Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh năm 2022 có lời giải - Đề 15
-
8499 lượt thi
-
40 câu hỏi
-
50 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Nếu kết quả của phép lai thuận và phép lai nghịch khác nhau, con lại luôn có kiểu hình giống mẹ thì gen quy định tính trạng nghiên cứu nằm ở
Nếu kết quả của phép lAi thuận và phép lAi nghịch khác nhau, con lai luôn có kiểu hình giống mẹ thì gen quy định tính trạng nghiên cứu nằm ở ngoài nhân.
Chọn B.
Câu 2:
Hình vẽ sau mô tả một dạng đột biến cấu trúc NST:
Đột biến trên thuộc dạng
Đột biến làm mất đi đoạn D => đây là dạng đột biến mất đoạn.
Chọn D.
Câu 3:
Cơ thể có kiểu gen nào sau đây là thuần chủng?
Kiểu gen thuần chủng là kiểu gen mang các alen giống nhau của các gen.
Cách giải:
Cơ thể có kiểu gen thuần chủng là aaBB.
Chọn A.
Câu 4:
Loại nuclêôtit nào sau đây chỉ có ở ARN mà không có ở ADN?
Phương pháp:
ADN có 4 đơn phân: A, T, G, X
ARN có 4 đơn phân: A, U, G, X
Cách giải:
Uraxin là loại nucleotit có ở ARN mà không có ở ADN.
Chọn C.
Câu 5:
Phép lai giữa cơ thể mang tính trạng trội cần xác định kiểu gen với cơ thể mang tính trạng lặn được gọi là
Phép lai giữa cơ thể mang tính trạng trội cần xác định kiểu gen với cơ thể mang tính trạng lặn được gọi là lai phân tích.
Lai xa: lai giữa 2 loài khác nhau.
Lai thuận nghịch: Phép lai trong đó lúc dùng dạng này làm bố, lúc lại dùng chính dạng ấy làm mẹ
Chọn B.
Câu 6:
Quá trình giảm phân của cơ thể có kiểu gen đã tạo ra các loại giao tử AB = ab = 20%. Tần số hoán vị gen giữa 2 gen này
Phương pháp:
Giao tử liên kết = (1-f)/2; giao tử hoán vị: f/2.
Cách giải:
Giao tử AB = ab = 20% là giao tử hoán vị = f/2 => f = 40%.
Chọn D.
Câu 7:
Động vật nào sau đây hô hấp bằng hệ thống ống khí?
Châu chấu hô hấp bằng hệ thống ống khí.
Ếch: hô hấp bằng da và bằng phổi.
Giun đất: hô hấp bằng da.
Cá chép: hô hấp bằng mang.
Chọn A.
Câu 9:
Tập hợp các kiểu hình của cùng một kiểu gen tương ứng với các môi trường khác nhau được gọi là
Tập hợp các kiểu hình của cùng một kiểu gen tương ứng với các môi trường khác nhau được gọi là mức phản ứng của gen (SGK Sinh 12 trang 56).
Chọn D.
Câu 10:
Trong cơ chế điều hòa hoạt động của operon Lac ở vi khuẩn E. coli, tổng hợp prôtêin ức chế là chức năng của
Phương pháp:
Các thành phần của operon Lac
Nhóm gen cấu trúc (Z, Y, A): nằm kề nhau, có liên quan với nhau về chức năng
Vùng vận hành (O): là đoạn mang trình tự nuclêôtit đặc biệt, là nơi bám của prôtêin ức chế ngăn cản sự phiên mã của nhóm gen cấu trúc.
Vùng khởi động (P): nơi bám của enzim ARN-polimeraza khởi đầu sao mã.
Gen điều hòa (R): không thuộc thành phần của opêron nhưng đóng vai trò quan trọng trong điều hoà hoạt động các gen của opêron qua việc sản xuất prôtêin ức chế.
Cách giải:
Gen điều hòa sẽ tổng hợp protein ức chế.
Chọn C.
Câu 11:
Trong các mức cấu trúc siêu hiển vi của NST điển hình ở sinh vật nhân thực, mức cấu trúc nào sau đây có đường kính 11 nm?
Phương pháp:
+ Sợi cơ bản (11nm) => Sợi nhiễm sắc (30nm) => Cromatit (700nm) => NST (1400nm)
Cách giải:
Sợi cơ bản có đường kính 11nm (SGK Sinh 12 trang 24)
Chọn C.
Câu 12:
Nhóm vi khuẩn nào sau đây có khả năng chuyển hóa NO thành N2?
Vi khuẩn amôn hóa: Chất hữu cơ => NH.
Vi khuẩn phản nitrat hóa: NO => N2.
Vi khuẩn nitrat hóa: NH=> NO.
Vi khuẩn cố định nitơ: N2 => NH.
(SGK Sinh 11 trang 29).
Chọn B.
Câu 13:
Một loài thực vật, màu hoa do 2 cặp gen A, a; B, b phân li độc lập quy định, kiểu gen có đồng thời cả 2 loại alen trội A và B quy định hoa đỏ, các kiểu gen còn lại quy định hoa trắng. Sự tác động qua lại giữa các gen trên được gọi là
Đây là dạng tương tác bổ sung.
A-B-: Đỏ; A-bb/aaB-/aabb: tương tác bổ sung.
Chọn D.Câu 14:
Trong quá trình nhân đôi ADN, nuclêôtit loại guanin trên mạch khuôn liên kết với nuclêôtit loại nào của môi trường nội bào?
Phương pháp:
Áp dụng nguyên tắc bổ sung trong quá trình nhân đôi ADN: A – T; G - X và ngược lại.
Cách giải:
Trong quá trình nhân đôi ADN, nuclêôtit loại guanin trên mạch khuôn liên kết với nuclêôtit loại X (xitozin).
Chọn A.
Câu 15:
Một loài thực vật có bộ NST 2n = 20, số nhóm gen liên kết của loài này là
Phương pháp:
Số nhóm gen liên kết bằng số NST có trong bộ đơn bội của loài.
Cách giải:
2n = 20 => có 10 cặp NST => có 10 nhóm gen liên kết.
Chọn D.
Câu 16:
Alen A bị đột biến thành alen a, alen b bị đột biến thành alen B. Cơ thể có kiểu gen nào sau đây được gọi là thể đột biến về cả 2 gen trên?
Phương pháp:
Thể đột biến là cơ thể mang gen đột biến đã biểu hiện ra kiểu hình.
Cách giải:
Alen đột biến là a và B=> thể đột biến mang 1 trong các cặp gen aa, BB, Bb.
Kiểu gen của thể đột biến về 2 cặp gen là: aaBb.
Chọn C.
Câu 17:
Động vật nào sau đây có túi tiêu hoá?
Thủy tức có túi tiêu hóa.
Mèo, trâu, gà rừng có ống tiêu hóa.
Chọn A.
Câu 18:
Một loài có bộ NST 2n = 24. Thể tam bội của loài này có số lượng NST là
Phương pháp:
Thể tam bội có bộ NST: 3n.
Cách giải:
2n = 24
Thể tam bội của loài này là 3n = 36.
Chọn A.
Câu 19:
Phép lai P: cây quả dẹt cây quả dẹt, thu được F1 có tỉ lệ: 9 cây quả dẹt: 6 cây quả tròn: 1 cây quả dài. Biết rằng tính trạng do 2 cặp gen quy định. Theo lí thuyết, số loại kiểu gen quy định kiểu hình cây quả tròn ở F1 là
Phương pháp:
Bước 1: Xác định quy luật di truyền
Bước 2: quy ước gen và tìm yêu cầu của đề.
Cách giải:
F1 phân li 9:6:1 => đây là tương tác bổ sung giữa 2 cặp gen.
A-B-: quả dẹt
A-bb/aaB-: quả tròn
aabb: quả dài.
Vậy cây quả dài có thể có 4 loại kiểu gen: AAbb, Aabb, aaBB, aaBb.
Chọn D.
Câu 20:
Một tế bào thể một ở ruồi giấm khi đang ở kì sau của nguyên phân có số lượng NST là
Phương pháp:
Thể một có bộ NST: 2n – 1.
Ở kì sau của nguyên phân thì các cromatit đã tách nhau ra thành các NST đơn.
Cách giải:
Ruồi giấm: 2n = 8 => thể một 2n – 1 =7 NST
Ở kì sau của nguyên phân thì các cromatit đã tách nhau ra thành các NST đơn.
Trong mỗi tế bào có 7 x 2 = 14 NST đơn.
Chọn D.
Câu 21:
Một loài động vật, xét 2 cặp gen A, a; B, b nằm trên 1 cặp NST thường. Theo lí thuyết, số loại kiểu gen tối đa về 2 cặp gen đang xét của loài này là
Phương pháp:
Áp dụng công thức tính số kiểu gen tối đa trong quần thể (n là số alen)
Nếu gen nằm trên NST thường: kiểu gen
Nếu có nhiều gen trên 1 NST coi như 1 gen có số alen bằng tích số alen của các gen đó.
Cách giải:
Mỗi gen có 2 alen => ta coi như 1 gen có 2 x 2 = 4 alen.
Số kiểu gen tối đa là: + 4 = 10.
Chọn B.
Câu 22:
Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn, các gen phân li độc lập. Phép lai nào sau đây cho tỉ lệ kiểu hình ở đời con là 3: 3: 1: 1?
Phương pháp:
Bước 1: Phân tích tỉ lệ kiểu hình thành các tỉ lệ quen thuộc như 1:1; 3:1
Bước 2: Biện luận kiểu gen theo các tỉ lệ thành phần.
Cách giải:
Đời con phân li 3:3:1:1 = (3:1)(1:1)
Với tỉ lệ 3:1 ta có 2 phép lai: Aa x Aa hoặc Bb x Bb
Với tỉ lệ 1:1 ta có 2 phép lai: Aa x aa hoặc Bb x bb.
Kiểu gen của P có thể là: AaBb x aaBb hoặc AaBb x Aabb.
Chọn C.
Câu 23:
Loại biến dị nào sau đây không phải là biến dị di truyền?
Thường biến không phải biến dị di truyền vì chỉ là biến đổi về kiểu hình không liên quan tới kiểu gen.
Chọn A.
Câu 24:
Có thể sử dụng hóa chất nào sau đây để phát hiện quá trình hô hấp ở thực vật thải ra khí CO2?
Quá trình hô hấp ở thực vật tạo ra khí CO2, ta sử dụng dung dịch Ca(OH)2 (nước vôi trong) để nhận biết.
Khi đó khí CO2 sẽ phản ứng với Ca(OH)2 theo phương trình:
CO2 + Na(OH)2 → CaCO3 + H2O.
Chọn B.Câu 25:
Khi nói về đặc điểm di truyền của gen nằm trên vùng không tương đồng của NST giới tính ở chim. Phát biểu nào sau đây đúng?
Phương pháp:
Ở chim: XX là con trống, XY là con mái.
Cách giải:
A sai, gen trên Y chỉ truyền cho giới cái.
B sai, gen biểu hiện không đều ở 2 giới.
C sai, gen không tồn tại thành cặp tương đồng ở giới cái.
D đúng.
Chọn D.
Câu 26:
Loại đột biến nào sau đây có thể làm thay đổi trật tự sắp xếp các gen trên NST?
Phương pháp:
Đảo đoạn: Là đột biến làm cho một đoạn nào đó của NST đứt ra, đảo ngược 180° và nối lại.
Đa bội: Đột biến đa bội là sự biến đổi số lượng NST ở tất cả các cặp NST trong tế bào theo hướng tăng thêm số nguyên lần bộ đơn bội và lớn hơn 2n hình thành các thể đa bội.
Lệch bội: Là sự biến đổi số lượng NST xảy ra ở 1 hay một số cặp NST tương đồng trong tế bào, tạo nên các thể lệch bội.
Đột biến điểm: là đột biến gen liên quan tới 1 cặp nucleotit.
Cách giải:
Đột biến đảo đoạn có thể làm thay đổi trật tự sắp xếp các gen trên NST.
Chọn A.
Câu 27:
Lơxin là axit amin được mã hoá bởi các bộ ba: 5’XUU3’; 5'XUX3’; 5'XUA3’. Những phân tử tARN mang bộ ba đối mã nào sau đây có thể tham gia vận chuyển axit amin Lơxin tới ribôxôm để thực hiện quá trình dịch mã?
Phương pháp:
Áp dụng nguyên tắc bổ sung trong quá trình dịch mã: A - U; G - X và ngược lại.
Cách giải:
Các codon mã hóa Leu: 5’XUU3’; 5'XUX3’; 5'XUA3’
Các anticodon mang axit amin tương ứng là: 3'GAA5’; 3’GAG5’; 3’GAU3’.
Chọn ACâu 28:
Trong cơ chế điều hoà hoạt động của gen theo mô hình operon Lac ở E.coli, đột biến vùng nào làm prôtêin ức chế có thể không liên kết được với vùng 0?
Phương pháp:
Trong cơ chế điều hoà hoạt động của gen theo mô hình operon Lac ở E.coli, protein ức chế được gen điều hòa tổng hợp và liên kết với O.
Cách giải:
Nếu vùng mã hóa của gen điều hòa (R) bị đột biến thì sẽ tổng hợp protein ức chế có thể không liên kết được
với O.
Chọn C.
Câu 29:
Alen B của sinh vật nhân sơ dài 408 nm, có tỉ lệ giữa ađênin với một loại nuclêôtit khác bằng Alen B bị đột biến điểm thành alen b. Alen b có G – A = 242. Đột biến làm cho alen B thành alen b thuộc dạng
Phương pháp:
Bước 1: Tính tổng số nucleotit của gen
CT liên hệ giữa chiều dài và tổng số nucleotit (Å); 1nm = 10 Å, 1m = 104 Å
Bước 2: Tính số nucleotit của gen dựa vào N tỉ lệ A/G
Bước 3: Xác định dạng đột biến gen
Cách giải:
Xét alen B:
Số nucleotit của alen B là:
Ta có hệ phương trình:
Alen B bị đột biến điểm thành alen b => có G - A = 242 => thay 1 cặp A – T bằng 1 cặp G – X.
Chọn A.
Câu 30:
Một loài động vật, xét cơ thể đực có kiểu gen giảm phân bình thường. Khoảng cách giữa gen A và gen b là 20cM, giữa gen D và gen e là 36cM. Theo lí thuyết, tỉ lệ giao tử phát sinh từ cơ thể này là
Phương pháp:
Giao tử liên kết = (1-f)/2; giao tử hoán vị: f/2
Tách từng cặp NST để tính.
Cách giải:
Vậy tỉ lệ giao tử
Chọn A.
Câu 31:
Phép lai P: hai cây hoa trắng thuần chủng giao phấn với nhau, thu được F1 toàn cây hoa đỏ. Cho F1 tự thụ phấn, thu được F2 gồm 108 cây hoa đỏ và 84 cây hoa trắng. Theo lí thuyết, số phép lai thuận giữa các cây hoa trắng F2, thu được F3 có kiểu hình hoa đỏ chiếm tỉ lệ 25% là bao nhiêu?
Phương pháp:
Bước 1: Xác định quy luật di truyền, quy ước gen.
Bước 2: Xác định kiểu gen của cây hoa trắng và tìm yêu cầu của đề bài.
Cách giải:
F1 tự thụ => 9 hoa đỏ: 7 hoa trắng => tính trạng do 2 gen tương tác bổ sung.
Quy ước: A-B-: hoa đỏ; A-bb/aaB-/aabb: hoa trắng.
F2 có 16 tổ hợp => F1 dị hợp 2 cặp gen: AaBb x AaBb => Hoa trắng F1: 1AAbb, 2Aabb, laaBB, 2aaBb, aabb.
Lai các cây hoa trắng với nhau, để đời con có kiểu hình hoa đỏ chiếm 25% => ta có phép lại: Aabb x aaBb
→ A-B- = 0,25.
Chọn B.
Câu 32:
Trong điều kiện môi trường chỉ chứa 14N của phòng thí nghiệm, người ta nuôi các tế bào vi khuẩn E. coli được đánh dấu ADN vùng nhân bằng 15N ở cả 2 mạch đơn. Sau một số thế hệ, người ta phân tích ADN vùng nhân của vi khuẩn, thu được 8 mạch pôlinuclêôtit chứa 15N và 56 mạch pôlinuclêôtit chỉ chứa 14N. Cho biết mỗi vi khuẩn có 1 phân tử ADN vùng nhân và không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, số tế bào vi khuẩn chỉ chứa 14N ở phân tử ADN vùng nhân trong thí nghiệm trên là bao nhiêu?
Phương pháp:
Mỗi vi khuẩn có 1 ADN, mỗi ADN có 2 mạch polinucleotit.
Bước 1: Tính số phân tử ADN chứa cả 14N và 15N.
Bước 2: Số phân tử chỉ chứa 14N = Tổng số phân tử - số phân tử ADN chứa cả 14N và 15N.
Cách giải:
Gọi a là số tế bào ban đầu, ta có: a tế bào vi khuẩn E. coli mang các phân tử ADN vùng nhân chỉ chứa N15 nhân đôi một số lần trong môi trường chỉ chứa N14.
=> có 8 mạch pôlinuclêôtit chứa 15N => a = 4 (mỗi phân tử có 2 mạch polinucleotit).
Hay cũng có 8 phân tử ADN chứa mạch 15N và 14N.
Tổng số mạch là 8 + 56 = 64 => có 64:2 = 32 phân tử ADN
Số phân tử ADN chỉ chứa 14N = 32 – 8 = 24.
Chọn C.
Câu 33:
Một loài thực vật, xét 3 cặp gen A, a; B, b; D, d nằm trên 3 cặp NST; đột biến làm xuất hiện các dạng thể ba; cho biết không phát sinh đột biến khác. Theo lí thuyết, các thể ba về các gen trên trong quần thể có số loại kiểu gen tối đa là
Phương pháp:
Thể ba có dạng 2n + 1 (thừa 1 NST ở cặp nào đó)
1 gen có 2 alen trong quần thể sẽ có 3 kiểu gen bình thường, 4 kiểu gen thể ba
Số kiểu gen tối đa về các thể ba là: (n là số cặp NST).
Cách giải:
Xét 1 gen có 2 alen: số kiểu gen bình thường: 3 (AA, Aa, aa), kiểu gen thể ba (AAA, AAA, Aaa, aaa), tương tự với các cặp gen khác.
Số kiểu gen tối đa của các thể ba là
Chọn C.
Câu 34:
Một loài thực vật: cây G có kiểu gen , giao phấn với cây H dị hợp về 2 cặp gen đang xét, thu được F1. Cho biết quá trình giảm phân diễn ra bình thường, mỗi gen quy định 1 tính trạng và các alen trội là trội hoàn toàn. Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây đúng?
Cây H có thể có kiểu gen: hoặc
A sai, nếu giao tử của cây G có tỉ lệ 2:2:3:3=> tần số HVG khoảng cách tương đối là 40cM.
B sai, nếu các gen liên kết hoàn toàn:
C sai, nếu cây H tự thụ sẽ thu được 3 KG (liên kết hoàn toàn) hoặc 7KG (HVG ở 1 bên) hoặc 10 (HVG ở 2 bên).
D đúng, nếu các gen liên kết hoàn toàn: : 3:1; có 2 loại kiểu hình.
Chọn D.
Câu 35:
Ở một loài thực vật, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp, alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa trắng, các gen này phân li độc lập. Tiến hành lại giữa cây thân cao, hoa đỏ (cây M) với các cây khác thu được kết quả sau:
– Phép lai 1: Cây M cây P, thu được F1 gồm 4 loại kiểu hình, trong đó cây thân thấp, hoa trắng chiếm 25%.
– Phép lai 2: Cây M cây Q, thu được F1 gồm 2 loại kiểu hình, trong đó cây thân cao, hoa trắng chiếm 50%.
Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây đúng?
PL 1: F1 có 4 loại kiểu hình => Cây M dị hợp 2 cặp gen; cây thấp trắng (aabb) = 25% => cây Q: aabb.
Phép lai 1: AaBb x aabb => 1AaBb:1Aabb:laaBb:laabb
PL 2: AaBb (M) x P: => 50% Cao trắng (A-bb) => P: AAbb
Phép lại 2: AaBb x AAbb => 1AABb:1AAbb:1AaBb:1Aabb
Xét các phát biểu:
A sai, đời con của phép lai 2 có 4 loại kiểu gen.
B đúng.
C sai, AAbb x aabb => Aabb (1 loại kiểu hình).
D sai, AaBb x AaBb => 9A-B-:3A-bb:3aaB-:1 aabb.
Chọn B.
Câu 36:
Ở một loài động vật, alen A quy định mắt đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định mắt trắng. Quần thể của loài này có tối đa 5 loại kiểu gen về tính trạng màu mắt. Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây đúng?
Bước 1: Xác định quy luật di truyền
Áp dụng công thức tính số kiểu gen tối đa trong quần thể (n là số alen)
Nếu gen nằm trên NST thường: kiểu gen hay
Nếu gen nằm trên vùng không tương đồng NST giới tính X
+ giới XX: kiểu gen hay
+ giới XY: n kiểu gen
Bước 2: Viết các kiểu gen có thể có của các kiểu hình.
Bước 3: Xét các phương án.
Cách giải:
Gen quy định màu mắt có 2 alen và tạo được 5 KG => Gen nằm trên vùng không tương đồng của X.
Mắt đỏ:
Mắt trắng: .
Xét các phương án:
A đúng,
B sai, kiểu hình mắt trắng ở giới XY nhiều hơn giới XX (giả sử tần số alen a là q; q<1; ở giới XX: ở giới XY)
C sai, nếu con cái là XX => F1: 1X1Xa: 1XAY => P phải mang alen a; con cái mang cả XA.
P: XAXa x XaY nhưng cặp P này còn sinh ra XAXa (con cái mắt đỏ) => Sai, P phải có kiểu gen: ♀XAY ♂Xa Xa → ♂1XAXa: ♀1XaY.
D sai.
Chọn A.
Câu 37:
Một loài động vật, tính trạng màu mắt được quy định bởi một gen nằm trên NST thường có 4 alen, các alen trội là trội hoàn toàn. Cho 6 cá thể P (kí hiệu a, b, c, d, e, f) thuộc loại này giao phối với nhau. Kết quả được thể hiện ở bảng sau:
TT |
Phép lai P |
Tỉ lệ kiểu hình F1 (%) |
|||
Mắt đỏ |
Mắt trắng |
Mắt vàng |
Mắt nâu |
||
1 |
♂ mắt đỏ (a) ♀ mắt đỏ (b) |
75 |
0 |
0 |
25 |
2 |
♂ mắt vàng (c) ♀ mắt trắng (d) |
0 |
0 |
100 |
0 |
3 |
♂ mắt nâu (e) ♀ mắt vàng (f) |
0 |
25 |
25 |
50 |
Biết rằng không xảy ra đột biến và sự biểu hiện của gen không phụ thuộc vào môi trường. Theo lý thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
(1). Có 3 kiểu gen quy định kiểu hình mắt nâu.
(2). Nếu chỉ dựa vào tỉ lệ kiểu hình F1 của các phép lại trên thì chỉ có thể xác định kiểu gen của 4 trong 6 cá thể P.
(3). Cho (d) giao phối với (e), thu được đời con có tỉ lệ kiểu gen giống tỉ lệ kiểu hình.
(4). Nếu ở mắt đỏ ♀ mắt nâu, thu được đời con có tỉ lệ kiểu hình 1: 2: 1 thì có tối đa 4 sơ đồ lai thỏa mãn.
Phương pháp:
Biện luận thứ tự trội lặn của các alen, quy ước gen, viết sơ đồ lai
Xét các trường hợp có thể xảy ra.
Cách giải:
Phép lai 1: ♂ mắt đỏ (a) ♀ mắt đỏ (b) => 3 mắt đỏ :1 mắt nâu => đỏ >> nâu
Phép lai 2: ♂ mắt vàng (c) ♀ mắt trắng (d) => 100% mắt vàng => vàng >> trắng
Phép lai 3: ♂ mắt nâu (e) ♀ mắt vàng (f) => 1 trắng:1 vàng: 2 nâu => nâu >> vàng >> trắng.
=> Thứ tự trội lặn: đỏ – nâu > vàng > trắng
Quy ước: A1: lông đỏ > A2: lông nâu > A3: lông vàng > A4: lông trắng.
PL1:
PL2:
PL3:
Xét các phát biểu:
(1) đúng, có 3 kiểu gen quy định kiểu hình mắt nâu: A2A2/3/4.
(2) sai, có thể xác định được kiểu gen của 6 cá thể P.
(3) đúng, KH: 1:1.
(4) đúng, ♂ mắt đỏ ♀ mắt nâu, để tạo 3 loại kiểu hình => 2 cá thể P phải dị hợp không mang alen A2, vì mang alen A2 sẽ không tạo được 3 kiểu hình.
=> Có 4 phép lai thỏa mãn.
Chọn A.
Câu 38:
Xét 3 tế bào sinh tinh của 1 cơ thể có kiểu gen tham gia giảm phân, chỉ 1 trong 3 tế bào bị đột biến, cặp NST chứa cặp gen A, a không phân li trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường. Biết rằng chỉ tế bào bị đột biến là có xảy ra hoán vị giữa gen B và gen b. Theo lí thuyết, tỉ lệ các loại giao tử có thể là
Phương pháp:
Một tế bào có xảy ra HVG tạo 4 loại giao tử với tỉ lệ bằng nhau.
Một tế bào không có HVG tạo ra 2 loại giao tử bằng nhau.
Cách giải:
Xét 3 tế bào sinh tinh của 1 cơ thể có kiểu gen tham gia giảm phân:
1 tế bào bị đột biến: cặp Aa không phân li trong GP I, có trao đổi chéo B/b.
+ Cặp Aa =>Aa; O
2 tế bào còn lại giảm phân theo 2 trường hợp
TH1: Sự phân li của các NST là như nhau tạo 4ABD: 4abd hoặc 4Abd:4aBD.
TH2: Sự phân li của các NST là khác nhau tạo 2ABD:2abd:2Abd:2aBD.
Vậy tỉ lệ các loại giao tử có thể là: 1 AaBD: 1 AabD: 1 Bd: 1 bd :4 ABD: 4 abd.
A, B, C đều là HVG giữa D/d.
Chọn D.
Câu 39:
Trong mô hình cấu trúc của operon Lạc ở vị khuẩn E.coli, Gen R và operon đều thuộc 1 phân tử ADN. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
(1). Nếu gen R nhân đôi 5 lần thì gen A cũng nhân đôi 5 lần.
(2). Nếu gen Y tạo ra 3 phân tử mARN thì gen A tạo ra 6 phân tử mARN.
(3). Nếu vùng P của operon hỏng thì gen R cũng ngừng quá trình phiên mã.
(4). Nếu vùng Y bị đột biến điểm thì gen Z và gen A cũng đều bị đột biến điểm.
Phương pháp:
Các gen cấu trúc trong operon có cùng số lần nhân đôi, số lần phiên mã.
Các gen trên 1 phân tử ADN có cùng số lần nhân đôi.
Cách giải:
(1) đúng, vì gen R và gen A cùng nằm trên 1 ADN.
(2) sai, số lần phiên mã của 2 gen là như nhau. Kết thúc phiên mã tạo ra 1 mARN mang đoạn ARN của 3 gen.
(3) sai, nếu vùng P bị hỏng => ARN polimeraza không liên kết được => các gen cấu trúc không được phiên mã.
(4) sai, đột biến điểm xảy ra ở 1 cặp nucleotit ở gen Y, không liên quan tới gen Z, A.
Chọn C.
Câu 40:
Ở ruồi giấm, gen quy định về màu thân và chiều dài cánh cùng nằm trên NST thường; alen A quy định thân xám trội hoàn toàn so với alen a quy định thân đen; alen B quy định cánh dài trội hoàn toàn so với alen b quy định cánh cụt. Gen quy định màu mắt nằm trên vùng không tương đồng của NST giới tính X, alen D quy định mắt đỏ trội hoàn toàn so với alen d quy định mắt trắng. Phép lai P: lai giữa 2 cá thể đều có kiểu hình trội về 2 trong 3 tính trạng trên, thu được F1 có số ruồi thân đen, cánh cụt, mắt đỏ chiếm 10,375%; các con đực F1 đều có mắt trắng. Cho biết không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu dự đoán sau đây đúng?
(1). Số loại kiểu gen ở F1 là 14.
(2). Ở F1, số cá thể có kiểu gen giống mẹ chiếm 10%.
(3). Trong số cá thể thân xám, cánh dài, mắt đỏ F1, tỉ lệ cá thể mang 3 alen trội chiếm 100/183.
(4). Số con có kiểu hình thân xám, cánh dài, mắt trắng ở F1 chiếm 183/800.
Phương pháp:
Bước 1: Biện luận kiểu gen của P dựa vào các kiểu hình để cho
+ Màu mắt ở F1
+ Tỉ lệ 1 kiểu hình ở F1
Bước 2: Tính tỉ lệ các kiểu hình còn lại
Sử dụng công thức
+P dị hợp 1 cặp gen: Aa, Bb Aa, bb: A-B- = 0,25 + aabb; A-bb = 0,5 – aabb, aaB - = 0,25 – aabb
Bước 3: Xét các phát biểu
Cách giải:
Đời F1:
+ Con đực toàn mắt trắng => Con cái P: XdXd
+ Có ruồi mắt đỏ – Con đực P: XDY.
→
Đề cho: có số ruồi thân đen, cánh cụt, mắt đỏ chiếm ♀ (vì con đực không có HVG) là giao tử liên kết => con cái P: =>
con đực có thể có kiểu gen: hoặc giả sử con đực có kiểu gen:
Xét các phát biểu:
(1) Đúng, số kiểu gen tối đa là 7 2 = 14 (HVG ở 1 bên cho 7 kiểu gen)
(2) sai, số cá thể có kiểu gen giống mẹ chiếm 0% (vì không tạo được)
(3) đúng, tỉ lệ thân xám, cánh dài, mắt đỏ ở F1: A-B-D- = (0,25 + aabb) 0,5XD- = 0,22875
Tỉ lệ cá thể mang 3 alen trội là:
Trong số cá thể thân xám, cánh dài, mắt đỏ F1, tỉ lệ cá thể mang 3 alen trội chiếm:
(4) Đúng. Số con có kiểu hình thân xám, cánh dài, mắt trắng ở F1 chiếm:
Chọn B.