(2023) Đề thi thử Sinh học Trường THPT Kiến Thụy, Hải Phòng có đáp án (Đề 2)
(2023) Đề thi thử Sinh học Trường THPT Kiến Thụy, Hải Phòng có đáp án (Đề 2)
-
261 lượt thi
-
40 câu hỏi
-
50 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Phương pháp:
Ưu thế lai: Hiện tượng con lai có năng suất, sức chống chịu, khả năng sinh trưởng và phát triển vượt trội so với các dạng bố mẹ.
Kiểu gen càng có nhiều cặp gen dị hợp thì càng có ưu thế lai cao.
Chỉ một vài tổ hợp lai tạo được ưu thế lai
Ưu thế lai cao nhất ở F1 sau đó giảm dần ở các thế hệ.
Không dùng F1 làm giống.
Cách giải:
Phát biểu sai về ưu thế lai là D, ưu thế lai tỉ lệ nghịch với số lượng cặp gen đồng hợp.
Chọn D.
Câu 2:
Phương pháp:
Đột biến cấu trúc NST
Mất đoạn: Ứng dụng loại bỏ các gen không mong muốn
Lặp đoạn: Tạo điều kiện cho đột biến gen
Đảo đoạn: Tạo nguồn nguyên liệu cho tiến hóa, góp phần tạo nên loài mới
Chuyển đoạn: Ứng dụng tạo dòng côn trùng giảm khả năng sinh sản
Cách giải:
Việc loại khỏi NST những gen không mong muốn trong công tác chọn giống được ứng dụng từ dạng đột biến mất đoạn nhỏ.
Chọn B.
Câu 3:
Phương pháp:
Lệch bội: Thay đổi số lượng NST ở 1 hoặc 1 số cặp NTS.
2n – 1: Thể một 2n + 1: Thể ba
3n : Thể tam bội 4n: Thể tứ bội
Cách giải:
Sự kết hợp giữa giao tử (n) và giao tử (n+1) trong thụ tinh sẽ tạo ra 2n + 1 (thể ba, tam nhiễm).
Chọn D.
Câu 4:
Phương pháp:
Tiêu hóa ở ĐV đơn bào: Tiêu hóa nội bào
Tiêu hóa ở ĐV có túi tiêu hóa: Tiêu hóa nội bào + ngoại bào
Ở ruột khoang, giun dẹp, VD: Thủy tức
Tiêu hóa ở ĐV có ống tiêu hóa: Tiêu hóa ngoại bào
So sánh tiêu hóa ở thú ăn thực vật và thú ăn động vật
Thú ăn thịt:
Có răng nanh, răng trước hàm và răng ăn thịt phát triển, ruột ngắn vì thức ăn dễ tiêu hóa và hấp thụ
Thức ăn được tiêu hóa cơ học và hóa học.
Thú ăn thực vật:
Có các răng dùng nhai và nghiền thức ăn phát triển; manh tràng rất phát triển, ruột dài.
Thức ăn được tiêu hóa cơ học, hóa học và biến đổi nhờ vi sinh vật cộng sinh.
Trâu, bò cừu, dê là các động vật nhai lại có dạ dày 4 ngăn.
Cách giải:
A đúng, vì thức ăn của thú ăn thịt dễ tiêu hóa hơn thức ăn của thú ăn thực vật.
B đúng.
C sai, chỉ những loài nhai lại (trâu, bò, cừu, dê) mới có dạ dày 4 ngăn.
D đúng.
Chọn C.
Câu 5:
Phương pháp:
Cách giải:
Lừa giao phối với ngựa sinh ra con La bất thụ. Đây là ví dụ về cơ chế cách li sau hợp tử.
Chọn C.
Câu 6:
Phương pháp:
|
Thành tựu |
Chọn lọc nguồn biến dị tổ hợp |
Chọn lọc, lai tạo các giống lúa, cây trồng, vật nuôi. Tạo giống có ưu thế lai cao |
Gây đột biến |
Dâu tằm tam bội, tứ bội, dưa hấu không hạt,... Tạo ra giống lúa, đậu tương, các chủng VSV có đặc điểm quý. |
Công nghệ tế bào |
Lai sinh dưỡng: Cây pomato Nhân nhanh các giống cây trồng. Nhân bản vô tính: Cừu Đôly Cấy truyền phôi: Tạo ra nhiều con vật có kiểu gen giống nhau |
Công nghệ gen |
Tạo cừu sản xuất sữa có protein của người Chuột nhắt mang gen chuột cống, cây bông mang hoạt gen gen chống sâu bệnh, giống lúa gạo vàng,..cà chua chín muộn Vi khuẩn sản xuất hooc môn của người,... |
Cách giải:
A: Gây đột biến
B: Công nghệ gen
C: Công nghệ tế bào
D: Công nghệ gen.
Chọn C.
Câu 7:
Một quần thể sinh vật ngẫu phối chịu tác động của chọn lọc tự nhiên có cấu trúc di truyền như sau:
Thế hệ |
Thành phần kiểu gen |
||
AA |
Aa |
aa |
|
P |
0,5 |
0,3 |
0,2 |
F1 |
0,45 |
0,25 |
0,3 |
F2 |
0,4 |
0,2 |
0,4 |
F3 |
0,3 |
0,15 |
0,55 |
F4 |
0,15 |
0,1 |
0,75 |
Nhận xét nào sau đây là đúng về tác động của chọn lọc tự nhiên đối với quần thể này ?
Phương pháp:
Bước 1: Tính tần số alen ở P và F4.
Quần thể có thành phần kiểu gen : xAA:yAa:zaa
Tần số alen \({p_A} = x + \frac{y}{2};{q_a} = z + \frac{y}{2};{p_A} + {q_a} = 1\)
Bước 2: So sánh thành phần kiểu gen và tần số alen của các thế hệ.12
Cách giải:
Thế hệ |
Thành phần kiểu gen |
Tần số alen |
||
AA |
Aa |
aa |
||
P |
0,5 |
0,3 |
0,2 |
A=0,65; a = 0,35 |
F1 |
0,45 |
0,25 |
0,3 |
|
F2 |
0,4 |
0,2 |
0,4 |
|
F3 |
0,3 |
0,15 |
0,55 |
|
F4 |
0,15 |
0,1 |
0,75 |
A=0,2; a = 0,8 |
Tần số alen ở P: A = 0,65; a = 0,35 nếu không chịu tác dụng của CLTN thì F1 có cấu trúc: 0,4225: 0,455:0,1225 nhưng khác với đề bài cho → tỷ lệ dị hợp giảm.
Ở F4 ta thấy tần số alen: A = 0,2; a = 0,8 → CLTN đã loại bỏ dần cá thể mang kiểu hình trội (vì nếu chỉ loại bỏ AA thì tần số alen sẽ thay đổi theo hướng A↑; a↓ , vì P ban đầu có kiểu gen AA chiếm tỷ lệ lớn hơn aa)
Chọn D.
Câu 8:
Phương pháp:
Viết phép lai.
Cách giải:
A: Aa × aa → 1Aa:1aa → KH: 1:1
B: AA ×Aa→ 1AA:1Aa → KH: 1
C: Aa × Aa→1AA: 2Aa:1aa → KH: 3:1
D: AA × aa→ 1Aa→ KH: 1.
Chọn A.
Câu 9:
Phương pháp:
Mức phản ứng: Tập hợp các kiểu hình của cùng một kiểu gen trong các môi trường khác nhau.
Mức phản ứng do kiểu gen quy định. Các kiểu gen khác nhau có mức phản ứng khác nhau, các gen khác nhau có mức phản ứng khác nhau.
Mềm dẻo kiểu hình: Hiện tượng kiểu hình của một cơ thể có thể thay đổi trước các điều kiện môi trường khác nhau (thường biến)
- Thường biến giúp sinh vật thích nghi thụ động với sự thay đổi của môi trường.
Cách giải:
Tập hợp tất cả các kiểu hình của cùng 1 kiểu gen tương ứng với các điều kiện môi trường khác nhau được gọi là mức phản ứng.
Chọn C.Câu 10:
Phương pháp:
Cấu trúc của một gen mã hóa protein điển hình gồm có các trình tự sau :
- Vùng điều hòa nằm ở đầu 3' của mạch mã gốc có trình tự đặc biệt giúp mARN polimeraza nhận biết và liên kết để khởi động quá trình phiên mã
- Vùng mã hóa mang thông tin mã hoa các aa
- Vùng kết thúc năm ở đầu 5' của mạch mã gốc mang tín hiệu kết thúc phiên mã.
Cách giải:
Vùng trình tự nucleotit nằm ở đầu 5’ trên mạch mã gốc có chức năng mang tín hiệu kết thúc quá trình phiên mã.
Chọn D.
Câu 11:
Phương pháp:
Hệ thống mạch máu bao gồm: hệ thống động mạch, tĩnh mạch, mao mạch.
Máu được tim bơm đi lưu thông liên tục trong mạch kín, từ động mạch qua mao mạch, tĩnh mạch và sau đó về tim. Máu trao đổi chất với tế bào qua thành mao mạch.
Cách giải:
Trong hệ tuần hoàn kín, nơi diễn ra quá trình trao đổi chất giữa máu và tế bào là mao mạch.
Chọn A.
Câu 12:
Phương pháp:
Gen nằm trên nhiễm sắc thể X không có alen trên nhiễm sắc thể Y.
Cách giải:
Gen nằm trên nhiễm sắc thể X không có alen trên nhiễm sắc thể Y → Kiểu gen viết sai là XaYA.
Chọn A.
Câu 13:
Phương pháp:
Phép lai giữa các cơ thể cùng kiểu gen có thể coi là tự thụ phấn.
Cách giải:
AaBb × AaBb có thể coi là tự thụ phấn.
Chọn D.
Câu 14:
Phương pháp:
Mã di truyền
+ Là mã bộ ba
Có 64 bộ ba, 61 bộ ba mã hóa a.a
1 bộ ba mở đầu, 3 bộ ba kết thúc
+ Liên tục: Đọc liên tục, từ một điểm xác định trên mARN và không gối lên nhau
+ Tính phổ biến: Tất cả các loài đều có bộ mã di truyền giống nhau trừ một vài ngoại lệ
+ Tính đặc hiệu: Một bộ ba mã hóa cho 1 axit amin
+ Tính thoái hóa: Nhiều bộ ba cùng mã hóa cho 1 axit amin.
Cách giải:
A sai, một bộ ba chỉ mã hóa cho 1 axit amin.
B: Tính phổ biến của mã di truyền.
C: Tính thoái hóa.
D: Tính đặc hiệu.
Chọn C.
Câu 15:
Năm 1909, Coren (Correns) là người đầu tiên tiến hành các phép lai thuận nghịch ở cây hoa phấn (Mirabilis jalapa). Thí nghiệm đó được tóm tắt như sau:
P: ♀ Cây lá đốm \( \times \) ♂ Cây lá xanh |
P: ♀ Cây lá xanh \( \times \) ♂ Cây lá đốm |
F1: 100% cây lá đốm |
F1: 100% cây lá xanh |
Từ thí nghiệm trên, ta có thể rút ra nhận xét gì?
Phương pháp:
Tính trạng do gen nằm ngoài nhân quy định sẽ có đặc điểm:
+ Kết quả lai thuận, nghịch khác nhau.
+ Đời con có kiểu hình giống nhau và giống kiểu hình mẹ.
Cách giải:
Ta có cây lai F1 trong phép lai thuận và nghịch là khác nhau.
Ta thấy các con sinh ra đều có kiểu hình giống mẹ.
→ Gen nằm ngoài tế bào chất
Chọn A.
Câu 16:
Phương pháp:
Cấu tạo: ADN liên kết với protein histon
Cấu trúc
+ Đầu mút: giúp bảo vệ NST, ngăn cản các NST dính vào nhau.
+ Tâm động: là vị trí gắn NST với thoi phân bào.
+ Trình tự khởi đầu nhân đôi ADN: là trình tự đặc hiệu với hệ enzym khởi đầu nhân đôi ADN
Kích thước: Sợi cơ bản (11nm) → Sợi nhiễm sắc (30nm) →Siêu xoắn (300nm)→ Cromatit (700nm) → NST (1400nm)
Hình thái: Ở kì giữa của phân bào, NST co ngắn cực đại và có hình dạng đặc trưng cho loài
Hình thái của NST thay đổi theo các kì của tế bào
Mỗi loài có một bộ NST đặc trưng về số lượng, hình dạng và cấu trúc (quan trọng nhất).
Cách giải:
A sai, đầu mút NST có vai trò giúp bảo vệ NST, ngăn cản các NST dính vào nhau.
B đúng.
C sai, ở giới dị giao tử thì cặp NST giới tính không tồn tại thành các cặp tương đồng.
D sai, ở các loài họ hàng gần, giữa chúng có thể có bộ NST lưỡng bội bằng nhau. Ví dụ cải củ và cải bắp đều có bộ NST lưỡng bội 2n = 18.
Chọn B.
Câu 17:
Phương pháp:
Pha sáng: giống nhau ở các nhóm TV,
Gồm 3 quá trình:
+ Quang lí: Diệp lục nhận năng lượng ASMT
+ Quang phân li nước:
+ Quang hóa: Hình thành ATP, NADPH
Pha tối: Khác nhau ở các nhóm thực vật
+ C3: Chu trình Canvin
+ C4: Cố định CO2 lần đầu (trong tế bào mô giậu), chu trình Canvin (trong tế bào bao bó mạch)
+ CAM: Cố định CO2 lần đầu (vào ban đêm), chu trình Canvin (vào ban ngày).
Cách giải:
A đúng. Trong chu trình C4 có chu trình Canvin.
B đúng.
C đúng.
D sai, cả 3 nhóm thực vật đều có quá trình quang phân li nước.
Chọn D.
Câu 18:
Phương pháp:
Quá trình phát sinh và phát triển của sự sống trên Trái Đất gồm các giai đoạn:
- Tiến hoá hoá học: Hình thành các hợp chất hữu cơ từ chất vô cơ theo phương thức hóa học.
- Tiến hoá tiền sinh học: Hình thành nên các tế bào sơ khai, sau đó hình thành nên những tế bào sống đầu tiên
- Tiến hoá sinh học: Hình thành các loài sinh vật như ngày nay.
Cách giải:
Trong quá trình phát sinh sự sống trên trái đất, giai đoạn tiến hóa hóa học là giai đoạn tổng hợp các chất hữu cơ từ các chất vô cơ theo phương thức hóa học.
Chọn B.Câu 19:
Phương pháp:
Quy trình tạo giống mới bằng phương pháp gây đột biến:
Cách giải:
Quy trình tạo giống mới bằng phương pháp gây đột biến gồm các bước theo thứ tự đúng là: Xử lí mẫu vật bằng tác nhân đột biến → Chọn lọc các thể đột biến có kiểu hình mong muốn → Tạo dòng thuần chủng.
Chọn A.
Câu 20:
Phương pháp:
Dựa vào phương pháp và đối tượng nghiên cứu của Morgan.
Cách giải:
Đối tượng chủ yếu được Moocgan sử dụng trong nghiên cứu di truyền là ruồi giấm.
Chọn B.
Câu 21:
Phương pháp:
Cách giải:
A: Bằng chứng sinh học phân tử.
B: Bằng chứng giải phẫu so sánh
C: Bằng chứng tế bào học.
D: Hóa thạch.
Chọn A.
Câu 22:
Phương pháp:
Dựa vào khái niệm điều hòa hoạt động của gen.
Cách giải:
Điều hòa hoạt động của gen chính là điều hòa lượng sản phẩm của gen được tạo ra.
Chọn C.
Câu 23:
Phương pháp:
Dựa vào đặc điểm của các dạng đột biến: Tác động vào đâu? Làm thay đổi gì?
Cách giải:
Đột biến tự đa bội làm tăng số lượng alen của 1 gen trong tế bào nhưng không làm xuất hiện alen mới.
Đột biến gen làm xuất hiện alen mới.
Đột biến chuyển đoạn trên NST, đảo đoạn NST không làm thay đổi số gen và xuất hiện alen mới.
Chọn B.
Câu 24:
Phương pháp:
Pha sáng: giống nhau ở các nhóm TV,
Gồm 3 quá trình:
+ Quang lí: Diệp lục nhận năng lượng ASMT
+ Quang phân li nước:
+ Quang hóa: Hình thành ATP, NADPH
Cách giải:
Quá trình khử CO2 không thuộc pha sáng mà thuộc pha tối.
Chọn B.
Câu 25:
Phương pháp:
Con đường |
Cách li |
Đặc điểm |
Đối tượng |
Khác khu vực địa lí |
Cách li địa lí |
Điều kiện địa lí khác nhau → CLTN theo các hướng khác nhau - Diễn ra chậm chạp qua nhiều giai đoạn trung gian. |
Động vật có khả năng phát tán mạnh (ví dụ chim, thú). |
Cùng khu vực địa lí |
Cách li tập tính |
Do có tập tính giao phối thay đổi nên từ 1 loài ban đầu đã hình thành nên 2 loài mới. |
Các loài động vật có tập tính giao phối phức tạp. |
Cách li sinh thái |
Hai quần thể của cùng một loài sống ở 2 ổ sinh thái khác nhau, dần dần sẽ hình thành nên 2 loài mới. |
ĐV ít di chuyển |
|
Lai xa và đa bội hóa |
Lai xa kèm theo đa bội hoá → con lại có bộ NST song nhị bội nên bị cách li sinh sản với loài bố và loài mẹ. Là con đường nhanh nhất. |
Thực vật |
Cách giải:
A sai, hình thành loài có thể xảy ra cùng khu vực hoặc khác khu vực địa lí.
B đúng, vì quá trình hình thành loài có sự tác động của các nhân tố tiến hóa.
C sai, hình thành loài bằng lai xa và đa bội hóa là con đường nhanh nhất.
D sai, hình thành loài bằng lai xa và đa bội hóa chỉ diễn ra ở thực vật.
Chọn B.
Câu 26:
Phương pháp:
Tiến hóa nhỏ
Khái niệm: Là quá trình làm biến đổi cấu trúc di truyền của quần thể dẫn tới hình thành loài mới.
Quy mô
- Phạm vi tương đối hẹp
- Thời gian tương đối ngắn
- Có thể nghiên cứu bằng thực nghiệm.
Cách giải:
Phát biểu đúng về quá trình tiến hóa nhỏ là D.
Chọn D.
Câu 27:
Phương pháp:
Các yếu tố ngẫu nhiên: có thể loại bỏ bất kì alen nào. Thay đổi tần số alen mạnh và đột ngột.
Cách giải:
Đối với quá trình tiến hóa, yếu tố ngẫu nhiên làm biến đổi mạnh tần số alen của những quần thể có kích thước nhỏ.
B sai, các yếu tố ngẫu nhiên làm giảm đa dạng di truyền.
C sai, các yếu tố ngẫu nhiên làm thay đổi thành phần kiểu gen một cách vô hướng.
D sai, các yếu tố ngẫu nhiên có thể loại bỏ bất kì alen nào.
Chọn A.
Câu 28:
Phương pháp:
Quần thể có thành phần kiểu gen : xAA:yAa:zaa
Tần số alen \({p_A} = x + \frac{y}{2};{q_a} = z + \frac{y}{2};{p_A} + {q_a} = 1\)
Cách giải:
Quần thể ban đầu: 0,7AA : 0,2Aa : 0,1aa
Tần số alen: \({p_A} = 0,7 + \frac{{0,2}}{2} = 0,8 \to {q_a} = 1 - {p_A} = 0,2\)
Chọn C.
Câu 29:
Ở một loài thực vật, cho hai cây thân cao, hoa đỏ (P) giao phấn với nhau, thu được F1 gồm 66% cây thân cao, hoa đỏ; 9% cây thân cao, hoa trắng; 9% cây thân thấp, hoa đỏ; 16% cây thân thấp, hoa trắng. Biết không xảy ra đột biến, mỗi gen quy định một tính trạng, sự biểu hiện của gen không phụ thuộc vào điều kiện môi trường. Theo lí thuyết, trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng?
(1) Không thể xác định chính xác số loại kiểu gen thu được ở F1 do chưa đủ thông tin.
(2) Cây (P) đã xảy ra hoán vị gen với tần số 20%
(3) Ở F1, các cây có kiểu gen đồng hợp tử trội chiếm tỉ lệ 32%.
(4) Ở F1, có thể chỉ có một loại kiểu gen dị hợp hai cặp gen.
Phương pháp:
Cách giải:
A- thân cao, a- thân thấp
B- hoa đỏ, b- hoa trắng
P tự thụ tạo 4 loại kiểu hình → cây P dị hợp về 2 cặp gen.
Tỉ lệ thân thấp, hoa trắng (aabb) = 16% = 0,4 × 0,4 = 0,32 × 0,5 → P dị hợp đều (vì dị hợp đều thì tỉ lệ ab ≥0,25)
\(P:\frac{{AB}}{{ab}} \times \frac{{AB}}{{ab}}\)
Có 2 trường hợp xảy ra là:
+ P có HVG ở 1 bên với tần số là 36% (ab =0,32 = (1-f)/2)
+ P có HVG ở 2 bên với tần số là 20% (ab =0,4 = (1-f)/2)
Xét các phát biểu:
(1) đúng, nếu HVG ở 1 bên cho 7 kiểu gen, nếu HVG ở 2 bên cho 10 kiểu gen.
(2) sai, chưa thể kết luận tần số HVG.
(3) sai, AB/AB = ab/ab=0,3.
(4) đúng, nếu P có HVG ở 1 bên thì kiểu gen dị hợp 2 cặp gen chỉ có AB/ab.
Chọn C.Câu 30:
Ở một loài chuột tính trạng màu lông được quy định bởi 1 gen có 4 alen trên NST thường, các alen trội là trội hoàn toàn. Cho 6 con ở P (kí hiệu 1,2,3,4,5,6) thuộc loài này, thực hiện các phép lai sau:
Phép lai 1: ♂ (1) lông đen × ♀ (2) lông đen thu được F1: 75% lông đen : 25% lông nâu
Phép lai 2: ♂ (3) lông vàng × (4) lông trắng thu được F1: 100% lông vàng.
Phép lai 3: ♂ (5) lông nâu × ♀ (6) lông vàng thu được F1: 25% lông trắng : 25% lông vàng: 50% lông nâu.
Cho các phát biểu dưới đây:
I. Con lông đen có nhiều loại kiểu gen nhất
II. Con lông đen (1) và (2) có kiểu gen giống nhau
III. Tỉ lệ kiểu gen thu được của phép lai 1 là 1: 2: 1
IV. Cho con (1) giao phối với con (6) đời con có thể thu được kiểu hình tỉ lệ 2 đen: 1 vàng : 1 trắng
Theo lý thuyết, có bao nhiêu phát biểu đúng?
Phương pháp:
Bước 1: Biện luận thứ tự trội lặn của các alen.
Bước 2: Xét các phát biểu.
Cách giải:
Xác định trội lặn:
Từ phép lai 1, ta có P: lông đen × lông đen; F1: 3 lông đen : lông nâu → Lông đen là trội so với lông nâu.
Từ phép lai 2, ta có lông vàng là trội so với lông trắng.
Từ phép lai 3, ta có lông nâu là trội so với lông vàng.
→ Lông đen > lông nâu > lông vàng > lông trắng.
Quy ước gen:
A1 quy định lông đen; A2 quy định lông nâu; A3 quy định lông vàng; A4 quy định lông trắng.
I đúng, kiểu hình lông đen có 4 kiểu gen quy định là: A1A1; A1A2; A1A3; A1A4.
II sai, F1-1 có 75% lông đen : 25% lông nâu
→ PL1: A1A2 × A1A2/3/4 → 3A1-:1A2A-.
Chưa thể xác định chính xác kiểu gen của 2 con lông đen (1), (2).
III sai. F1-1 có 75% lông đen : 25% lông nâu
→ PL1: A1A2 × A1A2/3/4 → 3A1-:1A2A-.
Chưa thể xác định chính tỉ lệ kiểu gen của PL1.
IV đúng.
Phép lai 3: F1 tạo ra 1/4 lông trắng (A4A4) → P: A2A4 (5) × A3A4 (6).
Nếu (1) có kiểu gen A1A4 thì \(P:{A_1}{A_4}\left( 1 \right) \times {A_3}{A_4}\left( 6 \right) \to \underbrace {1{A_1}{A_3}:1{A_1}{A_4}}_{den}:\mathop {1{A_3}{A_4}}\limits_{\scriptstyle\atop\scriptstylenau} :\mathop {1{A_4}{A_4}}\limits_{\scriptstyle\atop\scriptstyletrang} \)
Chọn B.
Câu 31:
Phương pháp:
Bước 1: Tính số nucleotit từng loại của gen A
Áp dụng các công thức:
- CT liên hệ giữa chiều dài và tổng số CT liên hệ giữa chiều dài và tổng số nucleotit \(L = \frac{N}{2} \times 3,4{\AA};1nm = 10{\AA};1\mu m = {10^4}{\AA}\)
- CT tính số liên kết hidro : H=2A +3G.
Bước 2: Tính số nucleotit A và G của gen a
- Số nucleotit môi trường cung cấp cho quá trình nhân đôi n lần: Nmt = N×(2n – 1)
Bước 3: Xác định dạng đột biến.
Cách giải:
Gen A dài 153nm → có tổng số nu là 2A + 3G = 1530 : 3,4 × 2 = 900
Có 1169 liên kết H →2A + 3G = 1169
Giải ra ta được : A = T = 181 và G = X = 269
Gen A đột biến →alen a
Cặp gen Aa nhân đôi 2 lần, tạo ra 4 cặp gen con
Môi trường nội bào cung cấp nguyên liệu tương đương với tạo ra 3 cặp gen
Cung cấp A = 1083= (AA +Aa)(22 -1) → alen a có số adenin là 1083 : 3 – 181 = 180
Cung cấp G = 1617 =(GA +Ga)(22 -1) → alen a có số guanin là 1617 : 3 – 269 = 270
Vậy đột biến là thay thế 1 cặp A-T bằng 1 cặp G-X
Chọn A.
Câu 32:
Phương pháp:
Một tế bào sinh dục cái giảm phân cho tối đa 1 loại giao tử.
Cách giải:
Ở ruồi giấm XX là con cái.
Một tế bào sinh dục cái giảm phân cho tối đa 1 loại giao tử.
Chọn D.
Câu 33:
Quan sát quá trình giảm phân bình thường hình thành giao tử của 5 tế bào sinh tinh có kiểu gen Ab/aB , một học sinh đưa ra các dự đoán:
I. Trong trường hợp tần số hoán vị gen là 50% thì có 4 loại giao tử tạo ra, tỉ lệ mỗi loại là 25%.
II. Trong trường hợp có tiếp hợp, không trao đổi chéo kết quả của quá trình chỉ tạo ra 2 loại giao tử khác nhau.
III. Nếu tỉ lệ tế bào xảy ra hoán vị gen chiếm 80% thì tỉ lệ giao tử tạo ra là 3:3:2:2
IV. Nếu 1 tế bào nào đó, có sự rối loạn phân li NST ở kỳ sau I hay kỳ sau II sẽ làm giảm số loại giao tử của quá trình.
Số dự đoán phù hợp với lí thuyết là:
Phương pháp:
Một tế bào có kiểu gen \(\frac{{AB}}{{ab}}\) giảm phân:
+ Không có HVG tạo 2 loại giao tử liên kết: AB, ab.
+ Có HVG tạo 4 loại giao tử với tỉ lệ 1:1:1:1;
GT liên kết: AB, ab; GT hoán vị: Ab, aB.
Xét các trường hợp xảy ra với 5 tế bào.
Cách giải:
I đúng, mỗi tế bào cho 4 giao tử với tỷ lệ ngang nhau.
II đúng, nếu không có TĐC thì mỗi tế bào tạo 2 loại giao tử Ab và aB với tỷ lệ ngang nhau
III đúng, 80% tế bào xảy ra HVG → 4 tế bào có HVG tạo ra 4 loại giao tử số lượng là 4AB:4Ab:4aB:4ab ; một tế bào không có TĐC sẽ cho 2Ab:2aB
Số lượng từng loại giao tử là: 4AB:4ab:6Ab:6aB hay 2:2:3:3.
IV sai, nếu có sự rối loạn ở GP sẽ tạo ra nhiều loại giao tử hơn.
Chọn D.
Câu 34:
Cho hình vẽ quá trình phân bào của một tế bào (Y) ở một cây lưỡng bội X có kiểu gen dị hợp về
tất cả các cặp gen. Biết rằng cây X khi giảm phân bình thường, xảy ra trao đổi chéo tại một điểm ở tất cả các cặp NST sẽ tạo ra tối đa 256 loại giao tử. Trên các NST có trong tế bào Y có các gen tương ứng là A, B, D, e, M, m, N, n).
Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biêu sau đây đúng?
I. Kết thúc quá trình phân bào thì tế bào Y sẽ tạo ra 2 tế bào con, mỗi tế bào mang bộ NST n+1.
II. Tế bào Y đang ở kì sau của quá trình nguyên phân.
III. Quá trình phân bào để tạo ra tế bào Y đã xảy ra sự không phân li ở 2 cặp NST.
IV. Cây X có bộ NST 2n = 4.
Phương pháp:
Phân tích số lượng gen trong tế bào, dựa vào hình thái NST để tìm ra kì giảm phân.
NST đơn tách nhau về 2 cực là diễn biến của kì sau GP II.
Xét các phát biểu.
Cách giải:
Ta thấy có 2 cặp NST mang 2 cặp gen M,m và N,n còn cặp NST mang gen A,B,D,e chỉ có 1 nên ta có thể kết luận cặp NST mang gen M,m và N,n không phân ly trong giảm phân I, tế bào đang ở kỳ sau giảm phân II
Xét các phát biểu:
I đúng, kết thúc phân bào ta thu được 2 tế bào có kiểu gen ABDe Mn Mn
II sai, III sai (chỉ không phân ly ở 1 cặp NST)
IV sai. Ta có 2n = 6 (vì có 3 cặp NST)
Chọn A.
Câu 35:
Phương pháp:
Viết phép lai, xét các trường hợp có thể có ứng với kiểu gen của cây quả vàng.
Cách giải:
Theo lí thuyết P: AA × aa → F1: 100%
Nhưng ta thấy xuất hiện 1 cây quả vàng (có thể có kiểu gen aa hoặc a) → có thể xảy ra đột biến theo 3 trường hợp
+ Đột biến gen A → a
+ Đột biến mất đoạn chứa gen A
+ Đột biến thể một chỉ còn lại NST mang gen a.
Vậy không thể xảy ra trường hợp D.
Chọn D.Câu 36:
Phương pháp:
Cách giải:
Ở F1 thân cao hoa đỏ chiếm 18,75% = \(\frac{3}{{16}} = \frac{1}{2} \times \frac{3}{8} = \frac{3}{4} \times \frac{1}{4}\)
Ta xét trường hợp: \(\frac{1}{2}A - \times \frac{3}{8}B - D - \)
+ Cặp gen Aa: Aa × aa
+ Cặp gen Bb,Dd: có các phép lai thỏa mãn là: BbDd × Bbdd; BbDd × bbDd
(Aa × aa)(BbDd × Bbdd; BbDd × bbDd)
→ Có 4 phép lai (Vì AaBbDd × aabbDd và aaBbDd × AabbDd là 2 phép lai khác nhau, tương tự với BbDd × Bbdd)
Ta xét trường hợp: \(\frac{3}{4}A - \times \frac{1}{4}B - D - \)
+ Cặp gen Aa: Aa × Aa
+ Cặp gen Bb,Dd: có các phép lai thỏa mãn là: BbDd × bbdd; Bbdd × bbDd
→ Có 2 phép lai.
Vậy có tổng 6 phép lai.
Chọn C.
Câu 37:
Sơ đồ phả hệ sau mô tả sự di truyền của một bệnh ở người:
Có thể xác định được chính xác kiểu gen của bao nhiêu người trong phả hệ trên?
Phương pháp:
Dựa vào cặp vợ chồng 11 – 12 để tìm ra gen gây bệnh là gen trội hay lặn, trên NST thường hay NST giới tính.
Xác định kiểu gen của những người trong phả hệ.
Cách giải:
Xác định quy luật: Người số 11 và 12 bị bệnh mà sinh 18 bình thường tức là bố mẹ bệnh, con gái bình thường
→ gen bệnh là gen trội nằm trên NST thường.
Quy ước gen: A bệnh > a bình thường.
→ Kiểu gen người bình thường là aa.
→ Kiểu gen người bệnh là AA hoặc Aa.
Xác định kiểu gen của phả hệ như sau:
- Người bình thường đều có kiểu gen aa.
- Người số 1, 3, 11, 12, 22 bệnh nên có mang alen A, sinh con bình thường nên có mang alen a. Những người này đều có kiểu gen Aa.
- Người số 7 và 8 bệnh nên có mang alen A, là con của người số 2 nên nhận alen a từ người số 2. Những người này đều có kiểu gen Aa.
- Người số 19, 20, 21 có 2 trường hợp AA hoặc Aa đều được.
Vậy có thể xác định được chính xác kiểu gen của 23 người trong phả hệ trên (trừ 19,20,21).
Chọn C.
Câu 38:
Phương pháp:
Bước 1: Tìm cấu trúc di truyền của quần thể
Bước 2: Biện luận kiểu gen của cặp vợ chồng đó
Bước 3: Tính xác suất sinh được một người con mắc bệnh hói đầu (chú ý đến giới tính)
Cách giải:
Quần thể cân bằng di truyền có cấu trúc: p2HH + 2pqHh + q2hh = 1.
Trong 10000 người đàn ông thì có 8100 người không bị hói đầu → hh=0,81
→ 0,01HH + 0,18Hh + 0,81hh = 1.
Người vợ không hói đầu: 0,18Hh + 0,81hh ↔ \(\left( {\frac{2}{{11}}Hh:\frac{9}{{11}}hh} \right)\)
Người chồng không bị hói đầu: hh
Xét cặp vợ chồng này: \(\left( {\frac{2}{{11}}Hh:\frac{9}{{11}}hh} \right) \times hh \leftrightarrow \left( {\frac{1}{{11}}H:\frac{{10}}{{11}}h} \right) \times h\) →Xác suất họ sinh được người con mắc bệnh hói đầu là: \(\frac{1}{2}\left( {con\,\,trai} \right) \times \frac{1}{{11}}H \times 1h = \frac{1}{{22}}\)
Chọn B.
Câu 39:
Phương pháp:
Thể đột biến là cơ thể mang kiểu gen và kiểu hình đột biến.
Bước 1:Xác định kiểu gen của thể đột biến ở mỗi cặp gen.
Bước 2:Thể đột biến sẽ mang ít nhất 1 cặp gen được nêu ra ở bước 1.
Cách giải:
Cặp gen Aa: thể đột biến có kiểu gen aa
Cặp gen Bb: thể đột biến có kiểu gen Bb, BB
Cặp gen Cc: thể đột biến có kiểu gen cc
Thể đột biến là B: AaBbCc, aabbcc, aaBbCc
Chọn B.
Câu 40:
Phương pháp:
Bước 1: Biện luận quy luật di truyền → quy ước gen.
Bước 2: Viết phép lai F1 → F2, cho tất cả các cây hoa vàng và hoa trắng ở F2 giao phấn ngẫu nhiên với nhau.
Tính tỉ lệ giao tử.
Bước 3: Tính tỉ lệ cây hoa đỏ.
Cách giải:
F2 phân ly 9:6:1 → tính trạng do 2 gen tương tác bổ sung với nhau
Quy ước gen A-B- : Hoa đỏ; A-bb/aaB- : hoa vàng; aabb : hoa trắng
F1 × F1 : AaBb × AaBb → (1AA:2Aa:1aa)(1BB:2Bb:1bb)
Cho các cây hoa vàng và trắng giao phấn ngẫu nhiên: (1AA:2Aa)bb ; aa (1BB:2Bb); aabb → Tỷ lệ giao tử: 2Ab: 2aB: 3ab.
Cây hoa đỏ ở F3 chiếm tỷ lệ \(2 \times \frac{2}{7}Ab \times \frac{2}{7}aB = \frac{8}{{49}}\).
Chọn A.