Thi Online (2023) Đề thi thử Sinh học THPT Ninh Giang, Hải Dương có đáp án
Thi Online (2023) Đề thi thử Sinh học THPT Ninh Giang, Hải Dương có đáp án
-
394 lượt thi
-
40 câu hỏi
-
45 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Khi nói về đột biến gen, kết luận nào sau đây sai?
Phương pháp:
- Đột biến gen trội đều được biểu hiện ngay ra kiểu hình, đột biến gene lặn chỉ được biểu hiện ở thể đồng hợp lặn
- Đột biến gene có thể phát sinh ngay cả khi có và không có tác nhân gây đột biến
- Tần số đột biến gen phụ thuộc vào cường độ, liều lượng của tác nhân gây đột biến và đặc điểm cấu trúc của gen
- Thể đột biến là cơ thể mang gene đột biến được biểu hiện ra kiểu hình
Cách giải:
A, S: Nếu là đột biến gene lặn ở trạng thái dị hợp tử thì không biểu hiện ra kiểu hình
B, Đ: Đột biến gene có thể phát sinh ngay cả khi có và không có tác nhân gây đột biến
C, Đ: Tần số đột biến gen phụ thuộc vào cường độ, liều lượng của tác nhân gây đột biến và đặc điểm cấu trúc của gen
D, Đ: đột biến gene trội luôn được biểu hiện ra kiểu hình
Chọn A.
Câu 2:
Ở thỏ đực, một tế bào của cơ thể có kiểu gen AaBb giảm phân bình thường, tạo giao tử. Theo lí thuyết, có bao nhiêu kết luận sau đây đúng?
I . Tạo ra 4 giao tử.
II. Tạo ra hai loại giao tử với tỉ lệ bằng nhau.
III. Có thể không tạo ra giao tử Ab.
IV. Tạo ra loại giao tử mang alen B với xác suất là 1/2.
Cách giải:
I, S: chỉ tạo tối đa 2 loại giao tử
II, Đ: 1 tế bào tạo tối đa 2 loại giao tử với tỉ lệ ngang nhau 50:50
III, Đ: nếu tế bào này tạo ra giao tử AB và ab thì không tạo ra Ab và aB
IV, Đ: Trong 2 giao tử tạo ra, sẽ có 1 trong 2 giao tử mang alen B với tỷ lệ ½
Chọn C.
Câu 3:
Ở cấp độ phân tử nguyên tắc bổ sung được thể hiện trong cấu trúc
Phương pháp:
Nguyên tắc bổ sung có trong: DNA mạch kép, rRNA và tRNA
Cách giải:
AND mạch kép cấu trúc theo nguyên tắc bổ sung: A=T; GX và ngược lại
Chọn C.
Câu 4:
Khi nói về đột biến số lượng nhiễm sắc thể, phát biểu nào sau đây đúng?
Phương pháp:
- Đột biến đa bội là đột biến xảy ra ở tất cả các cặp NST. Cônsixin thường được dùng để ức chế quá trình hình thành thoi phân bào có thể gây đột biến đa bội ở thực vật
- Đột biến đa bội lẻ không có khả năng sinh sản hữu tính vì số NST trong cặp tương đồng lẻ, gây trở ngại trong quá trình sinh sản. Dạng đột biến đa bội chẵn vẫn có khả năng sinh sản
- Đột biến đa bội làm hàm lượng DNA trong nhân tăng lên gấp bội
- Sự không phân ly của 1 NST trong nguyên phân của tế bào xôma ở một cơ thể có thể tạo ra thể khảm
Cách giải:
A, Đ
B, S: Thể đa bội chẵn vẫn có khả năng sinh sản hữu tính
C, S: Thể lệch bội là thể đột biến số lượng NST chỉ liên quan tới 1 hoặc 1 số cặp NST nên có hàm lượng DNA tăng lên hoặc giảm bớt
Chọn A.
Câu 5:
Trong số các tính chất của mã di truyền, hiện tượng thoái hóa mã di truyền là:
Phương pháp:
Đặc điểm của mã di truyền:
- Là mã bộ ba: Mã di truyền được đọc từ một điểm xác định theo từng bộ ba nucleotit mà không gối lên nhau
- Có tính phổ biến: Tất cả các loài đều dùng chung một bộ mã di truyền
- Có tính thoái hóa: Nhiều bộ ba khác nhau cùng mã hoá cho một loại axit amin
- Có tính đặc hiệu: Một bộ ba mã di truyên chỉ mã hoá cho một axit amin
Cách giải:
D, Đ: Mã di truyền mang tính thoái hóa, tức là nhiều bộ ba khác nhau cùng xác định một loại axit amin, trừ AUG và UGG.
Chọn D.
Câu 6:
Rễ cây trên cạn chủ yếu hấp thụ nitơ ở dạng nào sau đây?
Phương pháp:
Rễ cây trên cạn chủ yếu hấp thụ nitơ ở dạng: NO3- và NH4+.
Cách giải:
Rễ cây trên cạn chủ yếu hấp thụ nitơ ở dạng: NO3- và NH4+.
Chọn D.
Câu 7:
Người ta chuyển một số vi khuẩn E.coli mang các phân tử ADN vùng nhân chỉ chứa N15 sang môi trường chỉ có N14. Các vi khuẩn nói trên đều thực hiện nhân đôi 1 lần tạo ra các phân tử ADN, trong đó có 20 phân tử ADN chứa N14. Sau đó chuyển các vi khuẩn này được chuyển về môi trường chỉ chứa N15 và cho chúng nhân đôi tiếp 3 lần nữa. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Ban đầu có 10 phân tử ADN.
II. Sau khi kết thúc quá trình trên đã tạo ra 300 mạch polinucleotit chỉ chứa N15.
III. Sau khi kết thúc quá trình trên đã tạo ra 140 phân tử ADN chỉ chứa N15.
IV. Sau khi kết thúc quá trình trên có 20 phân tử ADN chứa cả hai loại N14 và N15.
Cách giải:
- Số phân từ ADN chứa N14 là đúng
- Số mạch mạch polinucleotit chỉ chứa II đúng
- Số phân tử ADN chỉ có N15: III đúng
- Số phân từ ADN có cả N14 và đúng
Chọn A.
Câu 8:
Trong cơ chế điều hoà hoạt động của opêron Lac ở vi khuẩn E. coli, vùng vận hành (O) là
Phương pháp:
Cấu trúc của operon.Lac
Cách giải:
Trong cơ chế điều hoà hoạt động của opêron Lac ở vi khuẩn E. coli, vùng vận hành (O) là trình tự nuclêôtit
đặc biệt, tại đó prôtêin ức chế có thể liên kết làm ngăn cản sự phiên mã.
Chọn C.
Câu 9:
Khi nói về quá trình hô hấp của thực vật, phát biểu nào sau đây sai?
Phương pháp:
Cách giải:
- Quá trình hô hấp hiếu khí tạo ra nhiều ATP hơn (38ATP) so với hô hấp kỵ khí (2ATP)
Chọn B.
Câu 10:
Theo lí thuyết, cơ thể nào sau đây có kiểu gen dị hợp tử về cả 2 cặp gen?
Phương pháp:
Cặp gen dị hợp là: kiểu gen chứa cặp gen gồm 2 alen tương ứng khác nhau
Cách giải:
Kiểu gen AaBb là kiểu gen dị hợp tử về 2 cặp gene
Chọn C.
Câu 11:
Cho sơ đồ phả hệ dưới đây mô tả 2 bệnh di truyền ở người, trong đó bệnh P, Q đều do 2 gen lặn nằm trên 2 cặp NST thường khác nhau quy định. Biết rằng không có đột biến mới xảy ra ở tất cả các cá thể trong phả hệ. Xác suất cặp vợ chồng 13-14 sinh đứa con đầu lòng bị hai bệnh là bao nhiêu?
Chọn D
Câu 12:
Ở cấp độ phân tử, thông tin di truyền được truyền qua các thế hệ tế bào nhờ các quá trình nào?
Ở cấp độ phân tử, thông tin di truyền được truyền từ tế bào mẹ sang tế bào con nhờ cơ chế nhân đôi ADN.
Chọn A.
Câu 13:
Phân tích vật chất di truyền của một chủng gây bệnh ở gà thì thấy rằng vật chất di truyền của nó là một phân tử axit nuclêic được cấu tạo bởi 4 loại đơn phân với tỉ lệ mỗi loại là 23%A, 26%T, 25%G, 26%X. Loại mầm bệnh này là gì?
Phương pháp:
- VCDT của virut là DNA hoặc RNA, đơn hoặc kép
- VCDT của VK là DNA mạch kép
- Mạch kép có tỷ lệ các nucleotit bổ sung với nhau là bằng nhau, mạch đơn thì không
- Đơn phân của DNA là: A, T, G,X
- Đơn phân của RNA là A, U, G,X
Cách giải:
Tỷ lệ các loại nucleotit bổ sung với nhau không bằng nhau? VCDT là mạch đơn
Đơn phân gồm 4 loại nucleotit là A, T, G, X. VCDT là ADN
VCDT là DNA mạch đơn nên đây là VCDT của virut
Chọn C.
Câu 14:
Trong cơ chế điều hòa hoạt động của operon Lac sự kiện nào sau đây diễn ra ngay cả khi môi trường có lactôse và không có lactôse?
Cơ chế hoạt động của operon lac khi môi trường có và không có lactose:
Cách giải:
Khi môi trường có lactôse và không có lactôse, gen điều hòa R vẫn tổng hợp prôtêin ức chế.
Chọn A.
Câu 15:
Bộ NST của một loài thực vật có các cặp gen được kí hiệu là Aa; Bb; Dd; Ee.
Cho các cá thể có kiểu bộ nhiễm sắc thể như sau:
(1) AaaBbddEe (2) aaBbDdEe (3) AaaBBbDddEEe
(4) AAABBBDDD (5) AaBbbDdEe (6) aaBbDDEEe
Theo lí thuyết, số loại thể đột biến thuộc dạng thể ba nhiễm, thể tam bội lần lượt là
Phương pháp:
- Thể ba nhiễm là đột biến số lượngxảy ra ở 1 cặp NST, trong đó 1 cặp NST bị đột biến gồm 3 chiếc NST
- Thể tam bội là đột biến số lượng NST xảy ra ở tất cả các cặp NST, mỗi cặp NST đều có 3 chiếc
Cách giải:
- Đột biến dang ba nhiễm: (1), (5), (6)
- Đột biến thể tam bội: (3), (4)
Chọn A.
Câu 16:
Đặc điểm nào sau đây chỉ có ở quá trình nhân đôi của ADN ở sinh vật nhân thực mà không có ở quá trình nhân đôi ADN của sinh vật nhân sơ?
Phương pháp:
Điểm khác biệt cơ bản ở quá trình nhân đôi AND của sinh vật nhân thực và sinh vật nhân sơ là: số lượng đơn vị tái bản (hay còn được gọi là điểm khởi đầu nhân đôi)
Cách giải:
Nhân đôi DNA ở sinh vật nhân thực có nhiều điểm khởi đầu nhân đôi, sinh vật nhân sơ chỉ có 1 điểm khởi đầu nhân đôi
Chọn B.
Câu 17:
Sự không phân li của một cặp nhiễm sắc thể ở một số tế bào trong giảm phân hình thành giao tử ở một bên bố hoặc mẹ, qua thụ tinh có thể hình thành các hợp tử mang bộ nhiễm sắc thể là
Phương pháp:
- Sự không phân li của một cặp nhiễm sắc thể ở một số tế bào trong giảm phân hình thành giao tử ở một bên bố hoặc mẹ tạo ra giao tử (n+1) và (n-1)
- Tế bào bình thường giảm phân tạo giao tử n
Cách giải:
Sự không phân ly ở 1 cặp NST tạo giao tử n – 1 và giao tử n +1; khi kết hợp với giao tử bình thường tạo hợp tử 2n +1; 2n-1
Nhưng sự rối loạn chỉ xảy ra ở 1 số tế bào nên vẫn tạo được giao tử n; kết hợp với giao tử n tạo cơ thể 2n
Chọn A.
Câu 18:
Một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể 2n = 20. Khi xét nghiệm tế bào của một cây, người ta thấy số nhiễm sắc thể là 19 trong đó cặp nhiễm sắc thể số 5 chỉ có một nhiễm sắc thể. Đây là đột biến lệch bội dạng
Phương pháp:
Đột biến lệch bội là đột biến số lượng NST liên quan đến 1 hoặc một số cặp nucleotit, gồm các dạng cơ bản:
- Thể một (2n-1): có 1 cặp NST có một chiếc
- Thể ba (2n+1): có 1 cặp NST có 3 chiếc
- Thể bốn (2n+2): có 1 cặp NST có 4 chiếc
- Thể không (2n-2): có 1 cặp NST không có chiếc NST nào
Cách giải:
- 2n=20, số nhiễm sắc thể là 19 trong đó cặp nhiễm sắc thể số 5 chỉ có một nhiễm sắc thể? đây là đột biến lệch bội dạng thể một (2n-1)
Chọn D.Câu 19:
Trong cấu trúc siêu hiển vi của nhiễm sắc thể (NST), khi NST ở trạng thái ống siêu xoắn (xoắn mức 3) có đường kính
Phương pháp:
Ống siêu xoắn (sợi nhiễm sắc) có đường kính 300nm
Chọn B.
Câu 20:
Trong quá trình quang hợp ở thực vật, để giải phóng 1 mol O2 thì phải quang phân li bao nhiêu mol CO2?
Phương pháp:
PT quang hợp: 6CO2 + 12H2O C6H12O6 + 6O2 + 6H2O
Cách giải:
Theo PT quang hợp: số mol O2 bằng số mol CO2 để giải phóng 1 mol O2 thì phải quang phân li 1 mol CO2
Chọn C.
Câu 21:
Trong cơ chế điều hòa hoạt động của opêrôn Lac của vi khuẩn E. coli, giả sử gen A nhân đôi 1 lần và phiên mã 10 lần. Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây đúng?
Phương pháp:
- Các gen cùng nằm trên 1 NST có số lần nhân đôi bằng nhau
- Các gen cấu trúc Z, Y, A có chung vùng điều hòa nên có số lần phiên mã bằng nhau
Cách giải:
- Gen A nhân đôi 1 lần thì gen điều hòa và gen Z, Y cũng nhân đôi 1 lần
- Gen A phiên mã 10 lần thì gen Z và Y cũng phiên mã 10 lần
Chọn C.Câu 22:
Vi khuẩn Rhizôbium có khả năng cố định đạm vì chúng có loại enzim nào sau đây?
Phương pháp:
Enzyme cố định đạm là Nitrôgenaza
Cách giải:
Vi khuẩn Rhizôbium có khả năng cố định đạm vì chúng có enzyme cố định đạm là Nitrôgenaza
Chọn C.
Câu 23:
Đột biến gen và đột biến NST có điểm khác nhau cơ bản là:
Phương pháp:
Đột biến nhiễm sắc thể có thể làm thay đổi số lượng gen trên nhiễm sắc thể, còn đột biến gen không thể làm thay đổi số lượng gen trên nhiễm săc thể
Cách giải:
A, S: Cả 2 đều có thể gây chết
B, S: Cả hai đều vô hướng
C, S: Cả hai đều có thể phát sinh trong nguyên phân và giảm phân
Chọn D.
Câu 24:
Một loài thực vật, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp. Cơ thể tứ bội giảm phân chỉ sinh ra giao tử lưỡng bội, các giao tử lưỡng bội có khả năng thụ tinh bình thường. Thực hiện phép lai P: Aaaa x Aaaa thu được F1. Tiếp tục cho F1 lai phân tích thu được Fa. Theo lí thuyết, Fa có tỉ lệ kiểu hình:
Cách giải:
P: Aaaa Aaaa
G: 1/2 Aa; 1/2 aa 1/2 Aa; 1/2 aa
F1: 1/4 AAaa; 2/4 Aaaa, 1/4 aaaa
F1 lai phân tích: (1/4 AAaa; 2/4 Aaaa, 1/4 aaaa) aaaa
G: aa
Fa:
=> TLKH: 11A- (thân cao); 13aaaa (thân thấp)
Chọn D.
Câu 25:
Ở một loài thực vật, A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với a quy định hoa vàng. Cho cây hoa đỏ thuần chủng giao phấn với cây hoa vàng được F1. Ở F1 có hàng nghìn cây hoa đỏ, xuất hiện vài cây hoa vàng. Cho các nhận định sau về nguyên nhân có thể làm xuất hiện cây hoa vàng là
I. Do đột biến gen gây nên.
II. Do đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể dạng mất đoạn.
III. Do đột biến lệch bội dạng thể một nhiễm.
IV. Do đột biến lệch bội dạng thể không nhiễm.
Số nhận định đúng là
Cách giải:
I, Đ: nếu đột biến gen biến A a làm xuất hiện cây màu vàng
II, Đ: nếu đột biến mất đoạn mang alen A làm xuất hiện cây màu vàng
III, Đ: nếu đột biến thể một làm mất 1 NST mang alen A xuất hiện cây màu vàng
IV, S: Đột biến thể không nhiễm làm mất gen quy định màu sắc hoa
Chọn C.
Câu 26:
Ở một loài động vật, xét cặp gen Aa nằm trên cặp nhiễm sắc thể số 2 và cặp gen Bb nằm trên cặp nhiễm sắc thể số 5. Một tế bào sinh tinh có kiểu gen AaBb thực hiện quá trình giảm phân tạo giao tử. Biết một nhiễm sắc thể kép của cặp số 5 không phân li ở kì sau II trong giảm phân, cặp nhiễm sắc thể số 2 giảm phân bình thường thì tế bào này có thể tạo ra các loại giao tử nào sau đây?
Cách giải:
Cặp NST số 2 giảm phân bình thường tạo giao tử A và a
Cặp NST số 5 giảm phân bị rối loạn ở GP II ở 1 NST kép tạo ra bb, B hoặc BB,b
Vậy có 4 trường hợp:
+ TH1: NST kép aa đi cùng NST bị đột biến: bb→ abb; AB, a
+ TH2: NST kép AA đi cùng NST bị đột biến: bb →Abb; aB, A
+ TH3: aa đi cùng NST đột biến là BB tạo ra: Abb, a, Ab
+TH4: AA đi cùng NST đột biến là BB tạo ra: ABB; A; ab
Chọn D.
Câu 27:
Một cơ thể có kiểu gen AaBb tự thụ phấn. Theo lí thuyết, sẽ tạo ra tối đa bao nhiêu dòng thuần chủng?
Phương pháp:
- Số dòng thuần chủng: 2n (n là số cặp gen dị hợp)
Cách giải:
- Cơ thể có 2 cặp gen dị hợp? có 22 = 4 (dòng thuần)
Chọn D.
Câu 28:
giảm phân bình thường ở thể song nhị bội được hình thành từ hai loài trên có số lượng NST là
Phương pháp:
- Số lượng nhiễm sắc thể có trong giao tử bằng một nửa số lượng NST trong tế bào mẹ
Cách giải:
- Thể song nhị bội của loài này có số lượng NST là: 16+18=34 NST
Giao tử tạo ra từ thể này có chứa số lượng NST bằng một nửa là 17 NST
Chọn C.
Câu 29:
Trong giờ thực hành, một nhóm học sinh đã tiến hành đo các chỉ tiêu sinh lý của mình ở 2 thời điểm như sau:
• Thời điểm 1: Trước khi chạy tại chỗ 10 phút.
• Thời điểm 2: Ngay sau khi chạy tại chỗ 10 phút.
Theo lí thuyết, chỉ số sinh lí nào sau đây của các bạn học sinh ở thời điểm 2 thấp hơn so với thời điểm 1?
Phương pháp:
Khi chạy tại chỗ cơ thể cần nhiều năng lượng hơn → tim đập nhanh hơn, thân nhiệt tăng, huyết áp tăng. Chỉ có thời gian của 1 chu kì tim giảm (do tim đập nhanh hơn)
Cách giải:
- Để cung cấp đủ O2 và năng lượng khi chạy? tim phải đập nhanh hơn ? thời gian của một chu kỳ tim giảm xuống
Chọn A.
Câu 30:
Năm 1928, Kapetrenco đã tiến hành lai cây cải bắp (Loài Brassuca 2n =18) với cây cải củ (loài Raphanus 2n=18) tạo ra cây lai khác loài, hầu hết các cây lai này đều bất thụ, một số cây lai ngẫu nhiên bị đột biến số lượng NST làm tăng gấp đôi bộ NST tạo thành các thể song nhị bội. Trong các đặc điểm sau, có bao nhiêu đặc điểm là sai với thể song nhị bội này:
1. Mang vật chất di truyền của 2 loài ban đầu.
2. Trong tế bào sinh dưỡng, các NST tồn tại thành từng nhóm, mỗi nhóm gồm 4 NST tương đồng.
3. Có khả năng sinh sản hữu tính.
4. Có kiểu gen đồng hợp tử về tất cả các cặp gen.
Phương pháp:
Thể song nhị bội: là cơ thể có chứa cả 2 bộ NST lưỡng bội của 2 loài khác nhau cùng tồn tại trong 1 tế bào.
Cách giải:
1 Đ: vì thể song nhị bội là sự dung hợp 2 bộ NST của 2 loài khác nhau, vì vậy nó mang VCDT của 2 loài
2S: Các NST tạo thành 1 nhóm 4 NST nhưng không tương đồng do trong nhóm có NST của 2 loài khác nhau
3Đ: Do trong tế bào các NST còn tồn tại thành từng cặp tương đồng của mỗi loài vì vậy có thể phân ly trong giảm phân hình thành giao tử → có thể sinh sản hữu tính
4Đ: Lai xa kèm đa bội hóa (đột biến số lượng NST làm tăng gấp đôi bộ) tạo ra cơ thể có kiểu gen đồng hợp tử về tất cả các cặp gen
Chọn C.
Câu 31:
Trong ống tiêu hóa của người, quá trình tiêu hóa hóa học xảy ra chủ yếu ở
Phương pháp:
Tiêu hóa hóa học là hoạt động của các chất, các enzim phân cắt các phân tử chất: enzim amilaza biến đổi tinh bột, enzim pepsin cắt nhỏ các prôtêin, nhũ tương hóa lipit của dịch mật...
Cách giải:
Ruột non có đầy đủ các loại enzyme tiêu hóa tất cả các loại thức ăn, biến đổi thức ăn thành các chất đơn giản có thể hấp thụ vào máu quá trình tiêu hóa hóa học diễn ra chủ yếu ở ruột non
Chọn B.
Câu 32:
Alen A có chiều dài 5100 A0 và có số nuclêôtit loại guanin chiếm 20% tổng số nuclêôtit của gen. Alen A bị đột biến điểm thành alen a. Alen a có 3599 liên kết hiđrô. Dạng đột biến nào sau đây đã xảy ra với alen A?
Cách giải:
N - tổng số nucleotit của gen
L- Chiều dài của gen
- Xét alen A
Ta có:
=>
+ Số nu từng loại của alen A là:
=> Số liên kết H của alen
A bị đột biến điềm thành alen có 3599 liên kết hiđrôđ => giảm 1 liên kết H. Vậy đây là đột biến thay thế cặp một cặp
Chọn B.
Câu 33:
Đơn phân cấu tạo nên phân tử prôtêin là
Protein là phân tử hợp chất hữu cơ có cấu trúc đa phân, đơn phân là các axit amin. Có hơn 20 loại axit amin
Cách giải:
Đơn phân cấu tạo nên phân tử prôtêin là: Axit amin
Chọn A.
Câu 34:
Cho biết quá trình giảm phân không phát sinh đột biến. Cơ thể có kiểu gen nào sau đây cho nhiều loại giao tử nhất?
Phương pháp:
Số loại giao tử tính bằng công thức: 2n với n là số cặp gen dị hợp
Cách giải:
- Kiểu gene càng có nhiều cặp gen dị hợp thì càng cho nhiều loại giao tử nhất
AaBb dị hợp 2 cặp gen
Chọn C.
Câu 35:
Loại hooc môn nào sau đây có tác dụng làm tăng đường huyết ở người?
Phương pháp:
Hooc môn điều hòa đường huyết là insulin và glucagon
Cách giải:
Hormone có tác dụng phân giải glicogen thành glucose làm tăng đường huyết là glucagon
Insulin làm giảm đường huyết, chuyển glucose → glycogen tích lũy trong gan
Progesteron là hormone sinh dục do thể vàng tiết ra, kết hợp với estrogen làm biến đổi niêm mạc tử cung.
Tiroxin là hormone tuyến giáp có tác dụng trong quá trình trao đổi chất của cơ thể
Chọn BCâu 36:
Một đột biến xảy ra trên nhiễm sắc thể làm tâm động chuyển sang vị trí khác thường nhưng kích thước nhiễm sắc thể không thay đổi. Đột biến thuộc loại
Phương pháp:
Đột biến NST có thể làm thay đổi hoặc không làm thay đổi hình dạng NST
Cách giải:
- Đột biến NST làm thay đổi hình thái NST, các dạng như đột biến mất đoạn làm ngắn đi, lặp đoạn làm dài hơn, chuyển đoạn không tương hỗ cũng làm thay đổi hình thái NST
- Hình thái NST không thay đổi? đột biến đảo đoạn. Vị trí tâm động thay đổi? đột biến đảo đoạn chứa tâm động
Chọn B.
Câu 37:
Ở đậu Hà Lan, gen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp. Cho cây thân cao giao phấn với cây thân cao (P), thu được F1 gồm 901 cây thân cao và 299 cây thân thấp. Dự đoán nào sau đây đúng?
Cách giải:
(P): thân cao thân cao => TLKH ở F1: cao/thấp =3: 1
P: Aa Aa
G: 1/2 A; 1/2 a 1/2 A; 1/2 a
TLKG: 1/4 AA; 1/2 Aa, 1/4 aa
A Đ: Cây thân cao ở F1 có kiểu gen:
tự thụ cho
Aa tự thụ cho aa
B : Tần số alen ở F1: 1/2 A; 1/2 a . F1 giao phối ngẫu nhiên => áp dụng định luật hardy vanbec thì F2 cân bằng di truyền có cấu trúc kiểu gen quần thể: aa => kiểu gen lặn chiếm 25%
C S: Thân cao ở F1 thụ phấn cho cây thân thấp:
aa
cây thân cao chiếm
D S: đều có kiểu gen Aa
.Chọn A.
Câu 38:
Trong hệ tuần hoàn của người, máu được di chuyển theo chiều nào sau đây?
Phương pháp:
Tim co bóp đẩy máu vào động mạch, máu TĐC tại mao mạch và theo tĩnh mạch trở lại tim
Cách giải:
Trong hệ tuần hoàn của người, máu được di chuyển theo chiều: Động mạch → mao mạch → tĩnh mạch
Chọn C.Câu 39:
Bộ ba nào sau đây là tín hiệu kết thúc dịch mã?
Phương pháp:
Có ba bộ ba kết thúc: 5’UAA3’; 5’UAG3’; 5’UGA3’
Cách giải:
Trong bộ mã di truyền, có 3 bộ ba kết thúc là: 5’UAA3’, 5’UAG3’ và 5’UGA3’ hoặc viết theo chiều ngược lại thì 3 bộ ba kết thúc chính là: 3’AAU5’, 3’GAU5’, 3’AGU5’.
Chọn C.
Câu 40:
Trong điều kiện mỗi cặp gen quy định một cặp tính trạng và alen trội là trội hoàn toàn. Ở phép lai AaBbDd × AaBbDd, thu được F1. Theo lí thuyết, ở F1, kiểu gen AABBDd chiếm tỷ lệ
Cách giải:
- Aa
- Dd Dd
Kiểu gen AABBDd ở F1 chiếm tỷ lệ:
Chọn A.