


Bắt đầu thi ngay